Các bài toán bồi dưỡng học sinh giỏi Toán lớp 5 - Năm học 2013-2014 - Trường Tiểu học Hợp Thanh B

pdf 43 trang Người đăng dothuong Lượt xem 411Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Các bài toán bồi dưỡng học sinh giỏi Toán lớp 5 - Năm học 2013-2014 - Trường Tiểu học Hợp Thanh B", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Các bài toán bồi dưỡng học sinh giỏi Toán lớp 5 - Năm học 2013-2014 - Trường Tiểu học Hợp Thanh B
Gi¸o ¸n båi d­ìng häc sinh giái - N¨m häc 2013 - 2014
Tr­êng TiÓu Häc Hîp Thanh B
CÁC BÀI TOÁN CHỌN LỌC Ở TIỂU HỌC
 Bài 1 : Ngày 8 tháng 3 năm 2004 là thứ ba. Hỏi sau 60
năm nữa thì ngày 8 tháng 3 là thứ mấy ?
Bài giải : Năm thường có 365 ngày (tháng hai có 28 ngày) ;
năm nhuận có 366 ngày (tháng hai có 29 ngày). Kể từ 8 tháng
3 năm 2004 thì sau 60 năm là 8 tháng 3 năm 2064. Cứ 4 năm
thì có một năm nhuận. Năm 2004 là năm nhuận, năm 2064
cũng là năm nhuận. Trong 60 năm này có số năm nhuận là 60 :
4 + 1 = 16 (năm). Nhưng vì đã qua tháng hai của năm 2004
nên từ 8 tháng 3 năm 2004 đến 8 tháng 3 năm 2064 có 15 năm
có 366 ngày và 45 năm có 365 ngày. Vì thế 60 năm có số ngày
là : 366 x 15 + 365 x 45 = 21915 (ngày). Mỗi tuần lễ có 7 ngày
nên ta có 21915 : 7 = 3130 (tuần) và dư 5 ngày. Vì 8 tháng 3
năm 2004 là thứ ba nên 8 tháng 3 năm 2064 là chủ nhật.
Bài 2 : Cho tổng : 1 + 2 + 3 + 4 + 5 + ... + 49 + 50.
Liệu có thể liên tục thay hai số bất kì bằng hiệu của chúng
cho tới khi được kết quả là 0 hay không ?
Bài giải : Ta đặt A = 1 + 2 + 3 + 4 + 5 + ... + 49 + 50.
Dãy số tự nhiên liên tiếp từ 1 đến 50 có 50 số, trong đó số các
số lẻ bằng số các số chẵn nên có 50 : 2 = 25 (số lẻ). Vậy A là
một số lẻ. Gọi a và b là hai số bất kì của A, khi thay tổng a + b
bằng hiệu a - b thì A giảm đi : (a + b) - (a - b) = 2 x b tức là
giảm đi một số chẵn. Hiệu của một số lẻ và một số chẵn luôn
là một số lẻ nên sau mỗi lần thay, tổng mới vẫn là một số lẻ.
Vì vậy không bao giờ nhận được kết quả là 0.
Gi¸o ¸n båi d­ìng häc sinh giái - N¨m häc 2013 - 2014
Tr­êng TiÓu Häc Hîp Thanh B
Bài 3 : Viết liên tiếp các số từ trái sang phải theo cách sau :
Số đầu tiên là 1, số thứ hai là 2, số thứ ba là chữ số tận
cùng của tổng số thứ nhất và số thứ hai, số thứ tư là chữ số
tận cùng của tổng số thứ hai và số thứ ba. Cứ tiếp tục như
thế ta được dãy các số như sau : 1235831459437......
Trong dãy trên có xuất hiện số 2005 hay không ?
Bài giải : Giả sử trong số tạo bởi cách viết như trên có xuất
hiện nhóm chữ 2005 thì ta có : 2 + 0 là số có chữ số tận cùng
là 0 (vô lí).
Vậy trong dãy trên không thể xuất hiện số 2005.
