Câu hỏi ôn tập phần Vi sinh học môn Sinh học 10 - Lưu Văn Hiệp

doc 17 trang Người đăng dothuong Lượt xem 7567Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem tài liệu "Câu hỏi ôn tập phần Vi sinh học môn Sinh học 10 - Lưu Văn Hiệp", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Câu hỏi ôn tập phần Vi sinh học môn Sinh học 10 - Lưu Văn Hiệp
 CÂU HỎI ÔN TẬP PHẦN VI SINH VẬT
 SINH HỌC 10-LƯU VĂN HIỆP
CÂU 1:
Người ta tiến hành nuôi cấy nấm men rượu bằng cách trộn các tế bào nấm men vào dung dịch glucôzơ 10g/l.sau đó dung dịch này được phân thành 2 bình A và B.trong bình A người ta cho một dòng khí N2 và O2 đi vào.trong bình B người ta cho 1 dòng khí N2 đi vào.các thiết bị phân tích cho phép thực hiện 1 tổng kết định lượngđược tóm tắt trong bảng sau:
Tiêu chí
 1
 2
O2 đã sử dụng 
 0,75 lít
 0,0 lít
CO2 đã sinh ra
0,74 lít
 0,23 lít
Lượng rượu sinh ra
 0,0 gam
 0,46 gam
Lượng glucôzơ đã dung
 1 gam
 1 gam
Lượng nấm men sinh ra(khối lượng khô)
 0,56 gam
 0,02 gam
Ngoài ra khi quan sát tế bào lấy từ bình A và B qua ksnh hiển vi kết quả như sau:
-tế bào nấm từ bình A có nhiều ti thể và kích thước lớn
-tế bào nấm từ bình B có ít ti thể và kích thước nhỏ.
Cho biết:a.các kết quả dịnh lương của lô 1 và 2 thuộc bình nào?
 b.phân tích kết quả của từng lô và giải thích sự khác nhau?
TRẢ LỜI:
-lô 1 thuộc bình A,lô 2 thược bình B.
a.–phân tích:
+lô 1:sử dụng 1 g đường và 0.75 l oxy thì tạo ra 0,74l CO2 và 0.56 g sinh khối khô của nấm men.
+lô 2:sử dụng 1g đường trong điều kiện không có oxy thì tạo ra 0,23l CO2 0,46g etanol,0.02g sinh khối khô của nấm men.
-giải thích:trong điều kiện hiếu khí nấm men hô hấp và ức chế quá trình lên men.quá trình hô hấp đã oxy hoá hoàn toàn glucôzơ để giải ốhng CO2 và nước đồng thời thu nhiều ATP và các sản phẩm trung gian của chu trình kreb từ đó tạo điều kiện cho sự sinh trưởng của nấm men,làm tăng nhanh sinh khối kết quả như lô 1
Trong điều kiện kị khí nấm men thực hiện quá trình lên men thu được rất nhiều etanol và ít năng lượng.nâm men sinh trưởng và phát triển chậm vì vậy sinh khối tăng không đáng kể→như lô 2
CÂU 2:
Cho các vsv sau:e.coli,tảo silic,vi khuẩn nitrosomonas,vi khuẩn không lưu huỳnh màu tía.phân biệt kiểu dinh dưỡng của các vsv trên?(trang 8-2012)
TRẢ LỜI:
Tảo silic
Vi khuẩn không lưu huỳnh màu tía
Vi khuẩn nitrosomonas
E.coli
Nguồn cacbon
CO2
Chất hữu cơ
CO2
Chất hữu cơ
Nguồn năng
 lượng
Ánh sáng
Ánh sáng
Từ phản ứng oxy hóa khử
Từ phản ứng oxy hoá khử
Kiểu dinh dưỡng
Quang tự dưỡng
Quang dị dưỡng
Hoá tự dưỡng
Hoá dị dưỡng
CÂU 3:
Nấm men rượu thường sống trong môi trường có phân rử oxy,còn khi kị khí thì nấm đơn bào này lên men glucôzơ.Hãy viết sơ đồ các bước chính họat động của nấm men phân gỉa glucôzơ khi:
-có oxy
-không có oxy
TRẢ LỜI:
-khi có oxy:glucôzơ EMP oxy hóa axit pyruvat chủ trình kreb chuỗi vận chuyển e CO2 +H2O +năng lượng nhiều.tế bào nấm men có nhiều năng lượng sinh trưởng nhanh,nảy chồi nhiều.
-khi không có oxy:glucôzơ pyruvatdecacboxilaza alcôhđehyrogenaza etanol + CO2 +năng lượng ít.nấm men ít nảy chồi,sinh trưởng chậm. 
CÂU 4:
1.Vì sao clamiđia đã có cấu tạo tế bào nhưng vẫn song kí sinh bắt buộc trong tế bào nhân thực?
2.vì sao một số loài vi khuẩn có khả năng kháng thuốc?
TRẢ LỜI:
1.vì vhúng có hệ thống enzim không hoàn chỉnh,thiếu các enzim tham gia vào quá trình trao đổi chất sinh năng lượng,do đó bắt buộc phải kí sinh trong tế bào nhân thực.
2.vì những loài vi khuẩn này có chứa plasmid kháng thuốc.có gen quy định tổng hợp enzim phân giải thuốc kháng sinh dẫn đến thuốc kháng sinh mất tác dụng với nó.
CÂU 5:
ở đáy ao hồ có các nhóm vsv phổ biến như sau:
nhóm 1:biến đổi SO4 thành H2S
nhóm 2:biến đổi NO3 thành N2
nhóm 3:biến đổi CO2 thành CH4
nhóm 4:biến đổi cacbohiđrat thành axit hữu cơ và biến đổi prôtêin thành axit amin,NH3.
Dựa vào nguồn C hãy nêu kiểu dinh dưỡng của mỗi nhóm
TRẢ LỜI:
Nhóm 1:vi khuẩn khử sunfat.chất cho e là H2, chất nhận e là SO4 ,kiểu dinh dưỡng của chúng là hoá tự dưỡng.
Nhóm 2:vi khuẩn phản nitrat hoá.chất cho e là H2 cũng có thể là H2S,S chất nhận e là nitrat.kiểu dinh dưỡng của chúng là hóa tự dưỡng.
Nhóm 3:là những vi khuẩn archaea sinh metan CO2 CH4.chất cho e là H2 chất nhận e là oxy của CO2.kiểu dinh dưỡng của chúng là hóa tự dưỡng.
Nhóm 4:vi khuẩn lên men và vi khuẩn amon kị khí.kiểu dinh dưỡng của chúng là hoá dị dưỡng.
CÂU 6:
Vi khuẩn e.coli được nuôi cấy tĩnh trong môi truờng có đường glucôzơ và mantôzơ thì sự sinh trưởng của chúng trải qua những giai đoạn nào?nêu đặc điểm mỗi giai đoạn?
Vi khuẩn được nuôi trong môi trường có 2 loại đường sẽ có hiện tượng sinh trưởng kép,qua các giai đoạn:
-pha tiềm phát 1:vi khuẩn thích ứng với môi trường và tổng hợp các enzim phân giải glucôzơ.
-pha luỹ thừa 1:vi khuẩn sinh trưởng với tốc độ lớn nhất. Số lượng tế bào tăng nhanh.
-pha tiềm phát 2:vi khủan tổng hợp enzim phân giải mantôzơ.
-pha luỹ thừa 2:vi khuẩn tiếp tục phân chia mạnh số lượng tế bào tăng nhanh..
-pha cân bằng:số lượng tế bào là cực đại và không đổi do số tế bào tạo thành cân bằng với số tế bào bị chết.
-pha suy vong:chất dinh dưỡng cạn kiệt môi trường ô nhiễm số tb chết nhiều hưon số tế bào sinh ra. 
CÂU 7:
một tô canh rau và một bát thịt kho được nấu cùng thời điểm.món nào sẽ bị hỏng trước?giải thích?
TRẢ LỜI:
món canh rau bị hỏng trước:
vì món thịt kho thường có jàm lượng muối và đường cao,do đó áp suất thẩm thấu cao.
Đa số tế bào không lấy được nước,vsv khó thích nghi và sinh trưởng.
Tô canh rau có áp suất thẩm thấu thấp,vsv dễ thích nhi và sinh trưởng.
CÂU 8:
Sinh trưởng của vi khuẩn trong điều kiện nuôi cấy không liên tục gồm những pha nào?đặc điểm của mỗi pha?nhược điểm của phương pháp nuôi cấy không liên tục trong công nghệ vi sinh là gì?làm thế nào để khắc phục nhược điểm đó?
TRẢ LỜI:
-gồm 4 pha:
+pha tiềm phát:số lượng tb hầu như không tăng vi khuẩn tổng hợp mạnh mẽ các enzim và bắt đầu tổng hợp ADN chuẩn bị cho phân bào.
+pha lũy thừa:vi khuẩn phân chia mạnh số lượng tb tăng theo hàm số mũ.
+pha cân bằng:tốc độ sinh trưởng và trao đổi chất của vi khuẩn ổn định số tb chết và tb sinh ra bằng nhau.
+pha suy vong:số tb chết vượt số tb sinh ra vì vậy số lượng tb giảm.
-nhược điểm:
+môi trường không được bổ sung chất dinh dưỡng
+sự tích luỹ ngày càng nhiều các chất qua chuyển hóaagay ức chế sinh trưởng của vsv là nguyên nhân chính làm cho pha tăng trưởng và pha cân bằng ngắn lại không có lợi cho công nghệ vi sinh.
-khắc phục:
+tiến hành nuôi cấy vsv trong môi trường lên men liên tục
+nguyên tắc phương pháp nuôi cấu này là liên tục bổ sung chất dinh dưỡng vào bình và đồng thời lấy ra một lượng tương đương dịch nuôi cấy.
CÂU 9:
Vì sao tác nhân hư hại các loại quả là nấm mốc mà ít khi là vi khuẩn?(trang 19-2012)
TRẢ LỜI:
Do nấm mốc là loại vsv ưa axit và hàm lượng đường cao.trong dịch bào của rau quả thương có hàm lượng axit và đường cao không thích hợp cho vi khuẩn.Nhưng do hoạt động của nấm mốc làm cho hàm lượng đường và axit trong rau quả giảm lúc đó vi khuẩmn mới có khả năng họat động gây hại rau quả.
CÂU 10:
1.Tại sao dưa muối lại chua,ăn ngon và giữ được lâu?
2.Phân biệt cơ chế ức chế vsv trong trường hợp ngâm rau sống trong nước muối pha loãng và ngâm trong thuốc tím?
3.Về mùa thu một số ao hồ nước chuyển sang màu xanh lục hoặc xanh lam làm chết nhiều sv trong hồ,có thể gay ngứa nếu ta lội xuống tắm.Hiện tượng này được gọi là gì?Nguyên nhân và hậu quả?
TRẢ LỜI:
1.vì muối dưa cải là quá trình lên men của vi khuẩn lactic sinh ra axit lactic làm giảm pH môi trường và làm dưa cải có vị chua.
Muối tạo độ mặn cho dưa ngon
Độ pH và độ mặn ức chế vi khuẩn gây hại nên giữ được lâu.
2. 
Nước muối:gây co nguyên sinh nên vsv không phân chia được.
Thuốc tím:gây oxy hóa các thành phần tế bào vsv.
3. Đây là hiện tượng nước nở hoa.
Nguyên nhân:do các vi khuẩn lam hoặc tảo sống trong ao hồ gặp điều kiện phú dưỡng nên sinh trưởng sinh sản nhanh làm số lượng cá thể tăng đột biến.
Hậu quả:các vsv làm cản trở việc hô hấp của các sinh vật khác trong ao hồ,mặt khác chúng tiết chất độc khi chúng chết đi.từ đó làm chết hàng loạt sinh vật như cá,gây tích luỹ chất độc cho các sinh vật ở đáy nhất là động vật hai mảnh vỏ.độc tố có thể gây ngứa hoặc có khi chết người.
CÂU 11:
Vi hkuẩn lam và vi tảo có đặc điểm gì khác nhau cơ bản?Những lọai tảo nào được coi là vi tảo?Giá trị kinh tế của vi khuẩn lam và vi tảo trong sản xuất sinh khối?
	TRẢ LỜI:
-khác nhau:
+Vi khuẩn lam:vsv có nhân nguyên thủy
+Vi tảo:vsv có nhân thật
-Vi tảo gồm:tảo mắt,tảo lục,tảo silic,tảo giáp,tảo vàng ánh.
-Giá trị:
+Có nhiều ưu điểm:vòng đời ngắn,dễ nuôi cấy,hệ số sử dụng năng lượng ánh sáng cao,thích hợp qui mô sản xuất công nghiệp.
+Có giá trị dinh dưỡng cao:hàm lượng prôtêin và các chất như axitamin,vitamin,kích thích tố từ đó sản xuất thu nhiều sinh khối để làm thuốc ,thức ăn ,...
CÂU 12:
1.Nấm men thuộc nhóm vsv kị khí không bắt buộc:
-giải thích vì sao trong điều kịên kị khí nấm men tạo rượu etylic nhưng trong điều kiện hiếu khí lại tạo sinh khối?
-dựa vào đặc điểm trên để đạt hiệu quả cao trong lên men các nhà khoa học đã làm như thế nào?
2.khi nghiên cứu trao đổi chất ở vk lactic người ta thấy có hai loại:đồng hình và dị hình.Căn cứ vào đâu để phân biệt như vậy?
TRẢ LỜI:
1.
+Trong điều kiện yếm khí: Glucôzơ→2etanol +2CO2+2ATP
Trong lên men chất nhận điện tử là chất hữu cơ không có chuỗi truyền điện tử.Sản phẩm của lên men là chất hữu cơ tạo ra ít năng lượng nên tế bào sinh trưởng chậm,chủ yếu tạo rượu etylic.
+Trong điều kiện hiếu khí: Glucôzơ+6O2→ 6H2O+6CO2+38ATP
Trong điều kiện hiếu khí chất nhận điện tử cuối cùng là oxy thông qua chuỗi truyền điện tử,tạo ra nhiều năng lượng nên nấm men sinh trưởng nhanh.Chủ yếu tạo sinh khối.
-Để đạt hiệu suất cao trong quá trình lên men trong giai đoạn đầu của quá trình lên men cần thông khí vào môi trường để kích thích nấm men sinh trưởng tăng sinh khối sau đó tạo môi trường yếm khí cho quá trình lên men rượu đạt hiệu quả cao.
2.
Căn cứ vào sản phẩm tạo thành:
+lên mên lactic đồng hình:sản phẩm sinh ra là axit lactic.
+lên men dị hình:ngoài axit lactic còn có etanol,axetic,CO2.
CÂU 13:
Cho 2 bình tam giác A và B chứa 1 sợi tảo lục,nước đun sôi để nguội,NAHCO3 và một ít vk hiếu khí.sau đó bịt kín hai bình tam giác bằng vải đen chỉ chừa 1 lỗ nhỏ trên miệng bình để ánh sáng đi qua.trong bình A người ta bố trí thêm một lăng kính sao cho khi ánh sáng xuống đáy bình đều phải trải qua nó .Sau 1 thời gian nhận xét sự khác nhau giữa hai bình?giải thích?Thí nghiệm chứng minh điều gì?
TRẢ LỜI:
Sau 1 thời gian,bình A ở đầu và cuối sợi tảo chứa nhiều vsv hiếu khí hơn còn ở bình B vsv hiếu khí tập trung đều trên bề mặt sợi tảo.
Giải thích:trong bình có đủ điều kiện cần thiết để tạo thực hiện quang hợp.Ở bình A người ta bố trí thêm lăng kính để ánh sáng tán sắc thành dãy quang phổ bảy màu .Trong bảy màu chỉ ánh sáng đỏ và xanh tím cho hiệu quả qung hợp nhiều nhất tạo nhiều oxy nên vsv hiếu khí tập trung nhiều ở đầu và cuối sợi tảo.Còn bình B do ánh sáng trắng chiếu đều trên bề mặt sợi tảo nên lượng oxy tạo ra cũng trải đều chính vì vậy vsv hiếu khí phân bố đều.
Kết luận:trong ánh sáng 7 màu,ánh sáng đỏ và xanh tím cho hiệu suất quang hợp cao.
CÂU 14:
a
b
d
c
 Thời gian
Đồ thị đường cong tăng trưởng của quần thể vi khuẩn
a,b,c,d diễn tả quá trình gì?
Để thu được số lượng vsv tối đa nên dừng ở pha nào?
Hãy nêu biện pháp tránh những hạn chế của phương pháp trên?
TRẢ LỜI:
-đồ thị diễn tả các pha trong nuôi cấy không liên tục.
a.pha tiềm phát
b.pha luỹ thừa
c.pha cân bằng
d.pha suy vong
-nên dừng ở pha cân bằng vì lúc này số lượng vsv đạt cực đại.nếu tiếp tục nuôi cấy thì số lượng vsv không tăng nữa sẽ gây lãng phí.thậm chí còn giảm vì sự sinh trưởng bước vào pha suy vong.
-biện pháp:tiến hành nuôi cấy liên tục ,đổi mới môi trường nuôi cấy bằng cách bổ sung chất dinh dưỡng và đồng thời lấy ra một lượng dịch nuôi tương đương.
CÂU 15:
có một hộp lồng peptri chứa khuẩn lạc của một vi khuẩn hiếu khí và một hộp lồng khác chứa khuẩn lạc của vi khuẩn kị khí.Làm cách nào để nhận biết hai hộp lồng trên?Nêu cơ sở của cách nhận biết đó.
TRẢ LỜI:
Nhỏ vài giọt H2O2 vào khuẩn lạc trên.khuẩn lạc nào có bọt khí sinh ra thì đó là vi khuẩn hiếu khí và ngược lại.
Vi khuẩn hiếu khí có enzim catalaza phân giải H2O2 thành nước và oxy.còn vi khuẩn kị khí không có enzim này nên không phân giải được.
CÂU 16:
Có người gọi vi khuẩn lam là tảo lam.Cách gọi đó có đúng không?Vì sao?
TRẢ LỜI:
Không đúng.vì:
Vi khuẩn lam thuộc giới khởi sinh
-tb nhân sơ,đơn bào
-có khả năng quang hợp thải oxy
-tế bào chứa diệp lục nhưng không có lục lạp,sắc tố quang hợp là clorophil a.
-thành tế bào chứa peptiđôglycan mỏng như gram âm.
CÂU 17:
1.
-môi trường tối thiểu + chủng A không mọc.
-môi trường tối thiểu + chủng A + chủng B mọc.
Hãy giải thích kết quả thí nghiệm bằng những giả thiết có thể có?
2.nuôi e.coli trong môi trường có fructôzơ và arabinoozow là nguồn cacbon.người ta nhận thấy sự sinh trưởng của quần thể vi khuẩn như sau:
Giờ
0 1 2 3 4 5 6 7 8 9
Số lượng
 tế bào vk
10^2 10^4 10^7 10^9 10^9 10^9 10^10 10^14 10^18 10^18
 Vẽ đồ thị biểu diễn quá trình sinh trưởng của quần thể vi khuẩn và giải thích?
TRẢ LỜI:
1.
Chủng A là chủng khuyết dưỡng không thể phát triển trong môi trường tối thiểu
-có các giả thiết như sau:
+chủng B là một chủng nguyên dưỡng nên cung cấp cho chủng A loại nhân tố sinh trưởng cần thiết.gọi là hiện tượng đồng dưỡng.
+chủng A và B là những vsv khuyết dưỡng đối với những nhân tố sinh trưởng khác nhau,có hiện tượng giao nạp xảy ra dẫn đến trao đổi gen nên chủng A hoặc B tổng hợp được nhân tố sinh trưởng.
+A và B là những vsv khuyết dưỡng đố với nhân tố sinh trưởng khác nhau,có sự tải nạp nhờ một loại phage chuyển gen cần thiết từ B sang A hoặc ngược lại.khi đó chỉ có một trong 2 chủng mọc.
2.
0 3 5 8 9 giờ
Số tb
10^18
10^9
10^2
-đường cong trên thể hiện hiện hiện tượng sinh trưởng kép xảy ra khi môi trường nuôi cấy có 2 loại cơ chất cacbon.
-lúc đầu vi khuẩn tổng hợp loại enzim để phân giải loại hợp chất dễ đồng hóa hơn đó là fructôzơ.sau khi fructôzơ cạn kiệt vi khuẩn lại được arabinoozow cảm ứng để tổng hợp enzim phân giải.
-đồ thị có hai pha tiềm phát,2 pha luỹ thừa,2 pha cân bằng.
CÂU 18: 
Vì sao penecilin không thể tiêu diệt được mycoplasma?
TRẢ LỜI:
Vì mycoplasma không có thành tế bào nên không chịu tác động của pênecilin.
CÂU 19: 
1.Phân biệt ngoại bào tử,bào tử đốt và nội bào tử ở vi khuẩn?
2.tại sao sữa chua chuyển từ trạng thái lỏng sang sệt?
TRẢ LỜI:
1.
Đặc điểm
Bào tử không sinh sản
Bào tử đót
Ngoại bào tử
Bào tử sinh sản
Vỏ dày
Có
Không
không
Hợp chất canxiđipicolinat
Có
Không
Không
Chịu nhiệt
Rất cao
Thấp
Thấp
Là bào tử sinh sản
Không phải là bào tử sinh sản
Là bào tử sinh sản
Là bào tử sinh sản
Sự hình thành bào tử
Khi môi trường bất lợi cho vk
Bên ngoài tb vi khuẩn
Do sự phân đốt của sợi xạ khuẩn
2.
Vi khuẩn lactic lên men axit lactic pH môi trường giảm prôtêin cazein trong sữa kết tủa sữa chua chuển từ trạng thái lỏng sang sệt.
CÂU 21: 
1.Nội bào tử có phải là hình thức sinh sản của vi khuẩn không? 
.Nội bào tử xuất hiện khi nào?vai trò của nội bào tử giúp chúng đảm nhiệm chức năng đó như thế nào?
 TRẢ LỜI:
1.không.vì nội bào tử là bào tử chống chịu giúp vk sống sót qua điều kiện bất lợi của môi trường.1 vk chỉ hình thành 1 nội bào tử.
-thường hình thành ở cuối pha sinh trưởng luỹ thừa.
-khi môi trường thay đổi bất lợi như cạn chất dinh dưỡng,chất độc hại tăng...
-vai trò:kháng nhiệt,kháng bức xạ,kháng hoá chất,...
CÂU 22:
Vì sao ăn lạc,ngô bị mốc dễ gây ung thư?
TRẢ LỜI:
Vì nấm mốc tổng hợp ra chất aflatoxin.chất này có thể là nguyên nhân gây xơ gan,ung thư gan.
Fumonisin có trong ngô mốc là độc tố gây ung thư vòm họng
CÂU 23:
Trình bày cách tiến hành nhuộm đơn và quan sát tb nấm men.
TRẢ LỜI:
Dùng que cấy lấy một giọt dung dịch lên men rượu hoặc một giọt dung dịch bánh men cho vào ống nghiệm đựng sẵn 5 ml nước cất khuấy đều.
Dùng que cấy lấy một giọt dung dịch này cho lên lam kính sạch ,hong khô tự nhiên hay hơ nhẹ trên ngọn lửa đền cồn.
Dùng pipet nhỏ một giọt thuốc nhuộm fushin vào vị trí đã nhỏ dung dịch lên men khô.để một phút rồi nghiêng lam kính đổ fushin đi.
Rửa nhẹ tiêu bản bằng nước cất ,hong khô rồi đưa lên soi kính ,lúc đầu ở vật kính x10,sau đó là vật kính x40.
CÂU 24:
Ở vi khuẩn loại bào tử nào giữ chức năng sinh sản?nêu sự hình thành của loại bào tử đó?
TRẢ LỜI:
-nội bào tử
-hình thành khi vk gặp môi trường không thuận lợi (chất dinh dưỡng cạn kiệt,chất độc nhiều,...)
-quá trình hình thành mất khoảng 70% nước,kích thước nhỏ lại,hình thành vỏ dày.
-có thể tồn tại khá lâu trong nhiệt độ cao,trong một sô chất độc, trong kháng sinh mà bình thường tb sinh dưỡng bị chết rất nhanh.
CÂU 25:
a.nitơ sau khi cây hấp thụ sẽ biến đổi như thế nào trong cây?
b.vai trò của các vsv hoá tổng hợp đối với tự nhiên?
TRẢ LỜI:
a.cây hút NH4 và NO3.
-các hợp chất hữu cơ trong cơ thể không sử dụng nitơ dạng oxy hóa(NO3)nên phải chuyển hoá NO3 thành NH3 (xảy ra trong mô thực vật)
Xảy ra quá trình sau:
-quá trình khử nitrat:là quá trình chuyển hoá NO3 thành NH3 gồm 2 giai đoạn.
+khử nitrat thành nitrit dưới sự xúc tác của enzim nitratreductaza
NO3 +2H +2e NO2 + H2O
+khử nitrit thành amoniac dưới sự xúc tác của enzim nitritreductaza
 NO2 +6e +8H NH4 +2 H2O
+2 enzim trên đều phải được Mo và Fe hoạt hoá.
-quá trình đồng hoá amon
Là quá trình chuyển hoá nitơ ở dạng vô cơ(NH3, NH4) vào các hợp chất hữu cơ chứa nitơ như axitamin,prôtêin,axit nuclêic....
b.
vai trò:
-làm sạch môi trường
-đảm bảo chu trình tuần hoàn vật chất trong tự nhiên
-nhóm vi khuẩn sắt góp phàn tạo mỏ sắt.
CÂU 26:
Công dụng và tác hại của vi tảo?
TRẢ LỜI:
-vi tảo sống trong nước là nguồn thức ăn cho động vật thuỷ sinh,tạo oxy cho vực nước.
-vi tảo sống trong nước có thể là vật chất chỉ thị đánh giá mức độ sạch hay ô nhiễm của nước trong thuỷ vực,làm sạch nguồn nước thải.
-vi tảo sống bám trên mặt đất khi chết góp phần làm mùn cho đất,cộng sinh với thực vật bậc cao cố định đạm cho thực vật.
-một số vi tảo chứa hàm lượng chất dinh dưỡng cao dùng trong sản xuất sinh khối làm thức ăn cho người và động vật.
CÂU 27:
Để sản xuất một loại prôtêin làm thức ăn chăn nuôi người ta nuôi cấy nấm men trong thùng với các điều kiện:độ pH phù hợp,nhiệt độ thích hợp,đầy đủ chất dinh dưỡng và thổi khí liên tục.sau mấy ngày lấy ra li tâm thu sinh khối làm khô đóng gói.đây có phải là quá trình lên men không?vì sao?
TRẢ LỜI:
Không phải.
-vì lên men là hô hấp kị khí trong đó chất nhận điện tử cuối cùng là chất hữu cơ.khi không có oxy nấm men sẽ tiến hành lên men tạo rượu etylic.
-trong trường hợp trên khi có thổi khí liên tục tức là đã cung cấp oxy cho quần thể nấm men sinh trưởng tạo sinh khối mà không lên men.vì vậy quá trình này không phải là quá trình lên men.
CÂU 28:
.Tại sao nói nấm men vừa là ân nhân vừa là tội phạm.chứng minh
TRẢ LỜI:
-các loại nấm men như men rượu,men bia,...là những vi sinh vật có ích gắn bó mật thiết đời sống sản xuất của con người.
-có một loài nấm men là candida anbicans gây các bệnh cơ hội:âm đạo ở phụ nữ mang thai,trên lưỡi trẻ sơ sinh,người bị AIDS nên là kẻ thù 
CÂU 29:
Bình nuôi cấy phải trải qua pha tiềm phát đúng hay sai?giải thích?
TRẢ LỜI:
Đúng.vì chúng đang tổng hợp các enzim mới để sử dụng các chất dinh dưỡng mới có trong môi trường.
CÂU 30:
1.Phân biệt sự khác nhau cơ bản của sự biến nạp,tải nạp,tiếp hợp.
2.Một nhà vsv thấy rằng 1 khuẩn lạc bị lây nhiễm bở phage đã hình thành khả năng tổng hợp 1 axitamin đặc biệt mà chúng chưa từng có trước khi bị lây nhiễm khả năng này do quá trình nào tạo ra?
TRẢ LỜI:
1.phân biệt:
-tải nạp:là quá trình chuyển ADN từ tb cho đến tb nhận nhờ phagơ.
-biến nạp:là quá trình đưa ADN trực tiếp vào 1 sinh vật khác.
-tiếp hợp:là sự chuyển ADN qua tiếp xúc trực tiếp giữa 2 tb vi khuẩn,sự chuyền được định hướng từ tb cho(đực)sang tb nhận(cái).
2.do quá trình kháng thuốc kháng sinh.
-trong tb vi khuẩn có plasmit R có khả năng kháng thuốc.
-tác dụng của thuốc kháng sinh có tính diệt khuẩn chọn lọc.
CÂU 31:
Để định tên vi khuẩn và quan trọng là liên quan đến việc sử dụng thuốc kháng sinh đặc hiệu chống từng loại vi khuẩn các nhà khoa học đã dựa vào đặc điểm cấu trúc nào của vk?mô tả ngắn gọn về đặc điểm cấu trúc đó?
TRẢ LỜI:
Cấu trúc thành tế bào.
Đặc điểm

Tài liệu đính kèm:

  • docCaU_HoI_oN_TaP_PHaN_VI_SINH_VaT_Co_daP_aN_CHI_TIeT.doc