Các bài toán về Công và công suất, về sự cân bằng của vật trong chất lỏng

doc 2 trang Người đăng dothuong Lượt xem 701Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Các bài toán về Công và công suất, về sự cân bằng của vật trong chất lỏng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Các bài toán về Công và công suất, về sự cân bằng của vật trong chất lỏng
CÁC BÀI TOÁN VỀ CÔNG VÀ CÔNG SUẤT
Bài toán 1: 
Để đưa 400 m3 nước lên cao 10m người ta dùng một máy bơm có công suất 2kW. Hãy tính thời gian để bơm lượng nước đó. Biết hiệu suất của máy là 80% và khối lượng riêng của nước là 1000kg/m3.
Bài toán 2: 
Để đưa nước lên đến độ cao 25m người ta dùng một máy bơm có công suất 4kW. Hỏi trong 1h bơm được bao nhiêu m3 nước? Biết hiệu suất của máy là 60%.
Bài toán 3: 
Một chiếc ô tô tải chuyển động đều với vận tốc 36km/h. Công suất của động cơ là 20 mã lực (Biết 1 mã lực là 736W)
Tính lực kéo của động cơ.
Tính công của động cơ xe ô tô thực hiện trong 5h.
Bài toán 4: 
 Một ca nô chuyển động trong mặt hồ phẳng lặng. Khi chuyển động đều thì lực cản tác dụng lên ca nô tỉ lệ thuận với vận tốc của nó. Nếu ca nô muốn chuyển động đều với vận tốc v1 thì động cơ phải có công suất P1 .
Muốn ca nô chuyển động với vận tốc v2 thì động cơ phải có công suất P2 là bao nhiêu?
Áp dụng tính công suất của động cơ khi vận tốc chuyển động là 54km/h. Biết khi nó chuyển động đều với vận tốc 36km/h thì công suất là 5kW.
Bài toán 5: 
Một khối gỗ hình hộp chữ nhật, tiết diện đáy là 200cm2, cao h=50cm được thả nổi trong hồ nước sao cho khối gỗ thẳng đứng. Tính công thực hiện để nhấn chìm khối gỗ đến đáy hồ. Biết trọng lượng riêng của gỗ và nước lần lượt là dg=8000N/m3 và dn=10000N/m3 , nước trong hồ có độ sâu H=1m.
CÁC BÀI TOÁN VỀ SỰ CÂN BẰNG CỦA VẬT TRONG CHẤT LỎNG
Bài toán 1: 
Một cốc hình trụ có đáy dày 1cm và thành mỏng. Nếu thả cốc vào một bình nước lớn thì cốc nổi thẳng đứng và chìm 3cm trong nước.Nếu đổ vào cốc một chất lỏng chưa xác định có độ cao 3cm thì cốc chìm trong nước 5 cm. Hỏi phải đổ thêm vào cốc lượng chất lỏng nói trên có độ cao bao nhiêu để mực chất lỏng trong cốc và ngoài cốc bằng nhau.
 Bài toán 2: 
Hai quả cầu đặc có thể tích mỗi quả là V = 100 cm3, 
được nối với nhau bằng một sợi dây nhẹ không co giãn thả trong 
nước (hình vẽ). Khối lượng quả cầu bên dưới gấp 4 lần khối 
lượng quả cầu bên trên. Khi cân bằng thì thể tích quả cầu
 bên trên bị ngập trong nước. 
Hãy tính:
 a. Khối lượng riêng của các quả cầu?
 b.Lực căng của sợi dây? (Khối lượng riêng của nước là D= 1000kg/m3)
Bài toán 3: 
Một khối gỗ hình lập phương có cạnh 12cm nổi giữa mặt phân cách của dầu và nước, ngập hoàn toàn trong dầu, mặt dưới của hình lập phương thấp hơn mặt phân cách 4cm. Tìm khối lượng thỏi gỗ biết khối lượng riêng của dầu là 0,8g/cm3; của nước là 1g/cm3 
4cm
12cm
P
F2
Bài toán 4: 
Một quả cầu có trọng lượng riêng d1=8200N/m3, thể tích V1=100cm3, nổi trên mặt một bình nước. Người ta rót dầu vào phủ kín hoàn toàn quả cầu. Trọng lượng riêng của dầu là d2=7000N/m3 và của nước là d3=10000N/m3.
a/ Tính thể tích phần quả cầu ngập trong nước khi đã đổ dầu.
b/ Nếu tiếp tục rót thêm dầu vào thì thể tích phần ngập trong nước của quả cầu thay đổi như thế nào?
Bài toán 5:
 Người ta thả một cục nước đá có một mẩu thuỷ tinh bị đóng băng trong đó vào một bình hình trụ có chứa nước. khi đó mực nước trong bình dâng lên một đoạn h = 11mm. còn cục nước đá nổi nhưng ngập hoàn toàn trong nước. hỏi khi cục nước đá tan hết thì mực nước trong bình hạ xuống một đoạn bằng bao nhiêu. Cho khối lượng riêng của nước là D3 = 1g/cm3; của nước đá là D1 = 0,9g/cm3; và của thuỷ tinh là D2 = 2g/cm3

Tài liệu đính kèm:

  • docBÀI TOÁN VỀ ĐIỀU KIỆN CÂN BẰNG CỦA VẬT CHÌM TRONG CHẤT LỎNG-CÔNG, CÔNG SUẤT.doc