Câu hỏi trắc nghiệm về Dao động cơ môn Vật lí lớp 12

doc 37 trang Người đăng dothuong Lượt xem 1462Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Câu hỏi trắc nghiệm về Dao động cơ môn Vật lí lớp 12", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Câu hỏi trắc nghiệm về Dao động cơ môn Vật lí lớp 12
MỞ ĐẦU VỀ SÓNG CƠ, PHƯƠNG TRÌNH SÓNG CƠ (P1)
I. ĐẠI CƯƠNG SÓNG CƠ HỌC
1. Sóng cơ - Định nghĩa - phân loại
	+) Sóng cơ: là những dao động lan truyền Trong môi trường.
	+) Khi sóng cơ truyền đi chỉ có pha dao động của các phần tử vật chất lan truyền còn các phần tử vật chất thì dao động xung quanh vị trí cân bằng cố định.
	+) Sóng ngang: là sóng Trong đó các phần tử của môi trường dao động theo phương vuông góc với phương truyền sóng. Ví dụ: sóng trên mặt nước, sóng trên sợi dây cao su.
	+) Sóng dọc: là sóng Trong đó các phần tử của môi trường dao động theo phương trùng với phương truyền sóng. Ví dụ: sóng âm, sóng trên một lò xo.
2. Các đặc trưng của một sóng hình sin
	+) Biên độ của sóng A: là biên độ dao động của một phần tử của môi trường có sóng truyền qua.
	+) Chu kỳ sóng T: là chu kỳ dao động của một phần tử của môi trường sóng truyền qua.
 	+) Tần số ƒ: là đại lượng nghịch đảo của chu kỳ sóng: ƒ = 
	+) Tốc độ truyền sóng v: là tốc độ lan truyền dao động Trong môi trường.
 	+) Bước sóng λ: là quảng đường mà sóng truyền được Trong một chu kỳ. λ = vT = λ
	+) Bước sóng λ cũng là khoảng cách giữa hai điểm gần nhau nhất trên phương truyền sóng dao động cùng pha.
 	+) Khoảng cách giữa hai điểm gần nhau nhất trên phương truyền sóng mà dao động ngược pha là .
 	+) Khoảng cách giữa hai điểm gần nhau nhất trên phương truyền sóng mà dao động vuông pha là .
	+) Khoảng cách giữa hai điểm bất kỳ trên phương truyền sóng mà dao động cùng pha là: kλ.
	+) Khoảng cách giữa hai điểm bất kỳ trên phương truyền sóng mà dao động ngược pha là: (2k+1).
* Chú ý
	- Quá trình truyền sóng là một quá trình truyền pha dao động, khi sóng lan truyền thì các đỉnh sóng di chuyển còn các phần tử vật chất môi trường mà sóng truyền qua thì vẫn dao động xung quanh vị trí cân bằng của chúng.
	- Khi quan sát được n đỉnh sóng thì khi đó sóng lan truyền được quãng đường bằng (n – 1)λ, tượng ứng hết quãng thời gian là Δt = (n – 1)T. 
BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM:
Sóng cơ
	A. là dao động lan truyền Trong một môi trường.
	B. là dao động của mọi điểm Trong môi trường.
	C. là một dạng chuyển động đặc biệt của môi trường.
	D. là sự truyền chuyển động của các phần tử Trong môi trường.
Để phân loại sóng ngang và sóng dọc người ta dựa vào
	A. tốc độ truyền sóng và bước sóng. 	B. phương truyền sóng và tần số sóng.
	C. phương dao động và phương truyền sóng. 	D. phương dao động và tốc độ truyền sóng.
Sóng dọc là sóng có phương dao động
	A. nằm ngang. 	B. trùng với phương truyền sóng.
	C. vuông góc với phương truyền sóng. 	D. thẳng đứng.
Một sóng cơ học lan truyền trên một sợi dây đàn hồi. Bước sóng λ không phụ thuộc vào
	A. tốc độ truyền của sóng. 	B. chu kì dao động của sóng. 
	C. thời gian truyền đi của sóng. 	D. tần số dao động của sóng. 
Phát biểu nào sau đây về đại lượng đặc trưng của sóng cơ học là không đúng?
