Chuyên đề Bệnh truyền nhiễm do virut gây ra ở người

docx 2 trang Người đăng dothuong Lượt xem 581Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Chuyên đề Bệnh truyền nhiễm do virut gây ra ở người", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chuyên đề Bệnh truyền nhiễm do virut gây ra ở người
CHUYÊN ĐỀ: BỆNH TRUYỀN NHIỄM DO VIRUT GÂY RA Ở NGƯỜI
TÁC NHÂN GÂY BỆNH
Vi rút Varicella- Zoster
 Bệnh thủy đậu do một loại siêu vi rút Varicella- Zoster gây nên, có kích thước lớn, vật chất di truyền AND kép. Kích thước khoảng 180- 200nm, cấu trúc hình cầu, ở ngoài cơ thể vi rút kém bền vững. Nó bao gồm các thành phần như: một phân tử ADN sợi kép quấn quanh một lõi protein có đường kính khoảng 75 nm. Bao quanh lõi là phần vỏ capsit đối xứng hình khối 20 mặt, đường kính 95- 105 nm và gồm có 162 capsome. Xung quanh vỏ capsit gồm nhiều hạt protein có hình cầu bao quanh. Bên ngoài cùng là lớp vỏ envelope lấy từ màng nhân tế bào chủ. 
TRIỆU CHỨNG
 Thoạt mở đầu người bệnh thường sốt nhẹ, nhức đầu, nôn ói và mệt mỏi trong một vài ngày. Bệnh thủy đậu sẽ xuất hiện 10 - 14 ngày sau khi tiếp xúc với nguồn bệnh. Sau đó, sẽ thấy nổi lên trên da những vết dát đỏ. Chỉ sau đó 1-2 ngày, xuất hiện các mụn bóng nước giữa các nến đỏ đó. Những mụn bóng nước này thường mọc ở thân mình, sau đó lan lên mặt và tay chân, xuất hiện rất nhanh trong vòng 12 - 24 giờ. Mụn bóng nước lúc đầu chứa một chất dịch trong, nhưng chỉ sau khoảng 1 ngày dịch đó trở nên đục như mủ. Sau 2-3 ngày nữa, các mụn sẽ đóng vẩy. Các vẩy đó sẽ rụng dần và nếu không có biến chứng gì thì sẽ không để lại sẹo. Đặc điểm của các mụn nước đó là chúng mọc làm nhiều đợt khác nhau. Do đó, cùng trên 1 vùng da, có thể thấy nhiều dạng khác nhau: dát đỏ hoặc mụn nước trong, mụn nước đục, mụn đóng vẩy... trong cùng 1 thời gian. Nếu không có biến chứng, bệnh có thể khỏi sau 1-2 tuần, nhưng nếu bị nhiễm thêm vi trùng mụn nước có thể để lại sẹo.
Cũng do thời gian tiến triển của bệnh tương đối ngắn, nên một số người đã cho thủy đậu là một bệnh nhẹ, hoàn toàn không nguy hiểm.
 III. CON ĐƯỜNG LÂY TRUYỀN
 - Bệnh rất truyền nhiễm và lây lan qua sự đụng chạm đến ban ngứa từ người bị thuỷ đậu hoặc qua những giọt nước nhỏ trong không khí từ miệng hay mũi của một người bị nhiễm (ví dụ: khi một người bị nhiễm trái rạ hắt hơi nhảy mũi hoặc ho).
 - Bệnh cũng có thể lây lan qua sự tiếp xúc đến quần áo hoặc vải trải giường bị ô nhiễm bởi chất dịch từ ban ngứa hoặc từ miệng hay mũi của người bị bệnh.
 - Bệnh phát triển trong vòng 10-21 ngày sau khi tiếp xúc với người bị nhiễm bệnh.
 - Bệnh thuỷ đậu có thể lây từ 1-2 ngày trước khi nổi ban ngứa cho đến khi tất cả những vết phồng đã đóng vảy (thông thường trong vòng 5 ngày từ khi những vết phồng nổi lên).
 - Những người nào có hệ miễn dịch bị suy yếu mà bị trái rạ thì có thể phải mất một thời gian lâu hơn để những mụn thuỷ đậu của họ đóng vảy.
 - Khoảng 90% những người nào chưa từng bị thuỷ đậu trong gia đình thì sẽ bị nếu tiếp xúc với một nguời thân bị nhiễm bệnh.
 IV. BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA ĐIỀU TRỊ
 - Tiêm chủng là biện pháp hữu hiệu nhất để phòng ngừa bệnh.
* Phát hiện bệnh sớm và cách ly người bệnh để tránh lây lan cho cộng đồng:
 - Thời gian cách ly: nghỉ học, nghỉ làm 7 ngày từ lúc bắt đầu phát ban hay khi nốt rạ đã bong vảy.
Người bệnh nên ở phòng riêng, sử dụng các vật dụng sinh hoạt cá nhân riêng.
 - Thực hiện vệ sinh phòng ở của người bệnh (bàn ghế, tủ giường, đồ chơi) hàng ngày bằng nước Javel hoặc dung dịch Cloramin B 2% sau đó rửa lại bằng nước sạch. Đối với những đồ vật nhỏ có thể đem phơi nắng. 
 - Hạn chế tiếp xúc với người bệnh: khi cần tiếp xúc thì phải đeo khẩu trang. Sau khi tiếp xúc phải rửa tay ngay bằng xà  phòng. Đặc biệt phụ nữ đang mang thai cần tuyệt đối tránh tiếp xúc với người bệnh.  
 V. TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tài liệu đính kèm:

  • docxChuyen_de_ve_benh_truyen_nhiem.docx