Câu hỏi trắc nghiệm Địa lí lớp 12 - Thiên nhiên phân hóa đa dạng

doc 11 trang Người đăng dothuong Lượt xem 675Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Câu hỏi trắc nghiệm Địa lí lớp 12 - Thiên nhiên phân hóa đa dạng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Câu hỏi trắc nghiệm Địa lí lớp 12 - Thiên nhiên phân hóa đa dạng
Bài: Thiên nhiên phân hóa đa dạng
Câu 1.“Địa thế cao hai đầu, thấp ở giữa, chạy theo hướng tây bắc - đông nam”. Đó là đặc điểm núi của vùng :
A. Tây Bắc.	B. Đông Bắc. 
C. Trường Sơn Bắc.	D. Trường Sơn Nam.
Câu 2. Nằm ở cực tây của năm cánh cung thuộc vùng núi Đông Bắc là dãy : 
	A. Sông Gâm.	B. Đông Triều.	C. Ngân Sơn.	D. Bắc Sơn
Câu 3. Đây là hướng nghiêng của địa hình vùng Đông Bắc.
	A. Tây bắc - đông nam.	 B. Đông bắc - tây nam.
	C. Bắc - nam.	D. Tây - đông.
Câu 4. Nằm ở phía tây nam của hệ thống Trường Sơn Nam là cao nguyên :
	A. Plây-cu.	B. Mơ Nông.	 C. Đắc Lắc.	 D. Di Linh.
Câu 5. Các sườn đồi ba dan lượn sóng ở Đông Nam Bộ được xếp vào loại địa hình :
	A. Đồng bằng.	B. Các bậc thềm phù sa cổ.
	C. Các cao nguyên.	D. Các bán bình nguyên.
Câu 6. Đồng bằng châu thổ sông Hồng và đồng bằng châu thổ Cửu Long có chung một đặc điểm là:
	A. Có địa hình thấp và bằng phẳng.
	B. Có hệ thống đê ngăn lũ ven sông.
	C. Hình thành trên vùng sụt lún của hạ lưu sông.
	D. Có hệ thống sông ngòi kênh rạch chằng chịt.
Câu 7. “Địa hình núi đổ xô về mạn đông, có nhiều đỉnh cao trên 2000 m, phía tây là các cao nguyên”. Đó là đặc điểm của vùng :
	A. Đông Bắc.	 	B. Tây Bắc.
	C. Trường Sơn Bắc.	 	D. Trường Sơn Nam.
Câu 8. Dãy Bạch Mã là :
	A. Dãy núi bắt đầu của hệ núi Trường Sơn Nam.
	B. Dãy núi làm biên giới giữa Tây Bắc và Trường Sơn Bắc.
	C. Dãy núi làm ranh giới giữa Trường Sơn Bắc và Trường Sơn Nam.
	D. Dãy núi ở cực Nam Trung Bộ, nằm chênh vênh giữa đồng bằng hẹp và đường bờ biển.
Câu 9. Đây là đặc điểm của đồng bằng ven biển miền Trung.
	A. Là một tam giác châu thổ có diện tích 15 000 km2.
	B. Nằm ở vùng biển nông, thềm lục địa mở rộng.
	C. Hình thành trên vùng sụt lún ở hạ lưu các sông lớn.
	D. Biển đóng vai trò chủ yếu trong việc hình thành nên có nhiều cồn cát.
Câu 10. Ở đồng bằng châu thổ sông Hồng có nhiều chân ruộng cao bạc màu và các ô trũng là do :
	A. Thường xuyên bị lũ lụt.
	B. Có hệ thống sông ngòi kênh rạch chằng chịt.
	C. Có địa hình tương đối cao và bị chia cắt.
	D. Có hệ thống đê ngăn lũ hai bên các sông.	
Câu 11. Địa hình núi cao hiểm trở nhất của nước ta tập trung ở :
	A. Vùng núi Trường Sơn Nam.	B. Vùng núi Tây Bắc.
	C. Vùng núi Trường Sơn Bắc.	D. Vùng núi Đông Bắc.
Câu 12. Địa hình vùng đồi trung du và bán bình nguyên của nước ta thể hiện rõ nhất ở :
	A. Vùng đồi trung du thuộc dãy Trường Sơn Nam và Đông Nam Bộ.
	B. Trên các cao nguyên xếp tầng ở sườn phía tây của Tây Nguyên.
	C. Vùng đồi trung du thuộc dãy Trường Sơn Bắc và vùng thấp ở Tây Nguyên.
	D. Rìa Đồng bằng sông Hồng và Đông Nam Bộ.
Câu 13. Cao nguyên đất đỏ ba dan rộng lớn nhất ở nước ta là :
	A. Đắc Lắc B. Lâm Viên.	C. Plây-cu.	D. Di Linh.
Câu 14. Vùng núi thượng nguồn sông Chảy có đặc điểm :
	A. Cấu tạo chủ yếu bởi đá vội.	B. Gồm những đỉnh núi cao trên 2000 m.
	C. Có cấu trúc vòng cung.	D. Chạy theo hướng tây bắc - đông nam.
Câu 15. Ranh giới của vùng núi Tây Bắc là :
	A. Sông Hồng và sông Đà.	B. Sông Đà và Sông Mã.
	C. Sông Hồng và sông Cả.	D. Sông Hồng và sông Mã.
ĐÁP ÁN
1. C
2. A
3. A
4. B
5. D
6. C
7. D
8. C
9. D
10. D
11. B
12. D
13. A
14 B
15.C
Sự phân hóa khí hậu, thủy sản
Câu 1. “Lũ vào thu đông, tháng 5, 6 có lũ tiểu mãn”. Đó là đặc điểm sông ngòi của miền thuỷ văn :
	A. Bắc Bộ. B. Nam Bộ C. Đông Trường Sơn. D. Tây Nguyên.
Câu 2. “Nhiệt độ trung bình năm luôn cao hơn 21ºC, biên độ nhiệt năm dưới 9ºC”. Đó là đặc điểm khí hậu của :
	A. Lạng Sơn.	B. Hà Nội.	C. Vinh.	D. Nha Trang.
Câu 3. Đây là biên độ nhiệt hằng năm của Hà Nội, Huế, Nha Trang, Thành phố Hồ Chí Minh.
	A. 3,2ºC ; 4,1ºC ; 9,3ºC ; 11,9ºC.	B. 11,9ºC ; 9,3ºC ; 4,1ºC ; 3,2ºC.
	C. 9,3ºC ; 11,9ºC ; 4,1ºC ; 3,2ºC.	D. 4,1ºC ; 3,2ºC ; 11,9ºC ; 9,3ºC. 
Câu 4. Ở miền khí hậu phía bắc, trong mùa đông độ lạnh giảm dần về phía tây vì :
	A. Nhiệt độ tăng dần theo độ vĩ.
	B. Nhiệt độ thay đổi theo độ cao của địa hình.
	C. Đó là những vùng không chịu ảnh hưởng của gió mùa đông bắc.
	D. Dãy Hoàng Liên Sơn ngăn cản ảnh hưởng của gió mùa đông bắc.
Câu 5. Đây là điểm khác biệt về khí hậu giữa Duyên hải Nam Trung Bộ và Nam Bộ.
	A. Mùa mưa ở Nam Trung Bộ chậm hơn.
	B. Mùa mưa của Nam Trung Bộ sớm hơn.
	C. Chỉ có Nam Trung Bộ mới có khí hậu cận Xích đạo.
	D. Nam Trung Bộ không chịu ảnh hưởng của phơn Tây Nam.
Câu 6. Miền Bắc ở độ cao trên 600 m, còn miền Nam phải 1000 m mới có khí hậu á nhiệt. Lí do chính là vì :
	A. Địa hình miền Bắc cao hơn miền Nam.
	B. Miền Bắc mưa nhiều hơn miền Nam.
	C. Nhiệt độ trung bình năm của miền Nam cao hơn miền Bắc.
	D. Miền Bắc giáp biển nhiều hơn miền Nam.
Câu 7. Sông ngòi ở Tây Nguyên và Nam Bộ lượng dòng chảy kiệt rất nhỏ vì : 
	A. Phần lớn sông ở đây đều ngắn, độ dốc lớn.
	B. Phần lớn sông ngòi ở đây đều nhận nước từ bên ngoài lãnh thổ.
	C. Ở đây có mùa khô sâu sắc, nhiệt độ cao, bốc hơi nhiều.
	D. Sông chảy trên đồng bằng thấp, phẳng lại đổ ra biển bằng nhiều chi lưu.
Câu 8. Yếu tố chính làm hình thành các trung tâm mưa nhiều, mưa ít ở nước ta là :
	A. Độ vĩ.	B. Độ lục địa.
	C. Địa hình.	D. Mạng lưới sông ngòi.
Câu 9. Đây là điểm khác nhau cơ bản của khí hậu Nam Bộ và khí hậu Tây Nguyên.
	A. Tây Nguyên có mưa lệch pha sang thu đông.
	B. Nam Bộ có khí hậu nóng và điều hoà hơn.
	C. Nam Bộ có hai mùa mưa khô đối lập.
	D. Nam Bộ có nhiệt độ trung bình năm thấp hơn.
Câu 10. Ranh giới để phân chia hai miền khí hậu chính ở nước ta là :
	A. Đèo Ngang.	B. Dãy Bạch Mã.
	C. Đèo Hải Vân.	D. Dãy Hoành Sơn.
Câu 11. Các luồng gió thổi vào lãnh thổ nước ta gây nên thời tiết khô – nóng và lạnh – khô là:
	A. TBg và NPc	B. NPc và Tm	C. TBg và Em	D. Em và Tm
Câu 12. Sự phân mùa của khí hậu nước ta chủ yếu là do :
	A. Ảnh hưởng của các khối không khí hoạt động theo mùa khác nhau về hướng và tính chất.
	B. Ảnh hưởng của khối không khí lạnh (NPc) và khối không khí Xích đạo (Em).
	C. Ảnh hưởng của khối không khí từ vùng vịnh Bengan (TBg) và Tín phong nửa cầu Bắc (Tm).
	D. Ảnh hưởng của Tín phong nửa cầu Bắc (Tm) và khối không khí Xích đạo (Em).
Câu 13. Tính chất nhiệt đới ẩm, gió mùa của khí hậu nước ta đã đem đến cho sản xuất nông nghiệp :
	A. Nhiều đồng bằng phù sa, nhiệt ẩm dồi dào, lũ bão, ngập úng, hạn hán và sâu bệnh.
	B. Có điều kiện thuận lợi để thâm canh, luân canh, tăng vụ.
	C. Phát triển các loại cây trồng có nguồn gốc cận nhiệt và ôn đới.
	D. Phát triển nghề khai thác, nuôi trồng thủy sản.
Câu 14. Nhiễu động về thời tiết ở nước ta thường xảy ra vào :
	A. Mùa đông ở miền Bắc và mùa khô ở Tây Nguyên.
	B. Nửa đầu mùa hè ở Bắc Trung Bộ.	
	C. Thời gian chuyển mùa.
	D. Nửa sau mùa hè đối với cả vùng Duyên hải miền Trung.
Câu 15. Từ vĩ độ 160B trở vào nam, do tính chất khá ổn định về thời tiết và khí hậu, việc bố trí cây trồng thích hợp là :
	A. Các loại cây trồng phù hợp với từng loại đất.
	B. Cây ngắn ngày ở những vùng có mùa khô kéo dài.
	C. Cây trồng thích hợp với một mùa mưa cường độ cao.
	D. Các loại cây ưa nhiệt của vùng nhiệt đới gió mùa.
ĐÁP ÁN
1. C
2. D
3. B
4. D
5. A
6. C
7. C
8. C
9. B
10. B
11. A
12. A
13. A
14. C
15. A
Sự phân hóa thổ nhưỡng, sinh vật
Câu 1. Đất phe-ra-lit phát triển trên đá ba dan thuộc nhóm đất :
	A. Phe-ra-lit vàng đỏ.	B. Phe-ra-lit nâu đỏ.
	C. Phe-ra-lit nâu xám.	D. Phe-ra-lit có mùn.
Câu 2. Loại đất có diện tích lớn nhất trong hệ đất đồi núi của nước ta là :
	A. Đất phe-ra-lit đỏ vàng.	B. Đất xám phù sa cổ.
	C. Đất phe-ra-lit nâu đỏ.	D. Đất phe-ra-lit có mùn trên núi.
Câu 3. Nước ta có thảm thực vật rừng rất đa dạng về kiểu hệ sinh thái vì :
	A. Thổ nhưỡng có sự phân hoá đa dạng.
	B. Địa hình đồi núi chiếm ưu thế nên có sự phân hoá đa dạng.
	C. Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa phân hoá đa dạng.
