Câu hỏi trắc nghiệm bài 4 môn Giáo dục công dân lớp 12 - Trường THPT Nguyễn Duy Hiệu

doc 3 trang Người đăng dothuong Lượt xem 546Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Câu hỏi trắc nghiệm bài 4 môn Giáo dục công dân lớp 12 - Trường THPT Nguyễn Duy Hiệu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Câu hỏi trắc nghiệm bài 4 môn Giáo dục công dân lớp 12 - Trường THPT Nguyễn Duy Hiệu
ĐỀ KIỂM TRA TRẮC NGHIỆM
BÀI 4: “QUYỀN BÌNH ĐẲNG CỦA CÔNG DÂN TRONG MỘT SỐ LĨNH VỰC CỦA
ĐỜI SỐNG XÃ HỘI”.
Đơn vị:THPT NGUYỄN DUY HIỆU
Câu 1: Chỉ ra đâu là bình đẳng trong hôn nhân và gia đình?
a. Vợ và chồng có quyền và nghĩa vụ tham gia bầu cử.
b. Vợ và chồng có quyền thành lập công ty theo qui định của pháp luật.
c. Vợ và chồng có quyền và nghĩa vụ trong quan hệ tài sản.
d. Vợ và chồng có quyền tự do lựa chọn lựa chọn loại hình tổ chức kinh doanh.
Câu 2: Ai là người được quyền lựa chọn nơi cư trú của vợ và chồng?
a. Bố mẹ chồng.
b. Bố mẹ vợ.
c. Vợ và chồng.
d. Nhà nước.
Câu 3: Bình đẳng giữa người lao động và người sử dụng lao động thông qua điều gì sau đây?
a. Công việc làm.
b. Phân công lao động.
c. Giao kết hợp đồng lao động.
d. Giao kết và thực hiện hợp đồng lao động.
Câu 4: Bình đẳng trong kinh doanh được hiểu như thế nào?
a. Bất cứ ai cũng có thể kinh doanh.
b. Mọi cá nhân có quyền kinh doanh khi đáp ứng những yêu cầu của pháp luật.
c. Cá nhân có học vấn cao đều có quyền kinh doanh.
d. Cá nhân có địa vị xã hội cao đều có quyền kinh doanh.
Câu 5: Theo pháp luật, quan hệ giữa cha mẹ và con cái trong gia đình biểu hiện như thế nào?
a. “ Cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy”.
b. “Con đặt đâu cha mẹ ngồi đấy”.
c. Cha mẹ và con cái yêu thương, tôn trọng nhau.
d. Cha mẹ phải nuôi dưỡng con cái suốt đời vì đã tạo ra chúng.
Câu 6: Giao kết hợp đồng lao động phải tuân theo nguyên tắc gì?
a. Tự do, tự nguyện, không trái pháp luật.
b. Tự do, bình đẳng, không trái pháp luật.
c. Tự do, tự nguyện, bình đẳng, trực tiếp, không trái pháp luật.
d. Tự do, dân chủ, bình đẳng, không trái pháp luật.
Câu 7: Chỉ ra những bộ luật nào sau đây làm cơ sở pháp lý cho quan hệ các thành viên trong gia đình?
a. Luật Hôn nhân và gia đình.
b. Hiến pháp và luật Hôn nhân và gia đình.
c. Luật Lao động.
d. Hiến pháp và luật Lao động.
Câu 8: Chính sách “Ưu tiên hỗ trợ doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ” biểu hiện quan điểm nào sau đây của Nhà nước?
a. Đề cao phụ nữ trong xã hội.
b. Chỉ tạo điều kiện thuận lợi trong kinh doanh cho phụ nữ.
c. Hỗ trợ để phụ nữ có điều kiện bình đẳng trong kinh doanh.
d. Không tin tưởng vào nam doanh nghiệp.
Câu 9: A đạt tiêu chuẩn công nhân có tay nghề cao. B là công nhân cùng làm một tổ với A . Theo em, nhà nước làm gì để thực hiện quyền bình đẳng trong lao động?
a. Trả lương cho A và B bằng nhau.
b. Ưu đãi cho A.
c. Thưởng cho A và B bằng nhau.
d. Thưởng chung để A và B tự chia lại với nhau.
Câu 10: Anh N phát hiện vợ có tài sản riêng của cha mẹ chị ấy để lại mà không báo với anh. Theo em, anh N nên làm gì?
a. Buộc vợ nhập tài sản đó vào tài sản chung. 
b. Anh N nên cắt xén tài sản chung để làm của riêng.
c. Để vợ quyết định tài sản đó.
d. Điều tra lí do vợ không cho biết số tài sản đó. 
Câu 11: Tình trạng bạo lực trong gia đình mà nạn nhân thường là phụ nữ và trẻ em trực tiếp vi phạm luật nào sau đây?
a. Luật Hình sự.
b. Luật hành chính.
c. Luật Hôn nhân và gia đình.
d. Luật Dân sự.
Câu 12: Quyền bình đẳng giữa nam và nữ trong lao động thể hiện:
a. Mọi công dân không phân biệt giới tính, độ tuổi đều được Nhà nước bố trí việc làm.
b. Chỉ bố trí lao động nam làm công việc nặng nhọc vì họ là phái mạnh.
c. Nam và nữ bình đẳng về tuyển dụng, sử dụng, nâng bậc lương và trả công lao động.
d. Chỉ bố trí lao động nam đi công tác xa, dài ngày.
Câu 13: Chị Thủy đi làm lại sau khi nghỉ hộ sản. Vì sức khỏe chưa hồi phục hoàn toàn nên chị được Ban giám đốc cho nghỉ một giờ mỗi ngày từ khi đi làm lại cho đến lúc con chị một tuổi. Điều đó thể hiện:
a. Ban giám đốc ưu đãi cho chị Thủy.
b. Ban giám đốc quan tâm lao động nữ.
c. Ban giám đốc bảo vệ người lao động.
d. Ban giám đốc thực hiện pháp luật.
Câu 14: Quan niệm nào sau đây là sai?
a. Người sử dụng lao động soạn thảo hợp đồng lao động để ràng buộc người lao động.
b. Người sử dụng lao động và người lao động ràng buộc nhau khi giao kết hợp đồng lao động. c. Giao kết hợp đồng lao động là cơ sở pháp lí để giải quyết tranh chấp lao động.
d. Hợp đồng lao động ghi nhận quyền bình đẳng trong lao động cho công dân.
Câu 15 : Pháp luật thừa nhận bình đẳng trong kinh doanh có lợi cho ai ?
a. Doanh nghiệp nhà nước.
b. Doanh nghiệp tư nhân.
c. Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
d. Tất cả các doanh nghiệp.
Câu 16 : Quan niệm nào sau đây là đúng ?
a. Vợ và chồng phải chia đều công việc nhà.
b. Vợ và chồng có quyền, nghĩa vụ như nhau đối với tài sản chung.
c. Chồng phải tạo ra của cải cho gia đình.
d. Vợ chỉ cần dạy dỗ con cái và chăm sóc gia đình.
Câu 17 : Khi giao kết hợp đồng lao động, người lao động chỉ cần quan tâm :
a. Lương và công việc làm.
b. Thời gian và địa điểm làm việc.
c. Lương và địa điểm làm việc.
d. Lương, công việc làm, thời gian, địa điểm làm việc.
Câu 18 : Vợ muốn đi du học để nâng cao chuyên môn. Chồng không cho đi. Theo em , lí do nào sau đây của chồng là đúng ?
a. Chồng học cao là đủ để nuôi gia đình rồi.
b. Vợ không cần học nhiều cho khổ thân.
c. Con mới sáu tháng tuổi cần mẹ nhiều hơn nhưng không thể đi cùng mẹ.
d. Bố mẹ vợ không muốn con gái đi xa.
Câu 19 : H đã 18 tuổi, H tốt nghiệp trung học phổ thông. Sau khi học xong khóa đào tạo ngắn hạn về kinh doanh, H được bố mẹ cấp vốn. Theo em, H có xin được giấy phép kinh doanh vật liệu xây dựng không ?
a. Không, vì H chưa có kinh nghiệm kinh doanh.
b. Có, vì H đã trưởng thành.
c. Có, vì H đã đủ điều kiện theo pháp luật.
d. Không, vì H chưa có bằng Đại học xây dựng.
Câu 20 : T và H tốt nghiệp Đại học kinh tế và cùng làm kế toán của công ty trong cùng một năm. Cuối tháng, họ sẽ nhận lương như thế nào ?
a. Bằng nhau vì cả hai đều có điều kiện lao động như nhau.
b. T nhận nhiều hơn vì T là nam nên làm việc tốt hơn.
c. H nhận nhiều hơn vì H là nữ nên được ưu tiên hơn.
d. Tùy ý của Ban giám đốc.

Tài liệu đính kèm:

  • docGDCD 12 NOP SO.doc