Câu hỏi trắc nghiệm bài 6 môn Giáo dục công dân lớp 10 - Trường THPT Nguyễn Văn Cừ

doc 7 trang Người đăng dothuong Lượt xem 1510Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Câu hỏi trắc nghiệm bài 6 môn Giáo dục công dân lớp 10 - Trường THPT Nguyễn Văn Cừ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Câu hỏi trắc nghiệm bài 6 môn Giáo dục công dân lớp 10 - Trường THPT Nguyễn Văn Cừ
GIÁO DỤC CÔNG DÂN 10
 Bài 6. Khuynh hướng phát triển của sự vật, hiện tượng.
I. Nhận biết
Câu 1: Khái niệm dùng để chỉ việc xoá bỏ sự tồn tại của sự vật, hiện tượng là gì ?
A. Phủ định	 C. Phủ định siêu hình	
D. Diệt vong. B. Phủ định biện chứng	
Câu 2: Phủ định  là sự phủ định diễn ra do sự can thiệp, tác động từ bên ngoài cản trở hoặc xóa bỏ sự tồn tại và phát triển tự nhiên của sự vật.
A. Biện chứng. B.Hình thức.
C. Hoàn toàn. D.Siêu hình.
Câu 3: Một trong những đặc điểm của phủ định biện chứng là có tính:
A. Toàn bộ. B.tập trung.
C. Chủ quan. D.Khách quan.
Câu 4 : Theo quan điểm duy vật biện chứng, nguyên nhân của phủ định :
Nằm giữa cái cũ và cái mới.
Nhờ sự tác động từ bên ngoài.
Nằm ngay trong bản thân sự vật.
Đó là qui luật.
Câu 5 : Việc xóa bỏ sự tồn tại của một sự vật hiện tượng nào đó gọi là : 
A.Phủ định biện chứng. B.Phủ định.
C. Phủ định siêu hình. D.Phủ định sạch trơn.
Câu 6 : Trong phủ định biện chứng, cái mới ra đời kế thừa những cái nào của cái cũ ?
A. Yếu tố tích cực. B.Những cái thích hợp.
C. Yếu tố tiêu cực. D.Những cái vốn có.
Câu 7 : Theo quan điểm biện chứng, khi nào thì quá trình phủ định của các sự vật và hiện tượng kết thúc ?
A.Khi cái mới cuối cùng ra đời. B.Khi sự vật hiện tượng mới ra đời.
C.Không có sự kết thúc. D. Khi cái mới không thắng được cái cũ.
Câu 8 : Cái mới và cái cũ có mối liên hệ như thế nào ?
Cái mới ra đời trên cơ sở kế thừa những yếu tố tích cực
Cái mới ra đời trên cơ sở kế thừa những yếu tố tiêu cực.
Cái mới ra đời trên cơ sở gạt bỏ những yếu tố tiêu cực.
Cái mới ra đời trên cơ sở kế thừa những yếu tố tích cực, gạt bỏ những yếu tố tiêu cực.
Câu 9 : Một trong những đặc điểm của phủ định biện chứng là có tính ?
A.Tập trung. B.Kế thừa. C.Phát huy. D.Vứt bỏ sạch trơn.
Câu 10 : Nguyên nhân của phủ định biện chứng là : 
A.Có sự can thiệp từ bên ngoài.
B.Có tính kế thừa.
C.Xuất phát từ giải quyết mâu thuân bên trong bản thân sự vật.
D.Ý chí của thượng đế.
II. Thông hiểu
Câu 11 : Cái mới theo nghĩa Triết học là:
A. Cái mới lạ so với cái trước
B. Cái ra đời sau so với cái trước
C. Cái phức tạp hơn cái trước
D. Cái ra đời sau tiên tiến hơn, hoàn thiện hơn cái trước.
Câu 12: Tiết học Mac thừa nhận khuynh hướng phủ định nào trong quá trình phát triển của các sự vật, hiện tượng?
A.Kế thừa. B.Biện chứng. C.Sạch trơn. D.Siêu hình.
Câu 13: Tìm một từ để thay thế từ ‘‘đó’’ trong câu sau : ‘‘Khuynh hướng tất yếu của quá trình đó là cái mới ra đời thay thế cái cũ, cái tiến bộ thay thế cái lạc hâu’’.
A.Đứng im. B.Phát triển. C.Tồn tại. D.Vận động.
