Chuyên đề Bồi dưỡng học sinh giỏi môn Giáo dục công dân lớp 8, 9

doc 21 trang Người đăng dothuong Lượt xem 8043Lượt tải 4 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Chuyên đề Bồi dưỡng học sinh giỏi môn Giáo dục công dân lớp 8, 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chuyên đề Bồi dưỡng học sinh giỏi môn Giáo dục công dân lớp 8, 9
 Kinh nghiệm bồi dưỡng học sinh giỏi môn GDCD. 
 1. Những yêu cầu có tính nguyên tắc trong việc bồi dưỡng.
 - Việc bồi dưỡng học sinh giỏi phải gắn liền với giáo dục tư tưởng, đạo đức, các em vừa được bồi dưỡng và phát huy năng khiếu vừa có ý thức học tập và học tập nghiêm túc các môn học khác.
 - Phải có kế hoạch bồi dưỡng và nghiên cứu, soạn nội dung bồi dưỡng một cách cụ thể. 
 - Phải động viên được sự quan tâm của tập thể học sinh, nhất là giúp đỡ ,động viên của gia đình đối với việc bồi dưỡng học sinh giỏi. Đồng thời bản thân học sinh, phải phát huy được vai trò tích cực đối với việc học tập .
	2. Nắm chắc kiến thức, nội dung chương trình và nôi dung thi.
	* Trước hết giáo viên dạy bộ môn phải nắm vững chương trình, nội dung sách giáo khoa, trọng tâm và yêu cầu trong giờ dạy.
	Ở lớp 8,9: Nội dung giảng dạy gồm 2 phần ( Đạo đức và pháp luật).
- Mỗi bài dạy gồm 3 phần:
 + Đặt vấn đề
 + Nội dung bài học.
 + Bài tập.
 * Đối với những bài học đạo đức cần thực hiện 4 yêu cầu trong giờ dạy
 - Cung cấp kiến thức: khái niệm, những biểu hiện đúng, biểu hiện trái với đạo đức, ý nghĩa, trách nhiệm của nhà nước và công dân.
 - Bồi dưỡng ý thức và đạo đức cho học sinh.
 - Hình thành tình cảm, đạo đức cho học sinh.
 - Hình thành ở học sinh ý chí đạo đức.
 Cần tận dụng những tri thức đã có ở học sinh, sau đó giáo viên hệ thống củng cố, lý giải và nâng cao ( Lưu ý: kết quả bài dạy đạo đức thể hiện ở hành vi đạo đức của học sinh)
 * Đối với những bài giảng dạy về pháp luật: cần chỉ rã đau là nội dung và đâu là hình thức của pháp luật. Cần lưu ý 3 yêu cầu trong giờ dạy:
 - Cung cấp, củng cố kiến thức pháp luật cho học sinh.
 - Bồi dưỡng tình cảm pháp luật cho học sinh.
 - Rèn kỹ năng, thói quen chấp hành pháp luật ở học sinh. Vì Thực hiện mục đích dạy pháp luật là dạy hiến pháp để nâng cao hiểu biết, ý thức thực hiện pháp luật của công dân, góp phần xây dựng Nhà nước pháp quyền. Mọi người sống và làm việc theo pháp luật, đảm bảo kỷ cương, trật tự xã hội, tiến tới gia đình hạnh phúc, dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ và văn minh.
 * Giảng dạy bộ môn GDCD phải làm rõ mối quan hệ qua lại giữ đạo đức và pháp luật. Đạo đức là cơ sở, tiền đề cho học sinh nắm bắt pháp luật, còn pháp luật nhằm củng cố, bảo vệ và làm rõ thêm các chuẩn mực đạo đức. 
 * Xác định được nội dung thi học sinh giỏi.
	Theo quy định của sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội hàng năm vẫn triển khai nhiệm vụ năm học và nhiệm vụ môn học trong năm thì nội dung thi học sinh giỏi môn GDCD lớp 9 là chương trình học kỳ II lớp 8 và chương trình lớp 9 đến thời điểm thi. Giáo viên cần nắm chắc nội dung này để có kế hoạch dạy trên lớp cũng như bồi dưỡng học sinh giỏi.
