Chuyên đề Bài tập về quy luật tương tác gen

doc 18 trang Người đăng TRANG HA Lượt xem 6207Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Chuyên đề Bài tập về quy luật tương tác gen", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chuyên đề Bài tập về quy luật tương tác gen
CHUYÊN ĐỀ
BÀI TẬP VỀ QUY LUẬT TƯƠNG TÁC GEN 
A. BÀI TẬP TƯƠNG TÁC GEN
I. PHƯƠNG PHÁP GIẢI
1. Biết kiểu tương tác, kiểu gen của P, xác định kết quả lai
- Quy ước gen dựa vào đề.
- Xác định tỉ lệ giao tử của P.
- Lập bảng, suy ra tỉ lệ kiểu gen, tỉ lệ kiểu hình của thế hệ sau
 * Lưu ý: Có thể sử dụng phép nhân xác suất hoặc sơ đồ phân nhánh để tìm tỉ lệ kiểu gen, tỉ lệ kiểu hình.
* Các kiến thức cơ bản cần nhớ:
- Xét phép lai a: P: AaBb x AaBb → F1: 9A-B-: 3A-bb: 3aaB-: 1aabb
 Tùy vào kiểu tương tác, kết quả phân li kiểu hình F1 của phép lai a sẽ là 9:3:3:1 hay là sự biến đổi của tỉ lệ này như 9:6:1; 9:3:4; 9:7; 12:3:1; 13:3; 15:1; 1:4:6:4:1.
- Xét phép lai b: P: AaBb x aabb→ F1: 1A-B-: 1A-bb: 1aaB-: 1aabb
 Tùy thuộc vào kiểu tương tác, kết quả phép lai b phân li kiểu hình theo tỉ lệ 1:1:1:1 hoặc biến đổi của tỉ lệ này như 1:2:1 hoặc 3:1.
- Xét phép lai c: P: AaBb x Aabb→ F1: 3A-B-: 3A-bb: 1aaB-:1aabb.
- Xét phép lai d: P: AaBb x aaBb→ F1: 3A-B- : 1A-bb: 3aaB-: 1aabb.
 Tùy thuộc vào kiểu tương tác, kết quả phép lai c và phép lai d sẽ phân li theo kiểu hình theo tỉ lệ 3: 3: 1:1 hoặc biến đổi của tỉ lệ này như 4:3:1; 6:1:1; 3:3:2; 5:3; 7:1.
2. Các phương pháp xác định quy luật tương tác hai cặp gen không alen
* Phương pháp chung: Muốn kết luận một tính trạng nào được di truyền theo quy luật tương tác gen ta phải chứng minh tính trạng đó do hai hay nhiểu cặp gen chi phối.
a. Phương pháp 1
- Khi xét sự di truyền về một tính trạng nào đó. Nếu tính trạng ta xét phân li kiểu hình theo tỉ lệ 9:3:3:1 hay biến đổi của tỉ lệ này như 9:6:1; 9:3:4; 9:7; 12:3:1; 13:3; 15:1; 1:4:6:4:1. Ta kết luận tính trạng đó phải được di truyền theo quy luật tương tác của hai cặp gen không alen với nhau.
- Tùy vào tỉ lệ cụ thể, ta xác định được kiểu tương tác tương ứng. VD:
 + 9: 7 → Tương tác bổ sung.
 + 13: 3 → Tương tác át chế.
 + 15: 1 → Tương tác cộng gộp.
b. Phương pháp 2
- Khi lai phân tích về một tính trạng nào đó. Nếu FB phân li kiểu hình theo tỉ lệ 1: 1: 1: 1 hoặc biến đổi của tỉ lệ này như 1: 2: 1; 3: 1. Ta kết luận tính trạng đó phải được di truyền theo quy luật tương tác của hai cặp gen không alen.
- Tùy vào điều kiện cụ thể của đề, ta có thể xác định được kiểu tương tác nếu biết kiểu hình của đời trước và đời FB. Nếu đề không cho đủ các kiểu hình, ta chọn tất cả các trường hợp hợp lí.
c. Phương pháp 3
- Khi xét sự di truyền về một tính trạng nào đó, nếu tính trạng phân li kiểu hình theo tỉ lệ 3: 3: 1: 1 hoặc là biến đổi của tỉ lệ này như 4: 3: 1; 3: 3: 2; 6: 1: 1; 5: 3; 7: 1. Ta kết luận tính trạng đó phải được di truyền theo quy luật tương tác của hai cặp gen không alen.
- Tùy vào tỉ lệ cụ thể ta xác định được kiểu tương tác tương ứng. VD:
 + 6: 1: 1 → Tương tác át chế kiểu 12 : 3: 1.
 + 3: 3: 2 → Tương tác bổ sung hay át chế kiểu 9: 3: 4.
 + 5: 3 → Tương tác bổ sung 9: 7 hoặc tương tác át chế 13: 3. Nếu đề cho biết kiểu hình của đời trước và sau, ta xác định được chắc chắn là một trong hai trường hợp trên, ngược lại ta chọn cả hai trường hợp.
3. Cho biết kiểu hình của P và thế hệ sau xác định kiểu gen của P
- Xác định quy luật và kiểu tương tác: Từ hệ thống nhiều phép lai đã cho, ta chọn phép lai nào có tỉ lệ kiểu hình đặc thù nhất để suy ra kiểu tương tác gen, các phép lai còn lại đều di truyền theo quy luật này.
- Dựa vào kiểu tương tác để quy ước gen.
- Lập tỉ lệ phân li kiểu hình của từng phép lai, suy ra số tổ hợp giao tử.
- Đối chiếu với kiểu hình của P, từ số tổ hợp giao tử, suy ra công thức tạo giao tử của P rồi xác định kiểu gen tương ứng với mỗi kiểu hình.
- Lập sơ đồ lai.
II. BÀI TẬP VẬN DỤNG
Bài 1: Tính trạng kích thước thân của lúa do tác động cộng gộp của 3 cặp alen phân li độc lập Aa, Bb, Dd. Cây lúa đồng hợp trội cả 3 cặp gen cao 90 cm. Mỗi gen lặn làm lúa thấp hơn 5 cm. Hỏi cây lúa thấp nhất có kiểu hình cao bao nhiêu cm và xác định kiểu gen của cây cao 75 cm?
Hướng dẫn
- Kiểu hình cây lúa thấp nhất là: 90 – (6 x 5) = 60 cm.
- Cây có chiểu cao 75 cm mang 3 gen lặn , kiểu gen là 1 trong 7 trường hợp sau: aaBbDD; AabbDD; aaBBDd; AaBBdd; AabbDd; AABbdd; AaBbDd.
Bài 2: Ở chuột, khi giao phối lai F1 với nhau, đời F2 xuất hiện 56,25% lông đốm, 18,75% lông lâu, 25% lông trắng. Biết gen nằm trên NST thường. Màu sắc lông chuột được di truyền theo quy luật nào?
Hướng dẫn
F2 phân li tỉ lệ kiểu hình 9: 3: 4. Đây là tỉ lệ của tương tác bổ sung hoặc tương tác át chế.
Bài 3: Giao phối giữa F1 mang các gen dị hợp tử có kiểu hình vị ngọt với một cây chưa biết kiểu gen, đời F2 xuất hiện 62,5% cây vị ngọt, 37,5% cây vị chua. Cho biết quy luật điều khiển sự di truyền vị quả?
Hướng dẫn
- F2 phân li kiểu hình theo tỉ lệ 5:3. Đây là tỉ lệ của tương tác gen.
- Vì F2 có 58 loại kiểu hình vị ngọt giống với kiểu hình của F1, chứng tỏ đây là kiểu tương tác át chế.
Bài 4: Cho rằng B quy định hạt bầu, F1 phân li kiểu hình theo tỉ lệ 3 cây hạt bầu : 1 cây hạt tròn. Xác định kiểu gen của P?
Hướng dẫn
Ta có P: aaBb x aaBb → F1: 3aaB- (hạt bầu): 1aabb (hạt dài)
Bài 5: Ở một loài động vật, có 3 gen phân li độc lập, tác động qua lại cùng quy định màu lông, mỗi gen đều có 2 alen (A, a; B, b; C, c). Khi kiểu gen có mặt đồng thời cả 3 alen trội A, B, C cho kiểu hình lông đen; các kiểu gen còn lại đều cho kiểu hình lông trắng. Thực hiện phép lai P: AABBCC x aabbcc → F1: 100% lông đen. Cho các con F1 giao phối tự do với nhau được F2. Tính theo lí thuyết, tỉ lệ kiểu hình lông trắng ở F2 sẽ là
 A. 43,71%.	B. 57,81%.	C. 56,28%.	D. 53,72%.
Hướng dẫn
- Quy ước A-B-C-: lông đen.
- F1 x F1: AaBbCc x AaBbCc → F2: (3A-: 1aa) : (3B-:1bb) : (3C-: 1cc)
F2 cho kiểu hình lông đen A-B-C- = (3/4)3 = 27/64
Vậy tỉ lệ kiểu hình lông trắng là 1- 27/64 = 37/64 = 0,5781 = 57,81%
Bài 6: Một loài thực vật, khi cho giao phấn giữa cây quả dẹt với cây quả bầu dục (P), thu được F1 gồm toàn cây quả dẹt. Cho cây F1 lai với cây đồng hợp lặn về các cặp gen, thu được đời con có kiểu hình phân li theo tỉ lệ 1 cây quả dẹt : 2 cây quả tròn : 1 cây quả bầu dục. Cho cây F1 tự thụ phấn thu được F2. Cho tất cả các cây quả tròn F2 giao phấn với nhau thu được F3. Lấy ngẫu nhiên một cây F3 đem trồng, theo lí thuyết, xác suất để cây này có kiểu hình quả bầu dục là
	 A. 1/9	B. 1/12	C. 1/36	D. 3/16
Hướng dẫn
 Bài toán di truyền tuân theo quy luật tương tác bổ sung với tỷ lệ cơ bản 9: 6: 1. Cụ thể:
Cho F1 lai phân tích TLPLKH là: 1: 2: 1 = 4 tổ hợp = 4gt (F1) x 1gt (KG đồng hợp lặn)
=> KG F1 là AaBb – quả dẹt
Khi đó, TLKG là: 1A–B–: 1A–bb: 1aaB–: 1aabb
Khi cho F1 tự thụ phấn, TLPLKG E2 là: 9A–B–: 3A–bb: 3aaB–: 1aabb (9 dẹt: 6 tròn: 1 bầu dục)
Các cây quả tròn F2 có kiểu gen: 1AAbb: 2Aabb: 1aaBB: 2aaBb sẽ cho các loại giao tử như sau:
Kiểu gen 1AAbb	cho giao tử 	1Ab
Kiểu gen 2Aabb	cho giao tử 	1Ab:	1ab
Kiểu gen 1aaBB	cho giao tử 	1aB
Kiểu gen 2aaBb	cho giao tử	1aB:	1ab
Tỷ lệ chung là: 	2Ab:	2aB:	2ab => 1Ab: 1aB: 1ab
Khi cho giao phấn với nhau ta được:
1Ab
1aB
1ab
1Ab
1quả tròn
1 quả dẹt
1 quả tròn
1aB
1 quả dẹt
1quả tròn
1 quả tròn
1ab
1quả tròn
1quả tròn
1quả bầu dục
Qua đó ta thấy tỷ lệ quả bầu dục là 1/9.
