CÂU HỎI VÀ ĐÁP ÁN SINH 9 NHẬN BIẾT Câu 1: Nêu bản chất mối quan hệ giữa gen và tính trạng qua sơ đồ Gen(1 đoạn AND) 1 mARN 2 Protrin 3 tính trạng 1/ Quá trình truyền thông tin di truyền từ gen sang mARN Thông tin di truyền về cấu trúc của phân tử protein được qui định dưới trật tự các Nu trong gen của AND thông qua quá trình tổng hợp mARN đã sao chép thành thông tin dưới dạng các Nu trên phân tử mARN được tạo ra 2/ Phân tử mARN trực tiếp tổng hợp và truyền thông tin di truyền Các phân tử mARN sau khi được tổng hợp từ gen trong nhân di chuyển ra tế bào chất và đến tiếp xúc với ribozom. Tại đây mARN sẽ truyền thông tin về cấu trúc của phân tử protein cho ribozom và thông qua đó ribozom tổng hợp Protrin có trật tự các a.a đã được qui định 3/ Protrin biểu hiện thành tính trạng của cơ thể Sau khi được tổng hợp Protrin rời ribozom và được chuyển đến các bộ phận. Sau đó Protrin trực tiếp tương tác với môi trường để biểu hiện thành tính trạng của cơ thể. Câu 2: Trình bày cấu trúc và chức năng của AND, ARN, Protein Đại phân tử Cấu trúc Chức năng AND Chuỗi xoắn kép 4 loại Nu: A, T, G, X - Lưu giữ thông tin di truyền - Truyền đạt thông tin di truyền ARN Chuỗi xoắn đơn - 4 loại Nu: A, U, G, X - Truyền đạt thông tin di truyền - Vận chuyển a.a - Tham gia cấu trúc Ribozom PROTEIN 1 hay nhiều chuỗi Khoảng 20 loại a.a - Cấu trúc các bộ phận của tế bào - Enzim xúc tác quá trình TĐC - Hoocmon điều hòa quá trình TĐC - Vận chuyển, cung cấp năng lượng Câu 3. Trình bày diễn biến các kỳ nguyên phân? Các kì Những diễn biến cơ bản của NSt trong quá trình nguyên phân Kì đầu - NST kép bắt đầu đóng xoắn và co ngắn nên có hình thái rõ rệt - Các NST kép đính vào các sợi tơ vô sắc của thoi phân bào ở tâm động Kì giữa - Các NST kép đóng xoắn cực đại - Các NST kép xếp thành hành ở mặt phẳng xích đạo ở thoi phân bào Kì sau - Từng NST kép chẻ dọc ở tâm động thành 2 NST đơn phân li về 2 cực của tế bào Kì cuối - Các NST đơn dãn xoắn dài ra, ở dạng sợi mảnh dần thành nhiễm sắt chât Câu 4. Nêu Ý nghĩa của nguyên phân? + ổn định bộ NST đặc trưng của loài qua các thế hệ tế bào của cùng 1 cơ thể ( Với những loài sinh sản vô tính). + Là phương thức sinh sản của tế bào làm gia tăng số lượng, kích thước của tế bào, dẫn đến sự lớn lên của cơ thể. Khi cơ thể đã ngừng lớn nguyên phân giúp tái tạo Câu 5. ADN nhân đôi theo nguyên tăc nào? + Nguyên tắc bổ sung : Mạch mới của ADN con được tổng hợp dựa trên mạch khuôn của ADN mẹ. Các nuclêôtit ở mạch khuôn liên kết với các nuclêôtit tự do trong môi trường nội bào theo nguyên tắc : A liên kết với T hay ngược lại, G liên kết X hay ngược lại. + Nguyên tắc bán bảo toàn : Trong mỗi ADN con có một mạch của ADN mẹ (mạch cũ), mạch còn lại được tổng hợp mới.ác phần cơ thể bị tổn thương, thay thế các tế bào già, tế bào chết THÔNG HIỂU Câu 6. So sánh cấu tạo và chức năng của ADN và ARN ADN ARN CẤU TẠO 2 mạch xoắn lại 1 mạch xoắn Có Nu T không có Nu U Có Nu U không có Nu T Có kích thước và khối lượng lớn hơn ARN Có kích thước và khối lượng nhỏ hơn ADN Có nu A-T Có nu A-U Có liên kết hydro theo NTBS giữa các Nu trên 2 mạch Không có liên kết hydro theo NTBS giữa các Nu trên 2 mạch CHỨC NĂNG Chứa gen mang thông tin qui định cấu tạo phân tử protein Trực tiếp tổng hợp protein Câu 7: So sánh cơ chế tự nhân đôi ADN và cơ chế tổng hợp ARN? * Giống nhau: - Đều diễn ra trong nhân tế bào từ khuôn mẫu ADN - Đều có hiện tượng phân tử ADN duỗi ra - Đều có hiện tượng mạch khuôn ADN kết hợp với các đơn phân tự do trong môi trường nội bào - Theo nguyên tắc bổ sung: TADN – A tự do; GADN – X tự do; XADN - G tự do - Do tác dụng của men và năng lượng do ATP cung cấp * Khác nhau: ADN ARN - 2 mạch đơn tách từ đầu đến hết sợi - 2 mạch đơn ADN tách từng đoạn - Cả 2 mạch đều kết hợp với nucleotit tự do AADN – T tự do - Chỉ có 1 mạch kết hợp với ribonu tự do A ADN – U tự do - Do tác dụng của men ADN polymeraza - Do tác dụng của men ARN polymeraza - KQ: 1 ADN x2 2 ADN con giống hệt ADN mẹ - KQ:1 phân tử ADN có thể tổng hợp nhiều loại ARN khác nhau - Mạch AND mẹ liên kết với mạch bổ sung thành pt AND mới - Mạch m ARN sau khi được tổng hợp rời AND đi ra tế bào chất - Ý nghĩa: Đảm bảo sự tự nhân đôi NST giữ nguyên cấu trúc ADN đặc trưng của loài duy trì và ổn định qua các thế hệ - Ý nghĩa:Tổng hợp các loại ARN để tham gia tổng hợp Protit Câu 8: So sánh cấu tạo và chức năng di truyền của ADN và Protein * Điểm giống nhau: a/ Về cấu tạo: Đều thuộc loại đại phân tử, có kích thước và khối lượng lớn trong tế bào Đều cấu tạo theo nguyên tắc đa phân, do nhiều đơn phân hợp lại Giữa các đơn phân có các liên kết hóa học nối lại để tạo thành 1 mạch(chuỗi) Đều có tính đa dạng và đặc thù do thành phần, số lượng và trật tự các đơn phân qui định b/ Về chức năng: Cả AND và Protein đều có vai trò trong quá trình truyền đạt tính trạng và thông tin di truyền của cơ thể. * Điểm khác nhau: ADN PROTRIN Cấu tạo 2 mạch song song và xoắn lại 1 hay nhiều chuỗi a.a Đơn phân là các Nu Đơn phân là các a.a Có kích thước và khối lượng lớn hơn protein Có kích thước và khối lượng nhỏ hơn ADN Thành phần cấu tạo gồm: C, H, O, N, P Thành phần cấu tạo gồm: C, H, O, N Chức năng Chứa gen quy định cấu trúc Pr Pr tạo ra biểu hiện thành tính trạng Câu 9: So sánh đột biến và thường biến: * Giống nhau: Là những biến đổi các tính trạng của cơ thể dưới ảnh hưởng của các tác nhân ngoại cảnh Đều có ý nghĩa thích nghi đối với sinh vật. +Thường biến là thích nghi KH giúp cho SV thích ứng môi trường. + Đột biến là thích nghi về KG giúp các loài SV tiến hóa * Khác nhau: THƯỜNG BIẾN ĐỘT BIẾN - Là những biến đổi KH dưới ảnh hưởng trực tiếp của các yếu tố ngoại cảnh - Là những biến dị xảy ra đồng loạt theo 1 hướng chung - Là những biến dị có định hướng giúp cá thể thích nghi môi trường. - Là những biến dị không di truyền -Là những biến đổi KG dưới ảnh hưởng chủ yếu là gián tiếp của ngoại cảnh thông qua TĐC - Là những biến dị xảy ra riêng lẽ, từng cá thể - Là những BD không định hướng có thể có lợi cho sinh vật hay trung tính - Là những biến dị di truyền Câu 10 : So sánh kết quả lai phân tích F1 trong hai trường nợp di truyền độc lập và di truyền liên kết của 2 cặp tính trạng . Di truyền độc lập Di truyền liên kết 2 cặp gen tồn tại trên 2 cặp NST Các gen phân li độc lập và tổ hợp tự do ở F1 tạo ra 4 loại giao tử với tỉ lệ ngang nhau. Tỉ lệ kiểu gen là 1 : 1 : 1 : 1 Kết quả lai phân tích tạo ra 4 kiểu gen và 4 kiểu hình tỉ lệ 1 : 1 : 1 : 1 2 cặp gen tồn tại trên cùng 1 NST Các gen liên kết khi giảm phân ở F1 tạo ra 2 loại giao tử Tỉ lệ kiểu gen là 1 : 1 2 kiểu hình với tỉ lệ là 1 : 1 VẬN DỤNG THẤP Câu 11 : Tại sao người ta có thể điều chỉnh tỉ lệ đực , cái ở vật nuôi ? Điều đó có ý nghĩa gì trong thực tiễn ? - Do hiểu được cơ chế xác định giới tính và các yếu tố ảnh hưởng đến sự phân hóa giới tính, con người có thể chủ động điều chỉnh tỷ lệ đực : cái ở vật nuôi bằng việc tác động vào sự kết hợp giữa các giao tử trong thụ tinh hoặc điều chỉnh các yếu tố của môi trường trong quá trình sống của hợp tử, hay dùng hoocmôn sinh dục tác động vào giai đoạn còn non của sự phát triển cá thể. - Việc chủ động điều chỉnh tỷ lệ đực : cái ở vật nuôi cho phù hợp với mục đích sản xuất; làm tăng hiệu quả kinh tế cao nhất cho con người. Ví dụ: nuôi gà lấy trứng thì cần nhiều gà mái, vì vậy cần điều chỉnh tỉ lệ đực:cái sao cho số lượng con cái nhiều hơn con đực. Câu 12 : So sánh đột biến cấu trúc NST với đột biến sô lượng NST Đột biến cấu trúc NST Đột biến sô lượng NST - Biến đổi trong cấu trúc NST - Các dạng đột biến cấu trúc NST : mất đoạn, lặp đoạn, đảo đoạn VD : mất một đoạn nhỏ ở đầu NST 21 gây ung thư máu ở người. - Biến đổi số lượng xảy ra ở một hoặc một số cặp NST nào đó hoặc ở tất cả bộ NST - Các dạng đột biến số lượng NST: + Hiện tượng dị bội thể : là cơ thể mà trong tế bào sinh dưỡng có một hoặc một số cặp NST bị thay đổi về số lượng. + Hiện tượng đa bội thể : là cơ thể mà trong tế bào sinh dưỡng có số NST là bội số của n (nhiều hơn 2n) Câu 13. Thế nào là trẻ đồng sinh cùng trứng và khác trứng? - Trẻ đồng sinh cùng trứng là do phôi bào tách nhau tạo thành hai phôi nhưng chúng phát triển từ một hợp tử, có chung bộ NST, trong đó cặp NST giới tính qui định giới tính cũng giống nhau. - Trẻ đồng sinh khác trứng là chúng phát triển từ hai hợp tử, có bộ NST khác nhau, có cặp NST giới tinh cũng khác nhau. Câu14. Cho biết nguyên nhân gây bệnh Đao, bệnh Toc nơ, bạch tạng và câm điếc bẩm sinh? +. Bệnh đao - Cặp NST 21 có 3 NST - Người nhỏ, lùn, má phệ, không có khả năng sinh con +. Bệnh Tơnơ - Cặp NSt giới tính có 1 NST X - Người lùn, cổ ngắn, tuyến vú không phát triển + Bệnh bạch tạng và bệnh câm điếc bẫm sinh - Bệnh bạch tạng do đột biến gen lặn gây ra, bệnh nhân có tóc, lông màu trắng, mắt hồng... - Bệnh câm điếc bẫm sinh do đột biến gen lặn gây ra ( thường do chất phóng xạ hay chất độc hoá học) Câu 15 : Tại sao loại sinh sản giao phối, biến dị lại phong phú hơn nhiều so với với những loài sinh sản vô tính ? Sự sinh sản trong sinh sản vô tính: Chỉ đơn thuần dựa trên cơ chế nguyên phân: tế bào con luôn luôn giống hệt tế bào mẹ (nếu không xảy ra đột biến) → cơ thể con giống hệt cơ thể mẹ → không (ít) co biến dị. Sự sinh sản trong sinh sản giao phối (hửu tính): dựa trên hai cơ chế chủ yếu: + Cơ chế giảm phân: Có sự phân li độc lập và tổ hợp tự do của các cặp nhân tố di truyền (cặp gen) trong quá trình phát sinh giao tử → tạo ra được nhiều loại giao tử khác nhau . + Cơ chế thụ tinh: Có sự tổ hợp lại các nhân tố di truyền có nguồn gốc khác nhau trong giao tử → tạo ra đuợc nhiều giao từ khác nhau (biến dị tổ hợp) ở hợp tử → biến dị phong phú. VẬN DỤNG CAO Câu 16: Một đoạn mạch của gen có cấu trúc như sau : Mạch 1 : - A – T – G – X – T – X – G - Mạch 2 : - T – A – X – G – A – G – X - Xác định trình tự các đơn phân của đoạn mạch ARN được tổng hợp từ mạch 2. Giải Trình tự đơn phân của đoạn mạch ARN được tổng hợp từ mạch 2 là : Mạch 1 : - A – T – G – X – T – X – G - Mạch 2 : - T – A – X – G – A – G – X - Mạch ARN được tổng hợp là : - A – U – G – X – U – X – G- Câu 17: Khoai tây có 2n =48. Xác định số lượng NST có trong tế bào sinh dưỡng của loại khoai tây ở mỗi thể đột biến sau: a/ Thể 0 nhiễm b/ Thể 1 nhiễm c/ Thể 3 nhiễm kép d/ Thể 3n e/ Thể 4n f/ Thể 5n Giải a/ Thể 0 nhiễm 2n-2 = 48 - 2 = 46 b/ Thể 1 nhiễm 2n – 1 = 48 – 1 = 47 c/ Thể 3 nhiễm kép 2n + 1 + 1 = 48 +1+1 = 50 d/ Thể 3n 3n = 2n + n = 48+24 = 72 e/ Thể 4n 4n= 2.2n = 2.48 = 96 f/ Thể 5n 4n + n = 96+ 24 = 120 Câu 18: Giả thiết có 1 NST mang các gen dài bằng nhau. Do bị chiếu xạ, phân tử ADN trong NST này bị đứt 1 đoạn tương ứng với 20 mARN và làm mất đi 5% tổng số Nu của NST đó. Khi phân tử ADN đột biến tự nhân đôi đã đòi hỏi môi trường nội bào cung cấp 38000nu tự do. a/ Xác định dạng đột biến b/ Xác định số gen trên NST đó c/ Xác định chiều dài trung bình của gen Giải a/ Xác định dạng đột biến: Đột biến đứt đoạn ADN tương ứng với 20 mARN , làm mất 5% tổng số gen của NST Đột biến thuộc dạng đột biến cấu trúc mất 1 đoạn NST b/ Xác định số gen trên NST : Số gen tương ứng với đoạn bị đứt: 1 mARN được sao mã từ 1 gen 20 x 1 = 20 gen Số gen trên NST: ( 20 x 100) : 5 = 400 gen c/ Số gen của ADN đột biến : 400 – 20 = 380 Số nu của gen : Nmt : Nđb = 38000 : 380 = 100 (nu) Chiều dài của 1 gen: = (100 :2 ) x 3,4 = 170 Ao Câu 19: Một gen có 120 vòng xoắn. Tính chiều dài và khối lượng của gen Giải a/ Chiều dài gen là: LG= C x 34 Ao = 120 x 34 Ao = 4080 (Ao) b/ Khối lượng gen là: MG = 2.400 x 300 = 720.000 (đvC) Câu 20: Một gen có chiều dài 0,51 micromet. Tính khối lượng phân tử của gen . Giải Áp dụng qui đổi thông số: LG = 0,51 micromet = 0,51. 104 = 5100 Ao Tìm tổng số Nu của gen: NG =2L: 3,4 = (2 x5100) : 3,4 = 3.000 (Nu) Khối lượng của gen là: MG = tổng số Nu x 300 = 3.000 x 300 = 900.000 = 9. 105 (đvC)
Tài liệu đính kèm: