Câu hỏi trắc nghiệm bài 7 môn Giáo dục công dân lớp 10 - Trường THPT Nguyễn Thái Bình

doc 3 trang Người đăng dothuong Lượt xem 607Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Câu hỏi trắc nghiệm bài 7 môn Giáo dục công dân lớp 10 - Trường THPT Nguyễn Thái Bình", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Câu hỏi trắc nghiệm bài 7 môn Giáo dục công dân lớp 10 - Trường THPT Nguyễn Thái Bình
Bài 7: Thực tiễn và vai trò của thực tiễn đối với nhận thức
I. Mức độ nhận biết: 
Câu 1: Mọi sự nhận thức của con người đều bắt nguồn từ:
a. Nhận thức b. Thực tiễn c. chân lí d. Kinh nghiệm
Câu 2: Nhận thức cảm tính là giai đoạn nhận thức:
A. Ở giữa B. Giai đoạn đầu	C. Giai đoạn tiếp theo	D. Giai đoạn cuối
câu 3: Hoạt động thực tiễn là:
a. Hoạt động chính trị - Xã hội b. HĐ thực nghiệm khoa học
c. HĐ Sản xuất vật chất d. Tất cả các hoạt động trên
Câu 4: “ Lý luận mà không liên hệ với thực tiễn là lý luận suông” là câu nói của:
a. V.I.LêNin b. Các Mác, Ăng Ghen
c. Hồ Chí Minh d. Tất cả đáp án trên
câu 5: Nhận thức diễn ra rất phức tạp, gồm có mấy giai đoạn?
a. 1 b. 3 c. 2 d. 4
Câu 6: Nhận thức lí tính đem lại cho con người những hiểu biết về:
A. Đặc điểm bên ngoài sự vật, hiện tượng B. Bản chất bên trong sự vật, hiện tượng
C. Đặc điểm cơ bản của sự vật, hiện tượng D. Đặc điểm không cơ bản của sự vật, hiện tượng.
câu 7: Nhận thức cảm tính là giai đoạn. nhận thức của quá trình nhận thức?
a. Ở giữa b. đầu	 c. tiếp theo	 d. tiếp cuối
Câu 8: “Quan điểm về đời sống, về thực tiễn, phải là quan điểm thứ nhất và cơ bản về lý luận nhận thức” là câu nói của:
 a. V.I.LêNin
 b. Các Mác, 
 c. Ăng Ghen
 d. Hồ Chí Minh
Câu 9: Nhận thức cảm tính được tạo nên do:
a. Sự tiếp xúc ngẫu nhiên của các cơ quan cảm giác với sự vật, hiện tượng.
b. Sự tiếp xúc trực tiếp của các cơ quan cảm giác với sự vật, hiện tượng.	
c. Sự tiếp xúc liên tục của các cơ quan cảm giác với sự vật, hiện tượng.	
d. Sự tiếp xúc bên ngoài của các cơ quan cảm giác với sự vật, hiện tượng.
Câu 10: Nhận thức lý tính là giai đoạn nhận thức của quá trình nhận thức?
a. Tiếp theo b. Kế tiếp
c. Cuối cùng d. Bên cạch nhận thức cảm tính.
II. Mức độ thông hiểu:
Câu 11: Nhận thức lí tính đem lại cho con người những hiểu biết về:
a. Đặc điểm bên ngoài sự vật, hiện tượng c. Bản chất bên trong sự vật, hiện tượng
c. Đặc điểm cơ bản của sự vật, hiện tượng d. Đặc điểm không cơ bản của sự vật, hiện tượng.
Câu 12: Thực tiễn là: 
 a. hoạt động vật chất của con người, mang tính lịch sử, xã hội 
 b. toàn bộ những hoạt động vật chất có mục đích mang tính lịch sử, xã hội của con người
 c. hoạt động vật chất có mục đích mang tính lịch sử, xã hội của loài người 
 d. hoạt động vật chất có mục đích nhằm cải tạo thế giới tự nhiên của con người.
Câu 13: Những việc làm nào sau đây không vận dụng mối quan hệ biện chứng giữa thực tiễn và nhận thức?
a. Thực hành sử dụng máy vi tính.	b. Tham quan bảo tàng lịch sử.
c. Hoạt động mê tín, dị đoan.	d. Giúp đỡ gia đình thương binh liệt sĩ.
 Câu 14: nhận thức là quá trình: 
a. Phẩn xạ tự nhiên vào sự vật, hiện tượng.
b. Phẩn ánh sự vật, hiện tượng của thế giới khách quan.
c. Là sự tiếp xúc với sự vật, hiện tượng của thế giới khách quan.
d. Là sự vật, hiện tượng của thế giới khách quan tác động vào bộ óc con người.
Câu 15: Trong các hoạt động của thực tiễn hoạt động nào là quan trọng nhất:
Hoạt động sản xuất vật chất
Hoạt động kinh tế
Hoạt động xã hội
Hoạt động thực nghiệm
Câu 16: Cơ sở của sự thống giữa nhận thức cảm tính và nhận thức lý tính là :
a. Thế giới vật chất tồn tại khách quan 
b. Tài liệu cảm tính có thể tin cậy và phong phú 
c. Thực tiễn xã hội 
d. Tính năng động chủ quan của con người 
Câu 17: Quan niệm nào sau đây đầy đủ nhất khi nói về thực tiễn?
a. Thực tiễn là toàn bộ hoạt động vật chất và tinh thần.
b. Thực tiễn là toàn bộ những hoạt động vật chất có mục đích, mang tính lịch sử - xã hội của con người nhằm cải tạo tự nhiên và xã hội.
c. Những hoạt động cải tạo xã hội. 
d. Hoạt động vật chất có mục đích nhằm cải tạo thế giới tự nhiên của con người.
Câu 18: Giai đoạn nhận thức nào có thể hiểu được bản chất, quy luật của SVHT?
a. Nhận thức cảm tính b. Nhận thức lí tính
c. Nhận thức ban đầu d. Không có giai đoạn nhận thức nào
III. Mức độ vận dụng.
Câu 19: Con người thám hiểm vòng quanh trái đất chụp hình ảnh quả đất trên vệ tinh chứng minh quả đất hình cấu. Điều này thể hiện vai trò gì của thực tiễn đối với nhận thức?
a. Tiêu chuẩn của chân lí b. cơ sở của chân lí
c. Động lực của nhận thức d. Mục đích của nhận thức
Câu 20: Hoạt động nào là cơ bản nhất
a. Hoạt động chính trị - Xã hội b. HĐ thực nghiệm khoa học
c. HĐ Sản xuất vật chất d. Cả các hoạt động trên.
Câu 21: Nhà bác học Galile đã khẳng định thuyết nhật tâm của Cô-péc-ních là đúng và còn bổ sung: “ Trái đất còn tự quay quanh trục của nó” nhấn mạnh vai trò nào của thực tiễn:
a. Tiêu chuẩn của chân lí b. cơ sở của chân lí
c. Động lực của nhận thức d. Mục đích của nhận thức
Câu 22: Con người tìm ra vacxin phòng bệnh và đưa vào sản xuất. Điều này thể hiện vai trò gì của thực tiễn đối với nhận thức?
a. Tiêu chuẩn của chân lí b. cơ sở của chân lí
c. Động lực của nhận thức d. Mục đích của nhận thức
Câu 23: Những tri thức thiên văn, toán học của người xua có được đều hình thành từ việc quan sát thời tiết, mặt trăng, mặt trời, đo đạc ruộng đất. Đó là vai trò thực tiễn là cơ sở của nhận thức.Đúng hay sai?
a. Đúng b. Sai
Câu 24: Nhận thức cảm tính được tạo nên do:
 A. Sự tiếp xúc ngẫu nhiên của các cơ quan cảm giác với sự vật, hiện tượng.
 B. Sự tiếp xúc trực tiếp của các cơ quan cảm giác với sự vật, hiện tượng.	
 C. Sự tiếp xúc liên tục của các cơ quan cảm giác với sự vật, hiện tượng.	
 D. Sự tiếp xúc bên ngoài của các cơ quan cảm giác với sự vật, hiện tượng
Câu 25: Trong lời kêu goi Toàn quốc kháng chiến 19/12/1946 Bác Hồ viết :"Giờ cứu nước đã đến. Chúng ta thà hy sinh đến giọt máu cuối cùng để gìn giữ đất nước. Dù phải gian lao kháng chiến, nhưng với một tấm lòng kiên quyết hy sinh, thắng lợi nhất định về dân tộc ta” nhấn mạnh vai trò nào của thực tiễn:
a. Tiêu chuẩn của chân lý b.Cơ sở của nhận thức 
c. Động lực của nhận thức d. Mục đích của nhận thức 
Câu 26: Hồ Chí Minh đã từng nói : "Lí luận mà không liên hệ với thực tiễn là lí luận suông". Câu nói trên thể hiện vai trò nào của thực tiễn đối với nhận thức?
 a. Động lực 
 b. Mục đích
 c. Cở sở
 d. Chân lí
Câu 27: Con người tìm ra vacxin phòng bệnh và đưa vào sản xuất. Điều này thể hiện vai trò gì của thực tiễn đối với nhận thức?
 a. Động lực 
 b. Mục đích
 c. Cở sở
 d. Chân lí
Câu 28: Câu tực ngữ nào sau đây nói lên mối liên hệ giữa nhận thức và thực tiễn:
a. Đi một ngày đàng học một sang khôn 
b. Học đi đôi với hành
c. Có công mài sắt có ngày nên kim
d. Hoc thầy không tày học bạn

Tài liệu đính kèm:

  • docGDCD10 bai7 Nguyễn Thái Bình.doc