Câu hỏi trắc nghiệm bài 13 môn Giáo dục công dân lớp 10 - Trường THPT Hiệp Đức

doc 5 trang Người đăng dothuong Lượt xem 694Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Câu hỏi trắc nghiệm bài 13 môn Giáo dục công dân lớp 10 - Trường THPT Hiệp Đức", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Câu hỏi trắc nghiệm bài 13 môn Giáo dục công dân lớp 10 - Trường THPT Hiệp Đức
SỞ GD&ĐT QUẢNG NAM
TRƯỜNG THPT HIỆP ĐỨC
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM MÔN GDCD LỚP 10
BÀI 13: CÔNG DÂN VỚI CỘNG ĐỒNG
MỨC1
Câu 1: Trường hợp nào sau đây được xem là cộng đồng:
A. Toàn thể những người cùng chung sống trong một xóm, làng. (1) B. Tập thể lớp học. (2)
C. Toàn thể những người cùng sinh hoạt trong một tôn giáo. (3) D. Cả (1), (2), (3).
Câu 2: Trường hợp nào sau đây được xem là cộng đồng:
A. Toàn thể những người cùng sử dụng trang mạng xã hôi facebook. (1) 
B. Toàn thể những người nói tiếng Pháp. (2)
C. Toàn thể những người Việt Nam ở Hoa Kì. (3) 
D. Cả (1), (2), (3).
Câu 3: Nhân nghĩa là:
A. đối xử ngay thẳng với người. B. đối xử thành thật với người. 
C. thương người và đối xử với người theo lẽ phải. D. gần gũi và hòa hợp với mọi người.
Câu 4: Thương người và đối xử với người theo lẽ phải, đó là: 
A.nhân từ. B. nhân ái. C. nhân nghĩa. D. nhân hậu. 
Câu 5: Sống nhân nghĩa là:
A. lễ phép và vui vẻ với mọi người. B. gần gũi, chan hòa với mọi người.
C. đối xử tốt và sẵn sàng giúp đỡ mọi người. D. thực hiện đầy đủ nghĩa vụ với mọi người.
Câu 6: Sống gần gũi, chan hoà, không xa lánh mọi người, không gây mâu thuẫn, bất hoà với người khác, có ý thức tham gia các hoạt động chung của cộng đồng là:
A. sống sôi nổi. B. sống hết mình. C. sống trách nhiệm. D. sống hòa nhập.
Câu 7: Sống hòa nhập là:
A. sống gần gũi, chan hoà, không xa lánh mọi người. 
B. không gây mâu thuẫn, bất hoà với người khác.
C. có ý thức tham gia các hoạt động chung của cộng đồng.
D. quan hệ tốt, thân thiện với mọi người, tham gia nhiệt tình các hoạt động chung.
Câu 8: Trên đường hội nhập quốc tế, nước ta đã gia nhập tổ chức nào sau đây?
A. EU. B. G7. C. WTO. D. Cả ba tổ chức trên.
Câu 9: Hợp tác là:
A. tiếp tay cho nhau để đạt được ý đồ. (1) 
B. đồng lõa, bao che cho nhau. (2)
C. chung lưng, đấu cật vì mục đích chung. (3)
D. Cả (1), (2), (3). 
Câu 10: Hợp tác phải dựa trên cơ sở
A. tự nguyện. B. bắt buộc. C. nghĩa vụ. D. vụ lợi.
Câu 11: Hợp tác là:
A. Một công việc chia ra cho mỗi người tự thực hiện.
B. Nhiều người cùng làm một công việc.
C. Nhiều người cùng bàn bạc rồi giao công việc cho người giỏi nhất thực hiện.
D. Một công việc do nhiều người cùng bàn bạc, phối hợp, hỗ trợ nhau thực hiện.
Câu 12: Trong xã hội hiện đại, lợi ích của mỗi cá nhân đều phụ thuộc, ràng buộc lẫn nhau. Điều đó đòi hỏi mỗi cá nhân phải có kĩ năng gì?
A. Giao tiếp. B. Hợp tác. C. Hòa nhập. D. Ngôn ngữ.
Câu 13: Sống nhân nghĩa là cách ứng xử theo
A. pháp luật. (1) B. đạo đức. (2) C. phong tục, tập quán. (3) D. Cả (1), (2), (3). 
Câu 14: Sống hòa nhập là cách ứng xử theo
A. pháp luật. (1) B. đạo đức. (2) C. phong tục, tập quán. (3) D. Cả (1), (2), (3). 
Câu 15: Biết hợp tác là yêu cầu về mặt
A. pháp luật. (1) B. đạo đức. (2) C. phong tục, tập quán. (3) D. Cả (1), (2), (3). 
..............................................................................
MỨC 2
Câu 1: Trong mối quan hệ với cộng đồng ngày nay, đâu là những phẩm chất đạo đức quan trong nhất đòi hỏi mỗi cá nhân cần phải có?
A. Cần, kiệm, liêm, chính. B. Nhân nghĩa, hòa nhập, hợp tác.
C. Nhân, lễ, nghĩa, trí, tín. D. Bi, trí, dũng.
 Câu 2: Vì sao phải hợp tác?
A. Để san sẻ trách nhiệm. (1) B. Để lợi dụng lẫn nhau. (2)
C. Để bổ khuyết cho nhau. (3) D. Cả (1), (2), (3) . 
Câu 3: Vì sao cá nhân cần phải sống nhân nghĩa?
A. Vì đó là yêu cầu bắt buộc của xã hội đối với cá nhân.(1)
B. Vì sống nhân nghĩa để có được danh tiếng.(2)
C. Vì sống nhân nghĩa sẽ làm cho cuộc sống tốt đẹp và ý nghĩa hơn.(3)
D. Cả (1), (2), (3) . 
 Câu 4: Vì sao cá nhân phải sống hòa nhập?
A. Để san sẻ những buồn vui trong cuộc sống. (1) B. Để thỏa mãn nhu cầu bản thân. (2)
C. Để thuận lợi cho công việc. (3) D. Cả (1), (2), (3)
Câu 5: Câu nào sau đây nói về sống hòa nhập?
A. Một miếng khi đói bằng mười gói khi no. B. Nhường cơm sẻ áo.
C. Ngựa chạy có bầy, chim bay có bạn. D. Chia ngọt sẻ bùi.
Câu 6: Câu nào sau đây nói về sự hợp tác?
A. Bầu ơi thương lấy bí cùng. Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn. (1) 
B. Một cây làm chẳng nên non. Ba cây chụm lại nên hòn núi cao. (2)
C. Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ. (3) 
D. Cả (1), (2), (3) . 
Câu 7: Câu nào sau đây nói về truyền thống nhân nghĩa của dân tộc ta?
A. Uống nước nhớ nguồn.(1) B. Một con ngựa đau cả tầu bỏ cỏ.(2)
C. Đánh kẻ chạy đi, không đánh người chạy lại.(3) D. Cả ba câu (1), (2), (3).
 Câu 8: Đâu là biểu hiện sống có trách nhiệm với cộng đồng
A. Một người vì mọi người. (1) B. Nhường cơm xẻ áo. (3)
C. Uống nước nhớ nguồn. (2) D. Cả (1), (2), (3) . 
Câu 9: Đâu là biểu hiện của lối sống không hòa nhập?
A. Xa lánh mọi người. (1) B. Gây gỗ đánh nhau. (2) C. Kéo bè, kết phái. (2) D. Cả (1), (2), (3).
Câu 10: Đâu là biểu hiện của lòng nhân nghĩa?
A. Kính trọng, hiếu thảo với ông bà, cha mẹ. (1) B. Tích cực tham gia các hoạt động nhân đạo (2).
C. Kính trọng, biết ơn các anh hùng dân tộc. (3) D. Cả (1), (2), (3). 
Câu 11: Đâu không phải là biểu hiện của sự hợp tác?
A. Chia bè, kéo cánh để trục lợi. (1) B. Đấu tranh phe phái. (2)
C. Lợi ích nhóm. (3) D. Cả (1), (2), (3). 
Câu 12: Để phát huy truyền thống nhân nghĩa của dân tộc, học sinh cần phải
A. tích cực tham gia các hoạt động thiện nguyện, nhân đạo. (1) 
B. tích cực tham gia các hoạt động “uống nước nhớ nguồn”, “đền ơn đáp nghĩa”. (2)
C. kính trọng và biết ơn đối với các anh hùng dân tộc, những người có công với đất nước. (3) 
D. Cả (1), (2), (3) . 
.................................................................
MỨC 3
Câu 1: Hành vi nào sau đây cần bị lên án:
A. Chia bè, kéo cánh để trục lợi. (1) B. Đấu tranh phe phái. (2)
C. Lợi ích nhóm. (3) D. Cả (1), (2), (3). 
Câu 2: Quan niệm nào sau đây không phù hợp với chuẩn mực đạo đức xã hội ngày nay?
A. Đèn nhà ai nhà nấy tỏ. (1) B. Ăn cây nào rào cây ấy. (2)
C. Ăn cây táo, rào cây sung. (3) D. Cả ba câu (1), (2), (3).
Câu 3: Cách ứng xử nào sau đây cần bị lên án:
A. Đục nước béo cò. (1) B. Ăn cây nào rào cây ấy. (2)
C. Qua cầu rút ván. (3) D. Cả (1), (2), (3). 
Câu 4: Biểu hiện nào cho thấy Việt Nam chủ động hội nhập quốc tế?
A. Thực hiện chính sách mở cửa, thêm bạn, bớt thù.(1) 
B. Tích cực tham gia làm nghĩa vụ quốc tế. (2)
C. Gia nhập các tổ chức khu vực và quốc tế. (3) 
D. Cả (1), (2), (3) . 
Câu 5: Cách ứng xử nào sau đây thể hiện lối sống thiếu trách nhiệm với cộng đồng
A. Ăn cây nào rào cây nấy. (1) B. Đèn nhà ai nấy rạng. (2)
C. Đục nước béo cò. (3) D. Cả (1), (2), (3) . 
Câu 6: Cách ứng xử nào sau đây thể hiện lối sống có trách nhiệm với cộng đồng
A. Đục nước béo cò. (1) B. Ăn cây nào rào cây ấy. (2)
C. Uống nước nhớ nguồn. (3) D. Cả (1), (2), (3). 
Câu 7: Nhận định nào sau đây phản ánh đúng mối quan hệ giữa cá nhân với cộng đồng?
A. Lợi ích riêng phải hài hòa với lợi ích chung. (1) B. Lợi ích phải gắn với trách nhiệm. (2)
C. Quyền và nghĩa vụ là không tách rời. (3) D. Cả (1), (2), (3) .
Câu 8: Ứng xử nào sau đây phù hợp với cách sống nhân nghĩa:
A. Cho bạn chép bài trong kiểm tra, thi cử.(1)
B. Bao che, dung túng cho lỗi lầm của ban.(2)
C. Giúp bạn vượt qua khó khăn trong học tập và cuộc sống.(3)
D. Cả (1), (2), (3) .
Câu 9: Ba bạn học sinh tranh luận với nhau. Bạn An nói “ Nhân nghĩa chỉ là tham gia hiến máu, ủng hộ người nghèo, đồng bào lũ lụt”. Bạn Bình đồng ý với An nhưng bổ sung thêm “còn phải tham gia hoạt động đền ơn đáp nghĩa như lao động vệ sinh nghĩa trang liệt sĩ, chăm sóc mẹ Việt Nam anh hùng”. Chinh thì cho rằng ngoài những việc mà An và Bình nêu ra thì cần phải có lòng vị tha, khoan dung, độ lượng với lỗi lầm của người khác, thậm chí là cả hàng binh và tù binh chiến tranh. Ý kiến này của Chinh bị An và Bình cực lực phản đối vì cho rằng “nhân đạo với kẻ thù là tàn nhẫn với chính mình”. Em đồng ý với ý kiến của bạn nào?
A. An. B. Bình. C. An và Bình. D. Chinh.
Câu 10: Em tán thành với ý kiến nào dưới đây? 
A. Chỉ nên hợp tác với người khác khi mình cần sự giúp đỡ của họ. 
B. Chỉ có những người năng lực yếu kém mới cần phải hợp tác. 
C. Hợp tác chỉ là lợi dụng lẫn nhau.
D. Hợp tác để bổ khuyết cho nhau và nâng cao chát lượng, hiệu quả công việc.
Câu 11: Trường hợp nào sau đây được xem là sự hợp tác
A. Một số bạn ngồi cạnh nhau chia bài ra mỗi người học một phần để giúp nhau làm bài kiểm tra. (1)
B. Các bạn trong nhóm phối hợp, hỗ trợ nhau để hoàn thành nhiệm vụ mà thầy giáo phân công. (2)
C. Một số bạn vi phạm nền nếp lớp bị ghi tên vào sổ ghi đầu bài đã phối hợp với nhau để tẩy xóa và bao che nhau. (3)
D. Cả (1), (2), (3) .
............................................................................
MỨC 4
Câu 1: Thanh niên tình nguyện “đi dân nhở, ở dân thương” là nhờ vào phẩm chất nào của người thanh niên?
A. Cần cù. B. Năng động. C. Hòa nhập. D. Hợp tác.
Câu 2: Phong trào thanh niên tình nguyện Mùa hè xanh đòi hỏi người thanh niên phải có những phẩm chât nào sau đây?
A. Năng động, nhiệt tình, sôi nổi. B. Nhân nghĩa, hòa nhập, hợp tác.
C. Năng động, nhiệt tình, nhân nghĩa. D. Nhân nghĩa, hòa nhập, sôi nổi.
Câu 3: Bài hát Khát vọng của nhạc sĩ Vũ Hoàng có đoạn “Đừng hỏi Tổ quốc đã làm gì cho ta mà cần hỏi ta đã làm gì cho Tổ quốc hôm nay” thể hiện khát vọng nào?
A. Chiến đấu. B. Lao động. C. Cống hiến. D. Yêu thương.
Câu 4: Tình huống: Có một anh thanh niên cảm thấy cuộc sống của mình quá buồn chán và kém ý nghĩa nên đã tìm tới nhà hiền triết để xin một lời khuyên giúp mình tìm được ý nghĩa của cuộc sống. Sau khi tìm hiểu và biết được anh chàng này là một người sống khép kín và cô độc, nhà hiến triết liền lấy một vốc muối rồi hòa vào một ly nước nhỏ và bảo chàng thanh niên nếm thử. Sau đó, ông bưng ly nước đó đổ vào trong giếng nước rồi múc lại vào ly cho chàng trai nếm lại lần nữa. Sau khi nếm xong, anh chàng đã rối rít cảm ơn nhà hiền triết vì đã cho mình một bài học về cuộc sống. 
Bài học ở đây là gì?
A. Sống phải có nghị lực để vượt lên đau khổ, chiến thắng nỗi buồn.
B. Sống phải trải nghiệm, phải nếm trải hết những hương vị cuộc sống.
C. Sống phải mở lòng và sẻ chia với những người quanh ta.
D. Sống phải kiên định với cái tôi và cá tính của mình.
Câu 5: Để sống hòa nhập, chúng ta cần phải làm gì?
A. Biết mở lòng và đón nhận. (1)
B. Biết quan tâm và chia sẻ. (2)
C. Nhiệt tình và sôi nổi. (3)
D. Cả (1), (2), (3) .

Tài liệu đính kèm:

  • docGDCD LỚP 10 bai 13-Hiep Duc.doc