III. LUYỆN TẬP
Câu 1: Khi lai hai thứ bí ngô quả tròn thuần chủng với nhau thu được F1 gồm toàn bí ngô quả dẹt. Cho F1 tự thụ phấn thu được F2 có tỉ lệ kiểu hình là 9 quả dẹt : 6 quả tròn : 1 quả dài. Tính trạng hình dạng quả bí ngô 
 A. di truyền theo quy luật tương tác cộng gộp. 	 B. do một cặp gen quy định. 
 C. di truyền theo quy luật tương tác bổ sung. 	 D. di truyền theo quy luật liên kết gen.
Câu 2: Cho lai hai cây bí quả tròn với nhau, đời con thu được 272 cây bí quả tròn, 183 cây bí quả bầu dục và 31 cây bí quả dài. Sự di truyền tính trạng hình dạng quả bí tuân theo quy luật
A. liên kết gen hoàn toàn. 	B. phân li độc lập của Menđen.
C. tương tác cộng gộp. 	D. tương tác bổ trợ.
Câu 3: Lai hai dòng cây hoa trắng thuần chủng với nhau, F1 thu được toàn cây hoa trắng. Cho các cây F1 tự thụ phấn, ở F2 có sự phân li kiểu hình theo tỉ lệ: 131 cây hoa trắng : 29 cây hoa đỏ. Cho biết không có đột biến xảy ra, có thể kết luận tính trạng màu sắc hoa di truyền theo quy luật
A. tương tác giữa các gen không alen. 	B. di truyền ngoài nhân.
C. hoán vị gen. 	D. liên kết gen.
Câu 4: Ở một loài thực vật lưỡng bội, alen A quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định hoa tím. Sự biểu hiện màu sắc của hoa còn phụ thuộc vào một gen có 2 alen (B và b) nằm trên một cặp nhiễm sắc thể khác. Khi trong kiểu gen có alen B thì hoa có màu, khi trong kiểu gen không có alen B thì hoa không có màu (hoa trắng). Cho giao phấn giữa hai cây đều dị hợp về 2 cặp gen trên. Biết không có đột biến xảy ra, tính theo lí thuyết, tỉ lệ kiểu hình thu được ở đời con là 
A. 9 cây hoa đỏ : 4 cây hoa tím : 3 cây hoa trắng. 
B. 12 cây hoa tím : 3 cây hoa đỏ : 1 cây hoa trắng. 
C. 12 cây hoa đỏ : 3 cây hoa tím : 1 cây hoa trắng. 
D. 9 cây hoa đỏ : 3 cây hoa tím : 4 cây hoa trắng.
Câu 5: Ở một loài thực vật chỉ có 2 dạng màu hoa là đỏ và trắng. Trong phép lai phân tích một cây hoa màu đỏ đã thu được thế hệ lai phân li kiểu hình theo tỉ lệ: 3 cây hoa trắng : 1 cây hoa đỏ. Có thể kết luận, màu sắc hoa được quy định bởi
A. một cặp gen, di truyền theo quy luật liên kết với giới tính.
B. hai cặp gen liên kết hoàn toàn.
C. hai cặp gen không alen tương tác bổ trợ (bổ sung).
D. hai cặp gen không alen tương tác cộng gộp.
Câu 6: Ở một loài thực vật, cho hai cây thuần chủng đều có hoa màu trắng lai với nhau, thu được F1: 100% cây hoa màu đỏ. Cho F1 lai với cây có kiểu gen đồng hợp lặn, F2 phân li theo tỉ tỉ lệ 3 cây hoa màu trắng : 1 cây hoa màu đỏ. Màu sắc hoa di truyền theo quy luật 
A. ngoài nhiễm sắc thể (di truyền ngoài nhân). 	B. phân li. 
C. tương tác cộng gộp. 	D. tương tác bổ sung.
Câu 7: Cho giao phấn hai cây hoa trắng thuần chủng (P) với nhau thu được F1toàn cây hoa đỏ. Cho F1 tự thụ phấn, thu được F2 gồm 89 cây hoa đỏ và 69 cây hoa trắng. Biết rằng không xảy ra đột biến, tính theo lí thuyết, tỉ lệ phân li kiểu gen ở F2 là 
A. 4 : 2 : 2 : 2 : 2 : 1 : 1 : 1 : 1. 	B. 1 : 2 : 1 : 2 : 4 : 2 : 1 : 1 : 1. 
C. 1 : 2 : 1 : 1 : 2 : 1 : 1 : 2 : 1. 	D. 3 : 3 : 1 : 1 : 3 : 3 : 1 : 1 : 1.
Câu 8: Ở bí ngô, kiểu gen A-bb và aaB- quy định quả tròn; kiểu gen A- B- quy định quả dẹt; kiểu gen aabb quy định quả dài. Cho bí quả dẹt dị hợp tử hai cặp gen lai phân tích, đời FB thu được tổng số 160 quả gồm 3 loại kiểu hình. Tính theo lí thuyết, số quả dài ở FB là
A. 40. 	B. 75. 	C. 105. 	D. 54.
Câu 9: Ở một giống lúa, chiều cao của cây do 3 cặp gen (A,a; B,b; D,d) cùng quy định, các gen phân li độc lập. Cứ mỗi gen trội có mặt trong kiểu gen làm cho cây thấp đi 5 cm. Cây cao nhất có chiều cao là 100 cm. Cây lai được tạo ra từ phép lai giữa cây thấp nhất với cây cao nhất có chiều cao là 
A. 75 cm. 	B. 85 cm. 	C. 80 cm. 	D. 70 cm.
Câu 10: Ở một loài động vật, gen B quy định lông xám, alen b quy định lông đen, gen A át chế gen B và b, alen a không át chế, các gen phân li độc lập. Lai phân tích cơ thể dị hợp về 2 cặp gen, tỉ lệ kiểu hình ở đời con là: 
 A. 2 lông đen : 1 lông trắng : 1 lông xám. 	 B. 3 lông trắng : 1 lông đen. 
 C. 2 lông xám : 1 lông trắng : 1 lông đen. 	 D. 2 lông trắng : 1 lông đen : 1 lông xám. 
Câu 11: Ở một loài thực vật lưỡng bội, tính trạng chiều cao cây do hai gen không alen là A và B cùng quy định theo kiểu tương tác cộng gộp. Trong kiểu gen nếu cứ thêm một alen trội A hay B thì chiều cao cây tăng thêm 10 cm. Khi trưởng thành, cây thấp nhất của loài này có chiều cao 100 cm. Giao phấn (P) cây cao nhất với cây thấp nhất, thu được F1, cho các cây F1tự thụ phấn. Biết không có đột biến xảy ra, theo lí thuyết, cây có chiều cao 120 cm ở F2 chiếm tỉ lệ 
A. 25,0%. 	B. 37,5%. 	C. 50,0%. 	D. 6,25%.
Câu 12: Ở một loài động vật, biết màu sắc lông không phụ thuộc vào điều kiện môi trường. Cho cá thể thuần chủng (P) có kiểu hình lông màu lai với cá thể thuần chủng có kiểu hình lông trắng thu được F1, 100% kiểu hình lông trắng. Giao phối các cá thể F1với nhau thu được F2 có tỉ lệ kiểu hình: 13 con lông trắng : 3 con lông màu. Cho cá thể F1 giao phối với cá thể lông màu thuần chủng, theo lí thuyết, tỉ lệ kiểu hình ở đời con là: 