	3. Tạo hứng thú học tập cho học sinh trong giờ GDCD.
	GDCD không phải là bộ môn học sinh quan tâm. Nên theo tôi điều đầu tiên khi bước vào lớp học chúng ta phải tạo cho các em một sự thoải mái, vui tươi. Có thể đó là một nụ cười đầy thân thiện cho buổi đầu tiên gặp mặt và cũng có thể là những câu chuyện vui tươi hóm hỉnh hay những lời nói từ tốn nhẹ nhàng đầy cuốn hút. Trên bục giảng người giáo viên còn là một nhà tâm lý chúng ta phải chịu khó lắng nghe các em nói, tìm hiểu những điều các em đang muốn, giải thích những vướng mắc của các em, tạo nên sự gần gũi thân thiết với các em .Đây là lứa tuổi đang phát triển nhân cách các em đang ngày càng hoàn thiện bản thân mình và ở tuổi của các em sẽ có một bệnh gọi là “ Thần tượng ”. Các em sẽ thần tượng một ai đó có thể là giáo viên, trên thực tế có nhiều em không thích học môn học ấy nhưng vì em rất ấn tượng và đã “ Thần tượng ” giáo viên dạy môn đó nên em đã cố gắng học tập thật tốt. Có thể các em thần tượng giáo viên mình ở một khía cạnh nào đó như khả năng giảng bài cuốn hút, sự hiểu biết uyên bác hay luôn lắng nghe và thấu hiểu tâm tư học sinh, luôn giúp đỡ học sinh lúc gặp khó khăn hay một tài năng nào đó chẳng hạn. Chính vì lẽ ấy ấn tượng ban đầu của học sinh đối với người giáo viên cũng rất quan trọng ảnh hưởng đến quá trình học tập của các em. Tại sao em lại thích học bộ môn này? Tại vì em thích giáo viên dạy môn này cô ấy rất vui, học giờ của cô em không thấy chán và lớp em cũng vậy rất thích tiết học do cô dạy! 
 Qua những lời tâm sự của học sinh phần nào thấy được vai trò của việc tạo hứng thú trong tiết học có sức ảnh hưởng đến động cơ học tập của học sinh.
4. Phát hiện khả năng học sinh và tổ chức bồi dưỡng.
* Phát hiện khả năng:
 Đây là công việc đầu tiên của người giáo viên dạy bồi dưỡng. Mỗi giáo viên phải nắm được năng lực của từng học sinh trong đội tuyển: Tiếp thu bài và vân dụng tốt, có trí nhớ tốt, học thuộc bài, nắm chắc kiến thức bài học, năng lực diễn đạt,...Công việc này được tiến hành bằng cách giáo viên tổ chức cho học sinh làm bài kiểm tra tại lớp. Sau khi đã có bài giáo viên chấm chữa bài cho học sinh lấy kết quả, phân loại chất lượng học sinh để có kế hoạch bồi dưỡng. Trong quá trình giảng dạy người thầy phải quan tâm theo dõi để nắm được sự cố gắng và sự phát triển đặc biệt của học sinh. Từ đó có biện pháp động viên, khuyến khích để học sinh phát huy năng lực cá nhân; sau đó lựa chọn những học sinh có năng lực để bồi dưỡng. Cụ thể là ngoài bài tập sách giáo khoa thì sau mỗi bài dạy giáo viên giao thêm cho học sinh những bài tập có nâng cao. Bên cạnh đó phải tăng cường kiểm tra, đánh giá, động viên, khích lệ học sinh.
 Sau khi phát hiện được những học sinh có khả năng lập danh sách các đội tuyển. Từ đó xây dựng kế hoạch giảng dạy.
 * Lập kế hoạch giảng dạy và bồi dưỡng:
 - Đầu năm trên cơ sở kế hoach nhà trường, giáo viên xây dựng kế hoạch chuyên môn của cả năm, cụ thể hóa từng tháng, từng tuần. Giáo viên xây dựng kế hoạch cá nhân với các chỉ tiêu cụ thể, kế hoạch giảng dạy và kế hoạch bồi dưỡng học sinh giỏi, kế hoạch thi chon đổi tuyển.
 - Họp với các tổ chuyên môn bàn kế hoạch thực hiện một cách dân chủ. 
	 5. Tiến hành bồi dưỡng.
 5.1- Kiểm tra khả năng nắm kiến thức cơ bản của học sinh.
 Sở dĩ phải có bước này bởi một yêu cầu đối với học sinh giỏi là phải nắm vững kiến thức cơ bản cái gọi là phần nền, rồi mới mở rộng kiến thức và những hiểu biết ngoài xã hội. Đây là biện pháp có tính phương pháp, thậm chí gần như một nguyên tắc trong dạy học cho học sinh giỏi.
 5.2 - Cung cấp những kiến thức về pháp luật và hiểu biết xã hội.
 * Kiến thức về pháp luật.
Qua một số năm giảng dạy, tôi nhận thấy, ở lớp 8 và lớp 9 học sinh được học những kiến thức về pháp luật. trong các kỳ thi học sinh giỏi cấp huyện và thành phố thì kiến thức về pháp luật cũng chiếm số điểm khá nhiều trong bài thi. Nếu học sinh chỉ nắm kiến thức trong sách giáo khoa không thì chưa đủ. Giáo viên cần cung cấp, mở rộng cho học sinh như Hiến pháp và những Điều luật mới được bổ sung. 
 * Những hiểu biết xã hội.
	Vấn đề xã hội cũng không thể thiếu trong quá trình giảng dạy GDCD và đối với việc bồi dưỡng học sinh giỏi. Đây chính là sự mở rộng kiến thức từ bàì học và sự liên hệ ngoài xã hội của học sinh. Vấn đề xã hội thì nhiều nhưng giáo viên phải biết chọn lựa những vấn đề mang tính thời sự mà cả xã hội đang quan tâm như: Vấn đề an toàn giao thông, môi trường, văn hóa, tệ nạn xã hội, phòng chống cháy nổ và các chất độc hạiHầu như năm học nào cũng vậy các đề thi đều có một phần kiến thức về hiểu biết xã hôi. Năm học 2010-2011 đề thi thành phố hỏi về giao thông cụ thể là cách đi trên đường có vòng xuyến. Năm học 2011- 2012 đề thi hỏi về di sản văn hóa và những di sản phi vật thể, năm học 2012- 2013 đề thi có hỏi về việc sửa đổi Hiến pháp. Tôi thấy những vấn đề trên được hỏi trong đề thi đều mang tính thời sự ở thời điểm đó. Chính vì vậy giáo viên dạy cần nắm chắc điều này, thường xuyên cập nhật những thông tin, kiến thức xã hội để bổ sung cho bài dạy của mình. Việc làm này không chỉ phục vụ cho công tác bồi dưỡng học sinh giỏi mà nó còn là việc làm cần thiết cho giờ học GDCD
5.3 - Hướng dẫn học sinh phương pháp, kỹ năng làm bài.
 Sau khi cung cấp những kiến thức cơ bản và kiến tức mở rộng, giáo viên tiến hành hướng dẫn học sinh kỹ năng phương pháp làm bài. Giáo viên cần hướng dẫn cụ thể từng bước cho học sinh bởi tuy là học sinh giỏi nhưng ngay cả những cách trình bày kiến thức học sinh cũng còn có nhiều vướng mắc. Một số giáo viên và học sinh vẫn nhầm tưởng việc trình bày giống như môn Ngữ văn. Bài viết của các em có bố cục: mở bài, thân bài, kết luận, diễn đạt bằng những lời văn hoa mĩ mà quên đi việc trình bày ý. Chính vì thế mà nhiều em học sinh có khả năng viết tốt, nhưng không có kỹ năng làm bài thi theo đặc trưng bộ môn nên bài làm mất nhiều thời gian, viết dài mà không hiệu quả. Vì vậy mà giáo viên phải dành một khoảng thời gian nhất định hướng dẫn học sinh cách làm bài.
 VD trong đề thi hỏi câu hỏi: Thế nào là tệ nạn xã hội? Chúng có tác hại như thế nào? Theo em những nguyên nhân nào khiến con người sa vào tệ nạn xã hội? Hãy nêu những quy định cơ bản của pháp luật về phòng chống tệ nạn xã hội? 
Học sinh chỉ cần trả lời đầy đủ các ý sau: 
* Tệ nạn xã hội:
Là hiện tượng xã hội bao gồm những hành vi sai lệch chuẩn mực xã hội, vi phạm đạo đức và pháp luật, gây hậu quả xấu đến mọi mặt đối với đời sống xã hội.
* Tác hại:
- Làm ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, tinh thần và đạo đức con người. 
- Làm tan vỡ hạnh phúc gia đình. 
- Gây rối loạn trật tự xã hội, suy thoái giống nòi dân tộc. 
- Là nguyên nhân dẫn tới căn bệnh thế kỉ HIV/ AIDS. 
* Nguyên nhân:
- Chủ quan:
 + Lười lao động, ham chơi, đua đòi với bạn bè xấu. 
 + Do tò mò, thiếu hiểu biết về tác hại của tệ nạn xã hội.
- Khách quan: 
 + Do hoàn cảnh éo le, cha mẹ nuông chiều, buông lỏng việc giáo dục con cái. 
 + Do các tiêu cực trong xã hội, bị dụ dỗ, bị ép buộc hoặc khống chế.
 + Do bị bạn bè xấu lôi kéo, rủ rê mà không biết tự chủ. 
 * Những qui định của pháp luật:
 - Cám đánh bạc dưới mọi hình thức nào, nghiêm cấm tổ chức đánh bạc.
 - Nghiêm cấm sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, mua bán, sử dụng, tổ chức sử dụng, cưỡng bức, lôi kéo sử dụng trái phép chất ma túy. Người nghiện ma túy bắt buộc phải đi cai nghiện.
 - Nghiêm cấm hành vi mại dâm, dụ dỗ hoặc dẫn dắt mại dâm
 - Trẻ em không được đánh bạc, uống rượu, hút thuốc và dùng các chất kích thích có hại cho sức khỏe. 
 - Nghiêm cấm dụ dỗ, dẫn dắt trẻ em mại dâm, bán hoặc cho trẻ em sử dụng
 Học sinh trả lời câu hỏi theo yêu cầu, chính xá là các em sẽ có điểm tối đa.
5.4 - Tìm hiểu các dạng đề và rèn kỹ năng phân tích đề. 
 * Các dạng đề thi học sinh giỏi
 Đề hỏi về kiến thức cơ bản và vận dụng:
 VD:+ Quyền tự do ngôn luận là gì? Công dân thực hiện tự do ngôn luận của mình như thế nào? Để sử dụng quyền tự do ngôn luận có hiệu quả, công dân phải làm gì?
 + Bảo vệ hòa bình là gì? Vì sao chúng ta phải bảo vệ hòa bình? Để bảo vệ hòa bình, chúng ta phải làm gì?
 + Quyền khiếu nại, tố cáo là gì ? Em sẽ làm gì khi biết bạn em bị bọn người xấu dụ dỗ, ép buộc ăn trộm tiền của bố mẹ, để theo chúng ăn chơi, cờ bạc ? 
 + Hợp tác là gì? Trong cuộc sống, hợp tác có lợi như thế nào? Trong giờ kiểm tra, do ngồi cạnh nhau nên Tùng và Tú đã giúp đỡ, hỗ trợ nhau hết mình để hoàn thành đề bài. Theo em, điều đó có được coi là hợp tác hay không? Tại sao?
* Dạng bài tập tình huống
 VD: + Khi phát hiện thấy Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện ra Quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với chị Lam vượt quá thẩm quyền, ông Lân (hàng xóm nhà chị Lam) đã viết đơn khiếu nại Quyết định trên của Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện. 
 a. Theo em trong trường hợp trên ông Lân khiếu nại là đúng hay sai? Vì sao? 
 b. Em hãy cho biết thế nào là quyền khiếu nại, quyền tố cáo? 
