CÂU HỎI ÔN TẬP LỊCH SỬ LỚP 9 HỌC KÌ I Chương 3,4,5 Câu 1. Dùng dẫn chứng chứng minh tốc độ p/tr thần kì của Nhật Bản. Theo em Việt Nam có thể học tập được những kinh nghiệm gì từ Nhật Bản trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước hiện nay? Câu 2.Vì sao các nước Tây Âu có xu hướng liên kết với nhau? Quá trình liên kết diễn ra như thế nào? Câu 3. Nhiệm vụ, vai trò của LHQ. Câu 4. Trình bày ý nghĩa, tác động của cuộc cách mạng KH-KT? Câu 5. Cho biết xu thế của thế giới ngày nay? Đảng và Nhà nước ta đã có những chính sách và biện pháp để xây dựng và phát triển đất nước trong xu thế chung hiện nay? Câu 6. Dưới chính sách khai thác thuộc địa của thực dân Pháp, xã hội VN phân hóa như thế nào? Vì sao giai cấp công nhân giữ vai trò lãnh đạo cách mạng Việt Nam ? Câu 7. Phong trào dtdc công khai 1919-1925. Câu 8. Phong trào công nhân 1919-1925. Bước tiến mới của phong trào công nhân 1919-1925 là gì? B. GỢI Ý TRẢ LỜI: Câu 1: -Từ đầu những năm 50 đến đầu những nam 70 của tk XX, kt NB tăng trưởng mạnh mẽ, được coi là "sự phát triển thần kì" : + Tốc độ tăng trưởng CN bình quân hàng năm trong những năm 50 là15 %, những năm 60 là 13,5 % + Tổng sản phẩm quốc dân (GNP) năm 1950 là 20 tỉ USD, năm 1968 là 183 tỉ USD, đứng thứ II trên thế giới sau Mĩ - Cùng với Mĩ và Tây Au, NB trở thành 1 trong 3 trung tâm KT tài chính trên thế giới Nguyên nhân phát triển - Con người NB được đào tạo chu đáo, có ý chí vươn lên, cần cù, tiết kiệm - Sự quản lí có hiệu quả của các xí nghiệp công ti - Vai trò điều tiết và đề ra các chiến lược phát triển năng động, hiệu qua của chính phủ NB * VN cần học tập NB: - Thu hút và sử dụng có hiệu quả vốn đầu tư của các nước. - Biết tận dụng thành tựu của cuộc cách mạng khoa học- kĩ thuật - Phát huy truyền thống tự lực, tự cường, khiêm tốn học hỏi - Đặc biệt cần chú trọng phát huy nhân tố con người. Đào tạo những con người có tài năng, lao động sáng tạo và có đạo đức - Tăng trưởng kinh tế nhưng phải giữ gìn bản sắc dân tộc, gắn liền với lợi ích nhân - Sự phát triển cần mang tính bền vững Câu 2: + 4/1951 cộng đồng than , thép châu Âu + 3/1957 Cộng đồng năng lượng nguyên tử châu Âu Và Cộng đồng kinh tế châu Âu(EEC) + Tháng 7 /1967, 3 cộng đồng trên sáp nhập thành cộng đồng châu Âu (EC) . - Tháng 12 / 1991 Hội nghị cấp cao tại Ma-a-xtơ- rích (Hà Lan) thông qua 2 nội dung: X/dựng 1 liên minh KT và 1 liên minh c/trị tiến tới 1 nhà nước chung châu Au. + Tại HN, EC đổi tên thành liên minh châu Âu (EU) + Ngày 1/1/1999, đồng tiền chung của LMCA được phát hành (EURO) 'Tới nay, LMCA là 1 liên minh KT, C/Trị lớn nhất TG, có tổ chức chặt chẽ với 25 thành viên (2004) Câu 3: Nhiệm vụ :Duy trì hòa bình và an ninh thế giới, p/triển các mối q/hệ h/nghị giữa các quốc gia d/tộc, thực hiện sự hợp tác q/tế về k/t, v/h, x/h Vai trò: Hơn nữa TK qua, LHQ có vai trò quan trọng trong việc duy trì h/bình, a/ninh thế giới, đ/tr xóa c/nghĩa thực dân và chủ nghĩa p/biệt c/tộc, giúp đỡ các nứơc phát triển KT, XH, nhất là Á, P, MLT. Câu 4: - Cho phép thực hiện những bước nhảy vọt về sản xuất và năng suất lao động, nâng cao mức sống và chất lượng cuộc sống của con người - Đưa đến những thay đổi lớn về cơ cấu dân cư lao động trong nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ - Hậu quả tiêu cực: Chế tạo các loại vũ khí huỷ diệt, ô nhiễm môi trường, những tai nạn lao động và giao thông, các loại dịch bệnh mới Câu 5: - Hòa hoãn và hòa dịu quốc tế - Một trật tự thế giới mới đang hình thành và ngày càng theo chiều hướng đa cực, đa trung tâm - Dưới tác động của c/mạng KH-CN, hầu hết các nước đều điều chỉnh chiến lược phát triển , lấy kinh tế làm trọng điểm - Từ đầu những năm 90 nhiều khu vực (c. Phi, Trung Á, ) lại xảy ra xung đột, nội chiến đẩm máu với những hậu quả nghiêm trọng Xu thế chung của T/Giới hiện nay là : hòa bình ổn định và hợp tác p/tr * Đảng và Nhà nước ta đã có những chính sách và biện pháp để xây dựng và phát triển đất nước trong xu thế chung hiện nay: - Tập trung sức phát triển kinh tế và đường lối CN hóa- hiện nghiệp hóa đất nước - Tích cực mở cửa, hội nhập thế giới. -Tham gia các tổ chức, các liên minh chính trị -kinh tế khu vực và quốc như Liên hợp quốc, quỹ tiền tệ quốc tế , Hiệp hội các nước ĐNA( ASEAN), WTO - Hết sức coi trọng hòa bình và ổn định của đất nước cũng như cộng đồng thế giới, lên án chủ nghĩa li khai, chủ nghĩa khủng bố quốc tế cũng như mọi hành động đe dọa xâm phạm độc lập chủ quyền của các quốc gia. - Cử chuyên gia sang giúp đỡ, tư vấnbảo vệ nguồn tài nguyên, môi trường sống và nhất là bảo vệ sức khỏe của con người ) Câu 6: - Giai cấp địa chủ phong kiến ngày càng câu kết chặt chẽ và làm tay say cho Pháp, áp bức bốc nhân dân. Có một bộ phận nhỏ có tinh thần yêu nước. - Giai cấp TS ra đời sau chiến tranh, trong quá trình phát triển phân hoá thành hai bộ phận: tư sản mại bản làm tay sai cho Pháp, tư sản dân tộc ít nhiều có tinh thần dân tộc, dân chủ chống đế quốc và phong kiến. - Tầng lớp tiểu tư sản thành thị, tăng nhanh về số lượng, nhưng bị chèn ép, bạc đãi, đời sống bấp bên. Bộ phận trí thức, sinh viên, học sinh có tinh thần hăng hái cách mạng và là một lực lượng của cách mạng. - Giai cấp nông dân chiếm trên 90% dân số,bị thực dân phong kiến áp bức, bóc lột nặng nề. Họ bị bần cùng hoá, đây là lực lượng hăng hái và đông đảo của cách mạng. - Giai cấp công nhân ngày càng phát triển, bị áp bức bóc lột, có quan hệ gắn bó với nông dân, có truyền thống yêu nước,vươn lên thành giai cấp lãnh đạo cách mạng * Giai cấp công nhân giữ vai trò lãnh đạo cách mạng Việt Nam vì: - Ngoài đặc điểm chung của gia cấp công nhân quốc tế, giai cấp công nhân Việt Nam còn có những đặc điểm riêng: + Bị ba tầng áp bức bóc lột (đế quốc, phong kiến, tư sản người Việt); + Có quan hệ tự nhiên gắn bó với nông dân; + Kế thừa truyền thống yêu nước anh hùng và bất khuất của dân tộc. + Sớm tiếp thu ảnh hưởng của phong trào cách mạng thế giới, nhất là của chủ nghĩa Mac-Lênin và Cách mạng tháng - Với những đặc điểm trên, giai cấp công nhân VN sớm trở thành một lực lượng chính trị độc lập, thống nhất trong cả nước, là giai cấp đảm nhiệm sứ mệnh lịch sử lãnh đạo cách mạng VN đi đến toàn thắng. Câu 7: * Phong trào đ/tr của tư sản dt: - Tư sản dân tộc phát động phong trào chấn hưng nội hoá, bài trừ ngoại hoá (1919),chống độc quyền cảng Sài Gòn và chống độc quyền xuất cảng lúa gạo ở Nam Kì (1923) * Phong trào của tiểu tư sản trí thức. Các tầng lớp tiểu tư sản được tập hợp trong các tổ chức chính trị như Việt Nam Nghĩa đoàn, Hội Phục Việt,với nhiều hình thức đấu tranh như: xuất bản những báo tiến bộ, tổ chức ám sát những tên trùm thực dân (tiếng bom Sa Diện), phong trào đòi thả Phan Bội Châu, đámtang Phan Châu Trinh. Câu 8: - Năm 1920, công nhân Sài Gòn-Chợ Lớn đã thành lập tổ chức Công Hội (bí mật). - Năm 1922, công nhân viên chức các Sở Công thương ở Bắc Kì đấu tranh đòi nghỉ ngày chủ nhật có trả lương. - Năm 1924, diễn ra nhiều cuộc bãi công của công nhân ở Nam Định, Hà Nội, Hải Dương. - Tháng 8-1925, công nhân Ba Son bãi công nhằm ngăn cản tàu chiến Pháp chở binh lính sang đàn áp cách mạng Trung Quốc. * Cuộc đấu tranh này đã đánh dấu một bước tiến mới của phong trào công nhân Việt Nam - giai cấp công nhân bước đầu đi vào đấu tranh có tổ chức và mục đích chính trị rõ ràng. Đấu tranh không chỉ vì quyền lợi của mình mà còn thể hiện tình đoàn kết với công nhân và nhân dân lao động T Quốc. Chứng tỏ giai cấp công nhân từ đây bước đầu đi vào đấu tranh tự giác.
Tài liệu đính kèm: