Bộ đề và đáp án kiểm tra cuối học kì I Tiếng việt, Toán lớp 5

docx 25 trang Người đăng dothuong Lượt xem 946Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bộ đề và đáp án kiểm tra cuối học kì I Tiếng việt, Toán lớp 5", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bộ đề và đáp án kiểm tra cuối học kì I Tiếng việt, Toán lớp 5
Trường Tiểu học Nghĩa Đô	Kiểm tra cuối học kì I
Khối 5	Năm học: 2006 – 2007
e ◆ a	Môn: Tiếng Việt (Thời gian:80 phút)
Phần viết
I .Chính tả (nghe đọc ) (5 điểm)
Bài viết: Hồ Gươm, viên ngọc báu
Cho đến nay, chưa ai biết được tuổi của hồ. Khi Lý Công Uẩn dời đô về miền đất này thì hồ nước đã nằm gọn trong lòng kinh đô mới, mang một màu xanh ngọc bích. Tháp Báo Thiên sừng sững, uy nghi quanh năm soi bóng xuống tấm gương mặt hồ xanh thẳm.
Lúc đầu hồ có tên là Lục Thuỷ vì nước luôn có một màu xanh ngắt. Sau có tên là Nguyệt Hồ vì hồ có dáng vầng trăng khuyết Nhưng sự tích trả gươm thần đã thấm đẫm trong lòng mỗi người dân Việt, nên đến nay ta quen gọi là Hồ Gươm.
Từ xưa tới nay, nơi đây vẫn được coi là vùng đất thiêng, nơi tụ hội hồn sông núi:
Đây Hồ Gươm, Hồng Hà, Hồ Tây
Đây lắng hồn núi sông ngàn năm.
Luyện tập:
1.Điền vào chỗ trống s hay x
- ..ao uyến, .úm .ít, ..ắc ..ảo
- .a út, .ayát
2.Viết 2 từ láy có thanh hỏi đi với thanh sắc ( ví dụ : vất vả ) Viết 2 từ láy có thanh ngã đi với thanh nặng ( ví dụ : sặc sỡ )
Tập làm văn (5 điểm)
Đề bài: Tả hình dáng và tính tình một người thân trong gia đình mà em rất kính yêu (người thân đó có thể là ông bà, bố mẹ hay anh, chị )
Trường Tiểu học Nghĩa Đô	Kiểm tra cuối học kỳ ii
Họ và tên :	Năm học: 2006 – 2007
Lớp 5 A	Môn: Tiếng Việt (Thời gian:60 phút)
Phần đọc
A Đọc thầm
Cây gạo ngoài bến sông
Ngoài bãi bồi có một cây gạo già xoà tán lá xuống mặt sông . Thương và lũ bạn lớn lên đã thấy những mùa hoa gạo đỏ ngút trời và từng đàn chim lũ lượt bay về . Cứ mỗi năm , cây gạo lại xoè thêm được một tán lá tròn vươn cao lên trời xanh . Thân nó xù xì , gai góc , mốc meo , vậy mà lá thì xanh mơn mởn , non tươi dập dờn đùa với gió . Vào mùa hoa , cây gạo như đám lửa đỏ ngang trời hừng hực cháy . Bến sông bừng lên đẹp kì lạ .
Chiều nay , đi học về , Thương cùng các bạn ùa ra cây gạo . Nhưng kìa , cả một vạt đất quanh gốc gạo phía mặt sông lở thành hố sâu hoắm , những cái rẽ gầy nhẳng trơ ra ,cây gạo chỉ còn biết tì lưng vào bãi ngô . Những người buôn cát đã cho thuyền vào xúc cát ngay ở khúc sông dưới gốc gạo . Cây gạo buồn thiu , những chiếc lá cụp xuống , ủ ê.
Thương thấy chập chờn như có tiếng cây gạo đang khóc , những giọt nước mắt quánh lại đỏ đặc như máu nhỏ xuống dòng sông ...Thương bèn rủ các bạn lội xuống bãi bồi , lầy lội , lấy phù sa nhão đắp che kín những cái rễ cây bị trơ ra . Chẳng mấy chốc , ụ đất cao dần , trông cây gạo bớt chênh vênh hơn .
Thương và các bạn hồi hộp chờ sáng mai thế nào cây gạo cũng tươi tỉnh lại , những cái lá xoè ra vẫy vẫy và chim chóc sẽ bay về hàng đàn ...Tháng ba sắp tới , bến sông lại rực lên sắc lửa cây gạo . Thương tin chắc là như thế .