 + Hậu lười học nên thường xuyên bị điểm kém. Mỗi lần nhận bài kiểm tra, cậu ta lại tỏ ý bực tức và oán trách cô giáo quá khắt khe. Thấy vậy, bạn Lan cùng tổ nói: “Cậu hãy chú ý nghe cô giáo giảng và chăm chỉ làm bài tập, cô sẽ cho cậu điểm tốt ngay thôi. Cô nghiêm khắc thì cậu mới tiến bộ được chứ!”
	Hỏi:
	a. Em hãy nhận xét thái độ và việc làm của Hậu ?
	b. Em có tán thành ý kiến của Lan không? Vì sao?
* Dạng bài tập điền khuyết
 Hãy điền từ thích hợp vào chỗ trống dưới đây:
 Hiến pháp năm 1992:
 Điều 54: “Công dân, không phân biệt dân tộc, nam nữ, thành phần xã hội, tín ngưỡng, trình độ văn hoá, nghề nghiệp, thời hạn cư trú, đủ..trở lên đều có quyềnvà đủ hai mươi mốt tuổi trở lên đều có quyềnvào Quốc hội, Hội đồng nhân dân theo quy định của”
* Dạng bài phân tích, chứng minh
+ Trong bối cảnh quốc tế hiện nay đang đứng trước những vấn đề bức xúc có tính toàn cầu không có một quốc gia riêng lẻ nào có thể tự mình giải quyết, thì sự hợp tác quốc tế là một vấn đề quan trọng và tất yếu.” 
 Bằng hiểu biết của mình em hãy làm rõ nhận định trên?
+ Có ý kiến cho rằng người có tính tự chủ phải là người luôn luôn hành động theo ý mình, không cần quan tâm đến hoàn cảnh và mọi người xung quanh. 
Em có tán thành ý kiến đó không? Vì sao?
* Dạng bài trắc nghiệm
 Em hãy đánh dấu Đ vào phương án mà em cho là đúng trong các phương án sau:
1. Trên đường có dải phân cách, người đi bộ được vượt qua dải phân cách.
2. Trên đường có dải phân cách, người đi bộ không được vượt qua dải phân cách
3. Trên đường có dải phân cách, người đi bộ được vượt qua dải phân cách ở những nơi ít phương tiện qua lại.
Em đồng ý với ý kiến nào sau 
+ Kết hôn khi nam 20 tuổi nữ 18 tuổi trở lên
+ Không nên yêu sớm vì có thể sẽ dẫn đến kết hôn sớm
+ Gia đình chỉ có hạnh phúc khi xây dựng trên cơ sở tình yêu chân thành
	+ Nếu vợ chồng bình đẳng thì sẽ không có trật tự gia đình
6b. Các hành vi vi phạm pháp luật sau sẽ phải chịu trách nhiệm pháp lí nào?
+ Em tán thành hay không tán thành những quan niệm dưới đây ? (đánh dấu X vào ô tương ứng)
Quan niệm
Tán thành
Không tán thành
A. Lao động là một sự bắt buộc và nhàm chán.
B. Không có công việc nào là thấp hèn, chỉ những người lười nhác, không chịu lao động mới đáng xấu hổ.
C. Lao động chân tay thì không có gì đáng tự hào.
D. Người ta không thể sống mà không có lao động.
E. Nên chọn hình thức lao động nào nhàn hạ mà có thu nhập cao.
G. Trẻ em có quyền học tập, vui chơi, không phải lao động.
H. Trẻ em con nhà nghèo mới phải lao động.
* Dạng bài chọn và nối cột A- B
 Hãy chọn nội dung ở cột A tương ứng với cột B.
 A B
A. Dù ai nói ngã nói nghiêng
Lòng ta vẫn vững như kiềng ba chân.
 1. Dân chủ
B. Bề trên ở chẳng kỉ cương
 Để cho kẻ dưới lập đường mây mưa.
 2. Chí công vô tư
C. Quan sơn muôn dặm một nhà
 Bốn phương vô sản đều là anh em
 3. Tình hữu nghị và hợp tác
D. Trống chùa ai vỗ thì thùng
 Của chung ai khéo vẫy vùng nên riêng
 4. Tự chủ
 Như vậy qua một số dạng đề bài trên ta có thể thấy rằng, đề thi học sinh giỏi môn GDCD có ở tất cả các mức độ: nhận biết, thông hiểu, vận dụng, đáng giá, phân tích và sáng tạo. Vì vậy giáo viên yêu cầu học sinh khi làm bài phải tuyệt đối theo yêu cầu của đề ra. Học sinh phải đọc thật kỹ đề để có một cái nhìn khái quát nhất . Chú ý không để sót một chữ nào một chi tiết nào. Tránh hiểu sai đề dẫn đến làm lac đề Khi đọc xong phải gạch chân những từ, những chỗ quan trọng.
Ví dụ như ở bài tập tình huống học sinh rất hay nhầm cách trả lời như: sau khi đưa ra tình huống câu hỏi là: việc làm của nhân vật đó đúng hay sai? Nhưng cũng có đề hỏi: Em có nhận xét gì về suy nghĩ và việc làm của nhân vật trên? Với cách hỏi thứ nhất giáo viên hướng dẫn học sinh trả lời đúng hoặc sai rồi mới đi lí giải vì sao. Còn ở cách hỏi thứ 2 giáo viên cần hướng dẫn học sinh nhận xét về nhân vật bám vào chủ đề đã học sau đó mới đi lí giải tại sao. 
- Phân tích đề : Một đề ra cho học sinh là đặt học sinh trước một tì nh huống có vấn đề. Nghĩa là phát hiện ra được vấn đề cần được giải quyết nằm trong đề bài. 
6.5 - Xây dựng hệ thống câu hỏi, bài tập để rèn luyện kỹ năng.
Xây dựng hệ thống câu hỏi, bài tập để rèn luyện kỹ năng cho học sinh là một công việc cần thiết. Song, giáo viên phải xây dựng có hệ thống,phân chia theo mảng, chuyên đề, chủ đề không được dạy tràn lan, chung chung, thích chỗ nào dạy chỗ ấy. Dĩ nhiên hệ thống câu hỏi phải bám sát chương trình nội dung kiến thức mà các em đã được học.
 VD Câu hỏi về đạo đức
 Câu hỏi về quyền của công dân
 Câu hỏi về nghĩa vụ của công dân
 Câu hỏi về Hiến pháp, pháp luật
	- Giáo viên tổ chức cho học sinh thực hành theo chuyên đề, hệ thống câu hỏi.
	Từ những chuyên đề, chủ đề trên giáo viên tổ chức cho học sinh thực hành dưới hình thức ra đề bài yêu cầu học sinh thực hành, sau đó chấm chữa, nhận xét, đánh giá những ưu khuyết điểm của từng học sinh, giúp học sinh nhận ra được những lỗi sai của mình, những thiếu sót phải bổ sung. Đồng thời hướng dẫn học sinh cách làm bài một cách tỉ mỉ .
Lưu ý khi ra đề ôn tập cũng như thi chọn, giáo viên phải ra theo ma trận để học sinh có kỹ năng làm các dạng bài cũng như kiểm tra, đánh giá chính xác khả năng học sinh và việc chọn học sinh đi thi cũng chắc chắn hơn.
ĐỀ CHÍNH THỨC
PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO THANH OAI
ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI LỚP 9 
Năm học: 2012-2013
Môn thi: GIÁO DỤC CÔNG DÂN
Thời gian làm bài: 150 phút
(Không kể thời gian giao đề)
Câu 1. (3 điểm)
 Pháp luật là gì? Như thế nào gọi là kỷ luật?
 Theo em bản nội quy của nhà trường là pháp luật hay kỷ luật? Vì sao?
 Tính kỉ luật của học sinh được biểu hiện như thế nào trong học tập, trong sinh hoạt hằng ngà, ở nhà trường và cộng đồng? 
Câu 2. (4 điểm) Theo qui định tại Điều 173 Bộ luật dân sự: chủ sở hữu có quyền gì đối với tài sản của mình? Tôn trọng quyền sở hữu của người khác được thể hiện qua những hành vi nào, thể hiện phẩm chất đạo đức nào của công dân? Vì sao phải tôn trọng tài sản của người khác? 
Câu 3. (4.0 điểm) Thế nào là hợp tác cùng phát triển? Hãy nêu một ví dụ về sự hợp tác? Hợp tác quốc tế sẽ đem lại lợi ích gì cho nhân loại, cho Việt Nam và cho bản thân em?
Câu 4. ( 3,5 điểm) Em hiểu thế nào là kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc? Vì sao chúng ta phải kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc? Theo em, công dân nói chung, học sinh nói riêng cần làm gì để kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc ?
Câu 5.( 2,5 điểm) Lan và Hà là đôi bạn thân. Lan là lớp trưởng. Hôm nay, Lan đi kiểm tra sự chuẩn bị bài tập của các bạn, Hà làm thiếu bài tập, nhưng Lan lại báo cáo với lớp là Hà làm bài đủ. 
 Em hãy nhận xét hành vi của Lan. Nếu là Lan, em sẽ cư xử như thế nào?
Câu 6. (2,0 điểm) 
Tình huống: Ông Quang gửi đơn tới Chủ tịch Uỷ ban nhân huyện, tố cáo một cán bộ của Văn phòng Uỷ ban nhân dân huyện đã có hành vi nhận hối lộ. Trong đơn tố cáo có ghi rõ tên mình và cung cấp các chứng cứ liên quan tới việc nhận hối lộ này.
Ông Quang tố cáo là đúng hay sai theo quy định của pháp luật?
 b. Đơn tố cáo trên có gửi đúng người có thẩm quyền xét tố cáo hay chưa?
Câu 7: (1điểm) Hãy nối nội dung ở cột A tương ứng với cột B.
 A B
A. Dù ai nói ngã nói nghiêng
Lòng ta vẫn vững như kiềng ba chân.
 1. Dân chủ
B. Bề trên ở chẳng kỉ cương
 Để cho kẻ dưới lập đường mây mưa.
 2. Chí công vô tư
C. Quan sơn muôn dặm một nhà
 Bốn phương vô sản đều là anh em
 3. Tình hữu nghị và hợp tác
D. Trống chùa ai vỗ thì thùng
 Của chung ai khéo vẫy vùng nên riêng
 4. Tự chủ
 - - - Hết - - -
PHÒNG GD&ĐT
 THANH OAI
HƯỚNG DẪN CHẤM VÀ BIỂU ĐIỂM BÀI THI HSG 
 NĂM HỌC 2012 – 2013
 Môn thi: GIÁO DỤC CÔNG DÂN 
Câu 1: 3đ Học sinh trả lời được các ý sau:
 - Pháp luật là quy tắc xử sự chung, có tính bắt buộc, do nhà nước ban hành, được nhà nước đảm bảo thực hiện bằng các biện pháp giáo dục,thuyết phục, cưỡng chế. 0,5 đ
 - Kỷ luật là những quy định, quy ước của một cộng đồng về những hành vi cần tuân theo nhằm đảm bảo sự phối hợp hành động thống nhất, chặt chẽ của mọi người. 0,5đ
- Bản nội quy của nhà trường không phải là pháp luật mà là kỷ luật. 0,5đ 
- Vì bản nội quy đó không phải do Nhà nước ban hành.0,5đ
- Tính kỉ luật của học sinh được thể hiện : 
+ Trong học tập : Tự giác, đi học đúng giờ, đều đặn, làm bài tập đầy đủ, không quay cóp, không sử dụng tài liệu khi kiểm tra, khi thi, chú ý nghe giảng bài, giữ trật tự trong giờ học 0,5đ 
 + Trong sinh hoạt hằng ngày, ở nhà trường và ở cộng đồng : Hoàn thành trách nhiệm được giao, giúp đỡ bố mẹ, có trách nhiệm với công việc chung, có lối sống lành mạnh 0,5đ
Câu 2:

Tài liệu đính kèm:

  • docde_thi_tong_hop.doc