Chuyện chức phán sự đền tản viên (trích “Truyền kỳ mạn lục”) – Nguyễn Dữ

doc 5 trang Người đăng haibmt Lượt xem 2029Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Chuyện chức phán sự đền tản viên (trích “Truyền kỳ mạn lục”) – Nguyễn Dữ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chuyện chức phán sự đền tản viên (trích “Truyền kỳ mạn lục”) – Nguyễn Dữ
	 CHUYỆN CHỨC PHÁN SỰ ĐỀN TẢN VIÊN
 (Trích “Truyền kỳ mạn lục”) – Nguyễn Dữ
*Đề: Phân tích nhân vật Ngô Tử Văn trong “Chuyện chức phán sự đền tản viên” của Nguyễn Dữ.
I/ Mở bài:
- “Chuyện chức phán sự đền tản viên” truyện hay, tiêu biểu của “Truyền kỳ mạn lục”
- Nội dung: + phê phán hiện thực xã hội và đề cao phẩm chất của kẻ sỹ
	 + phản ánh tinh thần dân tộc của tác giả
 - Nghệ thuật: Kết hợp giữa yếu tố hiện thực và yếu tố kì ảo trong miêu tả tình tiết và xây dựng hình tượng nhân vật.
II/ Mở bài:
Ngô tử Văn được Nguyễn Dữ miêu tả vào một thời điểm có ý nghĩa nỗi bật nhất để bộc lộ đầy đủ tính cách đó là hành động châm lửa đốt ngôi đền thiêng.
Tính cách Ngô tử Văn thể hiện qua lời kể của tác giả chàng vốn khẳng khái, nóng nảy, thấy sự gian tà thì không thể chịu đựng được, vùng bắc người ta khen 1 người.
Tính cách thể hiện qua hành động, cử chỉ: Tức giận, tắm gội chay sạch, khấn trời rồi châm lửa đốt đền. Hành động “tắm gội chay sạch” trước khi đốt đền và “vung tay không cần gì cả” sau khi đốt đền –> Tử Văn đã quyết đấu, quyết sống với kẻ gian tà.
Lúc đầu tuyên chiến với 1 kẻ thù đầy sức mạnh hiểm ác nhưng Tử Văn tin vào việc làm và sức mạnh chính nghĩa của mình. Hành động “Vẵn cứ ngồi ngất ngưỡng tự nhiên” trước lời đe doạ của tướng giặc –> không phải hành động bất cần của kẻ liều lĩnh mà hành động tự tin của người nắm được chính nghĩa, câu hỏi “ hắn có thực là hung hãn có thể gieo vạ cho tôi hay không” không phải là câu hỏi của kẻ hoang mang lo sợ mà là câu hỏi của người muốn “biết địch, biết ta” để giành thắng lợi.
Khi đối chất cùng tướng giặc, Tử Văn hoàn toàn tin mình chính nghĩa và chàng có thêm sức mạnh, chàng khẳng định “Ngô Soạn này là kẻ sỹ ngay thẳng ở trần gian”, dũng cảm vạch mặt tên bại tướng gian tà với lời lẽ “ rất cương chính, không chùn nhụt chút nào”. Giữa chốn công đường nơi âm phủ Tử Văn vẫn bộc trực, khẳng khái, chiến đấu đến cùng vì lẽ phải từng bước đánh lui tất cả sự phản công, kháng cự của kẻ thù, cuối cùng đánh gục hoàn toàn viên tướng giặc.
 =>Ngô Tử Văn là hình tượng tiêu biểu của kẻ sỹ cương trực, khẳng khái kiên quyết chống gian tà.
III/ Kết luận:
Với “Chuyện chức phán sự đền tản viên” Nguyễn Dữ đã lấy nói nay, lấy cái “kỳ” nói cái thực”.
Ngô Tử Văn khẳng khái, cương trực chống lại gian tà là cách sống đáng để chúng ta học tập noi theo.
Giáo án phụ đạo khối 10
 Tuần: 29 HỒI TRÔNG CỔ THÀNH
 (Trích “Tam quốc diễn nghĩa”)- La Quán Trung
	Đề: Phân tích nhân vật Trương Phi trong đoạn trích “ Hồi trống Cổ thành”.
I/ Mở bài:
- “Hồi trống cổ thành” như 1 màn kịch ngắn, diễn ra hết sức sinh động, sôi nổi, tưng bừng không khí chiến trận.
- Hồi trống cổ thành nhiệt thành biểu dương tính cương trực của Trương Phi, khẳng định lòng trung nghĩa của Quan Công, ca ngợi tình nghĩa vườn đào của ba anh em Lưu-Quan-Trường.
II/ Thân bài:
- Ba anh em Lưu-Quan-Trường gắn bó với nhau trong sự nghiệp khôi phục nhà hán, cùng khát vọng về 1 triều đại có vua hiền tướng giỏi, đem lại hòa bình thịnh vượng cho đất nước, hạnh phúc cho muôn dân. Họ kết nghĩa với nhau để đoàn kết chống lại những thế lực phi nghĩa. Nghĩa là vua tôi nhưng tinh anh em, kẻ nào phản bộ thì kẻ đó là bất nghĩa, bất trung.
- Trương Phi tính “thẳng như làn tên bắn” lòng “sang như tấm gương soi” không thể chấp nhận sự mập mờ, quanh có lắt léo. Trương Phi ngờ rằng Quan Công đã phản bội lời thề và xếp Quan Công vào hạng “bất nghĩa, bất trung” cần trừng trị đích đáng, phải nói chuyện bằng gươm đao.
- Trương Phi thấy Quan Công đến căm giận sục sôi đến “mắt trợn tròn xoe, râu hùm vểnh ngược, hò hét như sấm, múa xà mâu chảy lại đâm Quan Công” -> tác giả dùng 10 động từ miêu tả trên 10 động tác hết sức khẩn trương, dứt khoát, quyết liệt để biểu thị thái độ rõ ràng, kiên quyết, tính cách cương trực đến nóng nảy của Trương Phi.
- Bản tính giản đơn, cương trực như trương Phi không đủ bình tỉnh và độ sâu sắc để lý giải vì sao Quan Công lại nhún mình nương nhờ Tào Tháo. Trước mắt Trương Phi bây giờ chỉ có “ thằng phụ nghĩa, đứa bất trung” đáng tội chết.
- Nỗi khinh bỉ của Trương Phi trào ra trong cách xưng hô: 3 lần xưng “tao”, năm lần gọi Quan Công là “mày”, 3 lần gọi “nó”, 01 lần gọi là “Thằng”- tuyệt nhiên không “anh- em”. Thái độ dứt khoát là không tha thứ và lý lẽ hết sức đơn giản “trung thành thà chịu chết không chịu nhục. Có lẽ đâu đại trượng phu lại thờ 2 chủ” ->nên “múa xà mâu hăm hở xông lại đâm Quan Công”.
- Sự xuất hiện của Sái Dương càng làm Trương Phi tin chắc Quan Công phản bội. Nên đưa ra điều kiện đánh 3 hồi trống phải chém được tên tướng ấy.
- Hồi trống ấy với Trương Phi là sự tích tụ của bao nhiêu uất ức, giận hờn. Nhưng khi hiểu rõ tường tận mọi việc Trương phi rỏ nước mắt rồi sụp lạy Quan Vân Trường. Anh em lại hòa thuận tình nghĩa như xưa.
III/ Kết bài:
- Lòng cương trực quyết định lối sống cương trực. Trương Phi sông ngay thẳng đàng hoàng không dung hòa nhân nhượng, không quanh co, giấu giếm thẳng như làn tên, sáng như gương.
- Với ngọn xà mâu dài 1 trượng 8 thước, Phi sẵn sàng đứng ra dẹp tan mọi nỗi bất bình. Nhưng không tự phụ kiêu căng, lại khiêm tốn, nhún nhường là đức tính tốt đẹp của dũng tướng Trương Phi.
Giáo án phụ đạo Khối 10
Tuần: 31 TÌNH CẢNH LẺ LOI CỦA NGƯỜI CHINH PHỤ
 (Trích Chinh phụ ngâm)
 Đặng Trần Côn
Đề: Phân tích diễn biến tâm trạng đau khổ trong cảnh sống cô đơn của người chinh phụ chan chứa niềm khát khao hạnh phúc lứa đôi trong đoạn trích “Tình cảnh lẻ loi ngưởi chinh phụ”.
I/ Mở bài”
Nhân vật trữ tình của khúc ngâm là 1 người phụ nữ đang sống cô đơn buồn khổ, khắc khoải thương nhớ người chồng nơi trận mạc. Đoạn trích tiêu biểu cho những cung bậc tình cảm ấy.
Trong tình cảnh lẻ loi, nỗi cô đơn, buồn khổ của người vợ xa chồng cất lên thành những dòng thơ song thất lục bát da diết, lắng sâu, đậm chất trữ tình.
II/ Thân bài:
Từ câu “Dạo hiên nắng.bóng người khá thương” hiên nắng, rèm thưa, chim thước bặt tin, một đèn-> im ắng, hững hờ.gieo vào lòng người chinh phụ nỗi cô đơn, buồn tủi không thể kìm nén.
Nàng cố dằn lòng để tâm sự với ngọn đèn – đồ vật, sự vật- để chia sẻ nỗi niềm. Nàng hỏi đèn “Đèn có biết” rồi tự nhủ “lòng thiếp riêng bi thiết mà thôi”. Một mình đối diện với loa đèn để rồi đối diện với “bóng người” bong của chính mình, để rồi tự thương mình.
Sau những giây phút đối diện với bóng mình, nàng cố nén nỗi sầu muộn để hương ra thế giới bên ngoài, tiếp tục tìm niềm vui để quên nỗi buồn. Nhưng mọi vật vẫn hững hờ, lãnh đạm “Gà eo ócbốn bên”
Sống trong cảnh lẻ loi, đơn chiếc người chinh phụ cảm thấy 1 giờ, 1khắc dài bằng 1 năm vì thế nỗi sầu muộn của nàng cứ kéo dài, cứ mở rộng “dằng dặc”. Nàng cố dằn lòng, cố nén cảm xúc, tìm công việc để nguôi ngoai. Nhưng càng gắng gượng kìm nén thì nỗi sầu muộn càng dâng cao “hương gượng.ngại chùng”.
Một khổ thơ song thất lục bát, bốn câu ghi được 3 cử chỉ của người chinh phụ lẻ loi, đơn chiếc và 1 từ đặc tả tâm trạng “gương” điệp lại 3 lần. nàng gượng đốt hương, soi gương và gượng gảy đàn -> 3 lần động tay, thay đổi tư thế, cố gắng kìm nén nỗi buồn, xua đi tình cảnh lẻ loi nhưng chẳng được như ý.
+ Khi đốt hương nhìn làn khói, ngửi mùi trầm mà tâm hồn nàng cứ bâng khuân lúc “mê mãi” theo bóng người xa cách, lúc lại vấn vương quanh quẩn tự an ủi mình.
+Khi soi gương, cố trang điểm lại nhan sắc nhưng nhan sắc không thấy mà chỉ thấy những dòng “châu chan” làm mờ nhòe tất cả.
Tác giả dùng phép điệp từ gương kết hợp phép đảo ngữ “ hương gượng đốt” (không phải gượng đốt hương) “gương gượng soi”(gượng soi gương). Dùng tính từ đặc tả “mê mãi” “châu chan” và phép đối xứng (hồn mê mãi –lệ châu chan)-> thể hiện sâu sắc diễn biến tâm trạng của nhân vật: Càng tìm càng gắng gượng, càng thấy cô đơn, càng thêm buồn khổ.
+ Việc làm thứ 3 thì sự gắng gượng của người chinh phụ lên đến đỉnh cao và nỗi sầu muộn cũng tới cực điểm “Sắt cầm gượng.ngại ngùng”-> cố nén buồn tìm nguồn vui nhưng càng buồn hơn vì từ trong trái tim sầu muộn của nàng ngân lên một nhạc khúc não nùng khiến nàng “kinh” và “ngại” -> nỗi sợ hãi, nỗi lo âu vì thế tay gảy đàn mà lòng xáo động ngỡ “dây uyên đứt” – tức sợ hạnh phúc tan vỡ, tưởng “phím loan chùng” tức dự cảm mối duyên tình bị nhạt phai ->cây đàn không còn là đồ vật vô tri mà mang hồn người để tấu những khúc nhạc lòng, nói hộ người gảy những lo âu, những ngại ngùng kinh sợ.
“Lòng này.bằng trời” tự hỏi mình, muốn gửi nỗi nhớ vào ngọn gió đông. Nàng trân trọng, nâng niu nỗi nhớ ví như “ngân vàng” như một con đường vô tận -> lời độc thoại cố nén nỗi buồn tủi để chuyển thành nỗi nhớ thương.
“Trời thăm thẳmmưa phun” nỗi sầu muộn dâng cao như tràn ra ngoại cảnh, muốn tìm tri kỷ để chia sẻ, tâm sự về niềm khao khat hạnh phúc không nguôi nhưng tinh cảnh lẻ loi, đơn chiếc vẫn là 1 thực tế phủ phàng.
-Kẻ gieo đau khổ cho con người, đẩy những đôi lứa hanh phúc vào cảnh ngộ, cô đơn, lẻ bóng chính là giai cấp thống trị phong kiến, chiên tranh phong kiến phi nghĩa..
Nghệ thuật tả tâm trạng và tả cảnh ngụ tình hài hòa.
III/ Kết bài:
Đoạn trích cực tả tình cảnh lẻ loi, cô đơn buồn khổ và nỗi nhớ chồng da diết không thể nguôi ngoai của người chinh phụ. Từ đó tác giả dịch tả biểu hiện thấm thía nỗi bất hạnh của người chinh phu nói riêng, những người phụ nữ thời bấy giờ nói chung. 
Gián tiếp lên án chiến tranh PK
-> Đoạn trích có giá trị nhân đạo, nhân văn thấm thía.

Tài liệu đính kèm:

  • docchuyen chuc phan su den tan vien.doc