Bài 4 : Có 5 đội tham gia dự thi toán đồng đội. Tổng số
điểm của cả 5 đội là 144 điểm và thật thú vị là cả 5 đội đều
đạt một trong ba giải : nhất (30 điểm) ; nhì (29 điểm) ; ba
(28 điểm).
Chứng minh số đội đạt giải ba hơn số đội đạt giải nhất
đúng một đội.
Bài giải : Ta thấy trung bình cộng điểm của một đội giải nhất
và một đội giải ba chính là số điểm của một đội giải nhì.
Nếu số đội đạt giải nhất bằng số đội đạt giải ba thì tổng số
điểm của cả 5 đội là : 29 x 5 = 145 (điểm) > 144 điểm, không
thỏa mãn.
Nếu số đội giải nhất nhiều hơn số đội giải ba thì tổng điểm 5
đội lớn hơn 145, cũng không thỏa mãn.
Do đó số đội giải nhất phải ít hơn số đội giải ba. Khi đó ta xếp
một đội giải nhất và một đội giải ba làm thành một cặp thì cặp
này sẽ có tổng số điểm bằng hai đội giải nhì. Số đội giải ba
thừa ra (không được xếp cặp với một đội g iải nhất) chính là số
điểm mà tổng điểm của 5 đội nhỏ hơn 145. Vì vậy số đội giải
Gi¸o ¸n båi d­ìng häc sinh giái - N¨m häc 2013 - 2014
Tr­êng TiÓu Häc Hîp Thanh B
ba nhiều hơn số đội giải nhất bao nhiêu thì tổng điểm của 5 đội
sẽ nhỏ hơn 145 bấy nhiêu.
Vì tổng số điểm của cả 5 đội là 144 điểm nên số đội giải ba
nhiều hơn số đội giải nhất là 145 - 144 = 1.
Bài 5 : Một người mang cam đi đổi lấy táo và lê. Cứ 9 quả
cam thì đổi được 2 quả táo và 1 quả lê, 5 quả táo thì đổi
được 2 quả lê. Nếu người đó đổi hết số cam mang đi thì
được 17 quả táo và 13 quả lê. Hỏi người đó mang đi bao
nhiêu quả cam ?
Bài giải : 9 quả cam đổi được 2 quả táo và 1 quả lê nên 18 quả
cam đổi được 4 quả táo và 2 quả lê. Vì 5 quả táo đổi được 2
quả lê nên 18 quả cam đổi được : 4 + 5 = 9 (quả táo). Do đó 2
quả cam đổi được 1 quả táo. Cứ 5 quả táo đổi được 2 quả lê
nên 10 quả cam đổi được 2 quả lê. Vậy 5 quả cam đổi được 1
quả lê. Số cam người đó mang đi để đổi được 17 quả táo và 13
quả lê là : 2 x 17 + 5 x 13 = 99 (quả).
Nhận xét : Bài này có nhiều cách chẳng hạn tìm xem 1 quả lê
đổi được bao nhiêu quả táo rồi tìm xem bao nhiêu quả táo đổi
được từ số cam người đó mang đi. Từ số táo đã biết đó suy ra
số cam người đó mang đi.
Bài 6 : Tìm một số tự nhiên sao cho khi lấy 1/3 số đó chia
cho 1/17 số đó thì có dư là 100.
Bài giải : Vì 17 x 3 = 51 nên để dễ lí luận, ta giả sử số tự nhiên
cần tìm được chia ra thành 51 phần bằng nhau. Khi ấy 1/3 số
đó là 51 : 3 = 17 (phần) ; 1/17 số đó là 51 : 17 = 3 (phần).
Vì 17 : 3 = 5 (dư 2) nên 2 phần của số đó có giá trị là 100 suy
ra số đó là :
100 : 2 x 51 = 2550.
Gi¸o ¸n båi d­ìng häc sinh giái - N¨m häc 2013 - 2014
Tr­êng TiÓu Häc Hîp Thanh B
Bài 7 : Tuổi của con hiện nay bằng 1/2 hiệu tuổi của bố và
tuổi con. Bốn năm trước, tuổi con bằng 1/3 hiệu tuổi của bố
và tuổi con. Hỏi khi tuổi con bằng 1/4 hiệu tuổi của bố và
tuổi của con thì tuổi của mỗi người là bao nhiêu ?
Bài giải : Hiệu số tuổi của bố và con không đổi. Trước đây 4
năm tuổi con bằng 1/3 hiệu này, do đó 4 năm chính là : 1/2 -
1/3 = 1/6 (hiệu số tuổi của bố và con).
Số tuổi bố hơn con là : 4 : 1/6 = 24 (tuổi).
Khi tuổi con bằng 1/4 hiệu số tuổi của bố và con thì tuổi con là
: 24 x 1/4 = 6 (tuổi).
Lúc đó tuổi bố là : 6 + 24 = 30 (tuổi).
Nhận xét : Có thể giải theo nhiều cách khác. Chẳng hạn : giả
sử hiệu số giữa tuổi bố và tuổi con là 12 phần thì trước đây 4
năm tuổi con gồm 4 phần (12 x 1/3 = 4) và hiện nay tuổi con
gồm 6 phần (12 x 1/2 = 6). Số phần tăng thêm là : 6 - 4 = 2
(phần) chính là do con tăng 4 tuổi. Từ đó suy ra bố hơn con số
tuổi là : (4 : 2) x 12 = 24 (tuổi).
Bài 8 : Hoa có một sợi dây dài 16 mét. Bây giờ Hoa cần cắt
đoạn dây đó để có đoạn dây dài 10 mét mà trong tay Hoa
chỉ có một cái kéo. Các bạn có biết Hoa cắt thế nào không ?
Bài giải : Xin nêu 2 cách cắt như sau :
Cách 1 : Gập đôi sợi dây liên tiếp 3 lần, khi đó sợi dây sẽ được
chia thành 8 phần bằng nhau.
Độ dài mỗi phần chia là : 16 : 8 = 2 (m)
Cắt đi 3 phần bằng nhau thì còn lại 5 phần.
Khi đó độ dài đoạn dây còn lại là : 2 x 5 = 10 (m)
Cách 2 : Gập đôi sợi dây liên tiếp 2 lần, khi đó sợi dây sẽ được
chia thành 4 phần bằng nhau.
Gi¸o ¸n båi d­ìng häc sinh giái - N¨m häc 2013 - 2014
Tr­êng TiÓu Häc Hîp Thanh B
Độ dài mỗi phần chia là : 16 : 4 = 4 (m)
Đánh dấu một phần chia ở một đầu dây, phần đoạn dây còn lại
được gập đôi lại, cắt đi một phần ở đầu bên kia thì độ dài đoạn
dây cắt đi là : (16 - 4) : 2 = 6 (m)
Do đó độ dài đoạn dây còn lại là : 16 - 6 = 10 (m).
Bài 9 : Tôi đi bộ từ trường về nhà với vận tốc 5 km/giờ. Về
đến nhà lập tức tôi đạp xe đến bưu điện với vận tốc 15
km/giờ. Biết rằng quãng đường từ nhà tới trường ngắn
hơn quãng đường từ nhà đến bưu điện 3 km. Tổng thời
gian tôi đi từ trường về nhà và từ nhà đến bưu điện là 1 giờ
32 phút. Bạn hãy tính quãng đường từ nhà tôi đến trường.
Bài giải : Thời gian để đi 3 km bằng xe đạp là : 3 : 15 = 0,2
(giờ)
Đổi : 0,2 giờ = 12 phút.
Nếu bớt 3 km quãng đường từ nhà đến bưu điện thì thời gian
đi cả hai quãng đường từ nhà đến trường và từ nhà đến bưu
điện (đã bớt 3 km) là :
1 giờ 32 phút - 12 phút = 1 giờ 20 phút = 80 phút.
Vận tốc đi xe đạp gấp vận tốc đi bộ là : 15 : 5 = 3 (lần)
Khi quãng đường không đổi, vận tốc tỉ lệ nghịch với thời gian
nên thời gian đi từ nhà đến trường gấp 3 lần thời gian đi từ nhà
đến thư viện (khi đã bớt đi 3 km). Vậy :
Thời gian đi từ nhà đến trường là : 80 : (1 + 3) x 3 = 60 (phút)
;
60 phút = 1 giờ
Quãng đường từ nhà đến trường là : 1 x 5 = 5 (km).
