Các dạng Toán cơ bản Khối 4

doc 189 trang Người đăng duyenlinhkn2 Ngày đăng 19/07/2022 Lượt xem 283Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Các dạng Toán cơ bản Khối 4", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Các dạng Toán cơ bản Khối 4
CÁC DẠNG TOÁN CƠ BẢN LỚP 4
PHẦN KIẾN THỨC
KIẾN THỨC CẦN GHI NHỚ
*** SỐ VÀ CHỮ SỐ ***
I. Kiến thức cần ghi nhớ
Dùng 10 chữ số để viết số là: 0, 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8 ,9. 
Có 10 số có 1 chữ số: (Từ số 0 đến số 9) Có 90 số có 2 chữ số: (từ số 10 đến số 99) Có 900 số có 3 chữ số: (từ số 100 đến 999) 
Có 9000 số có 4 chữ số: (từ số 1000 đến 9999) 
Số tự nhiên nhỏ nhất là số 0. Không có số tự nhiên lớn nhất. 
Hai số tự nhiên liên tiếp hơn (kém) nhau 1 đơn vị. 
Các số có chữ số tận cùng là 0, 2, 4, 6, 8 gọi là số chẵn. Hai số chẵn liên tiếp hơn (kém) nhau 2 đơn vị. 
Các số có chữ số tận cùng là 1, 3, 5, 7, 9 gọi là số lẻ. Hai số lẻ liên tiếp hơn (kém) nhau 2 đơn vị. 
A. PHÉP CỘNG
a + b = b + a 
(a + b) + c = a + (b + c) 
0 + a = a + 0 = a 
(a - n) + (b + n) = a + b 
(a - n) + (b - n) = a + b - n x 2 
(a + n) + (b + n) = (a + b) + n x 2 
Nếu một số hạng được gấp lên n lần, đồng thời các số hạng còn lại được giữ nguyên thì tổng đó được tăng lên một số đúng bằng (n - 1) lần số hạng được gấp lên đó. 
Nếu một số hạng bị giảm đi n lần, đồng thời các số hạng còn lại được giữ nguyên thì tổng đó bị giảm đi một số đúng bằng (1 - ) số hạng bị giảm đi đó. 
Trong một tổng có số lượng các số hạng lẻ là lẻ thì tổng đó là một số lẻ. 
Trong một tổng có số lượng các số hạng lẻ là chẵn thì tổng đó là một số chẵn. 
Tổng của các số chẵn là một số chẵn. 
Tổng của một số lẻ và một số chẵn là một số lẻ. 
Tổng của hai số tự nhiên liên tiếp là một số lẻ. 
B. PHÉP TRỪ
a - (b + c) = (a - c) - b = (a - b) - c 
Nếu số bị trừ và số trừ cùng tăng (hoặc giảm) n đơn vị thì hiệu của chúng không đổi. 
Nếu số bị trừ được gấp lên n lần và giữ nguyên số trừ thì hiệu được tăng thêm một số đúng bằng (n -1) lần số bị trừ. (n > 1). 
Nếu số bị trừ giữ nguyên, số trừ được gấp lên n lần thì hiệu bị giảm đi (n - 1) lần số trừ. (n > 1). 
Nếu số bị trừ được tăng thêm n đơn vị, số trừ giữ nguyên thì hiệu tăng lên n đơn vị. 
Nếu số bị trừ tăng lên n đơn vị, số trừ giữ nguyên thì hiệu giảm đi n đơn vị. 
1
C.PHÉP NHÂN
a x b = b x a 
a x (b x c) = (a x b) x c 
a x 0 = 0 x a = 0 
a x 1 = 1 x a = a 
a x (b + c) = a x b + a x c 
a x (b - c) = a x b - a x c 
Trong một tích nếu một thừa số được gấp lên n lần đồng thời có một thừa số khác bị giảm đi n lần thì tích không thay đổi.8. Trong một tích có một thừa số được gấp lên n lần, các thừa số còn lại giữ nguyên thì tích được gấp lên n lần và ngược lại nếu trong một tích có một thừa số bị giảm đi n lần, các thừa 
số còn lại giữ nguyên thì tích cũng bị giảm đi n lần. (n > 0) 
9. Trong một tích, nếu một thừa số được gấp lên n lần, đồng thời một thừa số được gấp lên m lần thì tích được gấp lên (m x n) lần. Ngược lại nếu trong một tích một thừa số bị giảm đi m lần, một thừa số bị giảm đi n lần thì tích bị giảm đi (m x n) lần. (m và n khác 0)10. Trong một tích, nếu một thừa số được tăng thêm a đơn vị, các thừa số còn lại giữ nguyên thì tích được tăng thêm a lần tích các thừa số còn lại.
