Câu hỏi trắc nghiệm học kì I Giáo dục công dân lớp 12 (Có đáp án)

doc 6 trang Người đăng dothuong Lượt xem 449Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Câu hỏi trắc nghiệm học kì I Giáo dục công dân lớp 12 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Câu hỏi trắc nghiệm học kì I Giáo dục công dân lớp 12 (Có đáp án)
CÂU HỎI TRẮC NGHIÊM MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN- HK 1
I.1.1.a. Pháp luật là phương tiện để công dân thực hiện và bảo vệ
A. lợi ích kinh tế của mình. 	B. quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
C. Các quyền của mình. 	D. Quyền và nghĩa vụ của mình.
I.1.2.a. Pháp luật xã hội chủ nghĩa mang bản chất của
A. nhân dân lao động.	B. giai cấp cầm quyền.
C. giai cấp công nhân.	D. giai cấp tiến bộ.
I.1.3.a. Quyền và nghĩa vụ của công dân được nhà nước qui định trong
A. hiến pháp và luật.	B. luật và chính sách.
C. hiến pháp.	D. luật và đạo đức.
I.1.4.a. Pháp luật là phương tiện để Nhà Nước
A. quản lí kinh tế.	 	B. quản lí công dân.	
C. bảo vệ công dân.	 	D. quản lí xã hội.
I.1.5.b. Pháp luật do Nhà nước ta xây dựng và ban hành thể hiện ý chí, nhu cầu và lợi ích của
A. giai cấp tiên tiến.	B. giai cấp công nhân.
C. nhân dân lao động.	D. Đảng cộng sản Việt Nam.
I.1.6.b. Pháp luật là phương tiện để nhà nước quản lý xã hội. Không có pháp luật thì xã hội sẽ
A. thiếu dân chủ và hạnh phúc.	B. mất sức mạnh và quyền lực.
C. không có hòa bình và tiến bộ.	D. không có trật tự và ổn định.
I.1.7.b. Một trong những đặc điểm để phân biệt pháp luật với đạo đức là pháp luật có 
A. tính quyền lực, bắt buộc chung.	B. tính qui phạm phổ biến.
C. tính giai cấp.	D. tính cưỡng chế.
I.2.8.a. Vi phạm hành chính là hành vi vi phạm pháp luật xâm phạm đến các
A. nguyên tắc quản lí hành chính.	B. qui tắc quản lí xã hội.
C. qui tắc quản lí nhà nước.	D. qui tắc kỉ luật lao động.
I.2.9.a. Đối tượng phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi loại tội phạm là những người
A. đủ 15 tuổi trở lên.	B. đủ 18 tuổi trở lên.
C. đủ 14 tuổi trở lên.	D. đủ 16 tuổi trở lên.
I.2.10.a. Vi phạm dân sự là hành vi vi phạm pháp luật, xâm hại tới
A. quan hệ sở hữu và quan hệ gia đình.	B. quan hệ tài sản và quan hệ nhân thân.
C. quan hệ kinh tế và tình cảm.	D. quan hệ tài sản và tình cảm.
I.2.11.a. Cá nhân, tổ chức sử dụng pháp luật tức là làm những gì mà pháp luật
A. qui định phải làm.	B. qui định.
C. cho phép làm.	D. không cho phép làm.
I.2.12.b. Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội nhưng không phải chịu trách nhiệm hình sự là
A. người chưa thành niên.	B. người trên 80 tuổi.
C. phụ nữ mang thai.	D. người bị bệnh tâm thần.
I.2.13.b. Tòa án nhân dân xét xử và đưa ra hình phạt 15 năm tù đối với bị cáo A.Trong trường hợp này tòa án đã
A. áp dụng pháp luật hình sự.	B. áp dụng pháp luật.
C. sử dụng pháp luật hình sự.	D. thi hành pháp luật.
I.2.14.b. Anh A không buôn bán, tàng trữ và sử dụng các chất ma túy. Trong trường hợp này anh A đã
A. thi hành pháp luật.	B. không tuân thủ pháp luật.
C. sử dụng pháp luật.	D. tuân thủ pháp luật.
.I.2.15.c. Anh A thuê nhà của anh B để ở, sau một thời gian thì anh A tự ý sữa chữa nhà mà không xin phép anh B. Trong trường hợp này anh A đã vi phạm pháp luật
A. hình sự.	B. hành chính.	
C. dân sự.	D. kỉ luật.
I.2.16.c. Ông A là người có thu nhập cao, hàng năm ông đến cơ quan thuế để nộp thuế thu nhập cá nhân. Trong trường hợp này ông A đã
A. áp dụng pháp luật.	B. thi hành pháp luật.
C. tuân thu pháp luật.	D. sử dụng pháp luật.
I.2.17.c. T (20 tuổi) có quan hệ tình cảm với H (14 tuổi) và hai người đã tự nguyện quan hệ tình dục với nhau. Trong trường hợp này A đã vi phạm
A. luật hôn nhân gia đình.	B. không vi phạm pháp luật.
C. luật hình sự.	D. luật hành chính.
I.2.18.d. Năm 2013, Lê Văn Luyện (17 tuổi 271 ngày) đã đột nhập tiệm vàng cướp của, giết người; Tuy nhiên, HĐXX đã không tuyên Luyện án chung thân và tử hình vì lí do gì?
A. Khi phạm tội, Lê Văn Luyện chưa đủ 18 tuổi.
B. Luật sư bào chữa đã đề nghị HĐXX giảm án cho Luyện.
C. Không áp dụng 2 hình phạt đó với người chưa thành niên phạm tội (Điều 27 BLHS 1999).
D. Công an đã tịch thu được toàn bộ số vàng mà Luyện đã cướp.
I.2.19.d. H (16 tuổi) đi xe máy ngược đường một chiều, đã va chạm vào xe anh B và hậu quả là cả 2 đều bị thương nhẹ phải nằm viện, xe của anh B bị hỏng. Theo em, trường hợp này H bị xử lý như thế nào?
A. Không thể xử lý do H mới 16 tuổi.
B. H không bị xử lí do cả hai đều bị thương, phải nằm viện.
C. H phải chịu trách nhiệm hành chính và bồi thường thiệt hại cho anh B.
D. H phải chịu trách nhiệm hình sự và bồi thường thiệt hại cho anh B.
II.3.20.a. Công dân bình đẳng về trách nhiệm pháp lý có nghĩa là bất kì công dân nào khi
A. vi phạm pháp luật đều bị xử lý như nhau.
B. vi phạm quy định của cơ quan, đơn vị, đều phải chịu trách nhiệm kỷ luật.
C. vi phạm pháp luật đều phải bị xử lý theo quy định của pháp luật.
D. do thiếu hiểu biết mà vi phạm pháp luật thì không phải chịu trách nhiệm pháp lý.
II.3.21.a. Theo quy định của pháp luật thì quyền của công dân không tách rời 
A. nghĩa vụ của công dân.	B. trách nhiệm của công dân.
C. lợi ích của công công dân.	 D. chức vụ của công dân.
II.3.22.a. Khi công dân vi phạm pháp luật với tính chất và mức độ vi phạm như nhau, trong một hoàn cảnh như nhau thì đếu phải chịu trách nhiệm pháp lí
A. như nhau.	B. bằng nhau.
C. ngang nhau	D. có thể khác nhau.
II.3.23.a. Quyền và nghĩa vụ của công dân không bị phân biệt bởi dân tộc, giới tính, tôn giáo, giàu, nghèo, thành phần, địa vị xã hội, thể hiện ở
A. công dân bình đẳng về quyền. 	
B. công dân bình đẳng về nghĩa vụ.
C. công dân bình đẳng về trách nhiệm pháp lý.	
D. công dân bình đẳng về quyền và nghĩa vụ.
II.3.24.b. Công dân bình đẳng về trách nhiệm pháp lí được hiểu là công dân nào vi phạm pháp luật cũng phải 
A. chịu trách nhiệm hình sự.
B. bị xử lí theo quy định của pháp luật.
C. bị truy tố và xét xử trước tòa án.
D. bị khiển trách, cảnh cáo.
II.3.25.b. Trong các quy định sau, quy định nào thể hiện nội dung bình đẳng về quyền và nghĩa vụ?