Bài 10 : Người ta lấy tích các số tự nhiên liên tiếp từ 1 đến
30 để chia cho 1000000. Bạn hãy cho biết :
1) Phép chia có dư không ?
Gi¸o ¸n båi d­ìng häc sinh giái - N¨m häc 2013 - 2014
Tr­êng TiÓu Häc Hîp Thanh B
2) Thương là một số tự nhiên có chữ số tận cùng là bao
nhiêu ?
Bài giải :
Xét tích A = 1 x 2 x 3 x ... x 29 x 30, trong đó các thừa số chia
hết cho 5 là 5, 10, 15, 20, 25, 30 ; mà 25 = 5 x 5 do đó có thể
coi là có 7 thừa số chia hết cho 5. Mỗi thừa số này nhân với
một số chẵn cho ta một số có tận cùng là số 0. Trong tích A có
các thừa số là số chẵn và không chia hết cho 5 là : 2, 4, 6, 8,
12, . . . , 26, 28 (có 12 số). Như vật trong tích A có ít nhất 7
cặp số có tích tận cùng là 0, do đó tích A có tận cùng là 7 chữ
số 0.
Số 1 000 000 có tận cùng là 6 chữ số 0 nên A chia hết cho 1
000 000 và thương là số tự nhiên có tận cùng là chữ số 0.
Bài 11 : Ba bạn Toán, Tuổi và Thơ có một số vở. Nếu lấy
40% số vở của Toán chia đều cho Tuổi và Thơ thì số vở
của ba bạn bằng nhau. Nhưng nếu Toán bớt đi 5 quyển thì
số vở của Toán bằng tổng số vở của Tuổi và Thơ. Hỏi mỗi
bạn có bao nhiêu quyển vở ?
Bài giải : Đổi 40% = 2/5.
Nếu lấy 2/5 số vở của Toán chia đều cho Tuổi và Thơ thì mỗi
bạn Tuổi hay Thơ đều được thêm 2/5 : 2 = 1/5 (số vở của
Toán)
Số vở còn lại của Toán sau khi cho là :
1 - 2/5 = 3/5 (số vở của Toán)
Do đó lúc đầu Tuổi hay Thơ có số vở là :
3/5 - 1/5 = 2/5 (số vở của Toán)
Tổng số vở của Tuổi và Thơ lúc đầu là :
2/5 x 2 = 4/5 (số vở của Toán)
Gi¸o ¸n båi d­ìng häc sinh giái - N¨m häc 2013 - 2014
Tr­êng TiÓu Häc Hîp Thanh B
Mặt khác theo đề bài nếu Toán bớt đi 5 quyển thì số vở của
Toán bằng tổng số vở của Tuổi và Thơ, do đó 5 quyển ứng với
: 1 - 4/5 = 1/5 (số vở của Toán)
Số vở của Toán là : 5 : 1/5 = 25 (quyển)
Số vở của Tuổi hay Thơ là : 25 x 2/5 = 10 (quyển).
Bài 12 : Hai số tự nhiên A và B, biết A < B và hai số có
chung những đặc điểm sau :
- Là số có 2 chữ số.
- Hai chữ số trong mỗi số giống nhau.
- Không chia hết cho 2 ; 3 và 5.
a) Tìm 2 số đó.
b) Tổng của 2 số đó chia hết cho số tự nhiên nào ?
Bài giải : Vì A và B đều không chia hết cho 2 và 5 nên A và B
chỉ có thể có tận cùng là 1 ; 3 ; 7 ; 9. Vì 3 + 3 = 6 và 9 + 9 = 18
là 2 số chia hết cho 3 nên loại trừ số 33 và 99. A < B nên A =
11 và B = 77.
b) Tổng của hai số đó là : 11 + 77 = 88.
Ta có :
88 = 1 x 88 = 2 x 44 = 4 x 22 = 8 x 11.
Vậy tổng 2 số chia hết cho các số : 1 ; 2 ; 4 ; 8 ; 11 ; 22 ; 44 ;
88.
Bài 13 : Hai bạn Xuân và Hạ cùng một lúc rời nhà của
mình đi đến nhà bạn. Họ gặp nhau tại một điểm cách nhà
Xuân 50 m. Biết rằng Xuân đi từ nhà mình đến nhà Hạ
mất 12 phút còn Hạ đi đến nhà Xuân chỉ mất 10 phút. Hãy
tính quãng đường giữa nhà hai bạn.
Bài giải : Trên cùng một quãng đường thì tỉ số thời gian đi của
Xuân và Hạ là : 12 : 10 = 6/5.
Gi¸o ¸n båi d­ìng häc sinh giái - N¨m häc 2013 - 2014
Tr­êng TiÓu Häc Hîp Thanh B
Thời gian tỉ lệ nghịch với vận tốc nên tỉ số vận tốc của Xuân
và Hạ là 5/6. Như vậy Xuân và Hạ cùng xuất phát thì đến khi
gặp nhau thì quãng đường Xuân đi được bằng 5/6 quãng
đường Hạ đi được.
Do đó quãng đường Hạ đi được là :
50 : 5/6 = 60 (m).
Quãng đường giữa nhà Xuân và Hạ là : 50 + 60 = 110 (m).
Bài 14 : A là số tự nhiên có 2004 chữ số. A là số chia hết
cho 9 ; B là tổng các chữ số của A ; C là tổng các chữ số
của B ; D là tổng các chữ số của C. Tìm D.
Bài giải : Vì A là số chia hết cho 9 mà B là tổng các chữ số
của A nên B chia hết cho 9. Tương tự ta có C, D cũng chia hết
cho 9 và đương nhiên khác 0. Vì A gồm 2004 chữ số mà mỗi
chữ số không vượt quá 9 nên B không vượt quá 9 x 2004 =
18036. Do đó B có không quá 5 chữ số và C < 9 x 5 = 45.
Nhưng C là số chia hết cho 9 và khác 0 nên C chỉ có thể là 9 ;
18 ; 27 ; 36. Dù trường hợp nào xảy ra thì ta cũng có D = 9.
Bài 15 : Bao nhiêu giờ ?
Khi đi gặp nước ngước dòng
Khó khăn đến bến mất tong tám giờ
Khi về từ lúc xuống đò
Đến khi cập bến bốn giờ nhẹ veo
Hỏi rằng riêng một khóm bèo
Bao nhiêu giờ để trôi theo ta về ?
Bài giải : Vì đò đi ngược dòng đến bến mất 8 giờ nên trong 1
giờ đò đi được 1/8 quãng sông đó. Đò đi xuôi dòng trở về mất
4 giờ nên trong 1 giờ đò đi được 1/4 quãng sông đó. Vận tốc
Gi¸o ¸n båi d­ìng häc sinh giái - N¨m häc 2013 - 2014
Tr­êng TiÓu Häc Hîp Thanh B
đò xuôi dòng hơn vận tốc đò ngược dòng là : 1/4 - 1/8 = 1/8
(quãng sông đó).
Vì hiệu vận tốc đò xuôi dòng và vận tốc đò ngược dòng chính
là 2 lần vận tốc dòng nước nên một giờ khóm bèo trôi được là :
1/8 : 2 = 1/16 (quãng sông đó).
Thời gian để khóm bèo trôi theo đò về là : 1 : 1/16 = 16 (giờ).
Bài 16: Bạn An đã có một số bài kiểm tra, bạn đó tính rằng
: Nếu được thêm ba điểm 10 và ba điểm 9 nữa thì điểm
trung bình của tất cả các bài sẽ là 8. Nếu được thêm một
điểm 9 và hai điểm 10 nữa thì điểm trung bình của tất cả
các bài là 7,5. Hỏi bạn An đã có tất cả mấy bài kiểm tra ?
Bài giải :
Nếu được thêm ba điểm 10 và ba điểm 9 nữa thì số điểm được
thêm là :
10 x 3 + 9 x 3 = 57 (điểm)
Để được điểm trung bình của tất cả các bài là 8 thì số điểm
phải bù thêm vào cho các bài đã kiểm tra là :
57 - 8 x (3 + 3) = 9 (điểm)
Nếu được thêm một điểm 9 và hai điểm 10 nữa thì số điểm
được thêm là :
9 x 1 + 10 x 2 = 28 (điểm)
Để được điểm trung bình của tất cả các bài là 7,5 thì số điểm
phải bù thêm vào cho các bài đã kiểm tra là :
29 - 7,5 x (1 + 2) = 6,5 (điểm)
Như vậy khi tăng điểm trung bình của tất cả các bài từ 7,5 lên
8 thì tổng số điểm của các bài đã kiểm tra sẽ tăng lên là :
9 - 6,5 = 2,5 (điểm)
Hiệu hai điểm trung bình là :
8 - 7,5 = 0,5 (điểm)
Vậy số bài đã kiểm tra của bạn An là :
Gi¸o ¸n båi d­ìng häc sinh giái - N¨m häc 2013 - 2014
Tr­êng TiÓu Häc Hîp Thanh B
2,5 : 0,5 = 5 (bài).
Bài 17 : Cho A = 2004 x 2004 x ... x 2004 (A gồm 2003 thừa
số) và B = 2003 x 2003 x ... x 2003 (B gồm 2004 thừa số).
Hãy cho biết A + B có chia hết cho 5 hay không ? Vì sao ?
Bài giải :
A = (2004 x 2004 x ... x 2004) x 2004 = C x 2004 (C có 2002
thừa số 2004). C có tận cùng là 6 nhân với 2004 nên A có tận
cùng là 4 (vì 6 x 4 = 24).
B = 2003 x 2003 x ... x 2003 (gồm 2004 thừa số) = (2003 x
2003 x 2003 x 2003) x ... x (2003 x 2003 x 2003 x 2003). Vì
2004 : 4 = 501 (nhòm) nên B có 501 nhóm, mỗi nhóm gồm 4
thừa số 2003. Tận cùng của mỗi nhóm là 1 (vì 3 x 3 = 9 ; 9 x 3
= 27 ; 27 x 3 = 81). Vậy tận cùng của A + B là 4 + 1 = 5. Do
đó A + B chia hết cho 5.
Bài 18 : Tham gia SEA Games 22 môn bóng đá nam vòng
loại ở bảng B có bốn đội thi đấu theo thể thức đấu vòng
tròn một lượt và tính điểm theo quy định hiện hành. Kết
thúc vòng loại, tổng số điểm các đội ở bảng B là 17 điểm.
Hỏi ở bảng B môn bóng đá nam có mấy trận hòa ?
Bài giải :
Bảng B có 4 đội thi đấu vòng tròn nên số trận đấu là : 4 x 3 : 2
= 6 (trận)
Mỗi trận thắng thì đội thắng được 3 điểm đội thua thì được 0
điểm nên tổng số điểm là : 3 + 0 = 3 (điểm). Mỗi trận hòa thì
mỗi đội được 1 điểm nên tổng số điểm là : 1 + 1 = 2 (điểm).
Cách 1 : Giả sử 6 trận đều thắng thì tổng số điểm là : 6 x 3 =
18 (điểm). Số điểm dôi ra là : 18 - 17 = 1 (điểm). Sở dĩ dôi ra 1
Gi¸o ¸n båi d­ìng häc sinh giái - N¨m häc 2013 - 2014
Tr­êng TiÓu Häc Hîp Thanh B
điểm là vì một trận thắng hơn một trận hòa là : 3 - 2 = 1
(điểm). Vậy số trận hòa là : 1 : 1 = 1 (trận)
Cách 2 : Giả sử 6 trận đều hòa thì số điểm ở bảng B là : 6 x 2
= 12 (điểm). Số điểm ở bảng B bị hụt đi : 17 - 12 = 5 (điểm).
Sở dĩ bị hụt đi 5 điểm là vì mỗi trận hòa kém mỗi trận thắng là
: 3 - 2 = 1 (điểm). Vậy số trận thắng là : 5 : 1 = 5 (trận). Số
trận hòa là : 6 - 5 = 1 (trận).
Bài 19 : Một cửa hàng có ba thùng A, B, C để đựng dầu.
Trong đó thùng A đựng đầy dầu còn thùng B và C thì đang
để không. Nếu đổ dầu ở thùng A vào đầy thùng B thì thùng
A còn 2/5 thùng. Nếu đổ dầu ở thùng A vào đầy thùng C
thì thùng A còn 5/9 thùng. Muốn đổ dầu ở thùng A vào đầy
cả thùng B và thùng C thì phải thêm 4 lí t nữa. Hỏi mỗi
thùng chứa bao nhiêu lít dầu ?
Bài giải :
So với thùng A thì thùng B có thể chứa được số dầu là :
1 - 2/5 = 3/5 (thùng A).
Thùng C có thể chứa được số dầu là :
1 - 5/9 = 4/9 (thùng A).
Cả 2 thùng có thể chứa được số dầu nhiều hơn thùn g A là :
(3/5 + 4/9) - 1 = 2/45 (thùng A).
2/45 số dầu thùng A chính là 4 lít dầu.
Do đó số dầu ở thùng A là :
4 : 2/45 = 90 (lít).
Thùng B có thể chứa được là :
90 x 3/5 = 54 (lít).
Thùng C có thể chứa được là :
90 x 4/9 = 40 (lít).
Gi¸o ¸n båi d­ìng häc sinh giái - N¨m häc 2013 - 2014
Tr­êng TiÓu Häc Hîp Thanh B
Bài 20 : Số chữ số dùng để đánh số trang của một quyển
sách bằng đúng 2 lần số trang của cuốn sách đó. Hỏi cuốn
sách đó có bao nhiêu trang ?
Bài giải : Để số chữ số bằng đúng 2 lần số trang quyển sách thì
trung bình mỗi trang phải dùng hai chữ số. Từ trang 1 đến
trang 9 có 9 trang gồm một chữ số, nên còn thiếu 9 chữ số. Từ
trang 10 đến trang 99 có 90 trang, mỗi trang đủ hai chữ số. Từ
trang 100 trở đi mỗi trang có 3 chữ số, mỗi trang thừa một chữ
số, nên phải có 9 trang để “bù” đủ cho 9 trang gồm một chữ số.
Vậy quyển sách có số trang là :
9 + 90 + 9 = 108 (trang).
Bài 21 : Trong một hội nghị có 100 người tham dự, trong
đó có 10 người không biết tiếng Nga và tiếng Anh, có 75
người biết tiếng Nga và 83 người biết Tiếng Anh. Hỏi trong
hội nghị có bao nhiêu người biết cả 2 thứ tiếng Nga và Anh
?
Bài giải : Cách 1 : Số người biết ít nhất 1 trong 2 thứ tiếng Nga
và Anh là :
100 - 10 = 90 (người).
Số người chỉ biết tiếng Anh là :
90 - 75 = 15 (người)
Số người biết cả tiếng Nga và tiếng Anh là :
83 - 15 = 68 (người)
Cách 2 : Số người biết ít nhất một trong 2 thứ tiếng là :
100 - 10 = 90 (người).
Số người chỉ biết tiếng Nga là :
90 - 83 = 7 (người).
Số người chỉ biết tiếng Anh là :
90 - 75 = 15 (người).
Gi¸o ¸n båi d­ìng häc sinh giái - N¨m häc 2013 - 2014
Tr­êng TiÓu Häc Hîp Thanh B
Số người biết cả 2 thứ tiếng Nga và Anh là :
90 - (7 + 15) = 68 (người)
Bài 22 : Cho biết : 4 x 396 x 0,25 : (x + 0,75) = 1,32.
Hãy tìm cách đặt thêm một dấu phẩy vào chỗ nào đó trong
đẳng thức trên để giá trị của x giảm 297 đơn vị.
Bài giải :
Theo đề bài : 4 x 396 x 0,25 : (x + 0,75) = 1,32 ; vì 4 x 0,25 =
1 nên ta có :
396 : (x + 0,75) = 1,32 hay x + 0,75 = 396 : 1,32 = 300.
Khi x giảm đi 297 đơn vị thì tổng x + 0,75 cũng giảm đi 297
đơn vị, tức là x + 0,75 = 300 - 297 = 3 hay x = 3 - 0,75 = 2,25.
Trong đẳng thức x + 0,75 = 396 : 1,32 ; để x = 2,25 thì phải
thêm dấu phẩy vào số 396 để có số 3,96.
Như vậy cần đặt thêm dấu phẩy vào giữa chữ số 3 và 9 của số
396 để x giảm đi 297 đơn vị. Các bạn có thể thử lại.
Bài 23 : Tính tuổi của ông biết: Thời niên thiếu chiếm 1/5
quãng đời của ông, 1/8 quãng đời còn lại là tuổi sinh viên,
1/7 số tuổi còn lại ông được học ở trường quân đội. Tiếp
theo ông được rèn luyện 7 năm liền và sau đó được vinh dự
trực tiếp đánh Mĩ. Như vậy thời gian đánh Mĩ vừa tròn 1/2
quãng đời của ông.
Bài giải : Phân số chỉ số tuổi còn lại sau thời niên thiếu của
ông là : 1- 1/5 = 1/4 (số tuổi ông)
Thời sinh viên của ông có số năm là :
4/5 x 1/8 = 1/10 (số tuổi ông)
Số năm còn lại sau thời sinh viên của ông là : 4/5 - 1/10 = 7/10
(số tuổi ông) Số năm học ở trường quân đội của ông là : 7/10 x
1/7 = 1/10 (số tuổi ông)
Gi¸o ¸n båi d­ìng häc sinh giái - N¨m häc 2013 - 2014
Tr­êng TiÓu Häc Hîp Thanh B
Do đó: 7 năm rèn luyện của ông là : 1 - (1/5 + 1/10 + 1/10 +
1/2) = 1/10 (số tuổi ông) Suy ra số tuổi của ông là : 7: 1/10 =
70 (tuổi).
Bài 24 : Tìm 4 số tự nhiên có tổng bằng 2003. Biết rằng nếu
xóa bỏ chữ số hàng đơn vị của số thứ nhất ta được số thứ
hai. Nếu xóa bỏ chữ số hàng đơn vị của số thứ hai ta được
số thứ ba. Nếu xóa bỏ chữ số hàng đơn vị của số thứ ba ta
được số thứ tư.
Bài giải : Số thứ nhất không thể nhiều hơn 4 chữ số vì tổng 4
số bằng 2003. Nếu số thứ nhất có ít hơn 4 chữ số thì sẽ không
tồn tại số thứ tư. Vậy số thứ nhất phải có 4 chữ số.
Gọi số thứ nhất là abcd (a > 0, a, b, c, d < 10). Số thứ hai, số
thứ ba, số thứ tư lần lượt sẽ là : abc ; ab ; a. Theo bài ra ta có
phép tính :
abcd + abc + ab + a = 2003.
Theo phân tích cấu tạo số ta có : aaaa + bbb + cc + d = 2003
(*)
Từ phép tính (*) ta có a < 2, nên a = 1. Thay a = 1 vào (*) ta
được :
1111 + bbb + cc + d = 2003.
bbb + cc + d = 2003 - 1111
bbb + cc + d = 892 (**)
b > 7 vì nếu b nhỏ hơn hoặc bằng 7 thì bbb + cc + d nhỏ hơn
892 ; b 892. Suy ra b chỉ có
thể bằng 8.
Thay b = 8 vào (**) ta được :
888 + cc + d = 892
cc + d = 892 - 888
cc + d = 4
Từ đây suy ra c chỉ có thể bằng 0 và d = 4.
Gi¸o ¸n 

Tài liệu đính kèm:

  • pdf70_BAI_TOAN_CHON_LOC.pdf