Câu hỏi trắc nghiệm về Di truyền phân tử - Đề số 2

pdf 6 trang Người đăng dothuong Lượt xem 688Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Câu hỏi trắc nghiệm về Di truyền phân tử - Đề số 2", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Câu hỏi trắc nghiệm về Di truyền phân tử - Đề số 2
Nhà của tôi  ► TRẮC NGHIỆM THEO CHỦ ĐỀ  ► Di truyền phân tử  ►
Các đề kiểm tra 20 câu ­ 30 phút  ► Đề số 2
Câu hỏi 1
Chưa trả lời
Đạt điểm 1,00
Câu hỏi 2
Chưa trả lời
Đạt điểm 1,00
Câu hỏi 3
Chưa trả lời
Đạt điểm 1,00
Câu hỏi 4
Chưa trả lời
Đạt điểm 1,00
[20035] Một gen dài 0,51 micrômet, khi gen này thực hiện sao mã 3 lần, môi trường
nội bào đã cung cấp số ribônuclêôtit tự do là
Chọn:
a. 3000.
b. 1500.
c. 4500.
d. 6000.
[20034] Có 8 phân tử ADN tự nhân đôi một số lần bằng nhau đã tổng hợp được 112
mạch pôlinuclêôtit mới lấy nguyên liệu hoàn toàn từ môi trường nội bào. Số lần tự
nhân đôi của mỗi phân tử ADN trên là
Chọn:
a. 4.
b. 6.
c. 5.
d. 3.
[20022] Phân tích thành phần hóa học của một axit nuclêic cho thấy tỉ lệ các loại
nuclêôtit như sau: A= 20%; G= 35%; T= 20%. Axit nuclêic này là
Chọn:
a. ADN có cấu trúc mạch kép.
b. ARN có cấu trúc mạch đơn.
c. ARN có cấu trúc mạch kép.
d. ADN có cấu trúc mạch đơn.
[20021] Một gen của sinh vật nhân sơ có guanin chiếm 20% tổng số nuclêôtit của gen.
Trên một mạch của gen này có 150 ađênin và 120 timin. Số liên kết hiđrô của gen là
Chọn:
a. 1080.
b. 1120.
c. 990.
d. 1020.
Câu hỏi 5
Chưa trả lời
Đạt điểm 1,00
Câu hỏi 6
Chưa trả lời
Đạt điểm 1,00
Câu hỏi 7
Chưa trả lời
Đạt điểm 1,00
[20029] Một gen có cấu trúc dạng B dài 5100 ăngxtrông có số nuclêôtit là
Chọn:
a. 1500.
b. 4500.
c. 6000.
d. 3000.
[20036] Trong các phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu đúng về ADN ở tế bào nhân
thực?
 (1) ADN tồn tại ở cả trong nhân và trong tế bào chất. 
 (2) Các tác nhân đột biến chỉ tác động lên ADN trong nhân tế bào mà không tác động
lên ADN trong tế bào chất. 
 (3) Các phân tử ADN trong nhân tế bào có cấu trúc kép, mạch thẳng còn các phân tử
ADN trong tế bào chất có cấu trúc kép, mạch vòng. 
 (4) Khi tế bào giảm phân, hàm lượng ADN trong nhân và hàm lượng ADN trong tế
bào chất của giao tử luôn giảm đi một nửa so với tế bào ban đầu.
Chọn:
a. 2.
b. 3.
c. 4.
d. 1.
[20031] Đơn phân của prôtêin là
Chọn:
a. nuclêôtit.
b. axit amin
c. nuclêôxôm.
d. peptit.
Câu hỏi 8
Chưa trả lời
Đạt điểm 1,00
Câu hỏi 9
Chưa trả lời
Đạt điểm 1,00
Câu hỏi 10
Chưa trả lời
Đạt điểm 1,00
Câu hỏi 11
Chưa trả lời
Đạt điểm 1,00
[20039] Khi nói về số lần nhân đôi và số lần phiên mã của các gen ở một tế bào nhân
thực, trong trường hợp không có đột biến, phát biều nào sau đây là đúng?
Chọn:
a. Các gen trên các nhiễm sắc thể khác nhau có số lần nhân đôi khác nhau và số
lần phiên mã thường khác nhau
b. Các gen trên các nhiễm sắc thể khác nhau có số lần nhân đôi bằng nhau và số
lần phiên mã thường khác nhau
c. Các gen nằm trên cùng một nhiễm sắc thể có số lần nhân đôi khác nhau và số
lần phiên mã thường khác nhau
d. Các gen nằm trong một tế bào có số lần nhân đôi bằng nhau và số lần phiên
mã bằng nhau.
[20023] Mỗi gen mã hóa prôtêin điển hình có 3 vùng trình tự nuclêôtit. Vùng trình tự
nuclêôtit nằm ở đầu 5' trên mạch mã gốc của gen có chức năng
Chọn:
a. mang tín hiệu kết thúc quá trình dịch mã.
b. mang tín hiệu kết thúc quá trình phiên mã.
c. mang tín hiệu mở đầu quá trình phiên mã.
d. mang tín hiệu mở đầu quá trình dịch mã.
[20027] Một gen ở sinh vật nhân thực có số lượng các loại nuclêôtit là: A = T = 600 và
G = X = 300. Tổng số liên kết hiđrô của gen này là
Chọn:
a. 1200.
b. 2100.
c. 1500.
d. 1800.
[20037] Một trong những điểm giống nhau giữa quá trình nhân đôi ADN và quá trình
phiên mã ở sinh vật nhân thực là
Chọn:
a. đều có sự xúc tác của enzim ADN pôlimeraza.
b. đều diễn ra trên toàn bộ phân tử ADN.
c. đều có sự hình thành các đoạn Okazaki.
d. đều theo nguyên tắc bổ sung.
Câu hỏi 12
Chưa trả lời
Đạt điểm 1,00
Câu hỏi 13
Chưa trả lời
Đạt điểm 1,00
Câu hỏi 14
Chưa trả lời
Đạt điểm 1,00
Câu hỏi 15
Chưa trả lời
Đạt điểm 1,00
[20040] Một trong những đặc điểm khác nhau giữa quá trình nhân đôi ADN ở sinh vật
nhân thực với quá trình nhân đôi ADN ở sinh vật nhân sơ là
Chọn:
a. số lượng các đơn vị nhân đôi.
b. chiều tổng hợp.
c. nguyên liệu dùng để tổng hợp.
d. nguyên tắc nhân đôi.
[20026] Một đoạn phân tử ADN ở sinh vật nhân thực có trình tự nuclêôtit trên mạch
mang mã gốc là: 3'...AAAXAATGGGGA...5'. Trình tự nuclêôtit trên mạch bổ sung của
đoạn ADN này là
Chọn:
a. 5'...GTTGAAAXXXXT...3'.
b. 5'...AAAGTTAXXGGT...3'.
c. 5'...TTTGTTAXXXXT...3'.
d. 5'...GGXXAATGGGGA...3'.
[20028] Một phân tử ADN ở sinh vật nhân thực có số nuclêôtit loại Ađênin chiếm 20%
tổng số nuclêôtit. Tỉ lệ số nuclêôtit loại Guanin trong phân tử ADN này là
Chọn:
a. 20%.
b. 10%.
c. 40%.
d. 30%.
[20024] Một gen có 900 cặp nuclêôtit và có tỉ lệ các loại nuclêôtit bằng nhau. Số liên
kết hiđrô của gen là
Chọn:
a. 1125.
b. 2250.
c. 1798.
d. 3060.
Câu hỏi 16
Chưa trả lời
Đạt điểm 1,00
Câu hỏi 17
Chưa trả lời
Đạt điểm 1,00
Câu hỏi 18
Chưa trả lời
Đạt điểm 1,00
Câu hỏi 19
Chưa trả lời
Đạt điểm 1,00
[20032] Phát biểu nào sau đây là đúng về vùng điều hoà của gen cấu trúc ở sinh vật
nhân sơ?
Chọn:
a. Vùng điều hoà nằm ở đầu 5' trên mạch mã gốc của gen.
b. Trong vùng điều hoà có trình tự nuclêôtit đặc biệt giúp ARN pôlimeraza có thể
nhận biết và liên kết để khởi động quá trình phiên mã.
c. Vùng điều hoà cũng được phiên mã ra mARN.
d. Trong vùng điều hoà có chứa trình tự nuclêôtit kết thúc quá trình phiên mã.
[20033] Đặc điểm nào sau đây chỉ có ở quá trình tự nhân đôi ADN ở sinh vật nhân
thực?
Chọn:
a. Diễn ra theo nguyên tắc bán bảo tồn.
b. Các đoạn Okazaki được nối lại với nhau nhờ enzim nối ligaza.
c. Diễn ra theo nguyên tắc bổ sung.
d. Xảy ra ở nhiều điểm trong mỗi phân tử ADN tạo ra nhiều đơn vị nhân đôi (tái
bản).
[20030] Phát biểu nào sau đây là không đúng khi nói về đặc điểm của mã di truyền?
Chọn:
a. Mã di truyền có tính thoái hoá.
b. Mã di truyền đặc trưng cho từng loài sinh vật.
c. Mã di truyền là mã bộ ba.
d. Mã di truyền có tính phổ biến.
[20038] Khi nói về quá trình nhân đôi ADN, phát biểu nào sau đây sai?
Chọn:
a. Quá trình nhân đôi ADN diễn ra theo nguyên tắc bổ sung và nguyên tắc bán
bảo tồn.
b. Enzim ADN pôlimeraza tổng hợp và kéo dài mạch mới theo chiều 3’ → 5’.
c. Enzim ligaza (enzim nối) nối các đoạn Okazaki thành mạch đơn hoàn chỉnh.
d. Nhờ các enzim tháo xoắn, hai mạch đơn của ADN tách nhau dần tạo nên chạc
chữ Y.
Câu hỏi 20
Chưa trả lời
Đạt điểm 1,00
[20025] Chỉ số ADN là trình tự lặp lại của một đoạn nuclêôtit
Chọn:
a. trên ADN không chứa mã di truyền.
b. trong vùng kết thúc của gen.
c. trong các đoạn êxôn của gen.
d. trong vùng điều hòa của gen.

Tài liệu đính kèm:

  • pdfDe_so_2_trac_nghiem_truc_tuyen_sinh_hoc.pdf