Câu hỏi trắc nghiệm Vật lí lớp 12 - Chủ đề: Sóng ánh sáng - Trần Đăng Chiến

docx 6 trang Người đăng dothuong Lượt xem 466Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Câu hỏi trắc nghiệm Vật lí lớp 12 - Chủ đề: Sóng ánh sáng - Trần Đăng Chiến", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Câu hỏi trắc nghiệm Vật lí lớp 12 - Chủ đề: Sóng ánh sáng - Trần Đăng Chiến
CHỦ ĐỀ: SÓNG ÁNH SÁNG
298: Thí nghiệm với ánh sáng đơn sắc của Niu – Tơn nhằm chứng minh:
A.sự tồn tại của ánh sáng đơn sắc.
B. lăng kính không làm thay đổi màu sắc của ánh sáng qua nó.
C. ánh sáng Mặt Trời không phải là ánh sáng đơn sắc.
D. ánh sáng có bất kỳ màu gì khi qua lăng kính cũng bị lệch về phía đáy.
299: Hiện tượng tán sắc ánh sáng chứng tỏ:
A. mỗi ánh sáng đơn sắc có một bước sóng xác định trong chân không.
B. chiết suất môi trường tỷ lệ thuận với vận tốc truyền ánh sáng.
C. chiết suất môi trường tỷ lệ thuận với bước sóng ánh sáng.
D. ánh sáng trắng là sự chồng chập của các ánh sáng đơn sắc.
300: Hiện tượng tán sắc xãy ra
A. chỉ với lăng kính thủy tinh.
B. chỉ với các lăng kính chất rắn hoặc chất lỏng.
C. ở mặt phân cách hai môi trường chiết quang khác nhau.
D. ở mặt phân cách một môi trường rắn hoặc lỏng, với chân không ( hoặc không khí).
301: Một chùm ánh sáng đơn sắc, sau khi qua một lăng kính thủy tinh, thì 
A. không bị lệch và không đổi màu. B. chỉ đổi màu mà không bị lệch.
C. chỉ bị lệch mà không đổi màu. D. vừa bị lệch, vừa bị đổi màu.
302: Để tạo một chùm ánh sáng trắng :
A. chỉ cần hỗn hợp hai chùm ánh sáng đơn sắc có màu phụ nhau.
B. chỉ cần hỗn hợp ba chùm ánh sáng đơn sắc có màu thich hợp.
C. phải hỗn hợp bảy chùm sáng có đủ bảy màu của cầu vồng.
D. phải hỗn hợp rất nhiều chùm ánh sáng đơn sắc, có bước sóng biến thiên liên tục giữa hai giới hạn của phổ khả kiến.
303: Để hai sóng cùng tần số giao thoa được với nhau, thì chúng phải có điều kiện nào sau đây?
A.Cùng biên độ và cùng pha. 
B. Cùng biên độ và ngược pha.
C. Cùng biên độ và độ lệch pha không đổi theo thời gian.
D. Độ lệch pha không đổi theo thời gian.
304: Hai sóng cùng tần số, được gọi là sóng kết hợp, nếu có
A. cùng biên độ và cùng pha. 
B. cùng biên độ và độ lệch pha không đổi theo thời gian.
C. độ lệch pha không đổi theo thời gian. 
D. độ lệch pha và biên độ không đổi theo thời gian.
305: Hiện tượng nhiễu xạ ánh sáng:
A. là trường hợp đặc biệt của hiện tượng tán sắc ánh sáng.
B. là trường hợp đặc biệt của hiện tượng giao thoa ánh sáng.
C. là hiện tượng ánh sáng không tuân theo định luật truyền thẳng khi truyền qua lỗ nhỏ hoặc gần mép những vật trong suốt hoặc không trong suốt.
D. Cả A, B, C đều đúng.
306: Trong thí nghiệm Y-âng về giao thoa ánh sáng với ánh sáng đơn sắc, vân tối trên màn là 
A. tập hợp các điểm có hiệu khoảng cách đến hai nguồn bằng một số nguyên lần bước sóng.
B. tập hợp các điểm có hiệu khoảng cách đến hai nguồn bằng một số lẻ lần nửa bước sóng.
C. tập hợp các điểm có hiệu quang trình ( quang lộ) đến hai nguồn bằng một số nguyên lần bước sóng.
D. tập hợp các điểm có hiệu quang trình ( quang lộ) đến hai nguồn bằng một số lẻ lần nửa bước sóng.
307: Ứng dụng của hiện tượng giao thoa ánh sáng để đo:
A. tần số ánh sáng. B. bước sóng của ánh sáng.
C. chiết suất của một môi trường. D. vận tốc của ánh sáng.
308: Chọn câu trả lời sai
 Cấu tạo của máy quang phổ:
A. Máy quang phổ là một dụng cụ ứng dụng của hiện tượng tán sắc ánh sáng.
B. Máy quang phổ dùng để phân tích ánh sáng muốn nghiên cứu thành nhiều thành phần đơn sắc khác nhau
C. Ống chuẩn trực của máy quang phổ dùng để tạo chùm tia phân kỳ.
D. Lăng kính trong máy quang phổ là bộ phận có tác dụng làm tán sắc chùm tia sáng từ ống chuẩn trực chiếu đến.
309: Ống chuẩn trực của máy quang phổ có công dụng:
A. tạo chùm tia hội tụ chiếu vào lăng kính của máy.
B. tạo chùm tia song song chiếu vào lăng kính của máy.
C. tăng cường độ của chùm tia sáng trước khi chiếu vào lăng kính.
D. phân tích chùm sáng tới chiếu vào máy quang phổ.
310: Quang phổ liên tục được phát ra khi nào?
A. Khi nung nóng chất rắn, chất lỏng, chất khí.
B. Khi nung nóng chất rắn, chất lỏng, chất khí có khối lượng riêng lớn.
C. Khi nung nóng chất rắn, chất lỏng.
D. Khi nung nóng chất rắn.
311:Ứng dụng của quang phổ liên tục:
A. Xác định nhiệt độ của vật phát sáng như bóng đèn, Mặt Trời, các ngôi sao...
B. Xác định bước sóng của các nguồn sáng.
C. Xác định màu sắc của các nguồn sáng.
D. Dùng để nhận biết thành phần của các nguyê tố có trong một mẫu vật.
312: Quang phổ vạch được phát ra khi nào?
A. Khi nung nóng một chất rắn, lỏng hoặc khí.
B. Khi nung nóng một chất lỏng hoặc khí.
C. Khi nung nóng một chất khí ở điều kiện chuẩn.
D. Khi nung nóng một chất khí ở áp suất rất thấp.
313: Quang phổ vạch phát xạ của một chất thì đặc trưng cho:
A. chính chất ấy.
B. thành phần hóa học của chất ấy.
C. thành phần nguyên tố của chất ấy.
D. cấu tạo phân tử cũa chất ấy.
314: Quang phổ Mặt Trời được máy quang phổ ghi được là:
A. quang phổ liên tục. B. quang phổ vách phát xạ.
C. quang phổ vạch hấp thụ. D. một loại quang phổ khác.
315: Lần lượt chiếu vào máy quang phổ các chùm sáng sau, hãy cho biết trường hợp nào thu được quang phổ liên tục.
A. Chùm ánh sáng đỏ B. Chùm ánh sáng lục
C. Chùm ánh sáng tím D. Chùm ánh sáng trắng.
316: Ưu điểm của phép phân tích quang phổ:
A. Thực hiện đơn giản, cho kết quả nhanh hơn phép phân tích hóa học.
B. Phân tích được cả định tính lẫn định lượng và có độ nhạy rất cao.
C. Có thể phân tích được từ xa.
D. Cả A, B, C đều đúng.
317: Sự đảo ( hay đảo sắc) vạch quang phổ là
A. sự đảo ngược, từ vị trí ngược chiều khe máy thành cùng chiều.
B. sự chuyển từ một vạch sáng trên nền tối thành vạch tối trên nền sáng, do bị hấp thụ.
C. sự đảo ngược trật tự các vạch trên quang phổ
D. sự thay đổi màu sắc các vạch quang phổ.
318: Tác dụng nổi bật của tia hồng ngoại là:
A. tác dụng quang điện. B. tác dụng quang học.
C. tác dụng hóa học. D. tác dụng nhiệt.
319: Chọn câu trả lời sai
 Tia tử ngoại:
A. có tác dụng làm đen kính ảnh.	B. kích thích sự phát quang của nhiều chất.
C. bị lệch trong điện trường và từ trường.
D. chiếm 9% công suất của chùm ánh sáng mặt trời.
320: Ứng dụng của tia tử ngoại:
A. có thể dùng để sấy khô hoặc sưởi ấm.	B. có thể dùng để trị bệnh còi xương.
C. có thể dùng để trị bệnh ung thư nông.
D. có thể dùng để kiểm tra các vết nứt bên trong các sản phẩm đúc.
321: Tia Rơnghen có:
A. cùng bản chất với sóng âm.	B. bước sóng lớn hơn bước sóng của tia hồng ngoại.
C. cùng bản chất với sóng vô tuyến.	D. điên tích âm.
322: Đặc tính nào sau đây không phải là của tia Rơnghen:
A. có khả năng ion hóa chất khí rất mạnh.	B. có khả năng đâm xuyên rất mạnh.
C. dễ dàng đi qua được lớp chì dày cỡ 0,1m.	D. có tác dụng hủy diệt tế bào.
323: Ứng dụng của tia Rơnghen:
A. có thể dùng để sấy khô hoặc sưởi ấm.
B. có thể dùng để trị bệnh còi xương.
C. có thể dùng để trị bệnh ung thư nông.
D. có thể dùng để kiểm tra các vết nứt trên bề mặt các sản phẩm đúc.
324: Chọn câu trả lời sai. Đặc điểm của các sóng trong thang sóng điện từ:
A. Đều là sóng ngang.
B. Đều không mang điện tích, không bị lệch hướng trong điện trường và từ trường.
C. Đều có lưỡng tính sóng – hạt
D. Đều truyền được trong chân không hay không khí với cùng vận tốc.
325. Trong thí nghiệm Y-âng về giao thoa ánh sáng , khoảng cách giữa hai khe là a = 1mm, từ hai khe đến mà quan sát là D = 1m. Bước sóng ánh sáng dùng trong thí nghiệm là 0,6 μm. Hiệu đường đi từ hai khe đến một điểm M trên màn cách vân trung tâm 1,5 cm là:
A.1μm. 	B.15.10-3mm. 	C.10 μm. 	D.20.10-3mm.
326. Trong thí nghiệm Y-âng về giao thoa ánh sáng , khoảng cách giữa hai khe là a = 1mm, từ hai khe đến mà quan sát là D = 1m. Bước sóng ánh sáng dùng trong thí nghiệm là 0,6 μm.Khoảng vân là:
A.2 mm. 	B.1,5 mm. 	C.3 mm. 	D.0,6 mm.
327. Khoảng cách giữa hai khe S1 và S2 trong thí nghiêm giao thoa khe Y-âng bằng 1mm, khoảng cách từ màn tới hai khe là 3m. Khoảng cách giữa hai vân sáng liên tiếp trên màn là 1,5 mm. Bước sóng của ánh sáng tới là :
A.0,4μm. 	B. 0,6μm. 	C. 0,5μm. 	D. 0,65μm.
328. Trong thí nghiệm Y-âng : Hai khe S1 và S2 cách nhau 2mm, hai khe cách màn 4m, bước sóng dùng trong thí nghiệm là 0,6μm thì khoảng vân trên màn là :
A.i = 1,2m. 	B.i = 0.3 mm. 	C.i = 0,3 m. 	D.i = 1,2 mm.
329. Một nguồn sáng đơn sắc có λ = 0,6μm chiếu vào hai khe hẹp S1 và S2 song song cách nhau 1mm và cách đều nguồn sáng. Đặt một màn ảnh song song và cách hai khe 1m. Khoảng cách giữa vân trung tâm và vân sáng bậc hai là :
A.1,4 mm. 	B.1,2 mm. 	C.1 mm. 	D.0,8 mm.
330. Trong thí nghiệm Y-âng về giao thoa ánh sáng, trên bề rộng của vùng giao thoa 18 mm, người ta đếm được 16 vân sáng ( hai đầu là hai vân sáng ). Khoảng vân là :
A.1,2 mm. 	B.1,2cm. 	C.1,12 mm. 	D.1,12 cm.
331. Một nguồn sáng đơn sắc có λ = 0,6μm chiếu vào hai khe hẹp S1 và S2 song song cách nhau 1mm và cách đều nguồn sáng. Đặt một màn ảnh song song và cách hai khe 1m.Vân tối thứ ba cách vân trung tâm khoảng :
A.0,75 mm. 	B.0,9 mm. 	C.1,25 mm. 	D.1,5 mm.
332. Trong thí nghiệm Y-âng : Hai khe S1 và S2 cách nhau 2mm, hai khe cách màn 4m, bước sóng dùng trong thí nghiệm là 0,6μm thì vị trí vân sáng bậc 4 trên màn là :
A.x = 48 mm.    	B. x = 4,8 m.     	C. x = 4,8 mm.     	D. x = 1,2 mm.     
333. Trong thí nghiệm Y-âng : Hai khe S1 và S2 cách nhau 2mm, hai khe cách màn 4m, bước sóng dùng trong thí nghiệm là 0,6μm thì vị trí vân tối thứ 6 kể từ vân trung tâm trên màn là :
A. x = 1,65 mm.    	B. x = 6,6 mm.  	C. x = 66 mm.    	D. x = 7,8 mm.   
334.   Khoảng cách giữa hai khe S1 và S2 trong máy giao thoa bằng 1mm, khoảng cách từ màn quan sát tới hai khe là 3m. Khoảng cách giữa hai vân sáng liên tiếp trên màn là 1,5 mm. Khoảng cách giữa vân sáng bậc hai và vân tối thứ năm ở cùng một phía so với vân trung tâm là :
A.3,75 mm. 	B.3,5 mm	C.4mm. 	D.4,25 mm.
335. Trong thí nghiệm Y-âng : Hai khe song song cách nhau a = 2mm và cách đều màn E một khoảng  D=3 m. Quan sát vân giao thoa trên màn người ta thấy khoảng cách từ vân sáng bậc 5 đến vân trung tâm là 4,5 mm. Bước sóng của nguồn sáng đó là :
A.0,65μm. 	B. 0,60μm.	C. 0,70μm. 	D. 0,75μm.
336. Trong thí nghiệm Y-âng : Hai khe S1 và S2 cách nhau 2mm, hai khe cách màn 4m, bước sóng dùng trong thí nghiệm là 0,6μm thì tại vị trí M trên màn cách vân trung tâm một đoạn 7,8 mm có :
A.Vân sáng bậc 6.   	B. Vân tối thứ 6 kể từ vân trung tâm.
C. Vân tối thứ 7 kể từ vân trung tâm. 	D. Vân sáng bậc 7.
337. Trong thí nghiệm Y-âng, quan sát vân giao thoa trên màn người ta thấy khoảng cách từ vân sáng bậc 5 đến vân sáng trung tâm là 4,5 mm. Một điểm trên màn cách vân trung tâm 3,15 mm có :
A.vân tối thứ 4.  B. vân tối thứ 3. C. vân tối thứ 2. 	D. vân tối thứ 5.
338. Trong thí nghiệm Y-âng về giao thoa ánh sáng, biết D = 2,5 m ; a = 1mm ; λ = 0,6μm. Bề rộng của vùng giao thoa đo được là 12,5 mm. Số vân sáng quan sát được trên màn là :
A. 8. 	B.17.	C.15. 	D.9.
339. Chiếu vào hai khe Y-âng bằng ánh sáng trắng với bước sóng của ánh sáng đỏ là 0,76 μm và bước sóng của ánh sáng tím là 0,38μm. Cho a = 0,5 mm, D = 2m. Khoảng cách giữa vân bậc 2 của màu đỏ và vân bậc 2 của màu tím cùng một phía so với vân chính giữa là :
A.1,52 mm. 	B.4,56 mm.	C.3,04 mm. 	D.6,08 mm.
340. Trong thí nghiệm Y-âng, hai khe được chiếu bằng ánh sáng trắng ( có  bước sóng từ 0,38μm đến 0,76 μm ). Khi đó tại vị trí của vân sáng bậc 4 của ánh sáng đỏ ( λ = 0,76 μm ) còn có bao nhiêu bức xạ đơn sắc cho vân sáng tại đó ?
A. 4 bức xạ khác. 	B. 3 bức xạ khác.	C. 5 bức xạ khác. 	C. 6 bức xạ khác.
341. Chiếu vào khe S trong thí nghiệm Y-âng đồng thời hai bức xạ λ1 = 660 nm và λ2 = 550 nm. Trên màn quan sát, vị trí vân cùng màu với vân trung tâm và gần vân trung tâm nhất cách nó khoảng :
A.x = 5i1. 	B.x = 4i1.	 C. x = 3i1. 	D. x = 6i1.
342. Chiếu vào khe S trong thí nghiệm Y-âng đồng thời hai bức xạ λ1 = 660 nm và λ2 = 550 nm.Giữa hai vân tối thứ 5 của bức xạ λ1 thì trên màn có :
A.19 vạch sáng. 	B.22 vạch sáng.	C.20 vạch sáng. 	D.21 vạch sáng.
343. Trong thí nghiệm Y-âng về giao thoa ánh sáng với ánh sáng đơn sắc có bước sóng λ1 = 540 nm thì thu được hệ vân giao thoa trên màn quan sát với khoảng vân i1 = 0,36 mm. Khi thay ánh sáng trên bằng ánh sáng đơn sắc có bước sóng λ2 = 600 nm thì khoảng vân là :
A. i2 = 0,5 mm.  	B. i2 = 0,6 mm.	C. i2 = 0,4 mm.  D. i2 = 0,45 mm.
344. Trong thí nghiệm Y-âng về giao thoa ánh sáng , khoảng cách giữa hai khe là a = 1mm, khoảng cách từ mặt phẳng chứa hai khe đến màn quan sát là 1,2 m. Chiếu sáng hai khe bằng ánh sáng hỗn hợp gồm hai ánh sáng đơn sắc có bước sóng 500 nm và 660 nm thì thu được hệ vân giao thoa trên màn. Biết vân sáng chính giữa (trung tâm) ứng với hai bức xạ trên trùng nhau. Khoảng cách từ  vân chính giữa đến vân gần nhất cùng màu với vân chính giữa là :
A.9,9 mm.  	B.19,8 mm. C.29,7 mm.  D.4,9 mm.
345. Trong thí nghiệm Y-âng ánh sáng có bước sóng λ, hai khe cách nhau 3mm. Hiện tượng giao thoa được quan sát trên một màn ảnh song song với hai khe và cách hai khe một khoảng D. Nếu ta dời màn ra xa thêm 0,6m thì khoảng vân tăng thêm 0,12mm.Bước sóng λ bằng:
A. 0,4μm.    	B. 0,6μm.   C. 0,75μm.    D. Một giá trị khác
346. Trong thí nghiệm Y-âng, hiệu đường đi từ hai khe S1, S2 đến điểm M trên màn bằng 2,5μm. Hãy tìm bước sóng của ánh sáng nhìn thấy khi giao thoa cho vân sáng tại M .
A. 0,625μm.    	B. 0,5μm.   C. 0,417μm     D. A,B,C đúng .
347. Trong nghiệm Y-âng, nguồn sáng là hai bức xạ có bước sóng lần lượt là λ1 và λ2. Cho λ1=0,5μm.Biết rằng vân sáng bậc 12 của bức xạ λ1 trùng với vân sáng bậc 10 của bức xạ λ2. Bước sóng λ2 là:
A. λ2 = 0,4μm    	B. λ2 = 0,5μm    C. λ2 = 0,6μm    D. Một giá trị khác
348. Trong thí nghiệm Y-âng: a = 2mm , D =1m. Người ta đo được khoảng vân giao thoa trên màn là 0,2mm. Tần số f của bức xạ đơn sắc là :
 	A. 0,5.1015  Hz.   	B. 0,6.1015  Hz.   C. 0,7.1015  Hz .    D. 0,75.1015  Hz .
349. Trong thí nghiệm Y-âng người ta chiếu sáng hai khe bằng ánh sáng trắng có bước sóng 0,4μm đến 0,75μm. Khoảng cách giửa hai khe là 2mm, khoảng cách từ hai khe đến màn là 2m. Tại điểm M trên màn cách vân sáng trung tâm 3mm có bao nhiêu bức xạ cho vân tối tại đó?
A. 2.  	 	B. 3.   	C. 4.   	D. 5.
350. Trong thí nghiệm Y-âng, hai khe cách nhau 1mm, cách màn 2m, Khoảng cách từ vân sáng bậc bốn bên này đến vân sáng bậc bốn bên kia vân trung tâm là 9,6mm . Xác định bước sóng ánh sáng.
A. 0,5μm     	B. 0,56μm C. 0,6μm     D. 0,75μm
351. Trong thí nghiệm Y-âng, hai khe cách nhau 1mm, cách màn 2m, ánh sáng đơn sắc có bước sóng 0,6 µ m. Biết bề rộng của vùng giao thoa trên màn là 49,6mm . Tính số vân sáng và vân tối trên màn
A. 43vân sáng; 42 vân tối    B. 42vân sáng; 41 vân tối
C. 41vân sáng; 42 vân tối   D. 41vân sáng; 40 vân tối
352. Trong thí nghiệmY-âng , các khe sáng được chiếu bằng ánh sáng trắng, biết λđ = 0,76μm và λt=0,4μm. Khoảng cách giữa hai khe là 0,3mm, khoảng cách từ hai khe đến màn là 2m. Bề rộng quang phổ bậc 2 trên màn là:
A 1,2mm    B.2,4mm    C 9,6mm    D. 4,8mm
353. Trong thí nghiệm Y-âng, khoảng cách giữa hai khe là 1mm, khoảng cách từ hai khe đến màn là 2m, chiếu hai khe bằng hai bức xạ có λ1 = 0,656μm và λ2, người ta thấy vân sáng bậc 3 của bức xạ λ2 trùng với vân sáng bậc 2 của bức xạ λ1 thì bước sóng của bức xạ λ2 là
A. 0,742μm    B. 0,437μm   C. 0,427μm    D. 0,472μm
354. Một bức xạ đơn sắc có tần số f = 4,4.1014  Hz thì khi truyền trong không khí sẽ có bước sóng là:
A. λ =0,6818. 10-7  m    B. λ = 13,2μm	C. λ = 0,6818m.    D. λ = 0,6818μm.
355. Trong thí nghiện Y-âng,hai khe cách nhau 0,8mm và cách màn là 1,2m. Chiếu ánh sáng đơn sắc bước sóng λ = 0,75μm vào 2 khe. Điểm M cách vân trung tâm 2,8125mm là vân gì, bậc (thứ) mấy ?
A. Vân sáng thứ 2    B. Vân tối thứ 2 C. Vân tối thứ 3    D. Vân tối thứ 4
356. Trong thí nghiệm Y-âng,hai khe cách nhau 0,8mm và cách màn là 1,2m. Chiếu đồng thời hai bức xạ đơn sắc λ1 = 0,75μm và λ2 = 0,5μm vào hai khe Y-âng . Nêu bề rộng vùng giao thoa là 10mm thì có bao nhiêu vân sáng có màu giống màu của vân sáng trung tâm ?
A. có 5 vân sáng.   	B. có 4 vân sáng. C. có 3 vân sáng.   	D. có 6 vân sáng.
357: Thân thể con người ở nhiệt độ phát ra bức xạ nào trong các loại bức xạ sau?
	A. Tia X	B. Bức xạ nhìn thấy
	C. Tia hồng ngoại	D. Tia tử ngoại
358: Điều nào sau đây là sai khi nói về tia hồng ngoại và tia tử ngoại
Cùng bản chất là sóng điện từ.
Tia hông ngoại và tia tử ngoại đều có tác dụng lên kính ảnh.
Tia hồng ngoại và tia tử ngoại đều có tác dụng làm đen kính ảnh.
Tia hồng ngoại và tia từ ngoại đều không nhìn thấy bằng mắt thường.
359: Chọn câu sai trong các câu sau:
Tia X có tác dụng mạnh lên kính ảnh.
Tia hồng ngoại có bản chất là sóng điện từ.
Tia X là sóng điện từ có bước sóng dài.
Tia tử ngoại có thể làm phát quang một số chất.
360: Trong thí nghiệm giao thoa băng khe Young, khoảng cách giữa hai khe S1S2 = a = 1mm, khoảng cách từ hai khe đến màn D = 2m. Nếu chiếu đồng thời hai khe sáng bằng hai bức xạ có bước sóng và thì trên màn có những vị trí tại đó có vân sáng của hai bức xạ trùng nhau gọi là vân trùng. Tính khoảng cách nhỏ nhất giữa hai vân trùng.
	A. 0,6mm	B. 6mm	C. 	D. 
361: Trong thí nghiệm giao thoa ánh sáng với khe Young, khoảng cách giữa hai khe S1S2 = 1mm. Khoảng cách từ hai mặt phẳng chứa hai khe đến màn là D = 2m. Nếu chiếu đồng thời hai bức xạ đơn sắc có bước sóng và thì thấy vân sáng bậc 3 của bức xạ trùng với vân sáng bậc 2 của bức xạ . Tính và khoảng vân i2
	A. 	B. 
	C. 	D. 
362: Trên màn ảnh đặt song song và cách xa mặt phẳng chứa hai nguồn D = 0,5m người ta đo được bề rộng của hệ vân bao gồm 1 vân sáng liên tiếp bằng 4,5mm, tần số ánh sáng của nguồn dùng trong thí nghiệm là f = Hz. Xác định khoảng cách a giữa hai nguồn.
	A. 1mm	B. 1,1mm	C. 0,5mm	D. 1
363: Chọn câu đúng:
 Trong thí nghiệm giao thoa bằng khe Young, khoảng cách giữa hai khe S1S2 = a = 1mm đặt cách màn ảnh 1 khoảng D = 1m, ta thu được hệ vân giao thoa có khoảng cách giữa hai vân sáng bậc 6 là 7,2mm. Xác định bước sóng và màu sắc của vân sáng.
	A. ánh sáng màu vàng	B. ánh sáng màu lục
	C. ánh sáng màu lam	D. ánh sáng màu đỏ
364: Ánh sáng đơn sắc trong thí nghiệm I – âng là . Khoảng cách từ hai nguồn đến màn là 1m, khoảng cách giữa hai nguồn là 2mm. Khoảng cách giữa vân sáng bậc 3 và vân tối bậc 5 ở hai bên so với vân trung tâm là:
	A. 0,375mm	B. 1,875mm	C. 18,75mm	D. 3,75mm
365: nh sáng trên bề mặt rộng 7,2mm của vùng giao thoa người ta đếm được 9 vân sáng (ở hai rìa là hai vân sáng). Tại vị trí cách vân trung tâm là 14,4mm là vân:
	A. Tối thứ 18	B. Tối thứ 16	C. Sáng thứ 18	D. Sáng thứ 16
366. Trong thí nghiệm I – âng bằng áng sáng trắng, khoảng cách từ hai nguồn đến màn là 2m, khoảng cách giữa hai nguồn là 2mm. Tìm số bức xạ cho vân sáng tại M cách vân trung tâm 4mm là:
	A. 4	B. 7	C. 6	D. 5
Bài tập dùng chung cho các câu 367 à 370
Một nguồn sáng S phát ra ánh sáng đơn sắc có bước sóng đến khe Young S1, S2 với S1S2=a=0,5mm. Mặt phẳng chứa S1S2 cách màn (E) một khoảng D = 1m.
367. Tính khoảng vân:
	A. 0,5mm	B. 0,1mm	C. 2mm	D. 1mm
368. Tại điểm M trên màn (E) cách vân trung tâm một khoảng x = 3,5mm là vân sáng hay vân tối, bậc mấy?
	A. Vân sáng bậc 3	B. Vân sáng bậc 4	C. Vân tối bậc 3	D. Vân tối bậc 4
369. Chiều rộng của vùng giao thoa quan sát được trên màn là L = 13mm. Tìm số vân sáng và vân tối quan sát được.
	A. 13 sáng, 14 tối	B. 11 sáng, 12 tối	C. 12 sáng, 13 tối	D. 10 sáng, 11 tối
370. Nếu thí nghiệm trong môi trường có chiết suất thì khoảng vân là:
	A. 1,75mm	B. 1,5mm	C. 0,5mm	D. 0,75mm
Bài tập dùng cho các câu 371 à 373
Trong thí nghiệm giao thoa ánh sáng bằng khe I – âng (Young). Cho biết S1S2 = a = 1mm, khoảng cách giữa hai khe S1S2 đến màn (E) là 2m, bước sóng ánh sáng dùng trong thí nghiệm là ; x là khoảng cách từ điểm M trên màn đến vân sáng chính giữa (vân sáng trung tâm)
371: Khoảng cách từ vân sáng chính giữa đến vân sáng bậc 4 là:
	A. 2mm	B. 3mm	C. 4mm	D. 5mm
372: Để M nằm trên vân sáng thì xM những giá trị nào sau đây?
	A. xM = 2,5mm	B. xM = 4mm	C. xM = 3,5mm	D. xM = 4,5mm
373: Khoảng cách từ vân sáng bậc 3 bên này vân trung tâm đến vân sáng bậc 7 bên kia vân trung tâm là:
	A. 1mm	B. 10mm	C. 0,1mm	D. 100mm

Tài liệu đính kèm:

  • docxSong_anh_sang.docx