Câu hỏi trắc nghiệm ôn tập học kì I Vật lí lớp 9

doc 37 trang Người đăng dothuong Lượt xem 719Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Câu hỏi trắc nghiệm ôn tập học kì I Vật lí lớp 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Câu hỏi trắc nghiệm ôn tập học kì I Vật lí lớp 9
VẬT LÝ LỚP 9
HỌC KỲ I
Câu 1: (Chương 1/bài 1/ mức 1)
Khi hiệu điện thế đặt vào hai đầu một bóng đèn càng lớn thì cường độ dòng điện chạy qua bóng đèn sẽ
A. càng nhỏ.	B. càng lớn. 
C. không thay đổi.	D. lúc đầu tăng, sau đó lại giảm.
Câu 2: (Chương 1/bài 1/ mức 1) 
Khi hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn giảm thì cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn sẽ
A. giảm tỉ lệ với hiệu điện thế.	B. tăng tỉ lệ với hiệu điện thế. 
C. không thay đổi.	D. lúc đầu tăng, sau đó lại giảm.
Câu 3: (Chương 1/bài 1/ mức 1) 
Hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn giảm bao nhiêu lần thì cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn sẽ
A. luân phiên tăng giảm.	B. không thay đổi.
C. giảm bấy nhiêu lần. 	D. tăng bấy nhiêu lần.
Câu 4: (Chương 1/bài 1/ mức 1)
Cường độ dòng điện chạy qua một đoạn mạch
A. tỉ lệ thuận với hiệu điện thế đặt vào hai đầu đoạn mạch này. 
B. tỉ lệ nghịch với hiệu điện thế đặt vào hai đầu đoạn mạch này.
C. không thay đổi khi thay đổi hiệu điện thế đặt vào hai đầu đoạn mạch này.
D. giảm khi tăng hiệu điện thế đặt vào hai đầu đoạn mạch này.
Câu 5: (Chương 1/bài 1/mức 1)
Khi thay đổi HĐT giữa hai đầu dây dẫn thì cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn đó có mối quan hệ:
A. tỉ lệ thuận với hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn đó. 
B. tỉ lệ nghịch với hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn đó.
C. chỉ tỉ lệ khi hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn đó tăng. 
D. chỉ tỉ lệ khi hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn đó giảm.
Câu 6: (Chương 1/bài 1/ mức 1)
 Đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của cường độ dòng điện vào hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn có dạng 
A. một đường thẳng đi qua gốc tọa độ. 	B. một đường thẳng không đi qua gốc tọa độ .
C. một đường cong đi qua gốc tọa độ. 	D. một đường cong không đi qua gốc tọa độ.
Câu 7: (Chương 1/bài 1/ mức 2)
Cường độ dòng điện qua bóng đèn tỉ lệ thuận với hiệu điện thế giữa hai đầu bóng đèn. Điều đó có nghĩa là nếu hiệu điện thế tăng 1,2 lần thì
A. cường độ dòng điện tăng 2,4 lần.	B. cường độ dòng điện giảm 2,4 lần.
C. cường độ dòng điện giảm 1,2 lần.	D. cường độ dòng điện tăng 1,2 lần. 
Câu 8: (Chương 1/bài 1/ mức 2)
 Khi đặt vào hai đầu dây dẫn một hiệu điện thế 6V thì cường độ dòng điện qua dây dẫn đó là 0,5A. Nếu hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây dẫn là 24V thì cường độ dòng điện qua dây dẫn là 
A. 4A.	B. 3A.	C. 2A. 	D. 0,25A.
Câu 9: (Chương 1/bài 1/ mức 2)
Khi đặt hiệu điện thế 12V vào hai đầu dây dẫn thì cường độ dòng điện chạy trong dây dẫn là 6,0mA. Muốn dòng điện chạy qua dây dẫn có cường độ 4,0mA thì hiệu điện thế 
A. 2V.	B. 8V. 	C. 18V.	D. 24V.
Câu 10: (Chương 1/bài 1/ mức 2)
Khi đặt vào hai đầu dây dẫn một hiệu điện thế 6V thì cường độ dòng điện qua dây dẫn đó là 0,2A. Nếu sử dụng một nguồn điện khác và đo cường độ dòng điện qua dây dẫn là 0,5A thì hiệu điện thế của nguồn điện
A. U = 15V. 	B. U = 12V.	C. U = 18V.	D. U = 9V.
Câu 11: (Chương 1/bài 1/ mức 2)
Đồ thị nào cho biết mối quan hệ giữa cường độ dòng điện (I) chạy trong dây dẫn với hiệu điện thế (U) giữa hai đầu dây dẫn đó?
A. Hình A.	B. Hình B.
C. Hình C.	D. Hình D.
Câu 12: (Chương 1/bài 1/ mức 2)
Đồ thị cho biết mối quan hệ giữa cường độ dòng điện (I) chạy trong 
dây dẫn với hiệu điện thế (U) giữa hai đầu dây dẫn đó. Dựa vào đồ thị 
cho biết thông tin nào dưới đây là sai ?
A. Khi hiệu điện thế U = 60V thì cường độ dòng điện là 3,0A.
B. Khi hiệu điện thế U = 30V thì cường độ dòng điện là 1,5A.
C. Khi hiệu điện thế U = 15V thì cường độ dòng điện là 1,0A. 
D. Khi hiệu điện thế U = 0V thì cường độ dòng điện là 0A. 
Câu 13: (Chương 1/bài 1/ mức 3)
Đặt vào hai đầu dây dẫn hiệu điện thế 6V thì cường độ dòng điện chạy trong dây dẫn là 0,02mA. Nếu tăng hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn lên thêm 3V thì cường độ dòng điện chạy trong dây dẫn là
A. 0,01mA.	B. 0,03mA. 	C. 0,3mA.	D. 0,9mA.
Câu 14: (Chương 1/bài 1/ mức 3)
Nếu tăng hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn lên thêm 6V thì cường độ dòng điện chạy trong dây dẫn tăng thêm 0,02mA. Nếu hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn đó giảm đi 9V thì cường độ dòng điện chạy trong dây dẫn sẽ
A. tăng thêm 0,02mA.	B. giảm đi 0,02mA.
C. giảm đi 0,03mA. 	D. tăng thêm0,03mA.
Câu 15: (Chương 1/bài 1/ mức 3)
Đặt vào hai đầu dây dẫn hiệu điện thế U1 thì đo được cường độ dòng điện chạy trong dây dẫn là I1. Khi đặt vào hai đầu dây dẫn đó hiệu điện thế U2 thì cường độ dòng điện chạy trong dây dẫn là I2 . Cường độ dòng điện I được tính theo công thức:
A. I2 = I1.	B. I2 = I. 
C. I2 = I1.	D. I2 = I1.
Câu 16: (Chương 1/bài 1/ mức 3)
Đặt vào hai đầu dây dẫn hiệu điện thế U1 thì đo được cường độ dòng điện chạy trong dây dẫn là I1. Khi đặt vào hai đầu dây dẫn đó hiệu điện thế U2 thì đo được cường độ dòng điện chạy trong dây dẫn là I2. Hiệu điện thế U2 được tính theo công thức
A. .	B. . 	C. .	D. . 
Câu 17: (Chương 1/bài 2/ mức 1)
Điện trở R của dây dẫn biểu thị 
A. tính cản trở dòng điện của dây dẫn. 	B. tính cản trở hiệu điện thế của dây dẫn.
C. tính cản trở dòng điện của các êlectrôn.	D. tính cản trở dây dẫn của dòng điện.
Câu 18: (Chương 1/bài 2/ mức 1)
Hệ thức của định luật Ôm là:
A. I = U.R .	B. I = . C. I = .	D. R = .
Câu 19: (Chương 1/bài 2/ mức 1)
Nội dung định luật Ôm là: Cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn 
A. tỉ lệ với hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn và tỉ lệ với điện trở của dây.
B. tỉ lệ thuận với hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn và tỉ lệ với điện trở của dây.
C. tỉ lệ thuận với hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn và tỉ lệ nghịch với điện trở của dây. 
D. tỉ lệ nghịch với hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẩn và tỉ lệ thuận với điện trở của dây.
Câu 20: (Chương 1/bài 2/ mức 1)
Chọn phát biểu đúng trong các phát biểu sau:
A. Hiệu điện thế giữa hai đầu mỗi điện trở tỉ lệ thuận với giá trị điện trở của chúng.
B. Hiệu điện thế giữa hai đầu mỗi điện trở tỉ lệ nghịch với giá trị điện trở của chúng.
C. Cường độ dòng điện qua mỗi điện trở tỉ lệ nghịch với giá trị điện trở của chúng. 
D. Cường độ dòng điện qua mỗi điện trở tỉ lệ thuận với giá trị điện trở của chúng.
Câu 21: (Chương 1/bài 2/ mức 1)
Chọn phát biểu đúng trong các phát biểu sau: Điện trở của dây dẫn là một đại lượng 
A. không đổi với mỗi đoạn dây dẫn xác định. 
B. thay đổi với mỗi đoạn dây dẫn xác định. 
C. phụ thuộc vào hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn.
D. phụ thuộc vào cường độ dòng điện qua dây dẫn.
Câu 22: (Chương 1/bài 2/ mức 1)
Chọn phát biểu đúng trong các phát biểu sau:
A. Điện trở dây dẫn tỉ lệ thuận với hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn và tỉ lệ nghịch với cường độ dòng điện chạy qua của dây. 
B. Điện trở dây dẫn tỉ lệ thuận với cường độ dòng điện chạy qua dây và tỉ lệ nghịch với hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn.
C. Cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn tỉ lệ thuận với điện trở giữa hai đầu dây dẫn và tỉ lệ nghịch với hiệu điện thế của dây. 
D. Cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn tỉ lệ thuận với hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn và tỉ lệ nghịch với điện trở của dây. 
Câu 23: (Chương 1/bài 2/ mức 1)
Mắc một điện trở vào mạch điện, khi tháo ra và mắc lại bị ngược so với ban đầu thì
A. điện trở của mạch sẽ giảm. 	B. điện trở của mạch sẽ tăng.
C. điện trở của mạch không thay đổi. 	D. mạch sẽ không hoạt động.
Câu 24: (Chương 1/bài 2/ mức 1)
H. 1
H. 2
H. 3
H. 4
Hình vẽ nào là ký hiệu điện trở ? 
A. Hình 1. B. Hình 2. 
C. Hình 3. 
D. Hình 4.
Câu 25: (Chương 1/bài 2/ mức 2)
Phát biểu nào đúng khi nói về đơn vị của điện trở ?
A. Một Ôm (1W ) là điện trở của một dây dẫn khi giữa hai đầu dây có hiệu điện thế 1A thì tạo nên dòng điện không đổi có cường độ 1V. 
B. Một Ôm (1W ) là điện trở của một dây dẫn khi giữa hai đầu dây có hiệu điện thế 1V thì tạo nên dòng điện không đổi có cường độ 1A . 
C. Một Ôm (1W ) là dây dẫn khi giữa hai đầu dây có hiệu điện thế 1A thì tạo nên dòng điện không đổi có cường độ 1V. 
D. Một Ôm (1W ) là dây dẫn khi giữa hai đầu dây có hiệu điện thế 1V thì tạo nên dòng điện không đổi có cường độ 1A..
Câu 26: (Chương 1/bài 2/ mức 2)
Đặt hiệu điện thế U không đổi giữa hai đầu các dây dẫn khác nhau, đo cường độ dòng điện I chạy qua mỗi dây dẫn, ta thấy giá trị U/I
A. càng lớn nếu hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn càng lớn.
B. càng lớn nếu cường độ dòng điện qua dây dẫn càng lớn.
C. càng lớn với dây dẫn nào thì dây đó có điện trở càng nhỏ.
D. càng lớn với dây dẫn nào thì dây đó có điện trở càng lớn. 
Câu 27: (Chương 1/bài 2/ mức 2)
Điện trở R = 8 mắc vào hai điểm có hiệu điện thế 12V thì cường độ dòng điện chạy qua điện trở 
A. 96A.	B. 4A.	C. A. 	D. 1,5A. 
Câu 28: (Chương 1/bài 2/ mức 2)
Cường độ dòng điện chạy qua điện trở R = 6Ω là 0,6A. Khi đó hiệu điện thế giữa hai đầu điện trở 
A. 10V. 	B. 3,6V. 	C. 5,4V.	D. 0,1V.
Câu 29: (Chương 1/bài 2/ mức 2)Một dây dẫn khi mắc vào hiệu điện thế 6V thì cường độ dòng điện qua dây dẫn là 1,5A. Dây dẫn đó có điện trở 
A. 9Ω.	B. 7,5Ω.	C. 4Ω. 	D. 0,25Ω.
Câu 30: (Chương 1/bài 2/ mức 2)
Đặt vào hai đầu điện trở R hiệu điện thế 12V thì cường độ dòng điện qua nó là 15mA. Điện trở R có giá trị
A. 800W. 	B. 180W. 	C. 0,8W. 	D. 0,18W. 
Câu 31: (Chương 1/bài 2/ mức 2)
Cường độ dòng điện chạy qua điện trở R = 120Ω là 60mA. Khi đó hiệu điện thế giữa hai đầu điện trở 
A. 7200V.	B. 7,2V.	C. 2V. 	D. 0,0005V.
Câu 32: (Chương 1/bài 2/ mức 2)
 Điện trở R = 0,24kW mắc vào hai điểm có hiệu điện thế 12V thì cường độ dòng điện chạy qua điện trở 
A. 0,05A. 	B. 20A.	C. 252A.	D. 2880A.
Câu 33: (Chương 1/bài 2/ mức 2)
 Một dây dẫn có điện trở 50W chịu được dòng điện có cường độ 250mA. Hiệu điện thế lớn nhất được phép đặt vào hai đầu dây là 
A. 12500V.	B. 12,5V. 	C. 50V.	D. 0,2V.
Câu 34: (Chương 1/bài 2/ mức 2)
 Một dây dẫn có điện trở 30W. Hiệu điện thế lớn nhất được phép đặt vào hai đầu dây là 120V thì cường độ dòng điện tương ứng 
A. 120A.	B. 30A.	C. 4A. 	D. 0,25A.
Câu 35: (Chương 1/bài 2/ mức 2)
Chọn biến đổi đúng trong các biến đổi sau:
A. 1kΩ = 1000Ω = 0,01MΩ	B. 1MΩ = 1000kΩ = 1000000Ω. 
C. 1Ω = 0,001kΩ = 0,0001MΩ.	D. 1Ω = 0,01kΩ = 0,001MΩ.
Câu 36: (Chương 1/bài 2/ mức 2)
Đồ thị cho biết sự phụ thuộc của cường độ dòng điện vào hiệu điện thế. Điện trở R có giá trị
A. 24W. 	B. 6W. 
C. 0,4W. 	D. 0,04W. 
Câu 37: (Chương 1/bài 2/ mức 3)
Khi đặt hiệu điện thế 24V vào hai đầu một dây dẫn thì dòng điện chạy qua dây này có cường độ 0,25A. Dùng một nguồn điện khác có hiệu điện thế 36V thì cường độ dòng điện chạy qua dây đó 
A. 6A.	B. 2,667A.	C. 0,375A. 	D. 0,167A.
 Câu 38: (Chương 1/bài 2/ mức 3)
 Một mạch điện có hiệu điện thế U = 18V thì cường độ dòng điện trong mạch I = 3A. Để cường độ dòng điện trong mạch là I = 4A thì hiệu điện thế U tương ứng 
A. 13,5V.	B. 24V. 	C. 1,5V.	D. V.
Câu 39: (Chương 1/bài 2/ mức 3)
Khi đặt hiệu điện thế 24V vào hai đầu một dây dẫn thì dòng điện chạy qua dây này có cường độ 0,8A. Nếu giảm hiệu điện thế này bớt 6V thì dòng điện chạy qua dây dẫn có cường độ 
A. 3,75A.	B. 2,25A.	C. 1A.	D. 0,6A. 
Câu 40: (Chương 1/bài 2/ mức 3)
Khi đặt hiệu điện thế 4,5V vào hai đầu một dây dẫn thì dòng điện chạy qua dây có cường độ 0,3A. Nếu tăng cho hiệu điện thế này thêm 3V nữa thì dòng điện chạy qua dây dẫn có cường độ 
A. 0,2A.	B. 0,5A. 	C. 0,9A.	D. 0,6A.
Câu 41: (Chương 1/bài 2/ mức 3)
Đặt vào hai đầu điện trở R một hiệu điện thế U = 12V, khi đó cường độ dòng điện chạy qua điện trở là 1,2A. Nếu giữ nguyên hiệu điện thế nhưng muốn cường độ dòng điện qua điện trở là 0,8A thì ta phải tăng điện trở thêm một lượng 
A. 30Ω.	B. 15Ω.	C. 6Ω. 	D. 5Ω. 
Câu 42: (Chương 1/bài 2/ mức 3)Đặt vào hai đầu điện trở R một hiệu điện thế U = 24V, khi đó cường độ dòng điện chạy qua điện trở là I = 1,2A. Nếu tăng điện trở thêm 10W mà vẫn giữ nguyên cường độ dòng điện thì phải sử dụng nguồn điện có hiệu điện thế 	
A. 12V.	B. 30V. 	C. 36V. 	D. 200V
Câu 43: (Chương 1/bài 2/ mức 3)
Một dây dẫn khi mắc vào hiệu điện thế 5V thì cường độ dòng điện qua nó là 100mA. Khi hiệu điện thế tăng thêm 20% giá trị ban đầu thì cường độ dòng điện qua nó 
A. 25mA.	B. 80mA.	C. 120mA. 	D. 500mA. 
Câu 44: (Chương 1/bài 2/ mức 3)
 Mắc điện trở R vào nguồn điện có hiệu điện thế U không đổi thì cường độ dòng điện qua nó có giá trị I. Thay điện trở R bởi điện trở R thì cường độ dòng điện qua mạch có giá trị I. Biết I = 2I. Mối liên hệ giữa R và R: 
A. = .	B. = 2R. 	C. = . 	D. = .
Câu 45: (Chương 1/bài 2/ mức 3)
 Đặt hiệu điện thế U như nhau vào hai đầu hai điện trở R và R, biết R = 2R. Cường độ dòng điện qua mỗi điện trở 
A. I = 2I. 	B. I = 2I. 	C. I = .	D. I = I. 
Câu 46: (Chương 1/bài 2/ mức 3)
Mắc điện trở R vào nguồn điện có hiệu điện thế U thì cường độ dòng điện qua mạch có giá trị I. Thay nguồn điện có hiệu điện thế U thì cường độ dòng điện qua mạch có giá trị I. Biết I = 0,25I. Mối quan hệ giữa U và U là
A. U = 0,25U. 	B. U = U. 	C. U = 4U. 	D. U = 4U. 
100
25
0
I (mA)
U (V)
12
R2
R1
Câu 47: (Chương 1/bài 2/ mức 3)
Theo đồ thị, thông tin nào đúng khi so sánh giá trị các điện trở 
A. R1 = R2. 
B. R2 = 0,25R1. 
C. R1 = 4R2. 
D. R2 = 4R1. 
Câu 48: (Chương 1/bài 2/ mức 3)
200
100
50
0
I (mA)
U (V)
12
R3
R2
R1
Theo đồ thị, thông tin nào đúng khi so sánh giá trị các điện trở 
A. R1 > R2 > R3.
B. R3 > R2 > R1. 
C. R2 > R1 > R3. 
D. R1 = R2 = R3.
Đáp án: B Câu 49: (Chương 1/bài 4/ mức 1)
Trong đoạn mạch mắc nối tiếp, cường độ dòng điện qua vật dẫn 
A. càng nhỏ nếu điện trở vật dẫn đó càng nhỏ.
B. càng lớn nếu điện trở vật dẫn đó càng lớn.
C. bằng nhau với mọi vật dẫn.
D. phụ thuộc vào điện trở của vật dẫn đó. 
Câu 50: (Chương 1/bài 4/ mức 1)
Trong đoạn mạch mắc nối tiếp, hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch
A. bằng tổng các hiệu điện thế giữa hai đầu các điện trở thành phần.
B. bằng hiệu các hiệu điện thế giữa hai đầu các điện trở thành phần.
C. bằng các hiệu điện thế giữa hai đầu các điện trở thành phần.
D. nhỏ hơn tổng các hiệu điện thế giữa hai đầu các điện trở thành phần.
Câu 51: (Chương 1/bài 4/ mức 1)
Trong một đoạn mạch mắc nối tiếp
A. Các hiệu điện thế giữa hai đầu các điện trở là như nhau.
B. Các điện trở có giá trị bằng nhau.
C. Cường độ dòng điện qua các điện trở là bằng nhau.
D. Cường độ dòng điện qua các điện trở có giá trị khác nhau.
Câu 52: (Chương 1/bài 4/ mức 1)
Với mạch điện nối tiếp có 3 điện trở, công thức nào dưới đây là đúng:
A. Rtd = R1. B. Rtd = R1+ R2.
C. Rtd = R1+ R3. D. Rtd = R1+ R2 + R3. 
Câu 53: (Chương 1/bài 4/ mức 1)
Hai điện trở R1 và R2 mắc nối tiếp. Hệ thức nào sau đây là đúng:
A. . B. .
C. . D. .
Câu 54: (Chương 1/bài 4/ mức 1)
Mạch điện kín gồm hai bóng đèn được mắc nối tiếp, khi một trong hai bóng đèn bị hỏng thì bóng đèn còn lại sẽ
A. sáng hơn. B. vẫn sáng như cũ. 
C. không hoạt động. D. tối hơn. 
Câu 55: (Chương 1/bài 4/ mức 1)
Đặc điểm của hai điện trở mắc nối tiếp trong một mạch điện là:
A. Chỉ có một điểm chung. 	B. Tháo bỏ một điện trở thì mạch vẫn kín. 
C. Có hai điểm chung.	D. Tháo bỏ một điện trở thì điện trở kia vẫn hoạt động. 
Câu 56: (Chương 1/bài 4/ mức 1)
Hai điện trở R1 và R2 mắc nối tiếp nhau. Hiệu điện thế giữa hai đầu các điện trở lần lượt là U1 và U2. Cho biết hệ thức nào sau đây là đúng:
A. . B. .
C. U1R1 = U2R2 . 	D. .
Câu 57: (Chương 1/bài 4/ mức 1)
Trong dàn đèn chớp dùng để trang trí có một bóng đèn tự động chớp nháy. Sự chớp, nháy của bóng đèn này kéo theo sự chớp nháy của toàn bộ bóng đèn. Hỏi bóng đèn chớp nháy tự động mắc ở đâu thì tác dụng của nó là tốt nhất ?
A. Vị trí đầu dây. 	B. Vị trí giữa dây.
C. Vị trí cuối dây. D. Vị trí bất kỳ.
Câu 58: (Chương 1/bài 4/ mức 1)
 Phát biểu nào sau đây là đúng: Khi mắc các điện trở nối tiếp 
A. điện trở nào có giá trị nhỏ nhất thì cường độ dòng điện qua nó lớn nhất. 
B. cường độ dòng điện qua điện trở ở cuối mạch điện là nhỏ nhất. 
C. điện trở toàn mạch nhỏ hơn điện trở thành phần. 
D. hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch bằng tổng các hiệu điện thế giữa hai đầu mỗi điện trở. 
Câu 59: (Chương 1/bài 4/ mức 2)
Cho hai điện trở R1 = 12Ω và R2 = 18Ω được mắc nối tiếp nhau. Điện trở tương R12 của đoạn mạch có thể nhận giá trị nào trong các giá trị 
A. R12 = 1,5Ω. 	B. R12 = 216Ω. 
C. R12 = 6Ω. D. R12 = 30Ω.
Câu 60: (Chương 1/bài 4/ mức 2)
Mắc nối tiếp R1 = 40Ω và R2 = 80Ω vào hiệu điện thế không đổi 12V, Cường độ dòng điện chạy qua điện trở R1 là
A. 0,1A. B. 0,15A.
C. 1A. 	D. 0,3A.
Câu 61: (Chương 1/bài 4/ mức 2)
Một mạch điện nối tiếp gồm có ba điện trở R1 = 12Ω , R2 = 15Ω , R3 = 23Ω mắc vào nguồn điện 12V thì cường độ dòng điện trong mạch là bao nhiêu?
A. I = 0.24A.	B. I = 0,8A.	C. I = 1A. 	D. I = 2,4A.
Câu 62: (Chương 1/bài 4/ mức 2)
Mạch điện gồm hai bóng đèn mắc nối tiếp, bóng thứ nhất có điện trở 1200Ω, bóng thứ hai có điện trở R2 = 1300Ω, mắc vào hai điểm có hiệu điện thế 220V, hiệu điện thế ở hai đầu bóng thứ nhất 
A. 106,5V. 	B. 110V.	C. 114,4V. 	D. 105,6V.
Câu 63: (Chương 1/bài 4/ mức 2)
Một mạch điện nối tiếp có hai điện trở R1 = 30Ω, R2 = 50Ω , hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch U = 24V, hiệu điện thế giữa hai đầu điện trở R2:
A. U2 = 15V. B. U2 = 12V.
C. U2 = 9V. D. U2 = 24V. 
Câu 64: (Chương 1/bài 4/ mức 2)
Một mạch điện có điện trở R, mắc nối tiếp thêm vào mạch một điện trở có giá trị 3R, cường độ dòng điện khi đó 
A. I = Iban đầu. B. I = Iban đầu. 
C. I = 3Iban đầu. D. I = 4Iban đầu. 
Câu 65: (Chương 1/bài 4/ mức 2)
 Một mạch điện gồm R1 = 2Ω mắc nối tiếp với một ampe kế có điện trở không đáng kể, ampe kế chỉ 0,5A. Nếu mắc thêm vào mạch điện trên một điện trở R2 = 2Ω nối tiếp với R1 thì số chỉ của ampe kế 
A. 1A. B. 0.25A.
C. 0,5A. D. 0,05A.
Câu 66: (Chương 1/bài 4/ mức 2)
A R1 C R2 B 
Cho mạch điện như hình vẽ: 
Biết UAB = 84V , R1 = 400Ω , R2 = 200Ω. 
 Hãy tính UAC và UCB ? 