A. Mọi công dân đều có quyền lựa chọn nghề nghiệp phù hợp với sở thích của mình.
B. Mọi công dân đủ 18 tuổi trở lên có quyền bầu cử theo quy định của pháp luật.
C. Mọi công dân từ 21 tuổi trở lên có quyền ứng cử và đại biểu Quốc hội.
D. Những người có cùng mức thu nhập, phải đóng thuế thu nhập như nhau.
.II.3.26.b. Công dân bình đẳng trước pháp luật được hiểu là mọi công dân 
A. có quyền và nghĩa vụ giống nhau.
B. được hưởng quyền, thực hiện nghĩa vụ và chịu trách nhiệm pháp lí theo quy định của pháp luật.
C. phải chịu trách nhiệm pháp lí nếu vi phạm pháp luật.
D. đều bị xử lí nếu vi phạm pháp luật.
II.3.27.c. Văn kiện Đại hội VI Đảng cộng sản Việt Nam có viết : « ... Mọi vi phạm đều được xử lý. Bất cứ ai vi phạm đều bị đưa ra xét xử theo pháp luật... ». Nội dung trên đề cập đến
A. Công dân bình đẳng về quyền.	
B. Công dân bình đẳng về trách nhiệm pháp lý.
C. Công dân bình đẳng về nghĩa vụ.	
D. Quy định xử lý những trường hợp vi phạm.
II.4.28.a. Độ tuổi được phép kết hôn theo quy định của pháp luật hiện hành đối với nam, nữ là:
A. Nam từ 20 tuổi trở lên, nữ từ 18 tuổi trở lên.
B. Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên.
C. Nam và nữ đều từ đủ 18 tuổi trở lên.
D. Nam và nữ đều từ 18 tuổi trở lên.
II.4.29.a. Bình bẳng trong quan hệ vợ chồng được thể hiện qua quan hệ nào sau đây?
A. Quan hệ vợ chồng và quan hệ giữa vợ chồng với họ hàng nội, ngoại.
B. Quan hệ gia đình và quan hệ xã hội.
C. Quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản.
D. Quan hệ hôn nhân và quan hệ quyết thống.
II.4.30.a. Bình đẳng trong lao động được hiểu là
A. làm việc mọi nơi, mọi lúc.
B. tự do lao động, làm mọi ngành nghề.
C. giao kết hợp đồng theo nguyên tắc tự do, bình đẳng, tự nguyện.
D. làm việc theo giờ và theo chế độ rõ ràng.
II.4.31.a. Vợ, chồng có quyền và nghĩa vụ ngang nhau trong việc lựa chọn nơi cư trú là
A. bình đẳng trong quan hệ tài sản. 	B. bình đẳng trong quan hệ nhân thân.
C. bình đẳng trong quan hệ dân sự. 	D. bình đẳng trong quan hệ riêng tư.
II.4.32.b. Tòa án xét xử các vụ án sản xuất hàng giả không phụ thuộc vào người bị xét xử là ai, giữ chức vụ gì. Điều này thể hiện sự bình đẳng
A. về quyền tự chủ trong kinh doanh.	
B. về nghĩa vụ trong kinh doanh.
C. về trách nhiệm pháp lý.	
D. về quyền lao động.
II.4.33.b. Khi yêu cầu vợ mình phải nghỉ việc để chăm sóc gia đình, anh A đã vi phạm quyền bình đẳng giữa vợ và chồng trong quan hệ
A. nhân thân. 	B. tài sản chung. 	
C. tài sản riêng. 	D. tình cảm.
II.4.34.b. Việc đưa ra những quy định riêng thể hiện sự quan tâm đối với lao động nữ góp phần thực hiện tốt chính sách gì của Đảng ta?
A. Đại đoàn kết dân tộc. 	B. Bình đẳng giới.
C. Tiền lương. 	D. An sinh xã hội.
II.4.35.c. Kết hôn là xác lập quan hệ vợ chồng với nhau theo quy định của Luật về 
A. điều kiện kết hôn và đăng kí kết hôn.
B. độ tuổi, năng lực trách nhiệm pháp lý và đăng ký kết hôn.
C. sự tự nguyện, không bị mất năng lực hành vi dân sự và đăng ký kết hôn.
D. độ tuổi, sự tự nguyện và đăng kí kết hôn.
II.4.36.c. Thời gian làm việc của người cao tuổi được quy định trong luật lao động là
A. không được quá 4 giờ một ngày hoặc 24 giờ một tuần.
B. không được quá 5 giờ một ngày hoặc 30 giờ một tuần.
C. không được quá 6 giờ một ngày hoặc 24 giờ một tuần.
D. không được quá 7 giờ một ngày hoặc 42 giờ một tuần.
II.4.37.c. Sau một thời gian hoạt động, công ty X thu được lãi cao và quyết định mở rộng quy mô ngành nghề của mình. Công ty X đã thực hiện quyền
A. bình đẳng trong lao động.	B. bình đẳng trong kinh doanh.
C. bình đẳng trong sản xuất.	D. bình đẳng trong quan hệ kinh tế - xã hội.
II.4.38.d. Chị H có chồng là anh Y. Bạn của chị H có gửi cho chị một bì thư và 2000 USD với nội dung như sau: “Mến tặng vợ chồng bạn, chúc hai bạn nhanh chóng qua khỏi thời kì khó khăn này”. 2000 USD là
A. tài sản chung của chị H và anh Y.
B. tài sản riêng của chị H. 
C. tài sản riêng của anh Y.
D. tài sản được chia làm hai theo quy định của pháp luật.
II.4.39.d. Chị A muốn nhận em B (1tuổi) làm con nuôi. Theo quy định của pháp luật thì một trong những điều kiện mà chị A phải thỏa mãn đó là:
A. Chị A phải từ 20 tuổi trở lên.
B. Chị A chỉ cần nộp giấy chứng minh và giấy tờ tùy thân của mình
C. Chị A chỉ cần có sự chứng kiến của cơ quan nhà nước thì có thể nhận B làm con nuôi
D. Chị A phải từ 21 tuổi trở lên.
II.5.40.a. Số lượng các dân tộc cùng sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam là
	A. 54. 	B. 55. 	C. 56. 	D. 57.
II.5.41.a. Nguyên tắc quan trọng hàng đầu trong hợp tác giao lưu giữa các dân tộc là
A. các bên cùng có lợi. 	B. bình đẳng.
C. đoàn kết giữa các dân tộc. 	D. tôn trọng lợi ích của các dân tộc thiểu số.
II.5.42.a. Tôn giáo được biểu hiện qua 
A. các đạo khác nhau.	 B. các tín ngưỡng.
C. các hình thức tín ngưỡng có tổ chức.	D. các hình thức lễ nghi.
II.5.43.a. Một hình thức tín ngưỡng có tổ chức, với những quan niệm, giáo lí thể hiện sự tín ngưỡng và những hình thức lễ nghi thể hiện sự sùng bái tín ngưỡng ấy được gọi là
A. tôn giáo.	B. mê tín dị đoan.
C. tín ngưỡng.	D. xem bói.
II.5.44.b. Dân tộc được hiểu theo nghĩa là
A. một bộ phận dân cư của 1 quốc gia. 	B. một dân tộc thiểu số.
C. một dân tộc ít người. 	D. một cộng đồng có chung lãnh thổ.
II.5.45.b. Khẩu hiệu nào sau đây phản ánh không đúng trách nhiệm của công dân có tín ngưỡng, tôn giáo đối với đạo pháp và đất nước?
A. Buôn thần bán thánh. 	B. Tốt đời đẹp đạo.
C. Kính chúa yêu nước. 	D. Đạo pháp dân tộc.
II.5.46.b. Các dân tộc trong một quốc gia không phân biệt đa số hay thiểu số, trình độ văn hoá, chủng tộc, màu da ... đều được Nhà nước và pháp luật tôn trọng, bảo vệ và tạo điều kiện phát triển được hiểu là
A. quyền bình đẳng giữa các dân tộc. 	B. quyền bình đẳng giữa các tôn giáo.
C. quyền bình đẳng giữa các công dân. 	D. quyền bình đẳng giữa các cá nhân.
II.5.47.b. Ý kiến nào sau đây không đúng với quyền bình đẳng giữa các dân tộc trong lĩnh vực kinh tế ?
A. Công dân các dân tộc đều có quyền tự do kinh doanh theo quy định của pháp luật.
B. Công dân các dân tộc đều có nghĩa vụ đóng thuế kinh doanh theo quy định của pháp luật.
C. Công dân các dân tộc thiểu số được nhà nước ưu tiên bảo vệ quyền sở hữu hợp pháp và quyền thừa kế.
D. Chỉ có các dân tộc thiểu số mới có quyền tự do đầu tư, kinh doanh ở địa bàn miền núi.
II.5.48.c. Theo em, phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Các tôn giáo được Nhà nước công nhận đều bình đẳng trước pháp luật, có quyền hoạt động tôn giáo theo quy định của pháp luật.
B. Quyền hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo của công dân trên tinh thần tôn trọng pháp luật, phát huy giá trị văn hoá, đạo đức tôn giáo được Nhà nước bảo đảm.
C. Hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo theo quy định của pháp luật được Nhà nước bảo đảm; Các cơ sở tôn giáo hợp pháp được pháp luật bảo hộ.
D. Các tôn giáo được Nhà nước công nhận, được hoạt động khi đóng thuế hàng năm.
II.5.49.c. Nhà nước có chính sách ưu tiên con em đồng bào dân tộc vào học các trường chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học là đã thể hiện
A. quyền bình đẳng giữa các dân tộc. 	B. quyền tự do, dân chủ.
C. sự ưu ái đối với con em đồng bào dân tộc.	 D. sự bất bình đẳng giữa các dân tộc.
II.5.50.d. Sự kiện giáo xứ Thái Hoà ở Hà Nội treo ảnh Đức Mẹ, Thiên Chúa ở hàng rào, lề đường, cành cây là biểu hiện của
A. hoạt động tín ngưỡng. 	B. lợi dụng tôn giáo.
C. hoạt động mê tín. 	D. hoạt động tôn giáo.
II.6.51.a. Công dân có quyền bất khả xâm phạm về thân thể nghĩa là, không ai bị bắt nếu không có quyết định của Toà án, quyết định hoặc phê chuẩn của Viện Kiểm sát, trừ trường hợp
A. phạm tội quả tang.	B. bị nghi ngờ phạm tội. 	
C. đồng phạm.	D. xúi dục người khác phạm tội. 
II.6.52.a. Đi xe máy vượt đèn đỏ gây thương tích cho người khác là vi phạm quyền
A. bất khả xâm phạm về thân thể của công dân.
B. được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ của công dân.
C. được pháp luật bảo hộ về danh dự, nhân phẩm của công dân.
D. bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân.
II.6.53.a. Đánh người gây thương tích là vi phạm quyền
A. bất khả xâm phạm về thân thể của công dân.
B. được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ của công dân.
C. được pháp luật bảo hộ về danh dự, nhân phẩm của công dân.
D. bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân.
II.6.54.a. Bịa đặt điều xấu, tung tin xấu, nói xấu, xúc phạm người khác để hạ uy tín và gây thiệt hại về danh dự cho người đó là hành vi xâm phạm quyền được pháp luật bảo hộ về
A. tính mạng, sức khỏe.	B. danh dự và nhân phẩm.
C. bất khả xâm phạm về thân thể. 	D. bất khả xâm phạm về chỗ ở. 
II.6.55.b.Theo quy định của Luật Tố tụng hình sự, bị cáo là:
A. người bị tố cáo.
B. người có liên quan đến hành vi phạm tội.
C. người bị hại.
D. người đã bị Tòa án quyết định đưa ra xét xử.
II.6.56.b. Phạm tội quả tang là người
A. đang thực hiện tội phạm.	
B. ngay sau khi thực hiện tội phạm thì bị phát hiện.
C. ngay sau khi thực hiện tội phạm thì bị đuổi bắt.	
D. bị nghi ngờ phạm tội.
II.6.57.b. Theo qui định của pháp luật, cơ quan có quyền ra lệnh bắt bị can, bị cáo để tạm giam khi có căn cứ họ sẽ gây khó khăn cho việc điều tra, truy tố, xét xử hoặc sẽ tiếp tục phạm tội đó là:
A. Cảnh sát điều tra, Viện kiểm sát.	B. Uỷ ban nhân dân, Toà án.
C. Cảnh sát điều tra, Uỷ ban nhân dân.	D. Viện kiểm sát, Toà án.
II.6.58.c. Nhận định nào sau đây đúng với quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân?
A. Trong mọi trường hợp, không ai có thể bị bắt.
B. Công an có thể bắt người nếu nghi là phạm tội.
C. Trong mọi trường hợp, chỉ được bắt người khi có quyết định của toà án.
D. Được bắt người trong trường hợp phạm tội quả tang hoặc đang bị truy nã.
.II.6.59.c. Nhận định nào sau đây không đúng?
A. Tự tiện bắt và giam giữ người là hành vi trái pháp luật.
B. Bắt và giam giữ người trái pháp luật là xâm phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân.
C. Không ai được bắt và giam giữ người.
D. Bắt và giam giữ người trái phép sẽ bị xử lý nghiêm minh theo pháp luật.
II.6.60.d. Do mâu thuẫn, cãi vã to tiếng rồi chửi nhau, học sinh A nóng giận mất bình tĩnh nên đã ném bình hoa ở lớp vào mặt học sinh B. Học sinh B tránh được nên bình hoa trúng vào đầu học sinh C đang đứng ngoài lên tiếng bênh vực học sinh A. Hành vi của học sinh A đã vi phạm quyền gì đối với học sinh B?
A. Bất khả xâm phạm về thân thể của công dân.
B. Được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ của công dân.
C. Được pháp luật bảo hộ về danh dự, nhân phẩm của công dân.
D. Không vi phạm gì.

Tài liệu đính kèm:

  • docDe_trac_nghiem_GDCD_12_HK_1.doc