CHỦ ĐỀ: TAM GIÁC CÂN 1- Chuẩn kiến thức, kỹ năng - Kiến thức: + Hiểu định nghĩa và các tính chất của tam giác cân, tam giác vuông cân, tam giác đều. + Biết chứng minh một tam giác là tam giác cân, tam giác vuông cân, tam giác đều. + Nhận biết được nhận biết tam giác cân, tam giác vuông cân, tam giác đều. - Kỹ năng: + Biết vẽ một tam giác cân, tam giác vuông cân, tam giác đều. + Biết vận dụng tính chất của tam giác cân, tam giác vuông cân, tam giác đều để tính toán số đo góc, chứng minh hai góc bằng nhau, chứng minh hai đoạn hai bằng nhau. + Rèn kỹ năng vẽ hình, tính toán, tập dượt chứng minh đơn giản. - Thái độ: Tích cực, tự giác trong học tập; hợp tác tốt. 2- Bảng mô tả và câu hỏi tương ứng NỘI DUNG NHẬN BIẾT THÔNG HIỂU VẬN DỤNG VẬN DỤNG THẤP VẬN DỤNG CAO 1.Định nghĩa tam giác cân Ví dụ minh họa - Nhận biết được tam giác cân. - Xác định được cạnh bên, cạnh đáy, góc ở đáy, góc ở đỉnh. Xác định được các yếu tố trong tam giác cân (thông qua hình vẽ và kí hiệu hình học). Xác định tam giác cân, tính được độ dài đoạn thẳng, so sánh hai đoạn thẳng, vẽ tam giác cân Tìm được điều kiện để một tam giác đã cho trở thành tam giác cân. Câu 1.1.1 Phát biểu định nghĩa tam giác cân. Câu 1.1.2 Cho tam giác ABC cân tại A thì A. AB = AC B. AB = BC C. BC = AC D. AB > BC Câu 1.2 Hãy chỉ ra các tam giác cân trong hình vẽ sau? Câu 1.3.1 Cho tam giác ABC cân tại A biết AB = 5cm. Tính độ dài của cạnh BC. Câu 1.3.2. Dùng compa và thước thẳng vẽ tam giác ABC cân tại B. Câu 1.4.1 Cho tam giác ABC cân. Hãy xác định cạnh bên, cạnh đáy của tam giác cân? Câu 1.4.2 Cho tam giác ABC cân tại A. Tia phân giác của góc A cắt BC tại D. Hãy so sánh góc ABD với góc ACD. 2. Tính chất Ví dụ minh họa Nêu được tính chất của tam giác cân. - Nhận biết được tam giác vuông cân. Xác định được số đo hai góc của tam giác cân khi được số đo một góc của tam giác cân đó, số đo các góc của tam giác vuông cân. Xác định được tam giác cân, tam giác vuông cân qua số đo góc của tam giác. Biết sử dụng tính chất để chứng minh tam giác cân, vận dụng vào thực tế. Câu 2.1. Trong các tam tam giác sau tam giác nào là tam giác cân? Câu 2.3. Cho tam giác ABC cân tại A, biết a. Góc A = 500. Tính số đo của góc B, góc C. b. Góc B = 400. Tính số của góc A, C? Câu 2.4.1 Giải bài tập 50 sách giáo khoa. Câu 2.4.2. Hãy nêu cách cắt một hình vuông thành 8 tam giác vuông cân bằng nhau? Câu 2.4.2. Hoạt động nhóm để giải bài tập sau: Cho tam giác MNP cân tại M a. Biết góc M = a0, Tính số đo của N, P theo a. b. Biết N = x0. Tính số đo của góc M và góc P theo x0 c) Cho tam giác ABC cân tại A, có . Tính số đo các góc của tam giác ABC. d) Tìm số đo các góc của tam giác ABC, biết và nêu nhận xét về tam giác ABC. 3. Tam giác đều Phát biểu được định nghĩa tam giác đều. Xác định được tam giác đều, phân loại được các tam giác đã học. Vẽ đươc tam giác đều bằng compa, tính được chu vi tam giác, tam giác đều Vận dụng được các kiến thức về tam giác cân, tam giác đều để giải bài tập tổng hợp. Câu 3.1.1 Trong các tam tam giác sau tam giác nào là tam giác đều? a) có . b) có c)có . Câu 3.1.2 Nêu các hình ảnh về tam giác đều trong cuộc sống. Câu 3.2 Cho tam giác ABC có AB = AC, góc A bằng 600. Tính số đo của các góc B và C, có nhận xét gì về tam giác ABC trong trường hợp này. Câu 3.3 Vẽ tam giác đều DEF, biết DE = 3cm và tính chu vi của tam giác DEF. Câu 3.4 Cho góc xOy =1200, điểm A thuộc tia phân giác của góc đó. Kẻ AB vuông góc với Ox (B Ox), kẻ OC vuông góc với Oy (). Chứng minh tam giác ABC đều. 3- Định hướng hình thành và phát triển năng lực Đây là một bài học hình thành cho học sinh khái niệm về tam giác cân, tam giác đều, tính chất của nó nên chủ yếu ở bài này là hình thành và phát triển cho học sinh năng lực tư duy để hiểu rõ bản chất của định nghĩa khái niệm, tính chất; liên tưởng các hình ảnh trong thực tế cuộc sống đồng thời hình thành và phát triển năng lực tính toán, lập luận, chứng minh lôgich. 4- Phương pháp dạy học: Phương pháp chủ đạo là phương pháp vấn đáp (trong đó sử dụng vấn đáp tái hiện và vấn đáp tìm tòi). Bên cạnh đó, sử dụng phương pháp nêu và giải quyết vấn đề để giải quyết một bài toán thực tế "Bài toán thực tế" nhằm hình thành các kỹ năng vận dụng trong cuộc sống. Ngoài ra, sử dụng phương pháp "học nhóm" để học sinh nhận xét, đánh giá khả năng lập luận loogich vấn đề.
Tài liệu đính kèm: