SỞ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO TRÀ VINH PHÒNG GIÁO DỤC ĐÀO TẠO TIỂU CẦN TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ HIẾU TỬ CHỦ ĐỀTÍCH HỢP “ Phát triển tổng hợp kinh tế và bảo vệ tài nguyên môi trường biển - đảo” Họ và tên giáo viên: Trần Thiện Khanh Ngày sinh: 08/04/1979 Môn : Địa lí NĂM HỌC 2016 -2017 Phụ lục III Phiếu mô tả dự án dự thi của giáo viên DỰ ÁN DẠY HỌC PHÁT TRIỂN TỔNG HỢP KINH TẾ VÀ BẢO VỆ TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG BIỂN – ĐẢO I. Tên dự án dạy học. Phát triển tổng hợp và bảo vệ tài nguyên môi trường biển đảo môn Địa lí 9 II. Mục tiêu dạy học. 1. Kiến thức: Giúp học sinh hiểu: - Cho học sinh biết nước ta có vùng biển rộng lớn, có nhiều đảo và quần đảo. - Biết được các bộ phận của vùng biển nước ta Địa lí 8 - Hiểu được thế nào là sự tôn trọng luật pháp quốc tế về biển đảo đặc biệt là “luật biển 1982” GDCD. - Thấy được tầm quan trọng của vùng biển nước ta về kinh tế và quốc phòng ở môn Lịch Sử 9. - Nhận thức được nét đẹp của vùng biển nước ta qua một số bài thơ môn Ngữ Văn 9. - Sưu tầm một số bài hát về biển đảo nước ta, về Trường Sa, Hoàng Sa môn Âm Nhạc. - Quan sát một số tranh ảnh, hình vẽ của thiếu nhi với biển đảo nước ta ở môn Mỹ Thuật. - Nắm được đặc điểm các ngành kinh tế biển, cần phải phát triển các ngành kinh tế biển một cách tổng hợp. 2. Kĩ năng: - Chỉ rõ giới hạn vùng biển của nước Việt Nam và biển đảo Việt Nam. - Phân tích được tầm quan trọng của biển đảo trong phát triển kinh tế ở nước ta hiện nay. - Hát một số bài hát về biển đảo, Trường Sa, Hoàng Sa. 3. Kĩ năng sống: - Vận dụng kiến thức môn GDCD, Lịch sử, Âm Nhạc, Địa lí để biết được giới hạn chủ quyền vùng biển nước ta. - Thấy được cuộc sống tốt đẹp của nhân dân ta, niềm tự hào của ngư dân vùng biển môn Ngữ Văn, Âm Nhạc, Mỹ Thuật. - Sự cần thiết của quan hệ hữu nghị hợp tác trong phát triển kinh tế của nước ta. - Liên môn Văn - Sử - Địa- GDCD để trình bày ý tưởng của cá nhân về những việc làm cụ thể để phát triển kinh tế và bảo vệ tài nguyên môi trường biển –đảo. 4. Các phương pháp /kĩ thuật dạy học tích cực: - Thảo luận lớp: Chia sẻ nhận thức của bản thân với các bạn về hiện trạng, cơ hội, nhiệm vụ đặt ra đối với mọi người trong việc Phát triển kinh tế biển.. - Minh họa bằng tranh ảnh về Phát triển kinh tế biển. 5. Thái độ: - Tôn trọng Luật pháp quốc tế, tôn trọng hòa bình, biết đấu tranh để bảo vệ chủ quyền vùng biển thiêng liêng của tổ quốc. - Thực hiện nhiệm vụ đoàn kết trong phát triển kinh tế và bảo vệ tài nguyên môi trường biển – đảo. - Tôn trọng tinh thần đoàn kết quốc tế. Biết cư xử một cách hòa bình thân thiện. - Biết ủng hộ những hoạt động bảo vệ hòa bình, chống chiến tranh phi nghĩa. III. Đối tượng dạy học của dự án. - Đối tượng của dự án dạy học là học sinh - Số lượng học sinh: 118 em - Số lớp thực hiện: 4 lớp : 9/1, 9/2, 9/3, 9/4 - Khối lớp: 9 - Một số đặc điểm: + Dự án mà tôi dạy học là tích hợp môn Văn – Sử - Địa – GDCD – Âm Nhạc – Mỹ thuật để làm nổi bật chủ đề “ Phát triển kinh tế biển” + Đối tượng là học sinh lớp 9 nên việc tiếp cận với lượng kiến thức của chương trình THCS tương đối. Học sinh không còn bỡ ngỡ, lạ lẫm trước những đổi mới về phương pháp, đổi mới về kiểm tra đánh giá, mà các thầy cô giáo đã áp dụng trong quá trình giảng dạy. + Các nội dung kiến thức tích hợp ở các môn học thuộc khoa học xã hội từ lớp 6 đến lớp 9 các em đã được tìm hiểu nên thuận lợi cho việc tìm hiểu tích hợp liên môn theo chủ đề trong tiết học. IV. Ý nghĩa của dự án. Trong cuộc sống hiện tại, tuy chúng ta đang sống trong cuộc sống hòa bình, hạnh phúc nhưng nguy cơ của chiến tranh và việc cố tình xâm chiếm biển đảo đã và đang gây nên mối hiểm họa cho cuộc sống của nhân dân Việt Nam. Vì vậy việc cấp thiết nhất là giáo viên thông qua dự án thực tế cấp bách này kêu gọi ngay từ tầng lớp học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường bằng những nhận thức về “Chủ quyền biển - đảo tầm quan trọng của biển đảo trong phát triển kinh tế” để cùng hành động bằng những việc làm cụ thể và cùng tuyên truyền đến gia đình, người thân tranh thủ sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế, hợp tác cùng nhau khai thác, sử dụng có hiệu quả tài nguyên biển để phát triển tổng hợp các ngành kinh tế biển.. V. Thiết bị dạy học, học liệu. 1. Đối với giáo viên: - SGK, giáo án tích hợp các môn GDCD, môn Ngữ Văn, môn Địa lí, môn Lịch Sử 9, môn Âm nhạc, Môn Mỹ Thuật. - Sử dụng máy chiếu trình chiếu tranh ảnh minh họa 2. Đối với học sinh: Tìm hiểu nội dung bài: - Hòa bình và hữu nghị môn GDCD - Bài thơ “Bến Cảng Hải Phòng” “ Đập Đá ở Côn Lôn” môn Ngữ Văn - Bài Vùng biển Việt Nam môn Địa lí 8 - Kháng chiến chống Mỹ môn Lịch Sử 9 - Sưu tầm hình ảnh về cảnh đẹp và phát triển kinh tế biển. VI. Hoạt động dạy học và tiến trình dạy học. 1. Ổn định lớp 2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh 3. Bài mới: * Hoạt động 1: Tìm hiểu đặc điểm của biển, đảo Việt Nam . -Kiến thức: Biết được giới hạn, vị trí của biển và đảo Việt Nam. -Tư tưởng: Tinh thần bảo vệ đất nước, Tôn trọng tình hữu nghị hợp tác quốc tế. -Kĩ năng: Quan sát và chỉ bản đồ, lược đồ, sơ đồ, ảnh. -Thời gian: 15 phút Nội dung Hoạt động của học sinh Hoạt động của giáo viên I/BIỂN VÀ ĐẢO VIỆT NAM: 1/ Vùng biển nước ta: - Biển Việt Nam là một bộ phận của biển Đông có đường bờ biển dài 3260 km. Diện tích rộng khoảng 1 triệu km2 - Gồm: vùng nội thủy, vùng tiếp giáp, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa. 2/ Các đảo và quần đảo: - Đảo: hơn 4000 đảo lớn nhỏ, chia thành các đảo ven bờ và các đảo xa bờ + Các đảo ven bờ có hơn 3000 đảo, các đảo lớn như Phú Quốc, Cát Bà + Các đảo xa bờ gồm đảo Bạch Long Vĩ và hai Quần đảo: Trường sa (Khánh Hòa) Hoàng Sa (Đà Nẵng ) -Quan sát bản đồ, lược đồ -Xác định bản đồ + Dài 3260 km + Khoảng 1 triệu km2 -Quan sát H 38.1 + Nội thủy, lãnh hải,tiếp giáp, vùng đặc quyền kinh tế. + Hải lí: 1hải lí= 1852 m. +Nước ta có 28 tỉnh giáp biển. + Trà Vinh có bờ biển dài 65 km. - Căn cứ vào công ước luật Biển LHQ năm 1982. - Chúng ta cần tôn trọng công ước về luật biển 1982 đồng thời mở rộng quan hệ hữu nghị, hợp tác với các nước. - Biển đông có ý nghĩa chiến lược góp phần vào thắng lợi của cách mạng Việt Nam, đặc biệt chiến dịch Hồ Chí Minh trên biển. - Xác định các đảo, quần đảo trên bản đồ. + Phú Quốc, Cát Bà. +Bạch long Vĩ, Phú Quý. + Quảng Ninh, Hải Phòng, Khánh Hòa, Kiên Giang. + Bảo vệ vùng biển chủ quyền Việt Nam. -Giới thiệu bản đồ kết hợp lược đồ H38.2 SGK. -Yêu cầu HS xác định đường bờ biển *Bờ biền dài bao nhiêu ? Diện tích ? -Mở rộng: giới hạn Vùng biển thuộc chủ quyền Việt Nam được căn cứ vào công ước luật Biển LHQ năm 1982. -Phân tích H 38.1 *Kể tên các bộ phận thuộc vùng biển Việt Nam ? -Phân tích giới hạn tính từ đường cơ sở và khái niệm đường cơ sở, xác định trên bản đồ. *Đơn vị tính chiều dài trên biển ?1 hải lí = bao nhiêu m ? Việt Nam có bao nhiêu tỉnh giáp biển ? Trà Vinh có giáp biển không ? bờ biển dài bao nhiêu km? *Tích hợp môn GDCD: - - Căn cứ vào đâu để xác định các bộ phận vùng biển nước ta? - Để bảo vệ và khai thác tốt tài nguyên biển chúng ta cần phải làm gì? *Tích hợp môn Lịch sử: - Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước Biển đông có ý nghĩa như thế nào? Cho ví dụ. Yêu cầu HS xác định các đảo và quần đảo trên bản đồ. Hai đảo lớn nhất ? Những đảo ven bờ ? -Mở rộng: các đảo xa bờ, ven bờ. Những tỉnh có nhiều đảo ? *Tích hợp môn Mỹ Thuật: Nét đẹp của người lính hải quân? Những anh lính hải quân có nhiệm vụ gì ? -Mở rộng: vấn đề tranh chấp biển đảo giữa Việt Nam và các nước. * Hoạt động 2: Tìm hiểu đặc điểm của các ngành kinh tế biển Việt Nam - Kiến thức: Biết được các nguồn lợi của biển Việt Nam trong sự phát triển kinh tế - Tư tưởng: Tinh thần bảo vệ tài nguyên và môi trường biển, đảo . - Kĩ năng: Quan sát và chỉ bản đồ, lược đồ, sơ đồ, ảnh. - Thời gian: 20 phút Nội dung Hoạt động của học sinh Hoạt động của giáo viên II/ PHÁT TRIỂN TỔNG HỢP KINH TẾ BIỂN: 1/ Khai thác, nuôi trồng và chế biến hải sản: - Nguồn thủy sản tự nhiên rất phong phú, tổng trữ lượng hải sản khoảng 4 triệu tấn, khai thác hàng năm 1,9 triệu tấn. ( ưu tiên khai thác thủy sản xa bờ ) - Đẩy mạnh nuôi trồng hải sản. - Phát triển đồng bộ và hiện đại công nghiệp chế biến hải sản. 2/ Du lịch biển-đảo: - Biển có nguồn tài nguyên du lịch phong phú: bãi cát, phong cảnh, vịnh, đảo - Ngành du lịch biển đang phát triển nhanh trong những năm gần đây. Xem H 38.3 + Đọc theo sơ đồ. + Không có ngành nông nghiệp. - Dân ca Lý kéo chài, + Cá, tôm, hải sâm, sò huyết, bào ngư + Nhiều cá, bảo vệ môi trường gần bờ để nuôi trồng. + Vũng, vịnh, đảo, bãi cát + Cầu Ngang, Duyên Hải, Trà Cú. - Xem H 38.4 SGK. + Cá tôm khô, mắm, nước mắm, đóng hộp, đông lạnh + Phát triển mạnh. + Bãi cát, vịnh, vũng, đảo, hòn + Vịnh Hạ Long. + Mũi né, Nha Trang, Hà Tiên + Ba Động, Mỹ Long Giới