Câu hỏi trắc nghiệm bài 6 môn Giáo dục công dân lớp 10

doc 4 trang Người đăng dothuong Lượt xem 709Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Câu hỏi trắc nghiệm bài 6 môn Giáo dục công dân lớp 10", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Câu hỏi trắc nghiệm bài 6 môn Giáo dục công dân lớp 10
 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM MÔN GDCD 10
 BÀI 6-KHUYNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA SỰ VẬT VÀ HIỆN TƯỢNG
Từ câu 1àcâu 13 -“ Biết”.
Từ câu 14àcâu 21 -“ Hiểu”.
Từ câu 22àcâu 26 -“ Vận dụng”.
Câu 1: Khái niệm dùng để chỉ việc xóa bỏ sự tồn tại của sự vật,hiện tượng là gì?
 A.Phủ định B.Diệt vong
 C. Phủ định biện chứng D. Phủ định siêu hình
Câu 2: Em hãy điền từ thích hợp vào chỗ trống sau:
Phủ định là..sự tồn tại của một sự vật hiện tượng nào đó.
thay đổi B.biến đổi
C.xóa bỏ D.hủy diệt
Câu 3. Em hãy điền từ thích hợp vào chỗ trống sau:
 	Phủ định biện chứng là phủ định diễn ra do có sự phát triển của bản thân sự vật hiện tượng, có  những yếu tố tích cưc của sự vật hiện tượng cũ để phát triển sự vật hiện tượng mới.
phát triển B.kế thừa
đổi mới D.lấy lại
Câu 4: Cái mới theo nghĩa Triết học là:
 A.Cái mới lạ so với cái trước. 
 B.Cái phức tạp hơn so với cái trước.
 C.Cái ra đời sau so với cái ra đời trước.
 D. Cái ra đời sau tiên tiến hơn,hoàn thiện hơn cái trước.
Câu 5:Đặc điểm của phủ định biện chứng:
 A.Tính khách quan. B. Tính logic.
 C.Tính kế thừa. D.Tính khách quan và tính kế thừa.
Câu 6:Khuynh hướng phát triển của sự vật,hiện tượng là:
 A.Cái mới ra đời lạc hậu hơn cái cũ.
 B. Cái mới ra đời giống như cái cũ.
 C. Cái mới ra đời phát triển hơn cái cũ.
 D. Cái mới ra đời kế thừa và thay thế cái cũ nhưng tiến bộ và hoàn thiện hơn cái cũ.
Câu 7. Tính kế thừa trong quá trình phát triển của sự vật, hiện tượng là:
Gạt bỏ hoàn toàn cái cũ.
B.Gạt bỏ những yếu tố tiêu cực, lỗi thời của cái cũ, giữ lại yếu tố tích cực, thích hợp để phát triển cái mới.
C.Phát triển hoàn toàn cái mới.
D.Giữ lại những cái cần thiết để phát triển cái mới.
Câu 8 . Nguyên nhân của phủ định biện chứng là :
 A . do sự phát triển của bản thân sự vật hiện tượng. 
 B . do sự mất đi của bản thân sự vật hiện tượng.
 C . do sự thay đổi của bản thân sự vật hiện tượng 
 D . do sự hình thành của bản thân sự vật hiện tượng.
Câu 9. Phủ định siêu hình là sự phủ định được diễn ra do sự can thiệp tác động từ:
A.bên trong sự vật hiện tượng.
B.bên ngoài sự vật hiện tượng.
C.bản thân sự vật hiện tượng.
D.phát triển của sự vật hiện tượng.
Câu 10. Phủ định biện chứng là sự phủ định được diễn ra do:
Xóa bỏ sự vật hiện tượng nào đó.
B.Sự phát triển của bản thân sự vật hiện tượng.
C.Sự vật hiện tượng mới ra đời.
D.Tác động cản trở từ bên ngoài. 
Câu 11. Yếu tố kế thừa của quan niệm phủ định biện chứng là:
Phủ định sạch trơn.
B.Vứt bỏ cái cũ.
C.Gạt bỏ yếu tố tiêu cực, giữ lại yếu tố tích cực.
D.Tất cả các câu trên đều đúng.
. Câu 12. Khuynh hướng phát triển của sự vật, hiện tượng là vận động đi lên:
theo đường tròn. B.theo đường thẳng.
C.theo đường trôn ốc. D.theo đường cong.
Câu 13:Đâu không phải là đặc trưng của sự phủ định biện chứng?
 A.Là sự phủ định có tính khách quan.
 B.Cái mới ra đời phủ định hoàn toàn cái cũ.
 C.Cái mới ra đời có sự kế thừa những yếu tố tiến bộ ,tích cực của cái cũ.
 D.Nguyên nhân của sự phủ định nằm bên trong sự vật,hiện tượng Câu14:Qui luật phủ định của phủ định làm rõ vấn đề nào sau đây ?
 A.Chỉ ra cách thức của sự phát triển.
 B.Chỉ ra khuynh hướng của sự phát triển.
 C. Chỉ ra nguồn gốc của sự phát triển.
 D. Chỉ ra động lực của sự phát triển.
Câu 15:Đâu không phải là đặc trưng của sự phủ định siêu hình?
 A.Do sự tác động,can thiệp từ bên ngoài.
 B.Xóa bỏ sự phát triển của sự vật,hiện tượng.
 C.Nguyên nhân của sự phủ định là mâu thuẫn của sự vật ,hiện tượng.
Câu 16:Ví dụ nào sau đây chỉ sự phủ định siêu hình ?
 A . Quả trứng -> con gà. 
 B . Con tằm -> cái kén . 
 C . Hạt thóc -> cây lúa non. 
 D . Hạt thóc xay thành gạo -> nấu thành cơm.
Câu 17: Em hãy chỉ ra đâu là khuynh hướng phát triển chung của hình thái kinh tế-xã hội theo dãy sơ đồ sau:
 A. Công xã nguyên thủy-> Chiếm hữu nô lệ->Phong kiến->Tư bản chủ nghĩa-> Xã hội chủ nghĩa.
 B. Chiếm hữu nô lệ->Công xã nguyên thủy->Phong kiến->Tư bản chủ nghĩa-> Xã hội chủ nghĩa.
 C. Chiếm hữu nô lệ -> Phong kiến -> Công xã nguyên thủy-> Tư bản chủ nghĩa-> Xã hội chủ nghĩa.
 D. Phong kiến->Chiếm hữu nô lệ->Công xã nguyên thủy-> Tư bản chủ nghĩa-> Xã hội chủ nghĩa.
Câu 18: Đâu là yêu cầu của phủ định biện chứng?
 A.Sử dụng phương pháp dạy học truyền thống.
 B .Chỉ sử dụng phương pháp dạy học mới.
 C.Luôn luôn đổi mới phương pháp dạy học.
 D. Chỉ đổi mới phương pháp dạy học khi cần thiết.
Câu 19:Sự vật và hiện tượng nào là phủ định siêu hình ?
 A.Xã hội Chiếm hữu nô lệ thay thế bằng xã hội Phong kiến.
 B.Các giống loài mới xuất hiện phủ định các giống loài cũ.
 C.Cái kén nở thành con tằm.
 D.Luộc trứng gà để ăn.
Câu 20.Ví dụ nào sau đây nói lên sự phủ định biện chứng ?
Hạt thóc xay thành gạo rồi nấu cơm.
B.Hạt thóc đem gieo trồng lên cây lúa.
 C.Bão làm đổ nhà cửa.
D.Chôn rác,chất thải xuống đất.
Câu 21. Ví dụ nào sau đây nói lên sự phủ định siêu hình ?
 A.Sự phát triển xã hội từ Chiếm hữu nô lệ-> Phong kiến.
B.Cách mạng tư sản Anh lật đổ chế độ phong kiến, đưa giai cấp tư sản lên nắm quyền, phát triển chế độ Tư bản chủ nghĩa.
C.Mưa bão làm đổ cây cối.
 D.Ươm cây trồng rừng
 Câu22.Những câu tục ngữ sau đây, câu nào nói về phủ định biện chứng? 
A.“Tre già măng mọc”.
B.“Kiến tha lâu cũng đầy tổ”.
C.“Chín quá hóa nẫu”.
D.“Đánh bùn sang ao”.
Câu 23. Những câu tục ngữ nào sau đây nói lên phủ định biện chứng ?
 ‘‘Con hơn cha nhà có phúc”
B.‘‘Sông lở cát bồi”.
C.‘‘Không thầy đố mày làm nên”.
D.‘‘Uống nước nhớ nguồn”.
Câu 24. Học sinh phải học tập như thế nào để phù hợp với quan điểm phủ định biện chứng ?
Luôn luôn suy nghĩ để đổi mới phương pháp học tập.
B.Giữ gìn bảo tồn di sản văn hóa.
C.Phê phán cái cũ nhưng không phủ định tất cả.
D.Chỉ đổi mới phương pháp học tập khi cần thiết.
Câu 25:V.I Lê-nin Viết:” Sự phát triển hình như diễn lại những giai đoạn đã qua,nhưng dưới một hình thức khác,ở một trình độ cao hơn.” Ở câu này,Lê-nin bàn về:
 A.Điều kiện của sự phát triển.
 B.Nội dung của sự phát triển.
 C.Cách thức vận động,phát triển của sự vật.hiện tượng.
 D. Khuynh hướng phát triển của sự vật,hiện tượng. 
Câu 26: V.I Lê-nin viết:” Cho rằng lịch sử thế giới phát triển đều đặn không va vấp,không đôi khi nhảy lùi những bước rất lớn là không biện chứng,không khoa học,không đúng về mặt lí luận.”Hiểu câu nói đó như thế nào là đúng?
 A.Sự phát triển diễn ra theo đường vòng.
 B. Sự phát triển diễn ra theo đường thẳng.
 C. Sự phát triển diễn ra theo đường xoáy trôn ốc.
 D.Phát triển là quá trình phức tạp,quanh co,đôi khi cái lạc hậu lấn át cái tiến bộ.
 ..................................................HẾT..

Tài liệu đính kèm:

  • docCAU HOI CD 10 (1).doc