Câu 14: Khuynh hướng phát triển của sự vật, hiện tượng
Là vận động đi lên.
Cái mới ra đời kế thừa, thay thế cái cũ.
Cái mới phát triển ở trình độ ngày càng cao hơn, hoàn thiện hơn.
Là vận động đi lên, Cái mới ra đời kế thừa, thay thế cái cũ, Cái mới phát triển ở trình độ ngày càng cao hơn, hoàn thiện hơn.
Câu 15: Đâu không phải là đặc trưng của sự phủ định siêu hình ?
A. Do sự tác động, can thiệp từ bên ngoài
B. Nguyên nhân của sự phủ định là mâu thuẫn của sự vật, hiện tượng
C. Cản trở hoặc xoá bỏ sự phát triển tự nhiên của sự vật, hiện tượng.
D. Tiêu diệt sự phát triển.
Câu 16: Đâu không phải là đặc trưng của sự phủ định biện chứng ?
A. Là sự phủ định có tính khách quan 
B. Cái mới ra đời có sự kế thừa những yếu tố tiến bộ, tích cực của cái cũ
C. Cái mới ra đời phủ định hoàn toàn cái cũ.
D. Nguyên nhân của sự phủ định nằm bên trong sự vật, hiện tượng.
Câu 17: Một chồi non ra đời sẽ . Những yếu tố di truyền chứa trong hạt giống.
A. Phủ định biện chứng. B.Kế thừa.
C. Loại bỏ. D.Phủ định.
Câu 18 : Khuynh hướng phát triển của sự vật hiện tượng là : 
A.Cái mới ra đời giông như cái cũ. 
B.Cái mới ra đời lạc hậu hơn cái cũ.
C.Cái mới ra đời tiến bộ, hoàn thiện hơn cái cũ.
D. Cái mới và cái cũ như nhau.
Câu 19 : Nếu không có phủ định biện chứng, điều gì sẽ xảy ra ?
A.Sự vật, hiện tượng sẽ phát triển mà không cần đến các qui luật.
B. Sự vật sẽ nhanh chóng phát triển lên trình độ cao hơn.
C.Sự vật hiện tượng sẽ giữ nguyên trạng thái ban đâu.
D.Nhân loại sẽ bị hủy diệt. 
Câu 20 : Không nên ảo tưởng về sự ra đời dễ dàng của cái mới. Là quan niệm triết học nào ?
Khuynh hướng phát triển của sự vật hiện tượng.
Khuynh hướng vận động của sự vật hiện tượng.
Cách thức vận động của sự vật hiện tượng.
Cách thức phát triển của sự vật hiện tượng
III.Vận dụng
 1.Vận dụng cấp độ thấp.
Câu 21 : Quan điểm sai lầm trong nhận thức về khuynh hướng của sự phát triển là: “Cái mới ra đời
A. Không đơn giản, dễ dàng’’. B. Đơn giản, dễ dàng’’.
C. Một cách phổ biến’’. D.Qua đấu tranh giữa cái mới với cái cũ’’.
Câu 22: Trường hợp nào sau đây là phủ định biện chứng?
 A. Lúa gạo trồng được đem ăn hết.
 B. Tiền làm ra tiếp tục đầu tư kinh doanh sinh ra tiền lời
 C. Lai tạo giống cho ra đời loại dưa hấu không hạt
 D. Không chấp nhận bất kỳ hình thức kinh tế nào của Nhà nước tư bản chủ nghĩa, coi các hình thức đó là sai hoàn toàn và phải bị thay thế.
Câu 23: Tư tưởng bảo thủ, phủ định sạch trơn là tư tưởng của khuynh hướng phủ định nào?
A.Phủ định biện chứng. B.Phủ định.
C. Phủ định siêu hình. D.Phủ định sạch trơn.
Câu 24: Theo em, khi những người thợ phá bỏ một ngôi nhà cũ, đó là biểu hiện của :
A. Phủ định biện chứng. B.Vận động.
C. Sự phát triển của hạn tầng xã hội. D.Phủ định siêu hình.
Câu 25 : Trứng gà bị phủ định : nấu, rán, luộc.... ăn (hết). Đây là hình thức phủ định gì ?
 A.Phủ định biện chứng.
 B.Phủ định siêu hình.
 C. Phủ định biện chứng khách quan.
 D. Phủ định siêu hình khách quan.
 2.Vận dụng cấp độ cao.
Câu 26 : V.I Lê-nin viết: “Cho rằng lịch sử thế giới phát triển đều đặn không va vấp, không đôi khi nhảy lùi những bước lớn là không biện chứng, không khoa học”. Hiểu câu nói đó như thế nào là đúng ?
 A. Sự phát triển diễn ra theo đường thẳng
 B. Sự phát triển diễn ra theo đường vòng
 C. Sự phát triển diễn ra theo đường xoáy trôn ốc
 D. Phát triển là quá trình phức tạp, quanh co, đôi khi cái lạc hậu lấn át cái tiến bộ.
Câu 27: V.I Lê-nin viết: “Sự phát triển hình như diễn lại những giai đoạn đã qua, nhưng dưới một hình thức khác, ở một trình độ cao hơn”. Ở câu này, Lênin bàn về:
 A. Nội dung của sự phát triển 
 B. Điều kiện của sự phát triển.
 C. Cách thức của sự vận động và phát triển của sự vật, hiện tượng
 D. Khuynh hướng vận động và phát triển của sự vật, hiện tượng 
Câu 28: Tránh bảo thủ, phủ định sạch trơn. Là quan niệm triết học nào ?
Khuynh hướng vận động của sự vật hiện tượng.
Cách thức vận động của sự vật hiện tượng.
Cách thức phát triển của sự vật hiện tượng
 D. Khuynh hướng phát triển của sự vật hiện tượng.
Câu 29: Cô giáo trao cho hai bạn A, B mỗi người một hạt thóc, và yêu cầu hai bạn hãy phủ định những hạt thóc đó. Thực hiện theo yêu cầu của cô giáo, bạn A đã nghiền nát hạt thóc của mình, bạn B đem gieo hạt thóc của mình xuống đất. (trong điều kiện bình thường). Em hãy cho biết:
Bạn A đang phủ định biện chứng.
Bạn A đang phủ định siêu hình.
Bạn A phủ định sạch trơn.
Bạn A đang phủ định khách quan.
Câu 30: Câu tục ngữ ‘‘Giỏ nhà ai quai nhà nấy” cho thấy mối liên hệ như thế nào của thế hệ sau so với thế hệ trước?
A.Phát huy những giá trị tích cực. B.Loại trừ những yếu tố tiêu cực.
C.Mang tính khách quan. D.Kế thừa những nét đặc trưng cơ bản.
CÔNG DÂN 11: Bài 15: CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI
Câu 1: Chính sách đối ngoại là:
a. Là những chủ trương biện pháp của Đảng và Nhà nước nhằm mục đích phát triển một lĩnh vực nào đó trong đời sống xã hội 
b. Là những chủ trương biện pháp của Đảng và Nhà nước nhằm tranh thủ sức mạnh bên ngoài để phát triển đất nước
c. Các công việc các hoạt động để tiến hành các quan hệ với các nước bên ngoài 
d. Các công việc các hoạt động để tiến hành các hoạt dộng ở trong nước 
Câu 2: Đâu không phải là vai trò của chính sách đối ngoại?
a. Tạo ra các điều kiện thuận lợi để phát triển đất nước. 
b. Nâng cao vị trí nước ta trên trường quốc tế 	
c. Chủ động tạo ra mối quan hệ quốc tế thuận lợi
d. Đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội
Câu 3: Nhiệm vụ của đối ngoại
a. Bảo vệ độc lập và chủ quyền quốc gia.	
b. Đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội
c. Chống lại các lực lượng đối địch
d. Đảm bảo quyền và nghĩa vụ của công dân	
Câu 4: Phương châm của việc mở rộng quan hệ đối ngoại của nước ta trong thời kì hiện nay?
a. Hòa bình, hữu nghị. 	b. Hòa nhập mà không hòa tan 
c. Hòa bình, hữu nghị hợp tác 	d. Hòa bình hợp tác 
Câu 5:Phương hướng đa dạng hóa trong hoạt động kinh tế đối ngoại của Đảng và nhà nước ta được hiểu là:
a. Sẵn sàng đẩy mạnh hợp tác kinh tế với các quốc gia và các tổ chức kinh tế
b. Hợp tác với các quốc gia phát triển thì đất nước mới phát triển được
c. Đẩy mạnh hợp tác kinh tế với tất cả các quốc gia trên thế giới
d. Đẩy mạnh hợp tác kinh tế với tất cả các tổ chức quốc tế và khu vực 
Câu 6: Chủ động hội nhập kinh tế quốc tế có nghĩa là:
a. Nước ta quyết định chủ trương, chính sách hội nhập
b. Nắm vững sự vận động kinh tế toàn cầu
c. Phát huy đầy đủ năng lực nội sinh, xác định lộ trình, nội dung, qui mô, bước đị phù hợp
d. Biết phân tích, lựa chọn đối tác và phương thức kinh doanh, dự báo trước những thuận lợi và khó khăn
Câu 7: Thực hiện chính sách đối ngoại là một tất yếu khách quan là vì:
a. Nước ta là một bộ phận của thế giới, vận động trong bối cảnh chung của thế giới
b. Nước ta chịu sức ép của những biến động xảy ra trên thế giới
c. Không thể phát triển nếu không hợp tác với các nước 
d. Để đảm bảo mối qua hệ hữu nghị với các quốc gia
Câu8: Chính sách đối ngoại có vai trò như thế nào với đất nước
a. Tạo ra các điều kiện thuận lợi để phát triển đất nước, nâng cao vị trí nước ta trên trường quốc tế
b. Tạo ra mối quan hệ quốc tế bền vững	
c. Tranh thủ điều kiện thuận lợi để phát triển đất nước
d. Làm cho nước ta ngày càng phát triển hơn và có uy lực hơn trên truongf quốc tế
Câu 9: Phương hướng đa dạng hóa trong hoạt động kinh tế đối ngoại của nước ta được hiểu là:
a. Sắn sàng và đẩy mạnh hợp tác kinh tế với mọi quốc gia
b. Đẩy mạnh hợp tác kinh tế với các tổ chức quốc tế
c. Đẩy mạnh hợp tác trong nhiều lĩnh vực khác nhau
d. Sẵn sàng và đẩy mạnh quan hệ hợp tác kinh tế với nhiều hình thức, mức độ và lĩnh vực khác nhau
Câu10 : Nguyên tắc tôn trọng lẫn nhau, bình đẳng cùng có lợi đòi hỏi:
a. Các nước tôn trọng lợi ích liên quan đến lợi ích của quốc gia mình
b. Tôn trọng độc lập nước khác
c. Các nước tôn trọng lợi ích chính đáng của nhau, hợp tác cùng có lợi
d. Chỉ tôn trọng và hợp tác ở những lĩnh vực, những mặt có lợi cho quốc gia mình
Câu 11: Tổ chức quốc tế nào mà Việt Nam không phải là thành viên?
a. APEC	B. UNICEF
C. EU	D. UNESCO
Câu 12: Việt nam gia nhập vào ASEAN vào thời gian nào?
a. 1994	b. 1995	c. 1996	d. 1997
Câu 13: Ngày 7 Tháng 11 năm 2006 Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ 150 của tổ chức:
a. WTO	b. WHO	c. UNI	d.OPEC
Câu14: Thuận lợi của ta khi gia nhập vào WTO?
a. Mở rộng được thị trường hàng hóa Việt Nam
b. Tiếp cận được với các nước tiên tiến
c. Tham gia được nhiều tổ chức quốc tế
d. Kí kết được nhiều văn bản quốc tế
Câu15 :Đâu không phải là thuận lợi của ta khi gia nhập WTO
a. Mở rộng được thị trường hàng hóa Việt Nam
b. Tiếp cận được với trình độ KHCN tiên tiến của các nước trên thế giới
c. Mở rộng hợp tác kinh tế với nhiều quốc gia
d. Tham gia được nhiều tổ chức quốc tế	
Câu16: Hoạt động kinh tế đối ngoại cụ thể là:
a. Mở rộng quan hệ với các nước khác
b. Tham gia hoạt động kinh tế với các nước khác
c. Mở rộng quan hệ kinh tế với các nước khác
d. Hội nhập sâu hơn vào thể chế kinh tế toàn cầu, khu vực và song phương, lấy phục vụ lợi ích đất nước làm mục tiêu cao nhất
Câu17: nguyên tắc của chính sách đối ngoại
a. Tôn trọng độc lập chủ quyền thống nhất toàn vẹn lãnh thổ không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau
b. Hợp tác trong những lĩnh vực có lợi.
c. Không can thiệp vào các công việc không có liên quan	
d. Coi trọng lợi ích của quốc gia mình 
 Câu 18: Quan điểm của Đảng ta về chính sách đối ngoại:
a. Sẵn sàng là bạn, là đối tác tin cậy của các nước trong cộng đồng quốc tế
b. Tôn trọng lẫn nhau, bình đẳng, cùng có lợi
c. Mở rộng quan hệ kinh tế với các nước khác
d. Các nước tôn trọng quyền bình đẳng của nhau
Câu19: Phát triển công tác đối ngoại theo phương châm:
a. Tôn trọng lẫn nhau, bình đẳng, cùng có lợi
b. Sẵn sàng là bạn, là đối tác tin cậy của các nước trong cộng đồng quốc tế
c. Chủ động linh hoạt và hiệu quả
d. Không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau
Câu20: Chủ tịch Hồ Chí Minh nói “ Thế giới hòa bình có thể thực hiện nếu các nước trên thế giới, nhất là những nước lớn, đều sẵn sàng giải quyết những ........ giữa các nước bằng thương lượng”. Từ còn thiếu trong câu là:
a. Mâu thuẩn	b. Xung đột	c. Xích mích	d. Ganh đua
Câu 21: Tôn trọng độc lập chủ quyền thống nhất toàn vẹn lãnh thổ không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau là:
a. Vai trò của đối ngoại	b. Nguyên tắc của đối ngoại
c. Chính sách của đối ngoại	d. Nhiệm vụ của đối ngoại
Câu22: Một trong những phương hướng của đối ngoại là chủ động tham gia vào cuộc đấu tranh chung vì.
a. Đất nước 	b. Quốc tế	c. Quyền công dân	d. Quyền con người
Câu 23: Đâu không phải là phương hướng của chính sách đối ngoại:
a. Chủ động và tích cực HN quốc tế.
b. Củng cố và tăng cường quan hệ với các Đảng
c. Chủ động linh hoạt và hiệu quả
d. Đẩy mạnh hoạt động kinh tế đối ngoại
Câu 24: Một trong những vai trò của đối ngoại là chủ động tạo ra mối quan hệ quốc tế để đưa nước ta.......... Từ còn thiếu trong câu là:
a. Thực hiện công nghiệp hóa	b. Thực hiện hiện đại hóa
c. Hội nhập với thế giới	d. Phát triển đất nước
Câu 25: Khi nước ta tham gia tích cực và tiến trình hợp tác quốc tế và khu vực, nước ta sẽ:
a. Ngày càng có nhiều bạn bè, tranh thủ được nhiều nguồn lực để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
b. Chủ động và tích cực HN quốc tế.
c. Phát triển đất nước
d. Hội nhập với thế giới
Câu 26: Để góp phần vào việc thực hiện chính sách đối ngoại, mỗi công dân phải;
a. Chủ động và tích cực HN quốc tế.	
b. Quan tâm đến tình hình thế giới và khu vực
c. Tham gia vào các công việc của đất nước như bảo vệ môi trường
d. Tham gia vào quá trình công nghiệp hóa đất nước
Câu 27: Nhiệm vị của đối ngoại là: giữ vững môi trường hòa bình, tạo điều kiện quốc tế thuận lợi cho.........
a. Phát triển đất nước	b. Công cuộc đổi mới
c. Công nghiệp hóa	d. Hiện đại hóa
Câu 28: Đâu là hoạt động đối ngoại:
a. Tham gia tuần lễ văn hóa Lào ở Việt nam	b. Tham gia giải bóng chuyền ở tỉnh
c. Học tiếng anh qua mạng	d. Bán hàng cho khách du lịch
Câu 29: Bộ trưởng Bộ ngoại giao hiện nay là ai?
a. Phạm Bình Minh	b. Bùi Thanh Sơn
c. Nguyễn Hải Bình	d. Phạm Gia Khiêm
Câu 30: Tháng 3 năm 1996 Việt nam tham gia vào tổ chức nào với tư cách là thành viên sáng lập:
a.Tổ chức thương mại thế giới	b. Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á
c. Diễn đàn hợp tác Á -Âu	d. Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á- Thái Bình Dương

Tài liệu đính kèm:

  • docGDCD lop 10 và 11 Nguyen Van Cu.doc