Câu hỏi trắc nghiệm bài 13 môn Giáo dục công dân lớp 11 - Trường THPT Nguyễn Thái Bình

doc 3 trang Người đăng dothuong Lượt xem 526Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Câu hỏi trắc nghiệm bài 13 môn Giáo dục công dân lớp 11 - Trường THPT Nguyễn Thái Bình", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Câu hỏi trắc nghiệm bài 13 môn Giáo dục công dân lớp 11 - Trường THPT Nguyễn Thái Bình
Bài 13: Chính sách giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ, văn hóa
I. Phần nhận biết
Câu 1: Nhiệm vụ của giáo dục – đào tạo nước ta hiện nay là gì ?
a. Xây dựng và bảo vệ Tổ quốc b. Nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài
c. Phục vụ sự nghiệp CNH – HĐH đất nước d. Cả a, b, c đúng
Câu 2: Cuộc Cách mạng khoa học kĩ thuật lần thứ nhất ứng với qúa trình nào sau đây ?
a. Hiện đại hoá	b. Công nghiệp hoá c.Tự động hoá	 d. Công nghiệp hoá - hiện đại hoá
Câu 3: Cuộc Cách mạng khoa học kĩ thuật lần thứ hai ứng với qúa trình nào sau đây ?
a. Hiện đại hoá b. Công nghiệp hoá c. Tự động hoá	d. Công nghiệp hoá - hiện đại hoá
Câu 4: Thành tựu nổi bật của cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật làn thứ nhất là gì ?
a. Điện	b. Máy tính	c. Máy hơi nước	d. Xe lửa
Câu 5: Thành tựu của cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật làn thứ nhất ứng dụng vào lĩnh vực nào ?
a. Nông nghiệp	b. Sản xuất	c. Dịch vụ	d. Kinh doanh
Câu 6: Nội dung cơ bản của công nghiệp hoá, hiện đại hoá là gì ?
a.Phát triển mạnh mẽ lực lượng sản xuất 	
b. Xây dựng một cơ cấu kinh tế hợp lý, hiện đại, hiệu quả.
c. Củng cố và tăng cường địa vị chủ đạo của QHSX XHCN	
d. Cả a,b, c đúng
Câu 7: Một trong những nội dung cơ bản của CNH, HĐH ở nước ta là:	
a. Phát triển mạnh mẽ ngành công nghiệp cơ khí	
b. Phát triển mạnh mẽ LLSX
c. Phát triển mạnh mẽ công nghệ thông tin	
d. Phát triển mạnh mẽ KHCN
Câu 8: Quá trình ứng dụng và trang bị những thành tựu khoa học công nghệ tiên tiến hiện đại vào quá trình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, quản lí kinh tế xã hội là quá trình nào sau đây ?
a. Hiện đại hoá	 b. Công nghiệp hoá	
c. Tự động hoá	 d. Công nghiệp hoá - hiện đại hoá
II. Phần thông hiểu
Câu 9: Vì sao sự nghiệp Giáo dục – Đào taọ nước ta được coi là quốc sách hàng đầu?
a. Có vai trò quan trọng trong việc giữ gìn, truyền bá văn minh
b. Là điều kiện để phát huy nguồn lực
c. Là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy CNH – HĐH
d. Là điều kiện quan tronhj để phát triển đất nước
Câu 10: Quá trình chuyển đổi căn bản các hoạt động sản xuất từ sử dụng sức lao động thủ công sang sư dụng sức lao động dựa trên sự phát triển của công nghiệp cơ khí là quá trình nào sau đây?
a. Hiện đại hoá	 b. Công nghiệp hoá	 
 c. Tự động hoá	 d. Công nghiệp hoá - hiện đại hoá
Câu 11. Muốn nâng cao hiệu quả và chất lượng của giáo dục đào tạo chúng ta phải làm như thế nào?
a. Thực hiện giáo dục toàn diện, đổi mới nội dung, phương pháp dạy hoc
b. Đổi mới cơ cấu tổ chức, cơ chế quản lí
c. Có chính sách đúng đắn trong việc, phát hiện, đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng nhân tài
d. Cả a, b, c đúng
Câu 12: Trách nhiệm của học sinh đối với chính sách giáo dục và đào tạo ở nước ta hiện nay ?
A. Trang bị kiến thức vững chắc cho bản thân. Có cuộc sống lành mạnh.
B. Tham gia lao động trong bất cứ thành phần nào. Cố gắng học tập.
C. Tham gia học tập trong bất cứ ngành nghề nào. 
D. Câu A, B đúng.
III. Vận dụng
Câu 13: Vì sao công bằng xã hội trong giáo dục là vấn đề mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc của sự nghiệp giáo dục nước ta?
a. Đảm bảo quyền của công dân	b. Đảm bảo nghĩa vụ của công dân
c. Tạo điều kiện để mọi người có cơ hội học tập và phát huy tài năng	
d. Để công dân nâng cao nhận thức, phát huy tài năng
Câu 14: Nhà nước đổi mới cơ chế quản lí khoa học và công nghệ như thế nào?
a. Tạo ra thị trường cạnh tranh bình đẳng
b.Nâng cao số lượng đội ngũ nghiên cứu khoa học
c. Huy động các nguồn lực để đi nhanh vào một số lĩnh vực sử dụng công nghệ cao và công nghệ tiên tiến
d. Nâng cao chất lượng đội ngũ nghiên cứu khoa học
Câu 15: Những lĩnh vực nào của khoa học công nghệ được xác định là trọng tâm?
a. Các lĩnh vực khoa học xã hội, ứng dụng
b. Chuyển giao công nghệ phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn
c. Phát triển công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu mới
d. Cả a, b, c đúng
Câu 16: Nhờ đâu mà các nước phát triển nhanh, nền kinh tế có sức cạnh tranh mạnh mẽ.
A. Tài nguyên thiên nhiên phong phú. B. Nguồn nhân lực dồi dào.
C. Nhận thức đúng đắn tầm quan trọng và sử dụng có hiệu quả thành tựu khoa học công nghệ.
D. Không có chiến tranh.
Câu 17: Những thành tựu nào của khoa học công nghệ được các định là trọng tâm .
A. Các lĩnh vực văn hóa giáo dục. B. Khoa học xã hội, ứng dụng
C. Các chuyên gia công nghệ phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn.
D. Câu B, C đúng.
Câu 18: Nền văn hóa tiên tiến là nền văn hóa như thế nào ?
A. Thể hiện tinh thần yêu nước. B. Đậm đà bản sắc dân tộc. 
C. Tiến bộ. D. Thể hiện tinh thần yêu nước và đại đoàn kết.
Câu 19: Muốn nâng cao hiệu quả và chất lượng của giáo dục và đào tạo, chúng ta phải làm gì ?
A. Thực hiện giáo dục toàn diện, đổi mới nội dung, phương pháp dạy học.
B. Thực hiện xã hội hóa giáo dục, giáo dục toàn diện.
C. Đổi mới cơ cấu tổ chức, cơ chế quản lý, có chính sách đúng đắn trong việc phát hiện, đào tạo, bồi dưỡng nhân tài.
D. Câu A, C đúng.
Câu 20: Hệ thống giáo dục nước ta có mấy bậc học ?
A. 5 B. 6 C. 7 D. 8 
Câu 21: Em đồng ý với ý kiến nào sau đây
a. Để xây dựng CSVC kĩ thuật của CNXH, nước ta cần tự nghiên cứu, xây dựng.
b. Để xây dựng CSVC kĩ thuật của CNXH, nước ta cần nhận chuyển giao kỹ thuật và công nghệ hiện đại từ các nước tiên tiến.
c. Để xây dựng CSVC kĩ thuật của CNXH, nước ta cần kết hợp tự nghiên cứu, xây dựng vừa nhận chuyển giao kỹ thuật và công nghệ hiện đại từ các nước tiên tiến.
d. Để xây dựng CSVC kĩ thuật của CNXH, nước ta cần đầu tư cho xây dựng.
Câu 22: Vì sao phải tiến hành CNH – HĐH đất nước? 
a. Do yêu cầu phải xây dựng cơ sở vật chất kỉ thuật cho CNXH.
b. Do yêu cầu phải rút ngắn khoảng cách tụt hậu xa về kinh tế, kỉ thuật, công nghệ, do yêu cầu phải tạo ra năng suất lao động xã hội cao.
c. Do yêu cầu phải xây dựng cơ sở vật chất kỉ thuật cho CNXH, do yêu cầu phải tạo ra năng suất lao động xã hội cao.	
d. Cả a, b đều đúng.
IV. Vận dụng cao 
Câu 23: Nhà nước thực hiện công bằng xã hội bằng cách nào ?
A. Đảm bảo mọi người đều đi học.
B. Ban hành chính sách học bổng để và học phí để khuyến khích học sinh có hoàn cảnh khó khăn.
C. Mở các lớp học tình thương, có chế độ học bổng hợp lý các trường hợp có thành tích học tập cao.
D. Đây là vấn đề mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc của sự nghiệp giáo dục và đào tạo.
Câu 24: Theo em xã hội hóa sự nghiệp giáo dục là gì ?
A. Xây dựng một xã hội học tập đáp ứng nhu cầu của tất cả mọi người.
B. Đẩy mạnh học tập trong nhân dân bằng nhiều hình thức chính quy.
C. Đẩy mạnh học tập trong nhân dân bằng các hình thức không chính quy. 
Câu 25: Làm thế nào để kế thừa và phát huy những di sản, truyền thống văn hóa của dân tộc ?
a. Bảo tồn các giá trị chung của tất cả các dân tộc trong cộng đồng dân tộc Việt Nam
b. Bảo tồn những nét đẹp riêng của mỗi dân tộc trên đất nước Việt Nam
c. Bảo tồn, phát huy những giá trị chung và nét đẹp riêng của các dân tộc trên đất nước Việt Nam
d. Bảo tồn, phát huy những nét đẹp riêng của mỗi dân tộc trên đất nước Việt Nam
Câu 26: Vì sao phải làm cho thế giới quan Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh giữ vai trò chủ đạo trong đời sống tinh thần của nhân dân ?
a. CN Mác Lênin cho chúng ta nhận thức đúng đắn về tự nhiên, xã hội và tư duy để xây dựng xã hội mới, tư tưởng Hồ Chí Minh là sự vận dụng sáng tạo CN Mác – Lênin vào điều kiện cụ thể của nước ta
b. Tư tưởng Hồ Chí Minh trở thành giá trị tinh thần, tài sản quý báu của dân tộc ta 
c. Cả a, b đúng	d. Cả a, b sai
Câu 27: Một trong những phương hướng cơ bản của khoa học công nghệ là gì ?
a. Đổi mới cơ chế quản lí khoa học và công nghệ b. Cung cấp luận cứ khoa học
c. Giải đáp kịp thời vấn đè lí luận và thực tiễn	d. Cả a, b, c đúng

Tài liệu đính kèm:

  • docGDCD11 bai 13- Nguyễn Thái Bình.doc