Trong một tích, nếu có ít nhất một thừa số chẵn thì tích đó chẵn. 
Trong một tích, nếu có ít nhất một thừa số tròn chục hoặc ít nhất một thừa số có tận cùng là 5 và có ít nhất một thừa số chẵn thì tích có tận cùng là 0. 
Trong một tích các thừa số đều lẻ và có ít nhất một thừa số có tận cùng là 5 thì tích có tận cùng là 5. 
D. PHÉP CHIA
a : (b x c) = a : b : c = a : c : b (b, c > 0) 
0 : a = 0 (a > 0) 
a : c - b : c = ( a - b) : c (c > 0) 
a : c + b : c = (a + b) : c (c > 0) 
Trong phép chia, nếu số bị chia tăng lên (giảm đi) n lần (n > 0) đồng thời số chia giữ nguyên thì thương cũng tăng lên (giảm đi) n lần. 
Trong một phép chia, nếu tăng số chia lên n lần (n > 0) đồng thời số bị chia giữ nguyên thì thương giảm đi n lần và ngược lại.7. Trong một phép chia, nếu cả số bị chia và số chia đều cùng gấp (giảm) n lần (n > 0) thì thương không thay đổi.8. Trong một phép chia có dư, nếu số bị chia và số chia cùng được gấp (giảm) n lần (n > 0) thì số dư cũng được gấp (giảm ) n lần. 
E. TÍNH GIÁ TRỊ CỦA BIỂU THỨC
1. Biểu thức không có dấu ngoặc đơn chỉ có phép cộng và phép trừ (hoặc chỉ có phép nhân và phép chia) thì ta thực hiện các phép tính theo thứ tự từ trái sang phải.
Ví dụ: 542 + 123 - 79
482 x 2 : 4
= 665 - 79
= 964 : 4
= 586
= 241
2. Biểu thức không có dấu ngoặc đơn, có các phép tính cộng, trừ, nhân, chia thì ta thực hiện các phép tính nhân, chia trước rồi thực hiện các phép tính cộng trừ sau.
2
Ví dụ: 27 : 3 - 4 x 2
9 - 8 = 1 
Biểu thức có dấu ngoặc đơn thì ta thực hiện các phép tính trong ngoặc đơn trước, các phép tính ngoài dấu ngoặc đơn sau 
Ví dụ: 25 x (63 : 3 + 24 x 5)
= 25 x (21 + 120)
=25 x 141
=3525
*** DÃY SỐ ***
1. Đối với số tự nhiên liên tiếp :
Dãy số tự nhiên liên tiếp bắt đầu là số chẵn kết thúc là số lẻ hoặc bắt đầu là số lẻ và kết thúc bằng số chẵn thì số lượng số chẵn bằng số lượng số lẻ. 
Dãy số tự nhiên liên tiếp bắt đầu bằng số chẵn và kết thúc bằng số chẵn thì số lượng số chẵn nhiều hơn số lượng số lẻ là 1. 
Dãy số tự nhiên liên tiếp bắt đầu bằng số lẻ và kết thúc bằng số lẻ thì số lượng số lẻ nhiều hơn số lượng số chẵn là 1. 
2. Một số quy luật của dãy số thường gặp:
Mỗi số hạng (kể từ số hạng thứ 2) bằng số hạng đứng liền trước nó cộng hoặc trừ một số tự nhiên d. 
Mỗi số hạng (kể từ số hạng thứ 2) bằng số hạng đứng liền trước nó nhân hoặc chia một số tự nhiên q(q > 1) 
Mỗi số hạng (kể từ số hạng thứ 3) bằng tổng hai số hạng đứng liền trước nó. 
Mỗi số hạng (kể từ số hạng thứ 4) bằng tổng các số hạng đứng liền trước nó cộng với số tự nhiên d rồi cộng với số thứ tự của số hạng ấy. 
Mỗi số hạng đứng sau bằng số hạng đứng liền trước nó nhân với số thứ tự của số hạng ấy. 
Mỗi số hạng bằng số thứ tự của nó nhân với số thứ tự của số hạng đứng liền sau nó. 
3. Dãy số cách đều:
a) Tính số lượng số hạng của dãy số cách đều: Số số hạng = (Số hạng cuối - Số hạng đầu) : d + 1 (d là khoảng cách giữa 2 số hạng liên tiếp)
Ví dụ: Tính số lượng số hạng của dãy số sau: 1, 4, 7, 10, 13, 16, 19, , 94, 97, 100.
Ta thấy:
4 - 1 = 3
...
7 - 4 = 3
97
- 94 = 3
10 - 7 = 3
100
- 97 = 3
Vậy dãy số đã cho là dãy số cách đều, có khoảng cách giữa 2 số hạng liên tiếp là 3 đơn vị. Nên số lượng số hạng của dãy số đã cho là:
(100 - 1) : 3 + 1 = 34 (số hạng) b) Tính tổng của dãy số cách đều:
3
Ví dụ : Tổng của dãy số 1, 4, 7, 10, 13, , 94, 97, 100 là: (1 +100) x 34 = 1717.
2
Vậy:
(Số đầu + Số cuối) x Số lượng số hạng
Tổng =
2
*** DẤU HIỆU CHIA HẾT***
Những số có tận cùng là 0, 2, 4, 6, 8 thì chia hết cho 2. 
Những số có tân cùng là 0 hoặc 5 thì chia hết cho 5. 
Các số có tổng các chữ số chia hết cho 3 thì chia hết cho 3. 
Các số có tổng các chữ số chia hết cho 9 thì chia hết cho 9. 
Các số có hai chữ số tận cùng lập thành số chia hết cho 4 thì chia hết cho 4. 
Các số có hai chữ số tận cùng lập thành số chia hết cho 25 thì chia hết cho 25 
Các số có 3 chữ số tận cùng lập thành số chia hết cho 8 thì chia hết cho 8. 
Các số có 3 chữ số tận cùng lập thành số chia hết cho 125 thì chia hết cho 125. 
a chia hết cho m, b cũng chia hết cho m (m > 0) thì tổng a + b và hiệu a- b (a > b) cũng chia hết cho m. 
Cho một tổng có một số hạng chia cho m dư r (m > 0), các số hạng còn lại chia hết cho m thì tổng chia cho m cũng dư r. 
a chia cho m dư r, b chia cho m dư r thì (a - b) chia hết cho m ( m > 0). 
Trong một tích có một thừa số chia hết cho m thì tích đó chia hết cho m (m >0). 
Nếu a chia hết cho m đồng thời a cũng chia hết cho n (m, n > 0). Đồng thời m và n chỉ 
cùng chia hết cho 1 thì a chia hết cho tích m x n.
Ví dụ: 18 chia hết cho 2 và 18 chia hết cho 9 (2 và 9 chỉ cùng chia hết cho 1) nên 18 chia hết cho tích 2 x 9.
Nếu a chia cho m dư m - 1 (m > 1) thì a + 1 chia hết cho m. 
Nếu a chia cho m dư 1 thì a - 1 chia hết cho m (m > 1). 
a.Một số a chia hết cho một số x (x ≠ 0) thì tích của số a với một số (hoặc với một tổng, hiệu, tích, thương) nào đó cũng chia hết cho số x.
b.Tổng hay hiệu 2 số chia hết cho một số thứ ba và một trong hai số cũng chia hết cho số thứ ba đó thỡ số cũn lại cũng chia hết cho số thứ ba.
c.Hai số cựng chia hết cho một số thứ 3 thỡ tổng hay hiệu của chỳng cũng chia hết cho số đó.
d.Trong hai số, có một số chia hết và một số không chia hết cho số thứ ba đó thỡ tổng hay hiệu của chúng khụng chia hết cho số thứ ba đó. e. Hai số cùng chia cho một số thứ ba và đều cho cùng một số dư thì hiệu của chúng chia hết cho số thứ ba đó.
f. Trong trường hợp tổng 2 số chia hết cho x thi tổng hai số dư phải chia hết cho x
KIẾN THỨC CẦN NHỚ VỀ CẤU TẠO SỐ
1. Sử dụng cấu tạo thập phân của số
1.1. Phân tích làm rõ chữ số
ab = a x 10 + b
abc = a x 100 + b x 10 + c
4
Ví dụ: Cho số có 2 chữ số, nếu lấy tổng các chữ số cộng với tích các chữ số của số đã cho thì bằng chính số đó. Tìm chữ số hàng đơn vị của số đã cho.
Bài giải
Bước 1 (tóm tắt bài toán)
Gọi số có 2 chữ số phải tìm là (a > 0, a, b < 10)
Theo bài ra ta có = a + b + a x b
Bước 2: Phân tích số, làm xuất hiện những thành phần giống nhau ở bên trái và bên phải dấu bằng, rồi đơn giản những thành phần giống nhau đó để có biểu thức đơn giản nhất.
a x 10 + b = a + b + a x b
a x 10 = a + a x b (cùng bớt b)
a x 10 = a x (1 + b) (Một số nhân với một tổng)
10 = 1 + b (cùng chia cho a)
Bước 3: Tìm giá trị : b = 10 - 1
b = 9
Bước 4 : (Thử lại, kết luận, đáp số) Vậy chữ số hàng đơn vị của số đó là: 9. Đáp số: 9
1.2. Phân tích làm rõ số ab = a0 + b
abc = a00 + b0 + c
PHẦN 1: CÁC DẠNG TOÁN
1. DẠNG TOÁN TRUNG BÌNH CỘNG
Bài tập 1: Xe thứ nhất chở được 25 tấn hàng .xe thứ hai chở 35 tấn hàng .Xe thứ ba chở bằng trung bình cộng 3 xe . Hỏi xe thứ 3 chở bao nhiêu tấn hàng?
Bài tập 2: Xe thứ nhất chở được 25 tấn hàng .xe thứ hai chở 35 tấn hàng .Xe thứ ba chở hơn trung bình cộng 3 xe là 10 . Hỏi xe thứ 3 chở bao nhiêu tấn hàng?
Bài tập 3: Xe thứ nhất chở được 25 tấn hàng .xe thứ hai chở 35 tấn hàng .Xe thứ ba chở kém trung bình cộng
3 xe là 10 . Hỏi xe thứ 3 chở bao nhiêu tấn hàng?
Bài tập 4: Xe thứ nhất chở được 40 tấn hàng .xe thứ hai chở 50 tấn hàng .Xe thứ ba chở bằng trung bình cộng 3 xe . Hỏi xe thứ 3 chở bao nhiêu tấn hàng?
Bài tập 5: Xe thứ nhất chở được 40 tấn hàng .xe thứ hai chở 50 tấn hàng .Xe thứ ba chở hơn trung bình cộng 3 xe là 10 . Hỏi xe thứ 3 chở bao nhiêu tấn hàng?
5
Bài tập 6: Xe thứ nhất chở được 40 tấn hàng .xe thứ hai chở 50 tấn hàng .Xe thứ ba chở kém trung bình cộng 3 xe là 10 . Hỏi xe thứ 3 chở bao nhiêu tấn hàng
Bài tập 7: Trung bình cộng của n số là 80 biết 1 trong các số đó là 100 .Nếu bỏ số 100 thì trung bình cộng các số còn lại là 78 tìm n.
Bài tập 8: Có ba con ; gà, vịt, ngan . Hai con gà và vịt nặng tất cả là 5 kg . Hai con gà và ngan nặng tất cả là 9 kg . Hai con ngan và vịt nặng tất cả là 10 kg . Hỏi trung bình một con nặng mấy kg ?
Giải
Hai con gà, hai con vịt , hai con ngan nặng tất cả là:
5 + 9 + 10 = 24 (kg)
Vậy ba con gà, vịt , ngan nặng tất cả là :
12 : 3 = 4 (kg)
Bài tập 9: Bạn Tâm đã được kiểm tra một số bài , bạn Tâm tính rằng . Nếu mình được thêm ba điểm nữa thì điểm trung bình của các bài sẽ là 8 điểm , nhưng được thêm hai điểm 9 nữa thì điểm trung bình của các bài sẽ là 15/2 thôi . Hỏi Tâm đã được kiểm tra mấy bài .
Giải
Trường hợp thứ nhất : Số điểm được thêm là :
10 x 3 = 30
để được điểm trung bình là 8 thì số điểm phải bù vào cho các bài đã kiểm tra là :
30 – 8 = 6 (điểm ) Trường hợp thứ hai là : Số điểm được thêm là: 9 x 2 = 18 (điểm)
Để được điểm trung bình là 15/2 thì số diểm phải bù thêm vào cho các bài đã kiểm tralà : 9x 2 = 18 (điểm )
18 – 15/2 x 2 = 3 (điểm)
Để tăng điểm trung bình của tất cả các bài kiểm tra từ 15/2 lên 8 thì số điểm phải tăngthêm là:
8 – 15/ 2 = 0,5 (điểm)
Số bài kiểm tra bạn Tâm đã làm là:
3 : 15/ 2 = 6 (bài)
đáp số : 6 bài
Bài tập 10: Trung bình cộng của ba số là 50 . Tìm số thứ ba biết rằng nó bằng trung bình cộng của hai số
đầu .
Hướng dẫn giải .
Theo đầu bài ta có sơ đồ sau :
Tổng của hai số đầu là : |------------------------
|------------------------
|
Số thứ ba là:
|------------------------
|
150
6
Từ đó học sinh làm được bài . 
Học sinh nhận xét , giáo viên kết luận sửa sai . 
Giáo viên rút ra cách giải chung của bài tập để học sinh vận dụng 
Bài tập 11: Trung bình cộng của ba số là 35 . Tìm ba số đó biết rằng số thứ nhất gấp đôi số thứ hai, số thứ hai gấp đôi số thứ ba?
gợi ý .
Tổng của ba số là :
35 x 3 = 105
Ta có sơ đồ sau :
Số thứ nhất : |-----------------
|------------------
|-------------------
|--------------------
|
Số thứ hai :
|-----------------
|------------------
|
105
Số thứ ba :
|-----------------
|
Bài tập 12: Tìm sáu số chẵn liên tiếp biết tổng của chúng là 90.
Bài tập 13: Tìm trung bình cộng của tất cả các số có hai chữ số , mà chia hết cho 4 .
Bài tập 14: Trung bình cộng số tuổi của hai anh em ít hơn tuổi anh là 4 tuổi . Hỏi anh hơn em mấy tuổi ?
Bài tập 15: Lớp 4 A có 40 học sinh , lớp 4B có 36 học sinh . Lóp 4 C có số học sinh ít hơn trunh bình cộng số học sinh của cả ba lớp là hai bạn . Tính số học sinh lớp 4 B.
Bài tập 16: Hai lớp 3A và 3B có tất cả 37 h/s .Hai lớp 3B và 3B có tất cả là 83 h/s. Hai lớp 3C vàg 3A có tất cả là 86 h/s .
Hỏi: trung bình mỗi lớp có bao nhiêu học sinh ? Số học sinh của mỗi lớp là bao nhiêu em ?
Bài tập 17: Tuổi trung bình cộng của một đội bóng đá (11 người) là 22 tuổi. Nếu không kể đội trưởng, thì tuổi trung bình của 10 cầu thủ còn lại chỉ là 2. Tính tuổi của đội trưởng ?
Bài tập 18: Xe thứ nhất chở được 25 tấn hàng .xe thứ hai chở 35 tấn hàng .Xe thứ ba chở bằng trung bình cộng 3 xe . Hỏi xe thứ 3 chở bao nhiêu tấn hàng?
Bài tập 19: Xe thứ nhất chở được 25 tấn hàng .xe thứ hai chở 35 tấn hàng .Xe thứ ba chở hơn trung bình cộng 3 xe là 10 . Hỏi xe thứ 3 chở bao nhiêu tấn hàng?
Bài tập 20: Xe thứ nhất chở được 25 tấn hàng .xe thứ hai chở 35 tấn hàng .Xe thứ ba chở kém trung bình cộng 3 xe là 10 . Hỏi xe thứ 3 chở bao nhiêu tấn hàng?
Bài tập 21: Xe thứ nhất chở được 40 tấn hàng .xe thứ hai chở 50 tấn hàng .Xe thứ ba chở bằng trung bình cộng 3 xe . Hỏi xe thứ 3 chở bao nhiêu tấn hàng?
Bài tập 22: Xe thứ nhất chở được 40 tấn hàng .xe thứ hai chở 50 tấn hàng .Xe thứ ba chở hơn trung bình cộng 3 xe là 10 . Hỏi xe thứ 3 chở bao nhiêu tấn hàng?
Bài tập 23: Xe thứ nhất chở được 40 tấn hàng .xe thứ hai chở 50 tấn hàng .Xe thứ ba chở kém trung bình cộng 3 xe là 10 . Hỏi xe thứ 3 chở bao nhiêu tấn hàng?
Bài tập 24: Ba lớp 4a;4b;4c; đi trồng cây . số cây của lớp 4a và 4b trồng được là 41 cây .Số cây của lớp 4b và lớp 4c trồng được là 43 cây . Số cây của 4c và 4a trồng được là 42 cây . Hỏi mỗi lớp trồng được bao nhiêu cây?
.BàiGiải.
7
Cả 3 lớp trồng được số cây là:
(41+42+43 ): 2 =63 cây
Lớp 4c trồng được số cây là
63- 41=22cây
Lớp 4 b trồng số cây là:
43 -22= 21(Cây)
Lớp 4 a trồng số cây là:
42 – 22 = 20 (cây)
Đáp Số:
Bài tập 25: An,Bình ,Chi đi câu cá . Cả ba bạn câu được 37 con cá . Nếu An câu thêm được 5 con cá và Bình câu giảm đi 3 con cá thí số cá ba bạn bằng nhau . Hỏi mỗi bạn câu được bao nhiêu con cá?
(Tham khảo thêm Đề thi và phần Bài tập mở rộng)
2. DẠNG TÌM HAI SỐ KHI BIẾT TỔNG VÀ HIỆU
Bài 1:Tìm 2 số chẵn liên tiếp có tông bằng 4010.
b) Tìm hai số tự nhiên có tổng bằng 2345 và giữa chúng có 24 số tự nhiên.
Tìm 2 số chẵn có tổng bằng 2006 và giữa chúng có 4 số chẵn . 
Tìm 2 số chẵn có tổng bằng 2006 và giữa chúng có 4 số lẻ . 
Tìm 2 số lẻ có tổng bằng 2006 và giữa chúng có 4 số lẻ 
g) Tìm 2 số lẻ có tổng bằng 2006 và giữa chúng có 4 số chẵn
Bài 2: Hai anh em Hùng và Cường có 60 viên bi .Anh Hùng cho bạn 9 viên bi ;bố cho thêm Cường 9 viên bi thì lúc này số bi của hai anh em bằng nhau .Hỏi lúc đầu anh Hùng nhiều hơn em Cường bao nhiêu viên bi. a) Cho phép chia 12:6 .Hãy tìm một số sao cho khi lấy số bị chia trừ đi số đó ,Lấy số chia cộng với số đó thì được 2 số mới sao cho hiệu của chúng bằng không .
Bài 3 : Cho phép chia 49 : 7 Hãy tìm một số sao cho khi lấy số bị chia trừ đi số đó ,lấy số chia cộng với số đó thì được 2 số mới có thương là 1.
Bài 4:Cho các chữ số 4;5;6 .Hãy lập tất cả các số có 3 chữ số mà mỗi số có đủ 3 chữ số đã cho .Tính tổng các số đó.
Bài 5 :
a.Có bao nhiêu số ỉe có 3 chữ số . b;Có bao nhiêu số có 3 chữ số đều lẻ.
Bài 6 : Có 9 đồng tiền đúc hệt nhau .Trong đo có 8 đồng tiền có khối lượng bằng nhau còn một đồng có khối lượng lớn hơn .Cần tìm ra đồng tiền có khối lượng hơn mà chỉ dùng cân hai đĩa với hai lần cân là tìm đúng đồng tiền đó .Hỏi phải cân như thế nào .
8
Bài 7 : Có 8 cái nhẫn hình thức giống nhau như hệt ,trong đó co 7 cái nhẫn có khối lượng bằng nhau còn một cái có khối lượng nhỏ hơn các cái khác .Cần tìm ra cái nhẫn có khối lượng nhỏ hơn đó mà chỉ dùng cân hai
đĩa và chỉ với hai lần cân là tìm được.
Bài 8 : Trung bình cộng của 3 số là 369.Biết trong 3 số đó có một số có một số có 3 chữ số ,một số có 2 chữ số ,một số có 1 chữ số .Tìm 3 số đo.
Bài 9: Trung bình cộng của 3 số là 37 .Tìm 3 số đó biết rằng trong 3 số đó có một số có 3 chữ số ,một số có 2 chữ số ,1 số có 1 chữ số .
Bài 10:Tổng số tuổi của hai cha con là 64 . Tìm số tuổi mỗi người biết tuổi cha kém 3 lần tuổi con là 4 tuổi .
Bài 11:Tổng số tuổi của 2 mẹ con là 58 tuổi .Tuổi mẹ hơn 4 lần tuổi con là 3 tuổi .tính tuổi của mỗi người.