Theo Mai Phương
B . Dựa vào nội dung bài đọc , chọn ý trả lời đúng :
Những chi tiết nào cho biết cây gạo ngoài bến sông đã có từ lâu ?
Cây gạo già ; thân cây xù xì , gai góc , mốc meo ; Thương và lũ bạn lớn lên đã thấy cây gạo nở hoa .
Hoa gạo đỏ ngút trời , tán lá tròn vươn cao lên trời xanh .
Cứ mỗi năm , cây gạo lại xoè thêm được một tán lá tròn vươn cao lên trời xanh .
Dấu hiệu nào giúp Thương và các bạn biết cây gạo lớn thêm một tuối ?
Cây gạo nở thêm một mùa hoa .
Cây gạo xoè thêm được một tán lá tròn vươn cao lên trời xanh .
Thân cây xù xì , gai góc , mốc meo hơn .
3 . Trong chuỗi câu “Vào mùa hoa , cây gạo như đám lửa đỏ ngang trời hừng hực cháy . Bến sông bừng lên lạ kì .” , từ bừng nói lên điều gì ?
Mọi vật bên sông vừa thức dậy sau giấc ngủ .
Mặt trời mọc làm bến sông sáng bừng lên .
Hoa gạo nở làm bến sông sáng lên .
Vì sao cây gạo buồn thiu , những chiếc lá cụp xuống , ủ ê ?
Vì sông cạn nước , thuyền bè không có .
Vì đã hết mùa hoa , chim chóc không tới .
Vì có kẻ đào cát dưới gốc gạo làm rẽ cây trơ ra .
5 . Thương và các bạn đã làm gì để cứu cây gạo ?
Lấy cát đổ đầy gốc cây gạo .
Lấy đất phù sa đắp kín ngững cái rẽ cây bị trơ ra .
Báo cho uỷ ban xã biết về hành động lấy cát bừa bãi của kẻ xấu.
Việc làm của Thương và các bạn nhỏ thể hiện điều gì ?
Thể hiện tinh thần đoàn kết .
Thể hiện ý thức bảo vệ môi trường .
Thể hiện thái độ dũng cảm đấu tranh với kẻ xấu .
. Câu nào dưới đây là câu ghép ?
Chiều nay , đi học về , Thương cùng các bạn ùa ra cây gạo
Cây gạo buồn thiu , những chiếc lá cụp xuống ,ủ ê .
Cứ mỗi năm , cây gạo lại xoè thêm được một tán lá tròn vươn lên trời xanh .
. Các vế câu trong câu ghép “Thân nó xù xì , gai góc , mốc meo , vậy mà lá thì xanh mơn mởn ,non tươi , dập dờn đùa với gió ”được nối với nhau bằng các nào ?
Nối bằng từ “vậy mà ”
Nối bằng từ “thì”
Nối trực tiếp ( không dùng từ nối )
9. Trong chuỗi câu “Chiều nay , đi học về , Thương cùng các bạn ùa ra cây gạo . Nhưng kìa , cả một vạt đất quanh gốc gạo phía mặt sông lở thành hố sâu hoắm ....”, câu in đậm liên kết với câu đứng trước nó bằng cách nào ?
Dùng từ ngữ nối và lặp từ ngữ .
Dùng từ ngữ nối và thay thế từ ngữ
Lặp từ ngữ và thay từ ngữ
10 . Dấu phẩy trong câu “thân nó xù xì , gai góc , mốc meo .”có tác dụng gì ?
Ngăn cách các vế câu .
Ngăn cách trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngữ . c.Ngăn cách các từ cùng làm vị ngữ .
Trường Tiểu học Nghĩa Đô	Kiểm tra cuối học kỳ ii
Khối 5	Năm học: 2006 – 2007
e ◆ a	Môn: Tiếng Việt (Thời gian:60 phút) Phần viết
1/ Nghe – viết. ( 5 điểm)
Bài viết: Hồ Ba Bể
Ai chưa một lần đến hồ Ba Bể thì thực đáng tiếc. Cảnh vật nơi này cực kì diễm lệ.
ở hồ Ba Bể, mỗi hòn đá, gốc cây, mỗi loài thú, loài chim cho đến từng loài thuỷ tộc đều gắn với một sự tích, một huyền thoại li kì. Sắc nước hương trời ở đây cũng mang màu huyền thoại. Xung quanh hồ có biết bao cảnh lạ khác như động Puông, núi Cửa Trời, thác Đầu Đẳng, và con sông Năng mềm mại như mái tóc nàng tiên. Hồ Ba Bể không những chỉ đẹp mà còn rất giàu nữa, có cả mỏ vàng, mỏ đá quý và nhiều loại sản vật khác. Người Việt Bắc nói rằng:
“ Ai chưa biết hát bao giờ đến Ba Bể sẽ biết hát. Ai chưa biết làm thơ đến Ba Bể sẽ làm
được thơ”. Nếu ai chưa tin điều đó xin hãy lên Ba Bể một lần.
