Câu hỏi trắc nghiệm ôn tập Địa lí lớp 12 phần Địa lí dân cư (Có đáp án)

doc 5 trang Người đăng dothuong Lượt xem 661Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Câu hỏi trắc nghiệm ôn tập Địa lí lớp 12 phần Địa lí dân cư (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Câu hỏi trắc nghiệm ôn tập Địa lí lớp 12 phần Địa lí dân cư (Có đáp án)
Chủ đề: ĐỊA LÍ DÂN CƯ
Câu 1. Trong số 200 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, dân số nước ta đứng thứ:
A. 10	B. 11	C.12	D.13
Câu 2. Trong khu vực Đông Nam Á, dân số nước ta đứng thứ:
A. 2	B.3 	C. 4	D.5
Câu 3. Dân số nước ta năm 2006 là (triệu người):
A. 84,146	B. 84,136	C. 84,126	D. 84,156
Câu 4. Dân số đông đã gây khó khăn cho việc:
A. Phát triển kinh tế	B. Giải quyết việc làm
C. Nâng cao chất lượng cuộc sống	D. Tất cả các ý trên
Câu 5. Thuận lợi của số dân đông là:
A. Nguồn lao động dồi dào	B. Thị trường tiêu thụ rộng lớn
C. Có nguồn lao động xuất khẩu lớn	D. Câu A và B đúng
Câu 6. Số dân tộc hiện sinh sống ở nước ta là:
A. 51	B.52 	C. 53	D.54
Câu 7. Dân tộc Kinh chiếm (%)
A. 84,2 	B.85,2 	C. 86,2	D.87,2
Câu 8. Người Việt ở nước ngoài sinh sống nhiều nhất ở:
A. Bắc Mỹ 	B. Châu Âu	C. Ôxtrâylia	D. Đông Á
Câu 9. Giai đoạn nào sau đây, dân số nước ta có tốc độ gia tăng cao nhất:
A. 1931-1960	B. 1965-1975	C. 1979-1989	D. 1999-2001
Câu 10. Tỉ lệ gia tăng tự nhiên của dân số nước ta năm 2005 là (%):
A. 1,30	B.1,32	C.1,31	D.1,33
Câu 11. Nguyên nhân lớn nhất làm cho tỉ lệ gia tăng tự nhiên của dân số nước ta giảm là do thực hiện
A. Công tác kế hoạch hóa gia đình	B. Việc giáo dục dân số
C. Pháp lệnh dân số	D. Chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình
Câu 12. Biểu hiện rõ rệt về sức ép của gia tăng dân số nhanh đến chất lượng cuộc sống là làm:
A. Giảm GDP bình quân đầu người	B. Cạn kiệt tài nguyên
C. Ô nhiễm môi trường	D. Giảm tốc độ phát triển kinh tế
Câu 13. Mỗi năm dân số nước ta tăng thêm hơn (triệu người):
A. 1,0	B.1,1	C. 1,2	D. 1,3
Câu 14. Cơ cấu dân số nước ta thuộc nhóm từ 15 đến 59 tuổi (năm 2005) là (%):
A. 61	B. 62	C.63	D.64
Câu 15. So với dân số trên lãnh thổ toàn quốc, dân số tập trung ở đồng bằng chiếm (%)
A. 70	B. 75	C.80	D.85
Câu 16. Mật độ dân số ở đồng bằng sông Hồng gấp mật độ dân số vùng Tây Bắc là (lần):
A. 17,6	B.17,7	C. 17,8	D.17,9
Câu 17. Mật độ dân số ở đồng bằng sông Hồng gấp mật độ dân số vùng đồng bằng sông Cửu Long là (lần):
A. 2,8	B.2,9	C. 3,0	D.3,1
Câu 18. Tính bất hợp lí của sự phân bố dân cư nước ta thể hiện ở:
A. Nơi nhiều tài nguyên, thiếu lao động	B. Nơi tài nguyên có hạn, thừa lao động
C. Không đồng đều trên lãnh thổ	D. Câu A và B đúng
Câu 19. Dân số thành thị nước ta năm 2005 là (%):
A. 25,9	B. 27,9	C. 26,9	D.28,9
Câu 20. Xu hướng thay đổi cơ cấu dân số thành thị và nông thôn phù hợp vói quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa thể hiện ở:
A. Dân số thành thị tăng, dân số nông thôn giảm	
B. Dân số thành thị giảm, dân số nông thôn tăng
C. Dân số thành thị tăng, dân số nông thôn không đổi
D. Dân số thành thị không đổi, dân số nông thôn giảm
Câu 21. Cho bảng số liệu tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên của nước ta từ năm 1995- 2005 (%):
Năm
1995
1999
2003
2005
Tỉ lệ tăng dân số
1,65
1,51
1,47
1,32
Nhận xét rút ra từ bảng trên là tốc độ gia tăng dân số nước ta:
A. Không lớn	 B. Khá ổn định	C. Ngày càng giảm	D. Tăng giảm không đều
Câu 22. Trong cơ cấu các nhóm tuổi của tổng số dân nước ta, xếp thứ tự từ cao xuống thấp là:
A. Dưới độ tuổi lao động, trong độ tuổi lao động, ngoài độ tuổi lao động
B. Trong độ tuổi lao động, dưới độ tuổi lao động, ngoài độ tuổi lao động
C. Ngoài độ tuổi lao động, trong độ tuổi lao động, dưới độ tuổi lao động
D. Trong độ tuổi lao động, ngoài độ tuổi lao động, dưới độ tuổi lao động
Câu 23. Hiện nay, cần phải chú trọng đầu tư hơn nữa đối với phát triển KT-XH ở các vùng đồng bào dân tộc ít người vì:
A. Các dân tộc ít người đã có nhiều đóng góp trong hai cuộc kháng chiến
B. Các dân tộc còn có sự chênh lệch đáng kể trong sự phát triển KT-XH
C. Mức sống của một bộ phận dân tộc ít người còn thấp	
D. Câu B và C đúng
Câu 24. Phân bố dân cư nước ta không đều giữa:
A. Đồng bằng với trung du, miền núi	B. Giữa thành thị và nông thôn	
C. Trong nội bộ vùng đồng bằng, trung du và miền núi	D. Tất cả đều đúng
Câu 25. Cho bảng số liệu:
DÂN SỐ VIỆT NAM QUA CÁC NĂM
Nhận xét nào sau đây không đúng với bảng số liệu trên:
A. Dân thành thị tăng ít hơn dân nông thôn.	B. Dân thành thị và dân nông thôn đều tăng.
C. Dân thành thị tăng nhanh hơn dân nông thôn.	D. Dân thành thị ít hơn dân nông thôn.
Câu 26. Phát biểu nào sau đây không đúng với đặc điểm của lao động của nước ta:
A. Nguồn lao động dồi dào và tăng nhanh.	B. Đội ngũ công nhân kĩ thuật lành nghề còn thiếu nhiều.
C. Chất lượng lao động ngày càng được nâng lên.	D. Lực lượng lao động có trình độ cao đông đảo.
Câu 27. Hằng năm, lao động nước ta tăng lên (triệu người):
A. 1,0	B. 1,1	C. 1,2	D. 1,3
Câu 28. Năm 2005, dân số hoạt động kinh tế nước ta là (triệu người):
A. 51,0	B. 51,1	C. 51,2	D. 51,3
Câu 29. Trong cơ cấu lao động có việc làm đã qua đào tạo (năm 2005), chiếm tỉ lệ cao nhất là lao động:
A. Có chứng chỉ nghề sơ cấp	B. Trung học chuyên nghiệp
C. Cao đẳng, đại học và trên đại học	D. Câu B và C đúng
Câu 30. Theo thống kê năm 2005, lao động đã qua đào tạo so với lao động chưa qua đào tạo, chiếm:
A. 1/2	B. 1/3	C. 1/4	D. 1/5
Câu 31. Cơ cấu lao động theo các ngành kinh tế của nước ta đang có sự chuyển dịch theo hướng
A. Giảm tỉ trọng lao động ở khu vực công nghiệp - xây dựng.
B. Giảm tỉ trọng lao động ở khu vực nông - lâm - ngư nghiệp.
C. Tăng tỉ trọng lao động ở khu vực ngoài Nhà nước.
D. Tăng tỉ trọng lao động ở khu vực có vốn đầu tư nước ngoài.
Câu 32. Trong cơ cấu lao động có việc làm theo thống kê năm 2005, lao động chiếm tỉ trọng lớn nhất thuộc về khu vực:
A. Công nghiệp-xây dựng	B. Nông-lâm-ngư nghiệp
C. Dịch vụ	D. Công nghiệp-xây dựng và dịch vụ
Câu 33. Cơ cấu lao động theo thành phần kinh tế có sự thay đổi theo hướng:
Lao động ở khu vực kinh tế ngoài Nhà nước tăng
Lao động ở khu vực kinh tế Nhà nước tăng nhanh
Lao động ở khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tăng nhanh	
D. Câu B và C đúng
Câu 34. Trong cơ cấu lao động theo thành phần kinh tế (2005), lao động chiếm tỉ trọng lớn nhất thuộc về:
A. Kinh tế Nhà nước	B. Kinh tế ngoài Nhà nước
C. Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài	D. Câu A và C đúng
Câu 35. Cơ cấu lao động theo thành thị và nông thôn có sự thay đổi theo hướng:
A. Lao động thành thị tăng	B. Lao động nông thôn tăng
C. Lao động thành thị giảm	D. Lao động nông thôn không tăng
Câu 36. Sự thay đổi cơ cấu lao động theo ngành ở nước ta hiện nay phù hợp với:
A. Quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa	B. Quá trình đô thị hóa
C. Xu hướng phát triển nền kinh tế thị trường	D. Câu A và C đúng
Câu 37. Mặt hạn chế của việc sử dụng lao động của nước ta hiện nay là:
A. Năng suất lao động vẫn còn thấp	B. Phân công lao động chậm chuyển biến
C. Quỹ thời gian chưa được tận dụng triệt để	D. Tất cả đều đúng
Câu 38. Biểu hiện nào sau đây chứng tỏ trình trạng thất nghiệp, thiếu việc làm vẫn còn gay gắt ở nước ta (số liệu 2005):
A. Tỉ lệ thất nghiệp là 2,1%	B. Tỉ lệ thiếu việc làm là 8,1%
C. Tỉ lệ thất nghiệp ở thành thị 5,3%	D. Tất cả đều đúng
Câu 39. Tỉ lệ thời gian lao động được sử dụng ở nông thôn ngày càng tăng là do:
A. Thực hiện tốt chính sách dân số	B. Phân bố lại dân cư và lao động
C. Đa dạng hóa cơ cấu kinh tế nông thôn	D. Phát triển các ngành dịch vụ
Câu 40. Chất lượng lao động của nước ta ngày càng nâng cao là nhờ:
Số người làm việc trong các công ty liên doanh tăn lên
Phát triển công nghiệp, dịch vụ ở nông thôn
Mở thêm nhiều trung tâm đào tạo, bồi dưỡng thường xuyên
Các thành tựu trong phát triển văn hóa, giáo dục, y tế
Câu 41. Sự chuyển dịch cơ cấu lao động theo thành phần kinh tế là biểu hiện của sự phù họp với:
Quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa
Xu thế chuyển dịch lao động của các nước trên thế giới
Quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo kinh tế thị trường
Quá trình hội nhập kinh tế toàn cầu
Câu 42. Hướng giải quyết việc làm cho người lao động là:
Phân bố lại dân cư và lao động giữa các vùng
Thực hiện tốt chính sách dân số và sức khỏe sinh sản
Thực hiện đa dạng hóa các hoạt động sản xuất ở địa phương
Tất cả đều đúng
Câu 43. Cần phân bố lại dân cư và lao động giữa các vùng trong phạm vi cả nước vì:
Việc sử dụng lao động trong một số vùng còn lãng phí
Mật độ dân cư giữa các vùng chưa đều
Thiếu lao động trong việc khai thác tài nguyên ở một số vùng
Câu A và C đúng
Câu 44. Năm 2005, nguồn lao động chiếm% so với dân số:
A. 51,0	B. 51,1	C. 51,2	D. 51,3
Câu 45. Trong cơ cấu lao động năm 2005, lao động thành thị chiếm (%):
A. 23	B. 24	C. 25	D. 26
Câu 46. Hiện nay ở nước ta:
Tỉ lệ thất nghiệp ở thành thị cao hơn nông thôn
Tỉ lệ thiếu việc làm ở nông thôn cao hơn thành thị
Tỉ lệ thất nghiệp và thiếu việc làm ở thành thị cao hơn nông thôn
Câu A và B đúng
Câu 47. Đặc điểm đô thị hoá ở nước ta là:
A. Trình độ đô thị hoá thấp.	B. Tỉ lệ dân thành thị giảm.
C. Phân bố đô thị đều giữa các vùng.	D. Quá trình đô thị hoá diễn ra nhanh.
Câu 48. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 15, hãy cho biết các đô thị nào sau đây là đô thị đặc biệt ở nước ta?
A. Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh.	B. Hà Nội, Cần Thơ.
C. TP. Hồ Chí Minh, Hải Phòng.	D. TP. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng.
Câu 49. Dân cư tập trung đông đúc ở Đồng bằng sông Hồng không phải là do
A. Trồng lúa nước cần nhiều lao động.	B. Vùng mới được khai thác gần đây.
C. Có nhiều trung tâm công nghiệp.	D. Có điều kiện thuận lợi cho sản xuất và cư trú.
Câu 50. Đặc điểm nào sau đây không đúng với quá trình đô thị hóa nước ta:
Thời phong kiến, đô thị Việt Nam hình thành ở nơi có vị trí thuận lợi với chức năng hành chính, thương mại, quân sự.
Thời Pháp thuộc, hệ thống đô thị được mở rộng và tập trung phát triển mạnh.
Từ 1945-1975, ở miền Bắc đô thị hóa gắn với quá trình công nghiệp hóa trên cơ sở mạng lưới đô thị có từ trước.
Từ 1975 đến nay, các đô thị phát triển mạnh, các đô thị được mở rộng nhanh hơn, đặc biệt phát triển các đô thị lớn.
Câu 51. Biểu hiện nào sau đây chứng tỏ đô thị hóa của nước ta còn thấp:
Hệ thống giao thông, điện, nước, môi trường và các công trình phúc lợi xã hội còn thấp so với các nước trong khu vực và trên thế giới.
Các vấn đề an ninh trật tự xã hội còn nổi cộm, chưa giải quyết triệt để.
Số lao động đang đổ xô tự do vào các đô thị để kiếm công ăn việc làm còn lớn.
Nếp sống đô thị và nông thôn còn xen lẫn vào nhau.
Câu 52. So với các nước trong khu vực, tỉ lệ dân số đô thị của nước ta ở mức:
A. Cao	B. Trung bình	C. Thấp	D. Rất thấp
Câu 53. Vùng có số lượng đô thị nhiều nhất nước ta là:
A. Trung du và miền núi Bắc Bộ	B. Tây Nguyên
C. Đông Nam Bộ	D. Đồng bằng sông Hồng
Câu 54. Vùng có số lượng đô thị ít nhất nước ta là:
A. Trung du và miền núi Bắc Bộ	B. Tây Nguyên
C. Đông Nam Bộ	D. Đồng bằng sông Hồng
Câu 55. Vùng có số lượng thị trấn nhiều nhất nước ta là:
A. Đồng bằng sông Cửu Long	B. Tây Nguyên
C. Duyên hải Nam Trung Bộ	D. Trung du và miền núi Bắc Bộ 
Câu 56. Vùng có số dân thành thị đông nhất nước ta là:
A. Đồng bằng sông Cửu Long	B. Đồng bằng sông Hồng
C. Đông Nam Bộ	D. Trung du và miền núi Bắc Bộ 
Câu 57. Loại đô thị có số lượng nhiều nhất hiện nay ở nước ta là:
A. Thành phố	B. Thị Xã	C. Thị trấn	D. Cả A và B
Câu 58. Thành phố nào sau đây không phải là thành phố trực thuộc trung ương:
A. Hà Nội	B. Hải Phòng	C. Huế	D. Cần Thơ
Câu 59. Đặc điểm nào sau đây không phải là tác động tích cực của quá trình đô thị hóa:
A. Thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế	B. An ninh trật tự xã hội khó kiểm soát
C. Tạo nhiều việc làm và thu nhập	D. Thu hút đầu tư lớn
Câu 60. Quá trình đô thị hóa nảy sinh hậu quả:
A. Môi trường bị ô nhiễm	B. Gia tăng đói nghèo
C. Nếp sống văn hóa bị xâm hại	D. Tài nguyên cạn kiệt
Câu 61. Nguyên nhân làm cho quá trình đô thị hóa của nước ta phát triển hiện nay là do:
A. Nền kinh tế thị trường	B. Thu hút nhiều đầu tư nước ngoài
C. Nước ta hội nhập quốc tế và khu vực	D. Quá trình công nghiệp hóa đang được đẩy mạnh
Câu 62. Nguyên nhân làm cho quá trình đô thị hóa tạo ra nhiều tác động tiêu cực là do:
A. Dân nông thôn kéo lên thành phố	B. Đô thị hóa không xuất phát từ công nghiệp hóa
C. Cơ chế thị trường tác động	D. Đời sống nhân dân ngày càng cao
Câu 63. Tỉnh ở miền Trung có hai thành phố là:
A. Thanh Hóa	B. Quảng Nam	C. Nghệ An	D. Khánh Hòa
Câu 64. Dựa vào Atlát trang 15, cho biết thành phố Buôn Ma Thuột là đô thị loại:
A. 2	B. 3	C. 4	D. 5
Câu 65. Dựa vào Atlát trang 15, cho biết thành phố nào ở Đông Nam Bộ có quy mô dân số trên 1 triệu người:
A. Biên Hòa	B. Thủ Dầu Một	C. Thành phố Hồ Chí Minh	D. Cả A và C
Câu 66. Dựa vào Atlát trang 15, cho biết Hải Phòng là đô thị loại:
A. Đặc biệt	B. 1	C. 2	D. 3
ĐÁP ÁN:
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
D
B
D
D
D
D
C
A
B
B
D
A
A
D
B
B
A
D
C
A
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30
31
32
33
34
C
B
D
D
A
D
A
C
A
B
B
B
C
B
35
36
37
38
39
40
41
42
43
44
45
46
A
A
D
D
C
D
C
D
D
C
C
D
47
48
49
50
51
52
53
54
55
56
57
58
59
60
61
62
63
64
65
66
A
A
B
B
A
C
A
C
D
C
C
C
B
A
D
B
B
A
C
B

Tài liệu đính kèm:

  • doccau_hoi_trac_nghiem_dia_ly_12_phan_Dia_li_dan_cu.doc