	A. Chu kỳ của sóng chính bằng chu kỳ dao động của các phần tử dao động. 
	B. Tần số của sóng chính bằng tần số dao động của các phần tử dao động. 
	C. Tốc độ của sóng chính bằng tốc độ dao động của các phần tử dao động. 
	D. Bước sóng là quãng đường sóng truyền đi được Trong một chu kỳ.
Chu kì sóng là
	A. chu kỳ của các phần tử môi trường có sóng truyền qua. 
	B. đại lượng nghịch đảo của tần số góc của sóng 
	C. tốc độ truyền năng lượng Trong 1 (s). 
	D. thời gian sóng truyền đi được nửa bước sóng. 
Bước sóng là
	A. quãng đường sóng truyền Trong 1 (s). 
	B. khoảng cách giữa hai điểm có li độ bằng không. 
	C. khoảng cách giữa hai bụng sóng. 
	D. quãng đường sóng truyền đi Trong một chu kỳ. 
Sóng ngang là sóng có phương dao động
	A. nằm ngang. 	B. trùng với phương truyền sóng.
	C. vuông góc với phương truyền sóng. 	D. thẳng đứng.
Khi một sóng cơ học truyền từ không khí vào nước thì đại lượng nào sau đây không thay đổi?
	A. Tốc độ truyền sóng. 	B. Tần số dao động sóng.	
	C. Bước sóng. 	D. Năng lượng sóng.
 ốc độ truyền sóng là tốc độ
	A. dao động của các phần tử vật chất. 	B. dao động của nguồn sóng. 
	C. truyền năng lượng sóng. 	D. truyền pha của dao động. 
Tốc độ truyền sóng cơ học giảm dần Trong các môi trường
	A. rắn, khí, lỏng. 	B. khí, lỏng, rắn. 	C. rắn, lỏng, khí. 	D. lỏng, khí, rắn.
Tốc độ truyền sóng cơ học tăng dần Trong các môi trường
	A. rắn, khí, lỏng. 	B. khí, lỏng, rắn. 	C. rắn, lỏng, khí. 	D. lỏng, khí, rắn.
Tốc độ truyền sóng cơ học phụ thuộc vào
	A. tần số sóng. 	B. bản chất của môi trường truyền sóng.
	C. biên độ của sóng. 	D. bước sóng.
Một sóng cơ học lan truyền Trong một môi trường tốc độ v. Bước sóng của sóng này Trong môi trường đó là λ. Chu kỳ dao động của sóng có biểu thức là
	A. T = v/λ 	B. T = v.λ 	C. T = λ/v 	D. T = 2πv/λ
Một sóng cơ học lan truyền Trong một môi trường tốc độ v. Bước sóng của sóng này Trong môi trường đó là λ. Tần số dao động của sóng thỏa mãn hệ thức
	A. ƒ = v/λ 	B. ƒ = v.λ 	C. ƒ = λ/v 	D. ƒ = 2πv/λ
Một sóng cơ học có tần số ƒ lan truyền Trong một môi trường tốc độ v. Bước sóng λ của sóng này Trong môi trường đó được tính theo công thức
	A. λ = v/ƒ 	B. λ = v.ƒ 	C. λ = ƒ/v 	D. λ = 2πv/ƒ
Sóng cơ lan truyền Trong môi trường đàn hồi với tốc độ v không đổi, khi tăng tần số sóng lên 2 lần thì bước sóng sẽ
	A. tăng 2 lần. 	B. tăng 1,5 lần. 	C. không đổi.	D. giảm 2 lần.
Một sóng lan truyền với tốc độ v = 200 m/s có bước sóng λ = 4 m. Chu kỳ dao động của sóng là
	A. T = 0,02 (s). 	B. T = 50 (s). 	C. T = 1,25 (s). 	D. T = 0,2 (s).
Một sóng cơ học lan truyền với tốc độ 320 m/s, bước sóng 3,2 m. Chu kỳ của sóng đó là
	A. T = 0,01 (s). 	B. T = 0,1 (s). 	C. T = 50 (s). 	D. T = 100 (s).
Một sóng cơ có tần số 200 Hz lan truyền Trong một môi trường với tốc độ 1500 m/s. Bước sóng của sóng này Trong môi trường đó là
	A. λ = 75 m. 	B. λ = 7,5 m. 	C. λ = 3 m. 	D. λ = 30,5 m. 
Sóng truyền dọc theo trục Ox có bước sóng 40 cm và tần số 8 Hz. Chu kỳ và tốc độ truyền sóng có giá trị là 
	A. T = 0,125 (s) ; v = 320 cm/s. 	B. T = 0,25 (s) ; v = 330 cm/s.
	C. T = 0,3 (s) ; v = 350 cm/s. 	D. T = 0,35 (s) ; v = 365 cm/s.
Phương trình dao động sóng tại hai nguồn A, B trên mặt nước là u = 2cos(4πt + π/3) cm. Tốc độ truyền sóng trên mặt nước là v = 0,4 m/s và xem biên độ sóng không đổi khi truyền đi. Chu kỳ T và bước sóng λ có giá trị:
	A. T = 4 (s), λ = 1,6 m. 	B. T = 0,5 (s), λ = 0,8 m.	C. T = 0,5 (s), λ = 0,2 m. 	D. T = 2 (s), λ = 0,2 m.
Phương trình dao động sóng tại điểm O có dạng u = 5cos(200πt) mm. Chu kỳ dao động tại điểm O là
	A. T = 100 (s). 	B. T = 100π (s). 	C. T = 0,01 (s). 	D. T = 0,01π (s).
Khi một sóng truyền từ không khí vào nước thì
	A. Năng lượng và tần số không đổi. 	B. Bước sóng và tần số không đổi.
	C. Tốc độ và tần số không đổi. 	D. Tốc độ thay đổi, tần số không đổi.
Một người quan sát trên mặt biển thấy chiếc phao nhô lên cao 10 lần Trong 36 (s) và đo được khoảng cách hai đỉnh lân cận là 10 m. Tính tốc độ truyền sóng trên mặt biển.
	A. v = 2,5 m/s. 	B. v = 5 m/s. 	C. v = 10 m/s. 	D. v = 1,25 m/s.
Một người quan sát mặt biển thấy có 5 ngọn sóng đi qua trước mặt mình Trong khoảng thời gian 10 (s) và đo được khoảng cách giữa 2 ngọn sóng liên tiếp bằng 5 m. Coi sóng biển là sóng ngang. Tốc độ của sóng biển là
	A. v = 2 m/s. 	B. v = 4 m/s. 	C. v = 6 m/s. 	D. v = 8 m/s.
Một người quan sát sóng trên mặt hồ thấy khoảng cách giữa hai ngọn sóng liên tiếp bằng 2 m và có 6 ngọn sóng truyền qua trước mặt Trong 8 (s). Tốc độ truyền sóng nước là
	A. v = 3,2 m/s. 	B. v = 1,25 m/s. 	C. v = 2,5 m/s. 	D. v = 3 m/s.
Một điểm A trên mặt nước dao động với tần số 100 Hz. Trên mặt nước người ta đo được khoảng cách giữa 7 gợn lồi liên tiếp là 3 cm. Khi đó tốc độ truyền sóng trên mặt nước là
	A. v = 50 cm/s. 	B. v = 50 m/s. 	C. v = 5 cm/s. 	D. v = 0,5 cm/s.
Một người quan sát thấy một cánh hòa trên hồ nước nhô lên 10 lần Trong khoảng thời gian 36 (s). Khoảng cách giữa hai đỉnh sóng kế tiếp là 12 m. Tính tốc độ truyền sóng trên mặt hồ.
	A. v = 3 m/s. 	B. v = 3,2 m/s. 	C. v = 4 m/s. 	D. v = 5 m/s.
Một sóng ngang truyền trên một sợi dây rất dài có li độ u = 6 cos(πt + ) cm, d đo bằng cm. Li độ của sóng tại d = 1 cm và t = 1 (s) là
	A. u = 0 cm. 	B. u = 6 cm. 	C. u = 3 cm. 	D. u = –6 cm.
Một người quan sát trên mặt biển thấy khoảng cách giữa 5 ngọn sóng liên tiếp bằng 12 m và có 9 ngọn sóng truyền qua trước mắt Trong 5 (s). Tốc độ truyền sóng trên mặt biển là
	A. v = 4,5 m/s. 	B. v = 5 m/s. 	C. v = 5,3 m/s. 	D. v = 4,8 m/s.
Một mũi nhọn S được gắn vào đầu A của một lá thép nằm ngang và chạm vào mặt nước. Khi đó lá thép dao động với tần số ƒ = 120 Hz. Nguồn S tạo ra trên mặt nước một dao động sóng, biết rằng khoảng cách giữa 9 gợn lồi liên tiếp là 4 cm. Tốc độ truyền sóng trên mặt nước có giá trị bằng
	A. v = 120 cm/s. 	B. v = 100 cm/s. 	C. v = 30 cm/s. 	D. v = 60 cm/s.
Trên mặt nước có một nguồn dao động tạo ra tại điểm O một dao động điều hoà có tần số ƒ = 50 Hz. Trên mặt nước xuất hiện những sóng tròn đồng tâm O cách đều, mỗi vòng cách nhau 3 cm. Tốc độ truyền sóng ngang trên mặt nước có giá trị bằng
	A. v = 120 cm/s. 	B. v = 150 cm/s. 	C. v = 360 cm/s. 	D. v = 150 m/s.
Tại một điểm O trên mặt thoáng của một chất lỏng yên lặng ta tạo ra một dao động điều hoà vuông góc với mặt thoáng có chu kì T = 0,5 (s). Từ O có các vòng sóng tròn lan truyền ra xung quanh, khoảng cách hai vòng liên tiếp là 0,5 m. Xem như biên độ sóng không đổi. Tốc độ truyền sóng có giá trị
	A. v = 1,5 m/s. 	B. v = 1 m/s. 	C. v = 2,5 m/s. 	D. v = 1,8 m/s.
Một sóng cơ lan truyền Trong một môi trường với tốc độ 1 m/s và tần số 10 Hz, biên độ sóng không đổi là 4 cm. Khi phần tử môi trường đi được quãng đường S cm thì sóng truyền thêm được quãng đường 25 cm. Tính S
	A. S = 10 cm 	B. S = 50 cm 	C. S = 56 cm 	D. S = 40 cm.
Đầu A của một sợi dây cao su căng thẳng nằm ngang. được làm cho dao động điều hòa theo phương thẳng đứng với tần số ƒ = 0,5 Hz. Trong thời gian 8 (s) sóng đã đi được 4 cm dọc theo dây. Tốc độ truyền sóng v và bước sóng λ có giá trị là
	A. v = 0,2 cm/s và λ = 0,1 cm. 	B. v = 0,2 cm/s và λ =0,4 cm.
	C. v = 2 cm/s và λ =0,4 cm. 	D. v = 0,5 cm/s và λ =1 cm.
Lúc t = 0 đầu O của sợi dây cao su nằm ngang bắt đầu dao động đi lên với chu kỳ 2 s, tạo thành sóng lan truyền trên dây với tốc độ 2 m/s. Điểm M trên dây cách O một khoảng bằng 1,4 m. Thời điểm đầu tiên để M đến điểm cao nhất là
	A. 1,5 s 	B. 2,2 s 	C. 0,25 s 	D. 1,2 s
Người ta gây một dao động ở đầu O một dây cao su căng thẳng làm tạo nên một dao động theo phương vuông góc với vị trí bình thường của dây, với biên độ a = 3 cm và chu kỳ T = 1,8 (s). Sau 3 giây chuyển động truyền được 15 m dọc theo dây. Tốc độ truyền sóng trên dây là:
	A. v = 9 m/s. 	B. v = 6 m/s. 	C. v = 5 m/s. 	D. v = 3 m/s.
Người ta nhỏ những giọt nước đều đặn xuống một điểm O trên mặt nước phẳng lặng với tốc độ 80 giọt Trong một phút, khi đó trên mặt nước xuất hiện những gợn sóng hình tròn tâm O cách đều nhau. Khoảng cách giữa 4 gợn sóng liên tiếp là 13,5 cm. Tốc độ truyền sóng trên mặt nước là:
	A. v = 6 cm/s. 	B. v = 45 cm/s. 	C. v = 350 cm/s. 	D. v = 60 cm/s.
Lúc t = 0 đầu O của sợi dây cao sư nằm ngang bắt đầu dao động đi lên với chu kỳ 2 s biên độ 5 cm, tạo thành sóng lan truyền trên dây với tốc độ 2 m/s. Điểm M trên dây cách O một khoảng bằng 1,4 cm. Thời điểm đầu tiên để M đến điển N thấp hơn vị trí cân bằng 2 cm là
	A. 1,53 s 	B. 2,23 s 	C. 1,83 s 	D. 1,23 s
Mũi nhọn của âm thoa dao động với tần số ƒ = 440 Hz được để chạm nhẹ vào mặt nước yên lặng. Trên mặt nước ta quan sát khoảng cách giữa hai nhọn sóng liên tiếp là 2 mm. Tốc độ truyền sóng là
	A. v = 0,88 m/s. 	B. v = 880 cm/s. 	C. v = 22 m/s. 	D. v = 220 cm/s. 
Người ta gây một dao động ở đầu O một dây cao su căng thẳng làm tạo nên một dao động theo phương vuông góc với vị trí bình thường của dây, với biên độ a = 3 cm và chu kỳ T = 1,8 (s). Sau 3 giây chuyển động truyền được 15 m dọc theo dây. Tìm bước sóng của sóng tạo thành truyền trên dây.
	A. λ = 9 m. 	B. λ = 6,4 m. 	C. λ = 4,5 m. 	D. λ = 3,2 m.
Tại điểm O trên mặt nước yên tĩnh, có một nguồn sóng dao động điều hoà theo phương thẳng đứng với tần số ƒ = 2Hz. Từ O có những gợn sóng tròn lan rộng ra xung quanh. Khoảng cách giữa 2 gợn sóng liên tiếp là 20cm. Tốc độ truyền sóng trên mặt nước là:
	A. 160 (cm/s) 	B. 20 (cm/s) 	C. 40 (cm/s) 	D. 80 (cm/s)
Nguồn phát sóng S trên mặt nước tạo dao động với tần số ƒ = 100 Hz gây ra các sóng tròn lan rộng trên mặt nước. Biết khoảng cách giữa 7 gợn lồi liên tiếp là 3 cm. Vận tốc truyền sóng trên mặt nước bằng bao nhiêu?
	A. 25 cm/s. 	B. 50 cm/s. 	C. 100 cm/s. 	D. 150 cm/s.
Một sóng cơ lan truyền Trong một môi trường với tốc độ 1 m/s và tần số 10 Hz, biên độ sóng không đổi là 4 cm. Khi phần tử môi trường đi được quãng đường 8 cm thì sóng truyền thêm được quãng đường bằng
	A. 10 cm 	B. 12 cm 	C. 5 cm 	D. 4 cm.
 Một sóng cơ khi truyền Trong môi trường 1 có bước sóng và vận tốc là λ1 và v1. Khi truyền Trong môi trường 2 có bước sóng và vận tốc là λ2 và v2. Biểu thức nào sau đây là đúng?
	A. λ1 = λ2	B. 	C. 	D. ν1 = ν2
Lúc t = 0 đầu O của sợi dây cao su nằm ngang bắt đầu dao động đi lên với chu kỳ 4 s, tạo thành sóng lan truyền trên dây với tốc độ 50 cm/s. Điểm M trên dây cách O một khoảng bằng 24 cm. Thời điểm đầu tiên để M xuống vị trí thấp nhất là
	A. 3,66 s	B. 3,48 s 	C. 2,48 s 	D. 1,48 s
Một sóng cơ lan truyền Trong một môi trường với tốc độ 40 cm/s và tần số 10 Hz, biên độ sóng không đổi là 2 cm. Khi phần tử môi trường đi được quãng đường S cm thì sóng truyền thêm được quãng đường 30 cm. Tính S
	A. S = 60 cm 	B. S = 50 cm 	C. S = 56 cm 	D. S = 40 cm.
Một sóng cơ lan truyền Trong một môi trường với tốc độ 100 cm/s và tần số 20 Hz, biên độ sóng không đổi là 4 cm. Khi phần tử môi trường đi được quãng đường 72 cm thì sóng truyền thêm được quãng đường bằng
	A. 20 cm 	B. 12 cm 	C. 25 cm 	D. 22,5 cm.
II. PHƯƠNG TRÌNH SÓNG CƠ HỌC
* Phương trình sóng cơ tại một điểm trên phương truyền sóng
	Giả sử có một nguồn sóng dao động tại O với phương trình:
	uO =Acos(ωt) = Acos( t).
	Xét tại một điểm M trên phương truyền sóng, M cách O một khoảng d như hình vẽ, sóng tuyền theo phương từ O đến M.phương trình dao động tại điểm M là uM(t) = Acos, t ³ (1)
Nhận xét:
	- Nếu sóng truyền từ điểm M đến O mà biết phương trình tại O là uO =Acos(ωt) = Acos( t) thì khi đó phương trình sóng tại M là uM(t) = Acos (2)
	- Trong các công thức (1) và (2) thì d và λ có cùng đơn vị với nhau. Đơn vị của v cũng phải tượng thích với d và λ.
	- Sóng cơ có tính tuần hoàn theo thời gian với chu kỳ T và tuần hoàn theo không gian với chu kỳ λ.
