Chủ đề: tiếng Việt - Ngữ văn 8 - Học kì I

doc 4 trang Người đăng haibmt Lượt xem 2056Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem tài liệu "Chủ đề: tiếng Việt - Ngữ văn 8 - Học kì I", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chủ đề: tiếng Việt - Ngữ văn 8 - Học kì I
CHỦ ĐỀ: TIẾNG VIỆT
NGỮ VĂN 8 HỌC KÌ I
GIÁO VIÊN : HỒNG LAM
I. XÁC ĐỊNH CHUẨN KIẾN THỨC, KỸ NĂNG, THÁI ĐỘ CỦA CHỦ ĐỀ:
 1/ Kiến thức:Giúp học sinh kiểm tra kiến thức về các bài Tiếng Việt đã học từ tuần 1 đến tuần 13
 2/ Kỹ năng:
 - Ra quyết định ,tự tin giải quyết vấn đề, xử lí tình huống ,quản lí thời gian, trình bày khoa học...
 3/ Thái độ:học sinh ý thức làm bài tốt
II. HÌNH THỨC KIỂM TRA:
Hình thức đề kiểm tra: TN
III. BẢNG MÔ TẢ CÁC MỨC ĐỘ ĐÁNH GIÁ THEO ĐỊNH HƯỚNG NĂNG LỰC CỦA CHỦ ĐỀ.
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng thấp
Vận dụng cao
 Nhận biết về khái niệm trường từ vựng, biệt ngữ xã hội , câu ghép, từ tượng hình, từ tượng thanh
 Hiểu để xác định đúng biện pháp nói quá, nói giảm, nói tránh
 Vận dụng kiến thức đã học để phân biệt được câu ghép, thán từ, trợ từ
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO AN KHÊ
TRƯỜNG THCS LÊ HỒNG PHONG
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA: 15 PHÚT
MÔN NGỮ VĂN
 Mức độ
Lĩnh vực kiến thức
Nhận biết
Thông biểu
 Vận dụng thấp
Vận dụng cao
Cộng
TN
TL
TN
TL
TN
TL
TN
TL
Nhận biết về khái niệm trường từ vựng, biệt ngữ xã hội , câu ghép, từ tượng hình, từ tượng thanh
.
Hiểu để xác định đúng biện pháp nói quá, nói giảm, nói tránh
Vận dụng kiến thức đã học để phân biệt được câu ghép, thán từ, trợ từ
Số câu
Số điểm
Tỷ lệ %
6 câu
5đ
50%
5 câu
2,5đ
25%
5 câu 2,5đ
25%
16 câu
100%
IV. 	BIÊN SOẠN ĐỀ KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ THEO MỨC ĐỘ CỦA BẢNG MÔ TẢ
TRƯƠNG THCS LÊ HÔNG PHONG
Lớp :
Họ và tên
ĐỀ KIỂM TRA : 15 PHÚT TIẾNG VIỆT
Câu hỏi:
 Câu 1:Các từ : cắn, nhai, nghiến thuộc trường từ vựng nào?
a. Hoạt động của lưỡi b. Hoạt động của miệng
c. Hoạt động của răng d. Hoạt động của chân
Câu 2;Trong các từ sau, từ nào không phải là từ tượng hình?
a. Lom khom b. Xộc xệch c. Xồng xộc d. Xao xác
Câu 3: Trong các từ sau từ nào không phải là từ tượng thanh?
a. Rào rào b. Xào xạc c. Mênh mông d. Lách cách
Câu 4: Từ địa phương là gì?
Là từ ngữ được sử dụng ở một số dân tộc thiểu số phía Bắc 
Là từ ngữ được sử dụng ở một số dân tộc thiểu số phía Nam
Là từ ngữ chỉ được sử dụng ở một hoặc một số địa phương nhất định
Là từ ngữ được sử dụng phổ biến trong toàn dân
Câu 5:Từ mà trong câu văn sau thuộc từ loại nào?" Trưa nay các em được về nhà cơ mà'
a. Thán từ b. Tình thái từ c. Trợ từ d. Quan hệ từ
Câu 6: Câu văn nào dưới đây có chứa tình thái từ?
a.Ôi! Sáng xuân nay xuân 61 b. Này! con đừng làm như thế
c. Vệ Sĩ thân yêu ở lại nhé ! d. Chiều biên giới em ơi!
Câu 7. Nối thông tin cột A và cột B rồi điền kết quả vào cột C
A
B
C
a.Bác Dương thôi đã thôi rồi
Nước mây man mác ngậm ngùi lòng ta
1.Nói quá
1.....
b. Gươm mài đá, đá núi cũng mòn
Voi uống nước, nước sông phải cạn
2. Nói giảm, nói tránh
2.....
3. Nói khoác
3......
Câu 8: Trong những câu thơ sau, câu nào là câu ghép?
a. Mặt trời xuống biển như hòn lửa b. Sóng đã cài then, đêm sập cửa
c. Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi d. Câu hát căng buồm cùng gió khơi.
Câu 9: Trong các từ dưới đây, từ nào có mức độ khái quát rộng nhất?
a. Biển b. Sông ngòi c. Sông nước d. Ao hồ
Câu 10: Quan hệ từ được in đậm trong các câu ghép sau chỉ quan hệ nào?
" Nếu là chim, tôi sẽ là loại bồ câu trắng"
a. Quan hệ nguyên nhân b. Quan hệ mục đích
c. Quan hệ điều kiện d. Quan hệ nhượng bộ
Câu 11: Điền từ vào chỗ trống 
"Trường ...............là tập hợp những từ có nét chung......................"
....................xã hội là từ ngữ chỉ được sử dụng trong một tầng lớp .....................nhất định
Câu 12:Điều cần chú ý khi sử dụng từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội là
a. Tình huống giao tiếp b. Tiếng địa phương của người nói
c. Địa vị người nói d. Quan hệ giữa người giao tiếp
Câu 13: Câu ghép là câu có hai kết cấu chủ vị bao chứa lẫn nhau. Đúng hay sai?
a. Đúng b. Sai
Câu 14: Khi nào thì không nên nói giảm nói tránh?
a. Khi cần nói năng lịch sự, văn hóa b. Khi cần nói thẳng, nói thật
c. Khi muốn bày tỏ tình cảm d. Khi muốn trao đổi thẳng với đối tượng giao tiếp
Câu 15: Chỉ ra trợ từ dược sử dụng trong câu thơ sau:" Khi tôi biết thương bà thì đã muộn
 Bà chỉ còn là một nấm cỏ mà thôi"
a. Đã biết b. Biết, còn c. Chỉ, thôi d. Đã, chỉ
Câu 16: Trong các câu sau câu nào không phải là câu ghép?
a. Hắn chửi đời và hắn chửi trời . b. Tôi biết vậy nên tôi chỉ buồn chứ không nỡ giận 
c. Rồi hắn cúi xuống, tần ngần ngắm nghía d. Hắn uống đến say mềm người rồi hắn đi. 
 V. ĐÁP ÁN
Mỗi câu đúng 0,5đ 
1c
2d
3c
4c
5b
6c
7. 1b
2a
8b
9c
10c
11.atừ vựng.
 về nghĩa
b. biệt ngữ, xã hội
12a
13 b
14b
15c
16c

Tài liệu đính kèm:

  • docKIEM_TRA_15_PHUT_TIENG_VIET_8_CO_MA_TRAN_DAP_AN.doc