thiệu H 38.3 Kể tên các ngành kinh tế biển ? So sánh với các ngành kinh tế trên đất liền ? -Kết luận: nguồn tài nguyên đa dạng phát triển kinh tế đa ngành. *Tích hợp môn Âm nhạc: - Em hãy cho biết một số bài hát dân ca ca ngợi hoạt động đánh bắt hải sản. Kể các nguồn lợi biển ? * Giáo viên tổ chức lớp thảo luận nhóm: + Nhóm 1: Đánh giá tiềm năng hải sản. +Nhóm 2:Nêu thực trạng khai thác hải sản ở nước ta. + Nhóm 3:tác động của khai thác hải sản đến môi trường biển. +Nhóm 4: Biện pháp khai thác và phát triển bền vững tài nguyên hải sản. - Mở rộng: trữ lượng hải sản 4 triệu tấn, cho phép khai thác 1,9 triệu tấn hàng năm. - Tại sao ưu tiên đánh bắt xa bờ ? - Trà Vinh phát triển mạnh nuôi trồng hải sản ở địa phuyowng nào? -Giới thiệu H 38.4 Kể những sản phẩm thủy sản chế biến từ công nghiệp ? Công nghiệp chế biến thủy sản phát triển có vai trò gì đối với khai thác và nuôi trồng ? Kể những nguồn tài nguyên phát triển du lịch ? Vịnh nào nổi tiếng thế giới ? -Giới thiệu: Vịnh Hạ Long. Kể tên một số điểm du lịch biển mà em biết ? Ở Trà Vinh có du lịch biển không ? 4. Tổng kết và hướng dẫn học tập: 4.1. Tổng kết( 3’) - Nêu đặc điểm biển-đảo Việt Nam ? Kể tên các bộ phận của vùng biển nước ta. - Ngành khai thác, nuôi trồng và chế biến thủy sản nước ta có đặc điểm gì ? - Nêu tên các điểm du lịch biển - đảo của các vùng kinh tế ? 4.2. Dặn dò: ( 2’) Về nhà các em học kĩ bài này, cần nắm được các đặc điểm về biển – đảo Việt Nam và các hoạt động kinh tế biển ở nước ta. Chuẩn bị tiết sau các em xem trước SGK bài 39 tìm hiểu về các hoạt động giao thông vận tải biển và các biện pháp để bảo vệ tài nguyên biển. VII. Kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh - Thực hành/luyện tập Câu 1: Điều kiện thuận lợi để phát triển ngành khai thác ,nuôi trồng và chế biến hải sản,ngành du lịch biển đảo : a/ Vùng biển rộng ,ấm ,hải sản phong phú ,ngư trường lớn. b/ Vùng biển có nhiều đảo. c/ Có nhiều bãi biển đẹp ,phong cảnh kỳ thú . d/ Nguồn lao động dồi dào ,có kinh nghiệm trong ngành khai thác và nuôi trồng hải sản. Câu 2: Chọn câu trả lời đúng nhất. Vùng biển có nhiều quần đảo là: A. Vùng biển Quảng Ninh - Hải Phòng - Khánh Hoà - Kiên Giang. B. Vùng biển Bắc Trung Bộ. C. Vùng biển duyên hải Nam Trung Bộ. D. Vùng biển Cà Mau Câu 3: Hãy sắp xếp các bãi tắm và khu du lịch biển sau ở nước ta theo thứ tự từ Bắc vào Nam? Hạ Long, Vũng Tàu, Nha Trang, Sầm Sơn, Đà Nẵng, Cửa Lò, Huế, Cát Bà. - 99% tích cực xung phong trả lời câu hỏi ô chữ. VIII. Các sản phẩm của học sinh: Qua quá trình thực hiện dự án cho học sinh khối 9. Với tổng số 118 em bản thân tôi đã nhận thấy đạt được những kết quả như sau: Lớp TSHS Số học sinh nắm được nội dung kiến thức của dự án Số học sinh thực hiện được kĩ năng và kĩ năng sống Số học sinh luôn chọn và ủng hộ SL TL SL TL SL TL 9/1 29 29 100% 26 89,7% 29 100% 9/2 30 30 100% 28 93,3% 30 100% 9/3 30 30 100% 30 100% 30 100% 9/4 29 29 100% 27 93,1% 29 100%
Tài liệu đính kèm: