Câu hỏi trắc nghiệm về luật bình đẳng giới

doc 14 trang Người đăng tranhong Lượt xem 10160Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Câu hỏi trắc nghiệm về luật bình đẳng giới", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Câu hỏi trắc nghiệm về luật bình đẳng giới
Luật Bình đẳng giới
Câu 1: Bình đẳng giới theo quy định của Luật Bình đẳng giới được hiểu như thế nào? 
Trả lời: 
- Bình đẳng giới là việc nam giới và phụ nữ được công nhận và hưởng các vị thế ngang nhau trong xã hội; Bình đẳng giới không chỉ đơn giản là số lượng của phụ nữ và nam giới hay trẻ em trai và trẻ em gái tham gia trong tất cả các hoạt động như nhau.
- Bình đẳng giới có nghĩa là nam và nữ đều có thể có những điều kiện bình đẳng để phát huy đầy đủ các tiềm năng của họ, có cơ hội để tham gia, đóng góp và hưởng lợi công bằng từ công cuộc phát triển quốc gia trong các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa xã hội và ngay trong gia đình.
- Bình đẳng giới không có nghĩa là nam giới và phụ nữ giống nhau mà là các đặc điểm giống nhau và khác biệt giữa nam và nữ được công nhận và có giá trị như nhau.
- Bình đẳng giới có nghĩa là nam giới và phụ nữ được hưởng các thành quả lao động một cách bình đẳng.
Câu 2: Gia đình ảnh hướng thế nào tới quan hệ giới?
Trả lời:
- Gia đình có vai trò và ảnh hưởng rất lớn tới quan hệ giới, tới việc hình thành các quan niệm của thành viên gia đình về vị trí, vai trò của nam và nữ trong gia đình, xã hội.
- Suy nghĩ, cách hành xử, sự dạy dỗ về giới của thế hệ trước chính là yếu tố ảnh hưởng rất lớn tới việc hình thành quan niệm về giới của mỗi thành viên gia đình thế hệ sau. Do đó, nếu trong gia đình có định kiến về giới ở thế hệ trước thì sẽ được hình thành ở thế hệ sau. Vì vậy, để đảm bảo sự bình đẳng giới trong xã hội thì rất cần phát huy trách nhiệm của mỗi gia đình trong bảo đảm bình đẳng giới ngay trong gia đình mình.
Câu 3: Bình đẳng giới và bạo lực gia đình có mối liên quan gì với nhau không?
Trả lời:
Bình đẳng giới và bạo lực gia đình là hai vấn đề có liên quan trực tiếp đến nhau. Muốn giảm thiểu bạo lực gia đình thì phải loại trừ các nguyên nhân gốc rễ gây ra nó, trong đó: 
- Bất bình đẳng giới là một trong những nguyên nhân quan trọng dẫn đến thực trạng bạo lực gia đình.
- Đối tượng chịu sự bất bình đẳng giới trong xã hội chủ yếu là phụ nữ đã làm cho người phụ nữ thường ở vị trí yếu thế, phụ thuộc vào nam giới về kinh tế, văn hóa, giáo dục Những quan niệm, định kiến giới về vai trò của nam và nữ đã làm cho phụ nữ trở thành nhóm có nguy cơ bị bạo lực gia đình cao.
Câu 4: Định kiến giới là gì và nó ảnh hưởng thế nào tới nam và nữ?
Trả lời:
- Định kiến giới là nhận thức, thái độ và đánh giá thiên lệch, tiêu cực về đặc điểm, vị trí, vai trò và năng lực của nam hoặc nữ trong gia đình và xã hội.
- Các định kiến giới thường không đúng, không phản ánh đúng khả năng thực tế của từng người và thường giới hạn những gì mà xã hội cho phép hoặc mong đợi các cá nhân thực hiện.
- Định kiến giới chủ yếu tác động tiêu cực tới cơ hội phát triển, thăng tiến của nữ vì đa phần các định kiến này là các định kiến tiêu cực đối với nữ. Những định kiến này gây ra không ít thiệt thòi cho phụ nữ về tinh thần, vật chất và còn là nguyên nhân tác động tới tình trạng bạo lực gia đình. 
Câu 5: Bình đẳng giới được thực hiện trên nguyên tắc nào? Các hành vi nào bị nghiêm cấm trong quá trình thực hiện bình đẳng giới?
Trả lời: 
- Bình đẳng giới được thực hiện trên nguyên tắc
1. Nam, nữ bình đẳng trong các lĩnh vực của đời sống xã hội và gia đình.
2. Nam, nữ không bị phân biệt đối xử về giới.
3. Biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới không bị coi là phân biệt đối xử về giới.
4. Chính sách bảo vệ và hỗ trợ người mẹ không bị coi là phân biệt đối xử về giới. 
5. Bảo đảm lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong xây dựng và thực thi pháp luật. 
6. Thực hiện bình đẳng giới là trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, gia đình, cá nhân.
- Các hành vi bị nghiêm cấm khi thực hiện bình đẳng giới gồm:
1. Cản trở nam, nữ thực hiện bình đẳng giới.
2. Phân biệt đối xử về giới dưới mọi hình thức.
3. Bạo lực trên cơ sở giới. 
4. Các hành vi khác bị nghiêm cấm theo quy định của pháp luật.
Câu 6: Để thúc đẩy bình đẳng giới cần có những biện pháp nào?
Trả lời: Các biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới bao gồm:
1. Quy định tỷ lệ nam, nữ hoặc bảo đảm tỷ lệ nữ thích đáng tham gia, thụ hưởng;
2. Đào tạo, bồi dưỡng để nâng cao trình độ năng lực cho nữ hoặc nam;
3. Hỗ trợ để tạo điều kiện, cơ hội cho nữ hoặc nam; 
4. Quy định tiêu chuẩn, điều kiện đặc thù cho nữ hoặc nam;
5. Quy định nữ được quyền lựa chọn trong trường hợp nữ có đủ điều kiện, tiêu chuẩn như nam;
6. Quy định việc ưu tiên nữ trong trường hợp nữ có đủ điều kiện, tiêu chuẩn như nam;
7. Các biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới được quy định tại khoản 5 Điều 11, khoản 2 Điều 12, khoản 3 Điều 13, khoản 5 Điều 14 của Luật này.
Câu 7: Bình đẳng giới trong lĩnh vực lao động được thực hiện như thế nào?
Trả lời: Bình đẳng giới trong lĩnh vực lao động được thực hiện như sau:
1. Nam, nữ bình đẳng về tiêu chuẩn, độ tuổi khi tuyển dụng, được đối xử bình đẳng tại nơi làm việc về việc làm, tiền công, tiền thưởng, bảo hiểm xã hội, điều kiện lao động và các điều kiện làm việc khác.
2. Nam, nữ bình đẳng về tiêu chuẩn, độ tuổi khi được đề bạt, bổ nhiệm giữ các chức danh trong các ngành, nghề có tiêu chuẩn chức danh.
3. Các biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới trong lĩnh vực lao động bao gồm:
a) Quy định tỷ lệ nam, nữ được tuyển dụng lao động;
b) Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực cho lao động nữ;
c) Người sử dụng lao động tạo điều kiện vệ sinh an toàn lao động cho lao động nữ làm việc trong một số ngành, nghề nặng nhọc, nguy hiểm hoặc tiếp xúc với các chất độc hại.
Câu 8: Bình đẳng giới trong gia đình được thực hiện như thế nào?
Trả lời: Bình đẳng giới trong gia đình được thực hiện như sau:
1. Vợ, chồng bình đẳng với nhau trong quan hệ dân sự và các quan hệ khác liên quan đến hôn nhân và gia đình. 
2. Vợ, chồng có quyền, nghĩa vụ ngang nhau trong sở hữu tài sản chung, bình đẳng trong sử dụng nguồn thu nhập chung của vợ chồng và quyết định các nguồn lực trong gia đình.
3. Vợ, chồng bình đẳng với nhau trong việc bàn bạc, quyết định lựa chọn và sử dụng biện pháp kế hoạch hoá gia đình phù hợp; sử dụng thời gian nghỉ chăm sóc con ốm theo quy định của pháp luật.
4. Con trai, con gái được gia đình chăm sóc, giáo dục và tạo điều kiện như nhau để học tập, lao động, vui chơi, giải trí và phát triển. 
5. Các thành viên nam, nữ trong gia đình có trách nhiệm chia sẻ công việc gia đình.
Câu 9: Gia đình có trách nhiệm như thế nào trong việc thực hiện bình đẳng giới ?
Trả lời: Trách nhiệm của gia đình trong việc thực hiện bình đẳng giới:
1. Tạo điều kiện cho các thành viên trong gia đình nâng cao nhận thức, hiểu biết và tham gia các hoạt động về bình đẳng giới.
2. Giáo dục các thành viên có trách nhiệm chia sẻ và phân công hợp lý công việc gia đình. 
3. Chăm sóc sức khoẻ sinh sản và tạo điều kiện cho phụ nữ thực hiện làm mẹ an toàn.
4. Đối xử công bằng, tạo cơ hội như nhau giữa con trai, con gái trong học tập, lao động và tham gia các hoạt động khác.
Câu 10: Công dân có trách nhiệm như thế nào trong việc thực hiện bình đẳng giới?
Trả lời: Trách nhiệm của công dân trong việc thực hiện bình đẳng giới:
1. Học tập nâng cao hiểu biết, nhận thức về giới và bình đẳng giới;
2. Thực hiện và hướng dẫn người khác thực hiện các hành vi đúng mực về bình đẳng giới;
3. Phê phán, ngăn chặn các hành vi phân biệt đối xử về giới;
4. Giám sát việc thực hiện và bảo đảm bình đẳng giới của cộng đồng, của cơ quan, tổ chức và công dân.
TÀI LIỆU HỎI ĐÁP VỀ LUẬT BÌNH ĐẲNG GIỚI
Posted on 03/02/2008 by Civillawinfor
Luật bình đẳng giới đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt nam khóa XI, kỳ họp thứ 10 thông qua ngày 29 tháng 11 năm 2006, có hiệu lực ngày 01 tháng 7 năm 2007.
Luật này quy định nguyên tắc bình đẳng giới trong các lĩnh vực của đời sống xã hội và gia đình, biện pháp bảo đảm bình đẳng giới, trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, gia đình, cá nhân trong việc thực hiện bình đẳng giới.
Giải thích một số từ ngữ trong Luật bình đẳng giới
Trong Luật bình đẳng giới, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. GIỚI chỉ đặc điểm, vị trí, vai trò của nam và nữ trong tất cả các mối quan hệ xã hội.
2. GIỚI TÍNH chỉ các đặc điểm sinh học của nam, nữ.
3. BÌNH ĐẲNG GIỚI là việc nam, nữ có vị trí, vai trò ngang nhau, được tạo điều kiện và cơ hội phát huy năng lực của mình cho sự phát triển của cộng đồng, của gia đình và thụ hưởng như nhau về thành quả của sự phát triển đó.
4. ĐỊNH KIẾN GIỚI là nhận thức, thái độ và đánh giá thiên lệch, tiêu cực về đặc điểm, vị trí, vai trò và năng lực của nam hoặc nữ.
5. PHÂN BIỆT ĐỐI XỬ VỀ GIỚI là việc hạn chế, loại trừ, không công nhận hoặc không coi trọng vai trò, vị trí của nam và nữ, gây bất bình đẳng giữa nam và nữ trong các lĩnh vực của đời sống xã hội và gia đình.
6. BIỆN PHÁP THÚC ĐẨY BÌNH ĐẲNG GIỚI là biện pháp nhằm bảo đảm bình đẳng giới thực chất, do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành trong trường hợp có sự chênh lệch lớn giữa nam và nữ về vị trí, vai trò, điều kiện, cơ hội phát huy năng lực và thụ hưởng thành quả của sự phát triển mà việc áp dụng các quy định như nhau giữa nam và nữ không làm giảm được sự chênh lệch này. Biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới được thực hiện trong một thời gian nhất định và chấm dứt khi mục đích bình đẳng giới đã đạt được.
7. LỒNG GHÉP VẤN ĐỀ BÌNH ĐẲNG GIỚI TRONG XÂY DỰNG VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT là biện pháp nhằm thực hiện mục tiêu bình đẳng giới bằng cách xác định vấn đề giới, dự báo tác động giới của văn bản, trách nhiệm, nguồn lực để giải quyết vấn đề giới trong các quan hệ xã hội được văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh.
8. HOẠT ĐỘNG BÌNH ĐẲNG GIỚI là hoạt động do cơ quan, tổ chức, gia đình, cá nhân thực hiện nhằm đạt mục tiêu bình đẳng giới.
9. CHỈ SỐ PHÁT TRIỂN GIỚI (GDI) là số liệu tổng hợp phản ánh thực trạng bình đẳng giới, được tính trên cơ sở tuổi thọ trung bình, trình độ giáo dục và thu nhập bình quân đầu người của nam và nữ.
Luật bình đẳng giới áp dụng cho đối tượng nào?
Trả lời: Theo Điều 2 Luật bình đẳng giới qui định đối tượng áp dụng như sau:
1. Cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, tổ chức kinh tế, đơn vị sự nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân, gia đình và công dân Việt Nam (sau đây gọi chung là cơ quan, tổ chức, gia đình, cá nhân).
2. Cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam, cá nhân nước ngoài cư trú tại Việt Nam.
Mục tiêu bình đẳng giới theo quy định của pháp luật là gì?
Trả lời: Theo Điều 4 Luật bình đẳng giới qui định:
Mục tiêu bình đẳng giới là xoá bỏ phân biệt đối xử về giới, tạo cơ hội như nhau cho nam và nữ trong phát triển kinh tế – xã hội và phát triển nguồn nhân lực, tiến tới bình đẳng giới thực chất giữa nam, nữ và thiết lập, củng cố quan hệ hợp tác, hỗ trợ giữa nam, nữ trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội và gia đình.
Nguyên tắc bình đẳng giới được pháp luật quy định như thế nào?
Trả lời: Theo Điều 6 Luật bình đẳng giới qui định các nguyên tắc cơ bản về bình đẳng giới như sau:
1. Nam, nữ bình đẳng trong các lĩnh vực của đời sống xã hội và gia đình.
2. Nam, nữ không bị phân biệt đối xử về giới.
3. Biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới không bị coi là phân biệt đối xử về giới.
4. Chính sách bảo vệ và hỗ trợ người mẹ không bị coi là phân biệt đối xử về giới.
5. Bảo đảm lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong xây dựng và thực thi pháp luật.
6. Thực hiện bình đẳng giới là trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, gia đình, cá nhân.
Các chính sách của Nhà nước về bình đẳng giới được quy định như thế nào?
Trả lời: Theo Điều 7 Luật bình đẳng giới qui định:
1. Bảo đảm bình đẳng giới trong mọi lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội và gia đình; hỗ trợ và tạo điều kiện cho nam, nữ phát huy khả năng, có cơ hội như nhau để tham gia vào quá trình phát triển và thụ hưởng thành quả của sự phát triển.
2. Bảo vệ, hỗ trợ người mẹ khi mang thai, sinh con và nuôi con nhỏ; tạo điều kiện để nam, nữ chia sẻ công việc gia đình.
3. Áp dụng những biện pháp thích hợp để xoá bỏ phong tục, tập quán lạc hậu cản trở thực hiện mục tiêu bình đẳng giới.
4. Khuyến khích cơ quan, tổ chức, gia đình, cá nhân tham gia các hoạt động thúc đẩy bình đẳng giới.
5. Hỗ trợ hoạt động bình đẳng giới tại vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và vùng có điều kiện kinh tế ? xã hội đặc biệt khó khăn; hỗ trợ những điều kiện cần thiết để nâng chỉ số phát triển giới đối với các ngành, lĩnh vực và địa phương mà chỉ số phát triển giới thấp hơn mức trung bình của cả nước.
Quản lý nhà nước về bình đẳng giới bao gồm những nội dung nào?
Trả lời: Theo Điều 8 Luật bình đẳng giới qui định nội dung quản lý nhà nước về bình đẳng giới như sau:
1. Xây dựng và tổ chức thực hiện chiến lược, chính sách, mục tiêu quốc gia về bình đẳng giới.
2. Ban hành và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật về bình đẳng giới.
3. Ban hành và tổ chức thực hiện các biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới.
4. Tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật về bình đẳng giới.
5. Xây dựng, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ hoạt động về bình đẳng giới.
6. Thanh tra, kiểm tra việc thực hiện pháp luật về bình đẳng giới; giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về bình đẳng giới.
7. Thực hiện công tác thống kê, thông tin, báo cáo về bình đẳng giới.
8. Hợp tác quốc tế về bình đẳng giới.
Quản lý nhà nước về bình đẳng giới gồm những cơ quan nào?
Trả lời: Theo Điều 9 Luật bình đẳng giới qui định:
1. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về bình đẳng giới.
2. Bộ hoặc cơ quan ngang bộ được Chính phủ phân công chủ trì chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về bình đẳng giới.
3. Bộ, cơ quan ngang bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp với cơ quan quản lý nhà nước về bình đẳng giới quy định tại khoản 2 Điều này thực hiện quản lý nhà nước về bình đẳng giới.
4. Uỷ ban nhân dân các cấp thực hiện quản lý nhà nước về bình đẳng giới trong phạm vi địa phương theo phân cấp của Chính phủ.
Luật bình đẳng giới quy định các hành vi nào bị nghiêm cấm?
Trả lời: Theo Điều 10 Luật bình đẳng giới qui định các hành vi bị nghiêm cấm như sau :
1. Cản trở nam, nữ thực hiện bình đẳng giới.
2. Phân biệt đối xử về giới dưới mọi hình thức.
3. Bạo lực trên cơ sở giới.
4. Các hành vi khác bị nghiêm cấm theo quy định của pháp luật.
Luật bình đẳng giới quy định thế nào về bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị?
Trả lời: Theo Điều 11 Luật bình đẳng giới qui định:
1. Nam, nữ bình đẳng trong tham gia quản lý nhà nước, tham gia hoạt động xã hội.
2. Nam, nữ bình đẳng trong tham gia xây dựng và thực hiện hương ước, quy ước của cộng đồng hoặc quy định, quy chế của cơ quan, tổ chức.
3. Nam, nữ bình đẳng trong việc tự ứng cử và được giới thiệu ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân; tự ứng cử và được giới thiệu ứng cử vào cơ quan lãnh đạo của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp.
4. Nam, nữ bình đẳng về tiêu chuẩn chuyên môn, độ tuổi khi được đề bạt, bổ nhiệm vào cùng vị trí quản lý, lãnh đạo của cơ quan, tổ chức.
5. Các biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị bao gồm:
a) Bảo đảm tỷ lệ thích đáng nữ đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân phù hợp với mục tiêu quốc gia về bình đẳng giới;
b) Bảo đảm tỷ lệ nữ thích đáng trong bổ nhiệm các chức danh trong cơ quan nhà nước phù hợp với mục tiêu quốc gia về bình đẳng giới.
Luật bình đẳng giới quy định thế nào về bình đẳng giới trong lĩnh vực y tế?
Trả lời: Theo Điều 12 Luật bình đẳng giới qui định
1. Nam, nữ bình đẳng trong việc thành lập doanh nghiệp, tiến hành hoạt động sản xuất, kinh doanh, quản lý doanh nghiệp, bình đẳng trong việc tiếp cận thông tin, nguồn vốn, thị trường và nguồn lao động.
2. Các biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới trong lĩnh vực kinh tế bao gồm:
a) Doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động nữ được ưu đãi về thuế và tài chính theo quy định của pháp luật;
b) Lao động nữ khu vực nông thôn được hỗ trợ tín dụng, khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư theo quy định của pháp luật.
Luật bình đẳng giới quy định thế nào về bình đẳng giới trong lĩnh vực lao động?
Trả lời: Theo Điều 13 Luật bình đẳng giới qui định:
1. Nam, nữ bình đẳng về tiêu chuẩn, độ tuổi khi tuyển dụng, được đối xử bình đẳng tại nơi làm việc về việc làm, tiền công, tiền thưởng, bảo hiểm xã hội, điều kiện lao động và các điều kiện làm việc khác.
2. Nam, nữ bình đẳng về tiêu chuẩn, độ tuổi khi được đề bạt, bổ nhiệm giữ các chức danh trong các ngành, nghề có tiêu chuẩn chức danh.
3. Các biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới trong lĩnh vực lao động bao gồm:
a) Quy định tỷ lệ nam, nữ được tuyển dụng lao động;
b) Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực cho lao động nữ;
c) Người sử dụng lao động tạo điều kiện vệ sinh an toàn lao động cho lao động nữ làm việc trong một số ngành, nghề nặng nhọc, nguy hiểm hoặc tiếp xúc với các chất độc hại.
Luật bình đẳng giới quy định thế nào về bình đẳng giới trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo?
Trả lời: Theo Điều 14 Luật bình đẳng giới qui định:
1. Nam, nữ bình đẳng về độ tuổi đi học, đào tạo, bồi dưỡng.
2. Nam, nữ bình đẳng trong việc lựa chọn ngành, nghề học tập, đào tạo.
3. Nam, nữ bình đẳng trong việc tiếp cận và hưởng thụ các chính sách về giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ.
4. Nữ cán bộ, công chức, viên chức khi tham gia đào tạo, bồi dưỡng mang theo con dưới ba mươi sáu tháng tuổi được hỗ trợ theo quy định của Chính phủ.
5. Biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo bao gồm:
a) Quy định tỷ lệ nam, nữ tham gia học tập, đào tạo;
b) Lao động nữ khu vực nông thôn được hỗ trợ dạy nghề theo quy định của pháp luật.
Luật bình đẳng giới quy định thế nào về bình đẳng giới trong lĩnh vực khoa học và công nghệ?
Trả lời: Theo Điều 15 Luật bình đẳng giới qui định:
1. Nam, nữ bình đẳng trong việc tiếp cận, ứng dụng khoa học và công nghệ.
2. Nam, nữ bình đẳng trong việc tiếp cận các khoá đào tạo về khoa học và công nghệ, phổ biến kết quả nghiên cứu khoa học, công nghệ và phát minh, sáng chế.
Luật bình đẳng giới quy định thế nào về bình đẳng giới trong lĩnh vực văn hóa, thông tin, thể dục, thể thao?
Trả lời: Theo Điều 16 Luật bình đẳng giới qui định:
1. Nam, nữ bình đẳng trong tham gia các hoạt động văn hoá, thông tin, thể dục, thể thao.
2. Nam, nữ bình đẳng trong hưởng thụ văn hoá, tiếp cận và sử dụng các nguồn thông tin.
Luật bình đẳng giới quy định thế nào về bình đẳng giới trong lĩnh vực y tế?
Trả lời: Theo Điều 17 Luật bình đẳng giới qui định:
1. Nam, nữ bình đẳng trong tham gia các hoạt động giáo dục, truyền thông về chăm sóc sức khỏe, sức khoẻ sinh sản và sử dụng các dịch vụ y tế.
2. Nam, nữ bình đẳng trong lựa chọn, quyết định sử dụng biện pháp tránh thai, biện pháp an toàn tình dục, phòng, chống lây nhiễm HIV/AIDS và các bệnh lây truyền qua đường tình dục.
3. Phụ nữ nghèo cư trú ở vùng sâu, vùng xa, là đồng bào dân tộc thiểu số, trừ các đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, khi sinh con đúng chính sách dân số được hỗ trợ theo quy định của Chính phủ.
Luật bình đẳng giới quy định thế nào về bình đẳng giới trong gia đình?
Trả lời: Theo Điều 18 Luật bình đẳng giới qui định:
1. Vợ, chồng bình đẳng với nhau trong quan hệ dân sự và các quan hệ khác liên quan đến hôn nhân và gia đình.
2. Vợ, chồng có quyền, nghĩa vụ ngang nhau trong sở hữu tài sản chung, bình đẳng trong sử dụng nguồn thu nhập chung của vợ chồng và quyết định các nguồn lực trong gia đình.
3. Vợ, chồng bình đẳng với nhau trong việc bàn bạc, quyết định lựa chọn và sử dụng biện pháp kế hoạch hoá gia đình phù hợp; sử dụng thời gian nghỉ chăm sóc con ốm theo quy định của pháp luật.
4. Con trai, con gái được gia đình chăm sóc, giáo dục và tạo điều kiện như nhau để học tập, lao động, vui chơi, giải trí và phát triển.
5. Các thành viên nam, nữ trong gia đình có trách nhiệm chia sẻ công việc gia đình.
Biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới được pháp luật quy định như thế nào?
Trả lời: Theo khoản 5 Điều 11, khoản 2 

Tài liệu đính kèm:

  • doccau_hoi_trac_nghiem_luat_binh_dang_gioi.doc