Bài 12:Tuổi con nhiều hơn 1/4 tuổi bố là 2.Bố hơn con 40 tuổi .tìm tuổi con tuổi bố.
Bài 13:Tuổi mẹ hơn 3 lần tuổi con là 8 tuổi .Mẹ hơn con 28 tuổi .Tính tuổi mỗi người.
Bài 14: Tìm một số biết rằng lấy số đó cộng với 25 thì bằng 26532 trừ đi 78.
Bài 15: Tổng của hai số là 444, nếu lấy số lớn chia cho số bé thì được thương là 4 và số dư là 24. Tìm 2 số đó.
Bài 16: Tìm hai số biết hiệu hai số đó là 18 và thương hai số đó là 4.
Bài 14: Tìm hai số biết hiệu hai số đó là 74. Nếu lấy số lớn chia cho số bé thì được thương là 10 và dư 2.
Bài 17: Tổng của hai số là 72. Nếu nhân một số với 8, số kia với 4 thì được tích bằng nhau. Tìm hai số đó.
Bài 18: Tổng của hai số là 16. Nếu gấp số hạng thứ nhất lên 3 lần, số hạng thứ hai lên 5 lần thì tổng hai số sẽ là 70. Tìm hai số đó.
Bài 19: Cho hai số a và b có a + b = 108. Biết số a bằng 4/5 số b. Tìm hai số a và b
Bài 20: Tìm hai số biết tổng hai số đó là 358 và hiệu hai số đó là 64.
Bài 21: Cho hai số A và B. Nếu đem số A trừ đi 762 và đem số B cộng với 762 thì được hai số bằng nhau, còn nếu thêm 15 vào mỗi số thì được hai số mà số này gấp 4 lần số kia. Tìm hai số đó.
Bài 22: Tìm ba số biết số thứ nhất cộng với số thứ hai bằng 102, số thứ hai cộng với số thứ ba bằng 133, số thứ ba cộng với số thứ nhất bằng 117.
Bài 23: Hai số có tích bằng 1116. Nếu tăng thừa số thứ hai lên 3 đơn vị thì được tích mới bằng 1674. Tìm hai
số đó.
Bài 24: Tìm số tự nhiên có 2 chữ số biết tổng 2 chữ số bằng 8 và hiệu 2 chữ số bằng 4.
Bài 25: Tìm hai số biết rằng nếu thêm 12 đơn vị vào số lớn và giữ nguyên số bé thì được hiệu mới là 51. Còn nếu gấp đôi số bé và giữ nguyên số lớn thì hiệu mới là 14.
Bài 26: Tìm số có hai chữ số, biết rằng nếu viết thêm chữ số 0 vào bên phải số đó ta được số mới mà tổng của số mới và số đã cho bằng 253.
Bài 27: Tìm số có ba chữ số, biết rằng nếu bỏ chữ số 0 vào bên phải số đó ta được số mới mà hiệu của số mới và số đã cho bằng 135.
9
Bài 28: Tìm số lớn nhất có 2 chữ số, biết số đó chia cho 3 dư 2 còn chia cho 5 thì dư 4.
Bài 29: Tìm một số biết rằng lấy số đó chia cho 4 hay 8 đều dư 3 và hiệu hai thương là 16.
Bài 30: Tìm tất cả các số có 3 chữ số mà chữ số hàng trăm là lẻ, chữ số hàng chục là 0 và chữ số hàng đơn vị
là chẵn.
Bài 31: Tìm hai số mà tổng và hiệu của chúng đều bằng 9999.
Bài 32: Tìm số có 2 chữ số biết rằng tổng các chữ số của số đó là một số lẻ nhỏ nhất có 2 chữ số và chữ số hàng đơn vị của số đó lớn hơn chữ số hàng chục là 3.
Bài 33: Hiệu hai số bằng 15. Tìm hai số đó biết rằng nếu gấp số lớn lên 3 lần và giữ nguyên số bé thì hiệu mới
là 105.
Bài 34: Hiệu hai số bằng 717. Tìm hai số đó biết rằng nếu giảm số lớn đi 3 lần và giữ nguyên số bé thì hiệu mới là 135.
Bài 35: Khi nhân A với 245 bạn Cường đặt các tích riêng thẳng cột thì được tích là 1958. Tìm tích đúng của phép nhân đó.

Tài liệu đính kèm:

  • doccac_dang_toan_co_ban_khoi_4.doc