A. UAC = 56V, UCB = 28V. B. UAC = 40V, UCB = 44V. 
C. UAC = 50V, UCB = 34V. D. UAC = 42V, UCB = 42V. 
Câu 67: (Chương 1/bài 4/ mức 2)
Ba điện trở R1 = 20Ω, R2 = 30Ω, R3 = 60Ω mắc nối tiếp với nhau vào giữa hai điểm có hiệu điện thế 22V. Điện trở tương đương và cường độ dòng điện trong mạch lần lượt 
A. 110Ω và 1A. B. 110Ω và 0,2A.
C. 10Ω và 2A. D. 10Ω và 2,2A.
Câu 68: (Chương 1/bài 4/ mức 2)
Điện trở tương đương của đoạn mạch gồm hai điện trở mắc nối tiếp bằng 100Ω. Biết rằng một trong hai điện trở có giá trị lớn gấp ba lần điện trở kia. Giá trị của mỗi điện trở 
A. 20Ω và 80Ω. B. 30Ω và 70Ω. 
C. 40Ω và 60Ω. D. 25Ω và 75Ω. 
Câu 69: (Chương 1/bài 4/ mức 2)
Điện trở tương đương của đoạn mạch gồm hai điện trở mắc nối tiếp bằng 60Ω. Biết rằng một trong hai điện trở có giá trị lớn hơn điện trở kia 10Ω. Giá trị của mỗi điện trở 
A. 40Ω và 20Ω. B. 50Ω và 40Ω. 
C. 25Ω và 35Ω. D. 20Ω và 30Ω. 
Câu 70: (Chương 1/bài 4/ mức 2)
Trong một mạch điện gồm 3 điện trở R có giá trị bằng nhau mắc nối tiếp thì cường độ dòng điện qua mạch là 2A. Với hiệu điện thế hai đầu đoạn mạch không đổi, nếu bỏ bớt một điện trở thì cường độ dòng điện trong mạch 
A. 2A. B. 1,5A.
C. 3A. D. A.
Câu 71: (Chương 1/bài 4/ mức 2)
Ba bóng đèn có hiệu điện thế định mức 12V và giống nhau được mắc nối tiếp vào hai điểm có hiệu điện thế 24V. Tính hiệu điện thế giữa hai đầu mỗi bóng đèn?
A. 6V. B. 8V.
C. 12V. D. 24V.
Câu 72: (Chương 1/bài 4/ mức 2)
Mắc nối tiếp hai điện trở có giá trị lần lượt là R1 = 8Ω và R2 =12Ω vào hai đầu đoạn mạch có hiệu điện thế 4,8V. Cường độ dòng điện qua mạch 
V
A
R1 	 R2
A
B
A. 0,6A. B. 0,4A.
C. 2,4A. D. 0,24A.
Câu 73: (Chương 1/bài 4/ mức 3) 
Cho mạch điện có sơ đồ như hình vẽ:	
Trong đó điện trở R1 = 10Ω , R2 = 20Ω , 	
hiệu điện thế hai đầu đoạn mạch AB bằng 12V, 	
số chỉ của vôn kế và ampe lần lượt là:
A. Uv = 4V; IA = 0,4A. 
B. Uv = 12V; IA = 0,4A. 
C. Uv = 0,6V; IA = 0,4A. 
D. Uv = 6V; IA = 0,6A. 	
A
V
R1 	 R2
Câu 74: (Chương 1/bài 4/ mức 3)
Cho mạch điện có sơ đồ như hình vẽ:
Trong đó điện trở R1 = 5Ω , R2 = 15Ω , vôn kế chỉ 3V.
Hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch có thể nhận giá trị nào?
A. U = 45V. B. U = 15V. 
C. U = 4V. D. U = 60V. 
Câu 75: (Chương 1/bài 4/ mức 3)
Cho mạch điện gồm ba điện trở mắc nối tiếp nhau. Biết R1 = 8Ω, R2 = 12Ω, R3= 4Ω. Hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch U = 48V. Hiệu điện thế giữa hai đầu mỗi điện trở bằng bao nhiêu? 
A. U1 = 24V; U2 = 16V; U3 = 8V. B. U1 = 16V; U2 = 8V; U3 = 24V.
C. U1 = 

Tài liệu đính kèm:

  • doccau_hoi_trac_nghiem_on_tap_ly_9.doc