	D. Nước ta nằm ở vị trí tiếp giáp giữa nhiều hệ thống tự nhiên.
Câu 4. Loại đất nằm trong hệ đất đồi núi nhưng thường tập trung nhiều ở vùng trung du và bán bình nguyên là :
	A. Đất phe-ra-lit nâu đỏ.	B. Đất phe-ra-lit vàng đỏ.
	C. Đất xám phù sa cổ.	D. Đất than bùn.
Câu 5. Ở nước ta hệ sinh thái xa-van truông bụi nguyên sinh tập trung ở vùng :
	A. Nam Trung Bộ.	B. Cực Nam Trung Bộ.
	C. Nam Bộ.	D. Tây Nguyên.
Câu 6. Đất phe-ra-lit có mùn phát triển ở vùng :
	A. Đồi núi thấp dưới 1000 m.	B. Trung du và bán bình nguyên.
	C. Núi cao trên 2400 m.	D. Núi có độ cao từ 700 m - 2400 m.
Câu 7. Đây là đặc điểm của đất phe-ra-lit nâu đỏ phát triển trên đá ba dan.
	A. Nặng, bí, thiếu các nguyên tố vi lượng.
	B. Nặng, chua, tầng phong hoá mỏng.
	C. Chua, nghèo mùn, tầng phong hoá mỏng.
	D. Tơi xốp, giàu chất dinh dưỡng, tầng phong hoá sâu.
Câu 8. Hệ sinh thái rừng nhiệt đới gió mùa sẽ thay thế cho hệ sinh thái rừng nhiệt đới lá rộng thường xanh khi :
	A. Khí hậu chuyển từ mùa mưa sang mùa khô.
	B. Rừng nguyên sinh bị phá thay bằng rừng thứ sinh.
	C. Đất phe-ra-lit bị biến đổi theo hướng xấu đi.
	D. Khí hậu thay đổi theo hướng sa mạc hoá.
Câu 9. Đây là đặc điểm của đất đen ở nước ta :
	A. Chiếm diện tích nhỏ không đáng kể.
	B. Đất tốt, giàu chất dinh dưỡng.
	C. Thường gặp ở vùng thung lũng đá vôi.
	D. Tất cả các đặc điểm trên.
Câu 10. “Rừng tràm chim” là kiểu rừng :
	A. Nhiệt đới gió mùa nửa rụng lá.	B. Thưa nhiệt đới khô lá rụng.
	C. Lá rộng thường xanh ngập mặn.	D. Á nhiệt đới lá rộng.
Câu 11. Nhóm đất nào dưới đây ở nước ta có diện tích lớn nhất ?
	A. Đất phèn. 	B. Đất phù sa. 
	C. Đất đỏ ba dan. 	D. Đất xám phù sa cổ.
Câu 12. Để sử dụng hợp lí đất nông nghiệp đồng bằng ở nước ta, biện pháp quan trọng nhất là :
	A. Đẩy mạnh thâm canh.	B. Quản lí chặt đất đai.
	C. Khai hoang mở rộng diện tích.	D. Tăng cường công tác thủy lợi.
Câu 13. Ở nước ta, đất nhiễm mặn tập trung nhiều nhất ở : 
	A. Vùng ven biển dọc Duyên hải miền Trung.
	B. Vùng ven biển, cửa sông ở Đồng bằng sông Hồng.
	C. Vùng trũng của trung tâm bán đảo Cà Mau và Hà Tiên.
	D. Vùng cửa sông ven biển ở Đồng bằng sông Cửu Long.
Câu 14. Đất chua phèn tập trung nhiều nhất ở :
	A. Vùng trũng Hà - Nam - Ninh.
	B. Vùng ven biển Đồng bằng sông Cửu Long.
	C. Vùng trũng của Đồng Tháp Mười, Hà Tiên và bán đảo Cà Mau.
	D. Vùng trũng trung tâm bán đảo Cà Mau.
Câu 15. Hệ đất phe-ra-lit nâu đỏ phân bố tập trung ở :
	A. Tây Nguyên và Đông Nam Bộ. 
	B. Miền núi và trung du Bắc Bộ.
	C. Duyên hải miền Trung.
	D. Trung du và miền núi Bắc Bộ, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ.
Câu 16. Đất phe-ra-lit hình thành trên nền phù sa cổ phân bố tập trung ở : 