* Độ lệch pha giữa hai điểm trên phương truyền sóng
	Gọi M và N là hai điểm trên phương truyền sóng, tượng ứng cách nguồn các khoảng dM và dN
	Khi đó phương trình sóng truyền từ nguồn O đến M và N lần lượt là 
	Pha dao động tại M và N tượng ứng là 
 	Đặt Δφ = φM - φN == ; d = |dM - dN| được gọi là độ lệch pha của hai điểm M và N.
	* Nếu Δφ = k2π thì hai điểm dao động cùng pha. Khi đó khoảng cách gần nhất giữa hai điểm dao động cùng pha thỏa mãn = k2π → dmin = λ.
	* Nếu Δφ = (2k + 1)π thì hai điểm dao động ngược pha. Khi đó khoảng cách gần nhất giữa hai điểm dao động ngược pha thỏa mãn = (2k + 1)π → d = → dmin = 
 	* Nếu Δφ = (2k + 1) thì hai điểm dao động vuông pha. Khi đó khoảng cách gần nhất giữa hai điểm dao động vuông pha thỏa mãn = (2k + 1) → d = → dmin = 
BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM:
Tại nguồn O, phương trình dao động của sóng là u = acos(ωt), gọi là bước sóng, v là tốc độ truyền sóng. Phương trình dao động của điểm M cách O một đoạn d có dạng
	A. u = Acos	B. u = Acos	
	C. u = Acos	D. u = Acos	
Tại nguồn O, phương trình dao động của sóng là u = acos(ωt), gọi là bước sóng, v là tốc độ truyền sóng. Điểm M nằm trên phương truyền sóng cách O một đoạn d sẽ dao động chậm pha hơn nguồn O một góc
	A. Δφ= 2πv/d. 	B. Δφ= 2πd/v. 	C. Δφ= ωd/λ. 	D. Δφ= ωd/v. 
Tại nguồn O, phương trình dao động của sóng là u = acos(ωt), gọi là bước sóng, v là tốc độ truyền sóng. Hai điểm M, N nằm trên phương truyền sóng cách nhau một đoạn d sẽ dao động lệch pha nhau một góc
	A. Δφ= 2πv/d. 	B. Δφ= 2πd/v. 	C. Δφ= 2πd/λ. 	D. Δφ= πd/λ.
Sóng cơ có tần số ƒ = 80 Hz lan truyền Trong một môi trường với tốc độ v = 4 m/s. Dao động của các phần tử vật chất tại hai điểm trên một phương truyền sóng cách nguồn sóng những đoạn lần lượt 31 cm và 33,5 cm, lệch pha nhau góc
	A. π/2 rad.	B. π rad . 	C. 2π rad. 	D. π/3 rad.
Xét một sóng cơ dao động điều hoà truyền đi Trong môi trường với tần số ƒ = 50 Hz. Xác định độ lệch pha của một điểm nhưng tại hai thời điểm cách nhau 0,1 (s)?
	A. 11π rad. 	B. 11,5π rad. 	C. 10π rad. 	D. π rad.
Trong sự truyền sóng cơ, hai điểm M và N nằm trên một phương truyền sóng dao động lệch pha nhau một góc là (2k +1)π/2. Khoảng cách giữa hai điểm đó với k = 0, 1, 2... là
	A. d = (2k + 1)λ/4. 	B. d = (2k + 1)λ. 	C. d = (2k + 1)λ/2. 	D. d = kλ.
Hai sóng dao động cùng pha khi độ lệch pha của hai sóng ∆φ bằng
	A. ∆φ = 2kπ. 	B. ∆φ = (2k + 1)π. 	C. ∆φ = ( k + 1/2)π. 	D. ∆φ = (2k –1)π.
 Khoảng cách giữa hai điểm gần nhất trên phương truyền sóng dao động cùng pha bằng
	A. λ/4. 	B. λ. 	C. λ/2. 	D. 2λ.
Khoảng cách giữa hai điểm gần nhất trên phương truyền sóng dao động ngược pha bằng
	A. λ/4. 	B. λ/2 	C. λ 	D. 2λ.
Khoảng cách giữa hai điểm gần nhất trên phương truyền sóng dao động vuông pha (lệch pha góc 900) là
	A. λ/4. 	B. λ/2 	C. λ 	D. 2λ.
Sóng truyền từ M đến N dọc theo phương truyền sóng với bước sóng bằng 120 cm. Khoảng cách d = MN bằng bao nhiêu biết rằng sóng tại N trễ pha hơn sóng tại M góc π/2 rad là bao nhiêu?
	A. d = 15 cm. 	B. d = 24 cm. 	C. d = 30 cm. 	D. d = 20 cm.
Sóng truyền từ M đến N dọc theo phương truyền sóng với bước sóng bằng 120 cm. Khoảng cách d = MN bằng bao nhiêu biết rằng sóng tại N trễ pha hơn sóng tại M góc π rad là bao nhiêu?
	A. d = 15 cm. 	B. d = 60 cm. 	C. d = 30 cm. 	D. d = 20 cm.
Sóng truyền từ M đến N dọc theo phương truyền sóng với bước sóng bằng 120 cm. Khoảng cách d = MN bằng bao nhiêu biết rằng sóng tại N trễ pha hơn sóng tại M góc π/3 rad là bao nhiêu?
	A. d = 15 cm. 	B. d = 24 cm. 	C. d = 30 cm. 	D. d = 20 cm.
Một sóng cơ học phát ra từ nguồn O lan truyền với tốc độ v = 6 m/s. Hai điểm gần nhau nhất trên phương truyền sóng cách nhau 30 cm luôn dao động cùng pha. Chu kỳ sóng là
	A. T = 0,05 (s). 	B. T = 1,5 (s). 	C. T = 2 (s). 	D. 1 (s).
Một nguồn sóng có phương trình u = acos(10πt + π/2). Khoảng cách giữa hai điểm gần nhau nhất trên phương truyền sóng mà tại đó dao động của các phần tử môi trường lệch pha nhau góc π/2 là 5 m. Tốc độ truyền sóng là
	A. v = 150 m/s. 	B. v = 120 m/s. 	C. v = 100 m/s. 	D. v = 200 m/s. 
 Một sóng cơ học có phương trình sóng u = Acos(5πt + π/6) cm. Biết khoảng cách gần nhất giữa hai điểm có độ lệch pha π/4 rad là d = 1 m. Tốc độ truyền sóng có giá trị là
	A. v = 2,5 m/s. 	B. v = 5 m/s. 	C. v = 10 m/s. 	D. v = 20 m/s.
Một sóng ngang truyền trên sợi dây đàn hồi rất dài với tốc độ sóng v = 0,2 m/s, chu kỳ dao động của sóng là T = 10 s. Khoảng cách giữa hai điểm gần nhau nhất trên dây dao động ngược pha nhau là
	A. 1,5 m. 	B. 1 m. 	C. 0,5 m. 	D. 2 m.
Một sóng ngang truyền trên sợi dây đàn hồi rất dài với tốc độ v = 0,5 m/s, chu kỳ dao động là T = 10 (s). Khoảng cách giữa 2 điểm gần nhau nhất dao động vuông pha là
	A. 2,5 m. 	B. 20 m. 	C. 1,25 m. 	D. 0,05 m.
Một sóng cơ lan truyền với tốc độ 500 m/s. Hai điểm gần nhau nhất trên phương truyền sóng dao động lệch pha π/2 cách nhau 1,54 m thì tần số của sóng đó là
	A. ƒ = 80 Hz. 	B. ƒ = 810 Hz. 	C. ƒ = 81,2 Hz. 	D. ƒ = 812 Hz. 
Một sóng cơ lan truyền với tần số 50 Hz, tốc độ 160 m/s. Hai điểm gần nhau nhất trên cùng phương truyền sóng dao động lệch pha nhau góc π/4 rad thì cách nhau một khoảng
	A. d = 80 cm. 	B. d = 40 m. 	C. d = 0,4 cm. 	D. d = 40 cm.
Một sóng truyền trên sợi dây đàn hồi rất dài với tần số 40 Hz, người ta thấy khoảng cách giữa hai điểm gần nhau nhất theo chiều truyền sóng dao động ngược pha là 40 cm. Tốc độ truyền sóng trên dây là
	A. v = 32 m/s. 	B. v = 16 m/s. 	C. v = 160 m/s. 	D. v = 100 cm/s.
Đầu A của một sợi dây đàn hồi dao động theo phương thẳng đứng với chu kì T = 10 s. Biết tốc độ truyền sóng trên dây là v = 0,

Tài liệu đính kèm:

  • docTRAC_NGHIEM_DAO_DONG_CO_12.doc