Câu hỏi ôn tập học kì II Sinh học lớp 10

doc 4 trang Người đăng dothuong Lượt xem 844Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Câu hỏi ôn tập học kì II Sinh học lớp 10", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Câu hỏi ôn tập học kì II Sinh học lớp 10
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM HỌC KÌ I( 7,8,9,11,13,14)
BÀI 7
Câu 1 Vị trí tế bào chất của tế bào nhân sơ là 
a. nằm giữa không bào và nhân con b. nằm giữa vùng nhân và màng sinh chất.
c. nằm giữa lưới nội chất trơn và hạt. d. Cả a, b, c đều đúng.
Câu 2: Chức năng trao đổi chất và bảo vệ cơ thể là của bào quan nào ?
a. Màng sinh chất. b. Vùng nhân. c. Tế bào chất. d. Thành tế bào.
 Câu 3. Vùng nhân của tế bào nhân sơ có đặc điểm gì ?
 a. Có vỏ nhày, màng nhân. 	 b. Có bào tương, ribôxôm. 
 c. Có 1 ADN dạng vòng, Plasmit.	 d. Có prôtêin và 2 lớp photpholipit.
 Câu 4: Thành phần hoá học cấu tạo nên thành tế bào vi khuẩn là 
 a. xenlulôzơ 	b. peptiđôglican. c. kitin.	 d. silic.
Câu 5: Lông và roi có chức năng là
 a. Lông di chuyển, roi bám trên bề mặt. b. Roi di chuyển, lông bám trên bề mặt tế bào chủ. 
 c. Lông có tính kháng nguyên. d. Roi, lông đều giúp tế bào di chuyển.
Câu 6 Vì sao nhân ở tế bào nhân sơ lại gọi là vùng nhân?
 a. Vì nhân nằm xa màng nhân. b. Vì số lượng nhân quá ít.
 c. Vì không có nhân con. d. Vì chưa có màng nhân
BÀI 8
 Câu 1: Đường kính nhân tế bào là:
 a. 3 micromet 	b. 5 micromet c. 7 micromet 	 d. 8 micromet
Câu 2: Lưới nội chất hạt có đặc điểm là
 a. trên bề mặt đính nhiều hạt ribôxôm. 	 b. chứa nhiều loại enzim. 
 c. hình xoang ống. 	 d. điều hòa trao đổi chất.
 Câu 3. Đặc điểm của tế bào nhân thực là
 a. chưa có màng nhân. b. có kích thước lớn.
 c. có hệ thống nội màng. d. Cả b, c
 Câu 4: Thành phần của nhân tế bào là
a. ADN liên kết với prôtêin. b. dịch nhân và nhân con
c. Trên màng nhân có nhiều lỗ nhân. d. chất nhiễm sắc.
Câu 5 Vì sao gọi là tế bào nhân thực?
 a. Vì nhân có kích thước nhỏ. b. Vì vật chất di truyền là ARN và Prôtêin.
 c. Vì vật chất di truyền có màng nhân bao bọc. d. Vì không có hệ thống nội màng.
Câu 6:. Đặc điểm cấu tạo của tế bào nhân thực khác với tế bào nhân sơ là 
 a. kích thước lớn. b. có màng nhân bao bọc.
 c. nhân tập trung thành vùng. d. Cả a, b.
Câu 7 Cho biết bộ phận tham gia vận chuyển 1 prôtêin ra khỏi tế bào?
 a. Lưới nội chất trơn. b. Bộ máy gôngi.
 c. Màng sinh chất. d. Cả b, c 
Câu 8 : .Trong cơ thể, tế bào nào sau đây có lưới nội chất hạt phát triển mạnh nhất?
a. Tế bào hồng cầu. b. Tế bào bạch cầu.
c. Tế bào biểu bì. d. Tế bào cơ.
BÀI 9
Câu 1 Đặc điểm màng trong ti thể là ?
 a. Trơn, dày 	 b. Gấp khúc c. Giống màng ngoài	 d. Nhỏ, trơn
Câu 2: Thành phần chất nền ti thể là
 a. Polisaccarit b. ARN c. Các axit amin d. ADN, riboxom 
Câu 2: Ti thể cung cấp năng lượng dưới dạng:
 a. ADP b. FADH c. ATP d. FADPH 
 Câu 3: Trên màng tilacoit của lục lạp có chứa nhiều:
a. chất diệp lục, enzim quang hợp. b. enzim hô hấp.
c. enzim quang hơp. d. enzim thủy phân.
Câu 4: Lục lạp là bào quan có mấy lớp màng bao bọc?
 a. Màng đơn b. Màng kép c. 3 lớp màng d. Một lớp màng
Câu 5 Lục lạp có ở giới sinh vật nào?
 a. Động vật b. Động vật, thực vật c. Thực vật d. Nấm, vi khuẩn
Câu 6: Tại sao lá cây có màu xanh?
 a. Vì chứa enzim quang hợp b. Vì thành tế bào là xenlulozơ
 c. Vì lá hấp thụ ánh sáng d. Vì có chứa nhiều chất diệp lục 
Câu 7 Tế bào nào trong các tế bào sau đây có chứa nhiều ti thể nhất ?
 a. Tế bào biểu bì 	b. Tế bào cơ tim c. Tế bào hồng cầu d. Tế bào xương 
Câu 8: Tế bào nào trong các tế bào sau đây có chứa nhiều lizôxôm nhất ?
 a. Tế bào cơ	 b. Tế bào bạch cầu c. Tế bào hồng cầu d. Tế bào thần kinh
BÀI 11
Câu 1 Đặc điểm các chất vận chuyển qua kênh prôtêin xuyên màng?
a. Không phân cực, kích thước nhỏ. b. Không phân cực, kích thước lớn.
c. Phân cực, kích thước lớn. d. Phân cực, kích thước nhỏ.
Câu 2: Môi trường có nồng độ chất tan bên ngoài cao hơn trong tế bào là 
 a. môi trường ưu trương. b. môi trường nhược trương. 
 c. môi trường đẳng trương. d. Cả a, b.
Câu 3: Điều kiện của vận chuyển chủ động là
 a. không tiêu tốn năng lượng. 	 b. tiêu tốn năng lượng. 
 c. cần “máy bơm”. 	 d. Cả b, c
Câu 4: Kênh aquaporin cho phân tử nào đi qua?
a. CO2, H2O. b. Prôtêin, lipit. c. H2O. d. Các chất hữu cơ.
Câu 5 Khí CO2 và O2 được vận chuyển qua màng sinh chất qua phương thức vận chuyển nào sau đây?
a. Chủ động. b. Khuếch tán qua kênh prôtêin. c. Thụ động. d Nhập bào.
Câu 6: Phân tử glucôzơ, các ion Na+, K+ được vận chuyển qua màng sinh chất bằng phương thức vận chuyển nào sau đây?
a) khuếch tán qua kênh prôtêin xuyên màng. b) khuếch tán trực tiếp qua lớp photpholipit kép.
c) khuếch tán qua kênh aquaporin. d) nhập bào hay xuất bào.
Câu 7: Ngâm rau xà lách vào dung dịch nước. Đây là môi trường gì?
 a. Đẳng trương 	 b. Nhược trương c. Ưu trương d. Đồng trương
Câu 8 Cải làm dưa có hiện tượng bị quắt lại khi bỏ vào dung dịch nước muối. Đây là hiện tượng gì?
 a. Trương nước. b. Phản co nguyên sinh. c. Co nguyên sinh. 	d.Tan trong nước.
Câu 10: Hiện tượng pha cà phê với nước sôi mau tan hơn so với nước ấm, là do yếu tố nào ảnh hưởng đến tốc độ khuếch tán của cà phê qua màng?
 a. Chênh lệch nồng độ chất tan. 	 b. Độ pH c. Hàm lượng nước. d. Nhiệt độ.
BÀI 13
Câu 1 Động năng là 
a. Năng lượng củi khô chưa đốt. b. Năng lượng của hợp chất hữu cơ. 
c. Năng lượng bình ắc quy chưa sử dụng. d. Năng lượng sẵn sàng sinh công( ATP)
Câu 2: Năng lượng tồn tại chủ yếu trong tế bào là:
 a. Hoá năng, động năng. b. Nhiệt năng, thế năng. 
 c. Điện năng, động năng. 	 d. Hóa năng.
Câu 3: Bazơ nitơ của phân tử ATP là :
 a. Ađênin.	b. Timin. c. Guanin.	d. Xitôzin.
Câu 4: Có hai dạng năng lượng được phân chia dựa theo trạng thái tồn tại của chúng là 
a. động năng và thế năng. b. hoá năng và điện năng. 
c. điện năng và thế năng. d. động năng và hoá năng. 
Câu 5: Bản chất của quá trình chuyển hóa vật chất là quá trình:
 a. quang hóa, dị hóa. b. đồng hóa, quang hóa. c. tự dưỡng, dị dưỡng. d. đồng hóa, dị hóa.
Câu 6 Cho biết hoạt động nào sau đây không cần tiêu tốn năng lượng?
a.Tổng hợp các chất hóa học. 
b.Vận chuyển chủ động.
c. Vận chuyển thụ động. 
d. Sinh công cơ học.
Câu 7: Quá trình chuyển từ ATP thành ADP + Pi. Đây là quá trình?
 a. Đồng hóa. b. Dị hóa. c. Quang hóa. d. Tổng hợp.
Câu 8: ATP là đồng tiền năng lượng tế bào vì
a) bazơ nitơ dễ dàng tạo ra năng lượng.
b) đường trong cấu trúc của ATP dễ dàng giải phóng ra năng lượng.
c) 2 nhóm photphat sau cùng dễ bị phá vỡ, tạo ra năng lượng.
d) ATP như quả bom năng lượng.
Câu 9 ATP không được dùng cho các hoạt động nào sau đây?
a) Tổng hợp nên các chất hóa học cần thiết cho tế bào.
b) vận chuyển các chất qua màng theo nguyên lý khuếch tán.
c) Sinh công cơ học.
d) Vận chuyển chủ động
Câu 10: Phân tử glucôzơ, fructôzơ có ở trong đường quả. Vậy chúng tồn tại ở dạng năng lượng nào?
 a. Điện năng.	b. Hóa năng. c. Thế năng.	 d. Động năng.
Bài 14
Câu 1 Enzim là chất xúc tác
a) hóa học. b) sinh học. c) lí học. d) sinh hóa học.
Câu 2: Enzim có bản chất là 
a) prôtêin b) lipit c) đường d) xenlulôzơ
Câu 3: Trong phân tử enzim có vùng cấu trúc không gian đặc biệt chuyên liên kết với cơ chất được gọi là
a) phức hợp. b) vùng liên kết tạm thời. c) trung tâm hoạt động. d) vùng phản ứng trao đổi 
Câu 4: Enzim pepsin ở dịch dạ dày người xúc tác ở 
a) pH = 2 b) pH = 3 c) pH = 4 d) pH = 6
Câu 5: Chất ức chế enzim là 
a) chất hóa học làm giảm hoạt tính enzim. b) chất hóa học làm tăng hoạt tính enzim.
c) chất liên kết với enzim làm rối loạn hoạt tính enzim. d) chất gây độc cho enzim.
Câu 6: Chất hoạt hóa enzim là 
a) chất gây độc cho enzim. 
b) chất hóa học làm giảm hoạt tính enzim.
c) chất liên kết với enzim làm rối loạn hoạt tính enzim. 
d) chất hóa học làm tăng hoạt tính enzim.
Câu 7: Vai trò của enzim là
a) Xúc tác các phản ứng sinh hóa trong tế bào. b) Xúc tác các phản ứng hóa học.
c) Tổng hợp các chất cần thiết cho tế bào. d) Cung cấp năng lượng cho cơ thể.
Câu 8 Cơ chế tác động của enzim được diễn ra theo trình tự là
a) E + Saccaro zơ à E - Saccarozơ à Glucozơ + Fructozơ + E.
b) E - Saccarozơ à Glucozơ + Fructozơ + E à E + Saccarozơ. 
c) E + Saccarozơ à Glucozơ + Fructozơ + E à E- Saccarozơ.
d) E - Saccarozơ à E + Saccarozơ à Glucozơ + Fructozơ + E. 
Câu 9: Mỗi enzim xúc tác ở nhiệt độ tối ưu. Nhiệt độ tối ưu là
a) Nhiệt độ cao nhất. b) Nhiệt độ thấp nhất. 
c) Nhiệt độ bình thường. d) Nhiệt độ thích hợp nhất.
Câu 10/00028 Nếu enzim bị bất hoạt thì cơ thể sinh vật thể hiện bệnh lí: 
a) rối loạn chuyển hóa b) suy dinh dưỡng c) giảm trí nhớ d) hoại tử
Câu 11: Enzim trong cơ thể người hoạt động tối ưu ở nhiệt độ là 370C. Khi tăng nhiệt độ lên 500C thì:
a) hoạt tính enzim giảm. b) hoạt tính enzim tăng 
c) hoạt tính enzim bình thường. d) enzim bất hoạt.
Câu 12/00028 Người bị mắc bệnh gut, các khớp xương đầu gối, mắt cá chân, ngón chân cái, bàn tay, khuỷu tay và vai bị đau đớn, do:
a) rối loạn chuyển hóa đạm b) rối loạn chuyển hóa mỡ 
c) rối loạn đường huyết d) hạ canxi
PHẦN TỰ LUẬN:
 Bài 7,8:
Câu 1: Nêu các điểm khác biệt về cấu trúc giữa tế bào nhân sơ và nhân thực. Ưu thế về kích thước của tế bào nhân sơ so với tế bào nhân thực?
Câu 2: Hãy liệt kê : bào quan nào không có màng bao bọc, 1 lớp màng bao bọc, 2 lớp màng bao bọc?
Câu 3: Vẽ hình cho biết các thành phần chính của tế bào.Với kiến thức đã học, em cho biết tế bào thực vật và tế bào động vật khác nhau ở điểm cơ bản nào?
 Bài 9:
Câu 1: Vì sao nói lục lạp là bào quan có vai trò quan trọng đối sự sống của loài người.
Câu 2: Tại sao nói bào quan ti thể là trạm điện của tế bào?
 Bài 11:
Câu 1: Phân biệt vận chuyển thụ động với vận chuyển chủ động.
Câu 2: Cho biết đặc điểm các chất vận chuyển qua màng sinh chất?
 Bài 13: 
Câu 1: Quá trình chuyển hóa vật chất là gì? Đồng hóa, dị hóa là gì? Cho ví dụ.
Câu 2: Cấu tạo của ATP. Vì sao nói ATP là đồng tiền năng lượng của tế bào.
 Bài 14
Câu 1: Vai trò của enzim? Tế bào tự điều chỉnh quá trình chuyển hóa vật chất bằng cách nào? 
Câu 2: Vẽ sơ đồ cơ chế tác động của Enzim. Cho biết đặc điểm của enzim khi liên kết với cơ chất.

Tài liệu đính kèm:

  • doccau_hoi_trac_nghiem_sinh_10_va_tu_luan_on_tap_hoc_ki_I20162017.doc