	A. Trên các bậc thềm sông cổ ở Bắc Trung Bộ và Nam Trung Bộ.
	B. Phía đông bắc Đồng bằng sông Hồng và Đông Nam Bộ.
	C. Đông Nam Bộ.
	D. Đồng bằng sông Cửu Long giáp với Cam-pu-chia.
Câu 17. Những nơi lớp phủ thực vật bị phá hủy, mùa khô khắc nghiệt là điều kiện :
	A. Xúc tiến nhanh quá trình xói mòn, rửa trôi tạo thành lớp đất bạc màu.
	B. Tích tụ ôxít sắt và nhôm rắn chắc lại sẽ tạo thành tầng đá ong.
	C. Đất thoái hóa nhanh, trơ sỏi đá rất khó cải tạo.
	D. Cả 3 câu trên.
Câu 18. Nếu khai thác không hợp lí thì nguồn tài nguyên bị suy giảm nhanh nhất là :
	A. Tài nguyên đất, rừng và thủy hải sản.	 B. Tài nguyên nước.
	C. Tài nguyên khoáng sản. 	D. Tất cả các câu trên.
Câu 19. Vai trò quan trọng của rừng trong tổng thể tự nhiên thể hiện rõ nhất ở :
	A. Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến gỗ lâm sản.
	B. Điều hòa khí hậu, hạn chế lũ lụt, chống xói mòn đất.
	C. Bảo vệ các nguồn gen thực – động vật quý hiếm.	
D. Tất cả các câu trên.
Câu 20. Nguyên nhân không phù hợp với việc bảo vệ, quản lí tài nguyên rừng ở nước ta : 
	A. Định canh, định cư, phát triển kinh tế lên vùng cao.
	B. Lập các khu bảo tồn và vườn quốc gia.
	C. Mở rộng thêm diện tích trồng cây công nghiệp.
	D. Bảo vệ rừng đầu nguồn và rừng phòng hộ.
ĐÁP ÁN
1. B
2. A
3. C
4. C
5. B
6. D
7. D
8. B
9. D
10. C
11. B
12. A
13. D
14. C
15. A
16. C
17. B
18. A
19. B
20. C
Sự phân hóa cảnh quan thiên nhiên
Câu 1. Sự phân chia các đới cảnh quan địa lí của nước ta tương ứng với sự phân chia :
	A. Các miền khí hậu.	B. Các vùng địa hình.
	C. Các miền thuỷ văn.	D. Các miền địa lí tự nhiên.
Câu 2. Đây là đặc điểm của đới cảnh quan rừng gió mùa nhiệt đới :
	A. Khí hậu thuận lợi cho sự phát triển các loại cây nhiệt đới ưa nóng.
	B. Biên độ nhiệt năm lớn, các loại cây chịu lạnh có khả năng thích nghi.
	C. Khí hậu nóng quanh năm với tổng nhiệt độ năm trên 9 000ºC.
	D. Khí hậu tương đối điều hoà, biên độ nhiệt hằng năm nhỏ.
Câu 3. Đây là một đặc điểm của miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ :
	A. Đai cao á nhiệt đới ở mức 1 000 m.
	B. Vòng cung là hướng chính của các dãy núi và các dòng sông.
	C. Là miền duy nhất có địa hình núi cao với đầy đủ các đai cao.
	D. Địa hình khá phức tạp với các khối núi cổ, các bề mặt sơn nguyên.
Câu 4. Khó khăn lớn nhất về tự nhiên của vùng Nam Trung Bộ và Nam Bộ là :
	A. Bão lụt với tần suất lớn, trượt lở đất, khô hạn.
	B. Sự thất thường của nhịp điệu mùa khí hậu và dòng chảy sông ngòi.
	C. Thời tiết rất bất ổn định, dòng chảy sông ngòi thất thường.
	D. Xói mòn, rửa trôi đất, lũ lụt trên diện rộng, thiếu nước vào mùa khô.
Câu 5. Đây là điểm giống nhau giữa miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ với miền Tây Bắc Bắc Trung Bộ :
	A. Đều có hướng nghiêng chung của địa hình là tây bắc - đông nam.
	B. Đều chịu ảnh hưởng sâu sắc của gió mùa đông bắc nên có mùa đông lạnh.
	C. Đều có địa hình núi cao chiếm ưu thế nên có đầy đủ hệ thống đai cao.
	D. Đều có sự thất thường của nhịp điệu mùa khí hậu và dòng chảy sông ngòi.
Câu 6. Sự hiện diện của dãy Trường Sơn đã làm cho vùng Bắc Trung Bộ :
	A. Chịu ảnh hưởng của bão nhiều hơn các vùng khác.
	B. Có mùa mưa chậm dần sang thu đông và gió tây khô nóng.
	C. Có nhiều ưu thế để phát triển mạnh ngành chăn nuôi.
	D. Đồng bằng bị thu hẹp và chia cắt thành các đồng bằng nhỏ.
Câu 7. Nhận định nào sau đây chưa chính xác về Nam Trung Bộ và Nam Bộ ?
	A. Sự tương phản về địa hình, khí hậu, thuỷ văn được biểu hiện rất rõ nét.
	B. Khí hậu rất thuận lợi cho sự phát triển các loại cây họ dầu.
	C. Mưa tập trung vào thu đông, chịu ảnh hưởng của gió tây khô nóng.
	D. Có khí hậu cận Xích đạo thuộc đới rừng gió mùa cận Xích đạo.
Câu 8. Điểm khác nhau cơ bản giữa miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ với miền Bắc, Đông Bắc và miền Tây Bắc, Bắc Trung Bộ là :
	A. Cấu trúc địa chất và địa hình.	B. Cấu trúc địa hình và hướng sông ngòi.
	C. Chế độ mưa và thuỷ chế sông ngòi.	D. Đặc điểm về khí hậu. 
Câu 9. Ở miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ, nơi không có tháng nào trong mùa đông có nhiệt độ trung bình dưới 20ºC là :
	A. Bắc Trung Bộ.	B. Tây Bắc.
	C. Phía nam đèo Ngang.	D. Huế. 
Câu 10. Đây là đặc điểm cơ bản của miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ :
	A. Có đủ núi cao, núi trung bình, sơn nguyên, cao nguyên, đồng bằng, lòng chảo, thung lũng.
	B. Có mối quan hệ với Vân Nam về cấu trúc địa chất, là sự suy giảm ảnh hưởng của gió mùa đông bắc.
	C. Sự đa dạng phong phú về tài nguyên thiên nhiên đặc biệt là nguồn khoáng sản.
	D. Hướng nghiêng chung của địa hình là tây bắc - đông nam với những dãy núi đứng chênh vênh trên bờ biển.
Câu 11. Cảnh quan rừng gió mùa nhiệt đới :
	A. Không chịu ảnh hưởng trực tiếp của gió mùa đông bắc.
	B. Trong năm có 2 - 3 tháng nhiệt độ trung bình dưới 20ºC.
	C. Khí hậu thuận lợi cho sự phát triển các cây ưa nóng.
	D. Khí hậu có tính chất cận Xích đạo với tổng nhiệt trên 9 000ºC
Câu 12. “Miền có cấu trúc địa chất địa hình phức tạp, gồm các khối núi cổ, các bề mặt sơn nguyên và cao nguyên ba dan, đồng bằng châu thổ và đồng bằng ven biển”. Đó là đặc điểm của vùng :
	A. Bắc và Đông Bắc.	B. Tây Bắc.
	C. Bắc Trung Bộ.	D. Nam Trung Bộ và Nam Bộ.
Câu 13. “ Xói mòn rửa trôi đất ở vùng núi, lũ lụt trên diện rộng ở đồng bằng và hạ lưu các sông lớn trong mùa mưa, thiếu nước nghiêm trọng trong mùa khô”. Đó là khó khăn lớn nhất trong việc sử dụng đất ở vùng :
	A. Bắc và Đông Bắc.	B. Tây Bắc.
	C. Bắc Trung Bộ.	D. Nam Trung Bộ và Nam Bộ.
Câu 14. Các đỉnh núi Chư Yang Sin, Lang Biang thuộc vùng :
	A. Đông Bắc.	B. Tây Bắc.
	C.Bắc Trung Bộ.	D. Nam Trung Bộ và Nam Bộ.
Câu 15. Sự bất thường của nhịp điệu mùa khí hậu, của dòng chảy sông ngòi và tính bất ổn định cao của thời tiết là những trở ngại lớn trong việc sử dụng thiên nhiên của vùng :
	A. Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ.	B. Tây Bắc.
	C. Bắc Trung Bộ.	D. Nam Trung Bộ và Nam Bộ.
ĐÁP ÁN
1. A
2. B
3. C
4. D
5. A
6. B
7. C
8. D
9. A
10. B
11. B
12. D
13. D
14. D
15. A

Tài liệu đính kèm:

  • docTRAC_NGHIEM_DIA_LI_12.doc