A. 3 con lông trắng : 1 con lông màu. 	B. 1 con lông trắng : 1 con lông màu. 
C. 5 con lông trắng : 3 con lông màu. 	D. 1 con lông trắng : 3 con lông màu.
Câu 13: Ở một loài thực vật, tính trạng màu hoa do hai gen không alen tương tác với nhau quy định. Nếu trong kiểu gen có cả hai loại alen trội A và B thì cho kiểu hình hoa đỏ; nếu chỉ có một loại alen trội A hoặc B hoặc không có alen trội thì cho kiểu hình hoa trắng. Lai hai cây (P) có hoa trắng thuần chủng với nhau thu được F1gồm toàn cây hoa đỏ. Cho cây F1 lai với cây hoa trắng có kiểu gen đồng hợp lặn về hai cặp gen nói trên thu được Fa. Biết rằng không có đột biến xảy ra, tính theo lí thuyết, tỉ lệ phân li kiểu hình ở Fa là 
A. 3 cây hoa trắng : 1 cây hoa đỏ. 	B. 3 cây hoa đỏ : 1 cây hoa trắng. 
C. 9 cây hoa trắng : 7 cây hoa đỏ. 	D. 1 cây hoa trắng : 1 cây hoa đỏ.
Câu 14: Ở một loài thực vật, cho cây thuần chủng hoa vàng giao phấn với cây thuần chủng hoa trắng (P) thu được F1gồm toàn cây hoa trắng. Cho F1 tự thụ phấn thu được F2có tỉ lệ phân li kiểu hình là 12 cây hoa trắng : 3 cây hoa đỏ : 1 cây hoa vàng. Cho cây F1giao phấn với cây hoa vàng, biết rằng không xảy ra đột biến, tính theo lí thuyết, tỉ lệ phân li kiểu hình ở đời con của phép lai này là 
A. 2 cây hoa trắng : 1 cây hoa đỏ : 1 cây hoa vàng. 
B. 3 cây hoa trắng : 1 cây hoa vàng. 
C. 1 cây hoa trắng : 1 cây hoa đỏ : 2 cây hoa vàng. 
D. 1 cây hoa trắng : 2 cây hoa đỏ : 1 cây hoa vàng.
Câu 15: Ở ngô, có 3 gen không alen phân li độc lập, tác động qua lại cùng quy định màu sắc hạt, mỗi gen đều có 2 alen (A, a; B, b; R, r). Khi trong kiểu gen có mặt đồng thời cả 3 alen trội A, B, R cho hạt có màu; các kiểu gen còn lại đều cho hạt không màu. Lấy phấn của cây mọc từ hạt có màu (P) thụ phấn cho 2 cây: 
- Cây thứ nhất có kiểu gen aabbRR thu được các cây lai có 50% số cây cho hạt có màu; 
- Cây thứ hai có kiểu gen aaBBrr thu được các cây lai có 25% số cây cho hạt có màu. 
Kiểu gen của cây (P) là 
 A. AaBbRr. 	B. AABbRr. 	C. AaBbRR. 	D. AaBBRr.
Câu 16: Ở ngô, tính trạng về màu sắc hạt do hai gen không alen quy định. Cho ngô hạt trắng giao phấn với ngô hạt trắng thu được F1 có 962 hạt trắng, 241 hạt vàng và 80 hạt đỏ. Tính theo lí thuyết, tỉ lệ hạt trắng ở F1 , đồng hợp về cả hai cặp gen trong tổng số hạt trắng ở F1 là
A. 3/8 	B. 1/8 	C. 1/6 	D. 3/16
Câu 17: Trong tương tác của hai cặp gen nằm trên hai cặp NST thường khác nhau.Gen B qui định lông xám, b qui định lông đen. Gen A át chế gen B tạo ra lông trắng còn gen a không át chế.Tỉ lệ kiểu hình ở con lai là 6 lông trắng: 1 lông đen: 1 lông xám được sinh ra từ phép lai nào?
A. AaBb x aaBb 	B. AaBB x AaBb 	
C. Aabb x aaBb 	D. AaBb x Aabb
Câu 18: Lai hai thứ bí quả tròn có tính di truyền ổn định,thu được F1 đồng loạt bí quả dẹt.Cho giao phấn các cấy F1 người ta thu được F2 : 148 quả tròn ; 24 quả dài ; 215 quả dẹt. Chogiao phấn 2 cây bí quả dẹt ở F2 với nhau.Về mặt lí thuyết thì xác suất để có được quả dài ở F3 :
A. 1/81 	B. 3/16 	C. 1/16 	D. 4/81
Câu 19: Ở một loài cây, màu hoa do hai cặp gen không alen tương tác tạo ra. Cho hai cây hoa trắng thuần chủng giao phấn với nhau được F1 toàn ra hoa đỏ. Tạp giao với nhau được F2 có tỉ lệ 9 đỏ : 7 trắng. Khi lấy ngẫu nhiên một cây hoa đỏ cho tự thụ phấn thì xác suất để ở thế hệ sau không có sự phân li kiểu hình là:
A. 9/7 	B. 9/16 	C. 1/3 	D. 1/9
Câu 20: Chiều cao thân ở một loài thực vật do 4 cặp gen nằm trên NST thường qui định và chịu tác động cộng gộp theo kiểu sự có mặt một alen trội sẽ làm chiều cao cây tăng thêm 5cm. Người ta cho giao phấn cây cao nhất có chiều cao 190cm với cây thấp nhất,được F1 và sau đó cho F1 tự thụ. Nhóm cây ờ F2 có chiều cao 180cm chiếm tỉ lệ:
A. 28/256 	B. 56/256 	C. 70/256 	D. 35/256
B. BÀI TẬP TƯƠNG TÁC GEN KẾT HỢP VỚI PHÂN LI ĐỘC LẬP
I. PHƯƠNG PHÁP GIẢI
- Phân tích sự di truyền của từng tính trạng ta biết được có một tính trạng di truyền tương tác, tính trạng kia do một gen quy định.
- Từ tỉ lệ kiểu hình đối với mỗi tính trạng, ta xác định kiểu gen tương ứng.
- Khi kết hợp xét sự di truyền đồng thời cả hai tính trạng: Nếu tỉ lệ chung về cả hai tính trạng bằng tích các nhóm tỉ lệ khi xét riêng, ta kết luận cả ba cặp gen quy định hai tính trạng đều phân li độc lập nhau.
- Khi viết kiểu gen của P, ta chú ý hai trường hợp:
 + Nếu đề cho biết kiểu hình của P, ta có kiểu gen tương ứng với kiểu hình đó.
 + Nếu đề chưa cho biết kiểu hình của P, ta phải tìm các phép lai tương đương.
II. BÀI TẬP VẬN DỤNG
Bài 1: Cho F1 dị hợp 3 cặp gen có kiểu hình gà lông trắng, xoăn lai với nhau, thu được F2 có 4 loại kiểu hình theo tỉ lệ: 272 gà lông trắng, xoăn : 62 gà lông nâu, xoăn : 91 gà lông trắng, thẳng : 21 gà lông nâu, thẳng. Cho biết các gen nằm trên NST thường. Biện luận và viết sơ đồ lai của F1?
Hướng dẫn
	- Xét sự di truyền màu sắc lông: F2 xuất hiện tỉ lệ kiểu hình lông trắng : lông nâu ≈ 13: 3. Tính trạng màu sắc lông gà di truyền theo quy luật tương tác át chế của hai cặp gen không alen.
 + Quy ước: A át chế B, a không có vai trò át chế
 A-B-; A-bb; aabb: lông trắng; aaB-: lông nâu
 + F1: AaBb (lông trắng) x AaBb (lông trắng)
- Xét sự di truyền về hình dạng lông: F2 phân li kiểu hình theo tỉ lệ lông xoăn : lông thẳng ≈ 3 : 1. Đây là tỉ lệ của quy luật phân li.
 + Quy ước D: lông xoăn; d: lông thẳng
 + F1: Dd (lông xoăn) x Dd (lông xoăn)
- Xét kết hợp sự di truyền cả hai tính trạng: F2 xuất hiện tỉ lệ kiểu hình ≈ (39: 13: 9: 3) = (13:3) x(3:1). Điều này chứng tỏ cả ba cặp gen đều nằm trên 3 cặp NST tương đồng khác nhau.
- Sơ đồ lai của F1: AaBbDd (lông trắng, xoăn) x AaBbDd (lông trắng, xoăn)
 (Lập sơ đồ phân nhánh)
Bài 2: Đem lai giữa bố mẹ đều thuần chủng nhận được F1 đồng loạt hoa đỏ, quả ngọt. Tự thụ phấn F1 thu được đời F2 xuất hiện 4 kiểu hình với số lượng: 1431 cây hoa đỏ, quả ngọt : 1112 cây hoa trắng, quả ngọt : 477 cây hoa đỏ, quả chua : 372 cây hoa trắng, quả chua. Biết vị quả được chi phối bởi một cặp gen.
1. Phép lai được di truyền theo các quy luật nào?
2. Viết kiểu gen của P và F1?
Hướng dẫn
	1. Biện luận quy luật di truyền
 - Xét sự di truyền tính trạng màu sắc hoa: F2 phân li theo tỉ lệ 9 hoa đỏ : 7 hoa trắng. Tính trạng màu sắc hoa di truyền theo quy luật tương tác bổ sung của hai cặp gen không alen.
 + Quy ước: A-B-: Hoa đỏ; A-bb, aaB- , aabb: Hoa trắng
 + F1: AaBb (hoa đỏ) x AaBb (hoa đỏ)
- Xét sự di truyền tính trạng vị quả: F2 phân li theo tỉ lệ 3 quả ngọt: 1 quả chua. Tính trạng vị quả di truyền theo quy luật phân li.
 + Quy ước: D: Quả ngọt; d: quả chua.
 + F1: Dd (quả ngọt) x Dd (quả ngọt)
- Xét sự di truyền đồng thời cả hai tính trạng: F2 phân li theo tỉ lệ ≈ (27: 21: 9: 7) = 
(9:7) x (3: 1). Vậy cả ba cặp gen quy định hai cặp tính trạng nằm trên ba cặp NST tương đồng khác nhau, phân li độc lập và tổ hợp tự do với nhau.
2. Viết kiểu gen của P và F1.
 Kiểu gen của F1 là AaBbDd (Hoa đỏ, quả ngọt) suy ra kiểu gen của P có thể là
- P: AABBDD (Hoa đỏ, quả ngọt) x aabbdd (Hoa trắng, quả chua)
- P: AABBdd (Hoa đỏ, quả chua) x aabbDD (Hoa trắng, quả ngọt)
- P: AAbbDD (Hoa trắng, quả ngọt) x aaBBdd (Hoa trắng, quả chua)
- P: AAbbdd (Hoa trắng, quả chua) x aaBBDD (Hoa trắng, quả ngọt)
III. LUYỆN TẬP
Câu 1: Đem giao phối giữa các con chuột F1, F2 phân li 42,1875% con lông đen, xoăn: 18,75 % con trắng, xoăn: 14,0625% con đen, trắng: 14,0625% con nâu, xoăn: 6,25% con trắng, thẳng: 4,6875% con nâu, thẳng. Gen trên nhiễm sắc thể thường, hình dạng lông do cặp alen D, d quy định. Kiểu gen của F1 là
A. AaBbDd.	B. BDbd Aa .	C. ADad Bb .	D. B hoặc C.
Câu 2: Biết không xảy ra tác động đa hiệu của gen. Cho P thuần chủng khác nhau các cặp gen tương phản, đời F1 đồng loạt cây cao, quả ngọt. Lai phân tích F1 nhận được FB: 126 cây thấp, quả chua: 72 cây cao, quả chua: 73 cây thấp, quả ngọt: 14 cây cao, quả ngọt. Nếu dùng F1 tự thụ phấn, tỉ lệ kiểu hình của F2 sẽ là
	A. 9: 9: 7: 7.	B. (9: 7) (9: 7).	C. 13: 13: 3: 3.	D. (13: 3) (13: 3).
Câu 3: Cho F1 tự thụ phấn, thu được đời F2 phân li 765 cây hạt tròn, có

Tài liệu đính kèm:

  • docChuyen_de_tuong_tac_gen.doc