2.Tập làm văn (5 điểm)
Đề bài: Em hãy miêu tả cô giáo ( hoặc thầy giáo ) của em trong một giờ học mà em nhớ nhất
Trường Tiểu học Nghĩa Đô	Kiểm tra cuối học kỳ i
Họ và tên :	Năm học: 2006 – 2007
Lớp 5 A	Môn: Tiếng Việt (Thời gian:60 phút)
Phần đọc
A . Đọc thành tiếng : ( 5 điểm)
B. Đọc thầm: ( 5 điểm)
 Phía sau làng tôi có một con sông lớn chảy qua.Bốn mùa sông đầy nước.Mùa hè,sông đỏ lựng phù sa với những con lũ dâng đầy.Mùa thu,mùa đông,những bãi cát non nổi lên,dân làng tôi thường xới đất,trỉa đỗ,tra ngô,kịp gfieo trồng một vụ trước khi những con lũ năm sau đổ về.
Tôi yêu con sông vì nhiều lẽ,trong đó một hình ảnh tôi cho là đẹp nhất,đó là những cánh buồm.Có những ngày nắng đẹp trời trong,những cánh buồm xuôi ngược giữa dòng sông phẳng lặng.Có cánh màu nâu như màu áo của mẹ tôi.Có cánh màu trắng như màu áo của chị tôi.Có cánh màu xám bạc như màu áo của bố tôi suốt ngày vất vả trên cánh đồng.Những cánh buồm đi như rong chơi,nhưng thực ra nó đâng đẩy con thuyền chở đầy hàng hoá.Từ bờ tre làng tôi vẫn gặp những cánh buồm lên ngược về xuôi . Lá cờ nhỏ trên đỉnh cột buồm phất phới trong gió như bàn tay tí xíu vẫy vẫy bọn trẻ chúng tôi . Còn lá buồm thì cứ căng phồng như ngực người khổng lồ đẩy thuyền đi đến chốn , về đến nơi , mọi ngả mọi miền , cần cù , nhẫn nại , suốt năm , suốt tháng , bất kể ngày đêm .
Những cánh buồm chung thuỷ cùng con người ,vượt qua bao sóng nước ,thời gian . Đến nay
, đã có những con tàu lớn , có thể vượt biển khơi . Nhưng những cánh buồm vẫn sống cùng sông nước và con người .
Theo Băng Sơn
Dựa vào nội dung bài đọc , chọn ý trả lời đúng :
Nên chọn tên nào đặt cho bài văn trên ?
Làng tôi
Những cánh buồm
Quê hương
Suốt bốn mùa , dòng sông có đặc điểm gì ?
Nước sông đầy ắp .
Những con lũ dang đầy .
Dòng sông đỏ lựng phù sa .
Màu sắc của những cánh buồm được tác giả so sánh với gì ?
Màu nắng của những ngày nắng đẹp
Màu áo của những người lao động vất vả trên cánh đồng .
Màu áo của những người thân trong gia đình .
Cách so sánh trên ( nêu ở câu hỏi 3 ) có gì hay ?
Miêu tả được chính xác màu sắc rực rỡ của những cánh buồm .
Cho thấy cánh buồm cũng vất vả như những người nông dân lao động .
Thể hiện được tình yêu của tác giả đối với những cánh buồm trên dòng sông quê hương .
Câu văn nào trong bài tả đúng một cánh buồm căng gió ?
Những cánh buồm đi như rong chơi .
Lá buồm căng phồng như ngực người khổng lồ .
Những cánh buồm xuôi ngược giữa dòng sông phẳng lặng .
.	Vì sao tác giả nói những cánh buồm chung thuỷ cùng con người ?
Vì những cánh buồm đẩy thuyền lên xuôi về ngược , giúp đỡ con người .
Vì những cánh buồm gắn bó với con người từ bao đời nay .
Vì những cánh buồm quanh năm suốt tháng cần cù , chăm chỉ như con người .
. Trong bài văn có mấy từ đồng nghĩa với từ to lớn ?
a.	Một từ ( Đó là từ : .......................)
b.	Hai từ . ( Đó là các từ : ........................)
c.	Ba từ . ( Đó là các từ : ...........................)
8. Trong câu : “ Từ bờ tre làng tôi , tôi vẫn gặp những cánh buồm lên ngược về xuôi .”, có mấy cặp từ trái nghĩa ?
a.	Một cặp từ trái nghĩa . ( Đó là các từ : ..................................)
b.	Hai cặp từ trái nghĩa . ( Đó là các từ : ..................................)
c.	Ba cặp từ trái nghĩa . ( Đó là các từ : ..................................)
. Từ trong ở cụm từ phất phới trong gió và từ trong ở cụm từ nắng đẹp trời trong có quan hệ với nhau như thế nào ?
Đó là từ nhiều nghĩa .
Đó là từ đồng nghĩa .
Đó là hai từ đồng âm .
. Trong câu “Còn lá buồm thì cứ căng phồng như ngực người khổng lồ đẩy thuyền đi . ”, có mấy quan hệ từ ?
a.	Một quan hệ từ. ( Đó là từ : ....................................)
b.	Hai quan hệ từ. ( Đó là từ : ....................................)
c.	Ba quan hệ từ. ( Đó là từ : ....................................)
TRƯỜNG TIỂU HỌC CẦU GIÁT	ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ I
NĂM HỌC 2013-2014
MÔN TIẾNG VIỆT (Thời gian: 40 phút) Họ và tên:Lớp 5..
Bài 1:(4đ) (đọc hiểu) Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:
Từ lâu Trường Sa là mảnh đất gần gũi với cha ông ta. Đảo Nam Yết và Sơn Ca có giống dừa đá, trái nhỏ nhưng dày cùi, cây lực lưỡng, cao vút. Trên đảo còn có những cây bàng, quả vuông bốn cạnh, to bằng nửa chiếc bi đông, nặng bốn năm lạng, khi chín, quả ngả da cam. Gốc bàng to, đường kính chừng hai mét, xòe một tán lá rộng. Tán bàng là những cái nón che bóng mát cho những hòn đảo nhiều nắng này. Bàng và dừa đều đã cao tuổi, người lên đảo trồng cây chắc chắn phải từ rất xa xưa. (Hà Đình Cẩn)
Trong đoạn văn trên:
Tác giả muốn khẳng định điều gì? (Khoanh vào câu trả lời đúng nhất)
A. Cây bàng có từ lâu đời	B. Người Việt Nam đã lên các đảo từ lâu đời.
C. Cây dừa có từ lâu đời.	D. Trường sa là mảnh đất thuộc chủ quyền của nước ta.
Tác giả đã sử dụng nghệ thuật gì để miêu tả?
.............................
Bài 2:(2đ) Tìm các từ láy có trong đoạn văn ở bài 1:
........................................................................
...............................................................................................................................................
.............
Bài 3: (2đ) Xác định từ loại của các từ in đậm trong đoạn thơ sau:
Cày đồng đang buổi ban trưa	Danh từ:.......................................................................
Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày.	Động từ:.......................................................................
Ai ơi bưng bát cơm đầy,	Tính từ:.......................................................................
Dẻo thơm một hạt, đắng cay muôn phần.	Đại từ:
.........................................................................
(ca dao)	Quan hệ từ:
.................................................................
Bài 4:(2đ) Xác định cấu tạo ngữ pháp của các câu sau:
-	Để thay đổi tập quán làm lúa nương, ông Phàn Phù Lìn ở thôn Phìn Ngan đã tìm nguồn nước đưavề bản.
.........................................................................................................................................
................ Mảng đường hình chữ nhật đen nhánh hiện lên, thay thế cho cái ổ gà quái ác lúc trước.
.........................................................................................................................................
................
Bài 6:(4đ) Ở trường em có rất nhiều bạn bè, ai là người bạn mà em có thể chia sẻ được vui buồn? Em hãy tả người bạn đó.
ĐÁP ÁN
Bài 1: a)(2đ) Đáp án D ; b) (2đ) nhân hóa, so sánh.
Bài 2:(2đ) gần gũi, lực lưỡng, chắc chắn (sai hặc thừa 1 từ trừ 0,5 điểm)
Bài 3: (2đ) Xác định từ loại của các từ in đậm trong đoạn thơ sau:
Cày đồng đang buổi ban trưa	Danh từ: đồng, mồ hôi, hạt.
Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày.	Động từ: cày.
Ai ơi bưng bát cơm đầy,	Tính từ: dẻo thơm, đầy.
Dẻo thơm một hạt, đắng cay muôn phần.	Đại từ: ai
(ca dao)	Quan hệ từ: như
Bài 4:(2đ) Xác định cấu tạo ngữ pháp của các câu sau: Đúng mỗi câu 1 điểm.
Để thay đổi tập quán làm lúa nương, ông Phàn Phù Lìn ở thôn Phìn Ngan đã tìm nguồn nước đưavề bản.	TN	CN
VN
Mảng đường hình chữ nhật đen nhánh hiện lên, thay thế cho cái ổ gà quái ác lúc trước.
CN	VN	VN
Bài 6:(4đ) Ở trường em có rất nhiều bạn bè, ai là người bạn mà em có thể chia sẻ được vui buồn? Em hãy tả người bạn đó.
PHÒNG GD&ĐTDIỄN CHÂU	ĐỀ KIỂM TRA ĐỊNH KỲ CUỐI KỲ 1 NĂM HỌC 2009-2010
 TRƯỜNG TH DIỄN NGUYÊN	MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 5
( Thời gian 45 phút dành cho phần viết và đọc hiểu)
Họ và tên:..................................................... Lớp :.............................................
Phần đọc
Đọc thành tiếng(5đ).
GV chọn 1 đoạn trong mỗi bài tập đọc ở sách TV5,tập 1( khoảng 110 tiếng). Yêu cầu HS đọc trong 1 phút và trả lời 1 - 2 câu hỏi có liên quan đến nội dung đoạn văn đó.
Đọc thầm đoạn văn sau và làm bài tập (5 đ):
Sau trận mưa rào
Một giờ sau cơn giông, người ta hầu như không nhận thấy trời hè vừa ủ dột.Mùa hè, mặt đất căng chóng khô như đôi má em bé.
Không gì đẹp bằng cây lá vừa tắm mưa xong, đang được mặt trời lau ráo, lúc ấy trông nó vừa tươi mát vừa ấm áp. Khóm khoai , luống cảnh trao đổi hương thơm và tia sáng. Trong tán lá, mấy cây sung và chích choè huyên náo, chim sẻ tung hoành, gõ kiến leo dọc thân cây dẻ,mổ lách cách trên vỏ. Hoa cẩm chướng có mùi thơm nồng. Ánh sáng mạ vàng những đoá kim hương,vô số bướm chập chờn trông như những tia sáng lập loè của những đoá đèn hoa ấy. Cây cỏ vừa tắm gội xong,trăm thức nhung, gấm, bạc, vàng bày lên trên cánh hoa không một tí bụi .Thật giàu sang mà cũng thật trinh bạch. Cảnh vườn là cảnh vắng lặng dung hoà với nghìn thứ âm nhạc , có chim gù,có ong vo ve, có gió hồi hộp dưới lá.
* Hãy khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.
Mùa hè sau trận mưa rào, mặt đất được so sánh với gì?
a .	Đôi mắt của em bé.	b .Đôi má của em bé	c .Mái tóc của em bé
Dòng nào dưới đây nêu đầy đủ những âm thanh trong khu vườn sau trận mưa rào?
Tiếng chim gù, tiếng ong vo ve.
Tiếng gió hồi hộp dưới lá, tiếng mổ lách cách của chim gõ kiến.
Tiếng chim gù, tiếng ong vo ve, tiếng gió hồi hộp dưới lá , tiếng mổ lách cách của chim gõ kiến.
Dòng nào dưới đây nêu đúng nhất nội dung bài văn?
a, Tả khu vườn .
b, Tả vẻ đẹp tươi mát, rực rỡ của cảnh vật sau trận mưa rào . c, Tả bầu trời và mặt đất sau trận mưa rào .
Từ nào đồng nghĩa với từ " nhộn nhịp"?
a, Vắng lặng.	b, Nhịp nhàng	c, Huyên náo
Từ nào là từ láy?
a, Chập chờn	b, Cây cỏ	c, Trinh bạch
Phần viết
1, Chính tả (5đ). GVđọc cho HS chép đoạn 3 trong bài Kỳ diệu rừng xanh - TV5 - tập 1, trang 75, đoạn từ " Sau một hôi ... hết )
2, Tập làm văn(5 đ). Viết một bài văn ngắn tả một người bạn thân của em.
Điểm bài kiểm tra : Bài 1 : / 5
Bài 2 : / 5
Chung đọc :
Bài 3 : .../ 5
Bài 4 :  / 5
Chung viết : 
Giáo viên chấm : 
HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN TIẾNG VIỆT 5
Bài 1 : Đọc thành tiếng ( 5 điểm )
GV chọn một số đoạn trong các bài tập đọc đã học ở lớp 5 từ tuần 1 đến tuần 9 khoảng 100 tiếng.
Đọc trơn tốc độ khoảng 100 tiếng / phút, đọc lưu loát không mấp máy đánh vần , giọng đọc vừa phải ( 3 đ )
Biết ngắt nghỉ hợp lý, biết đọc nhấn giọng ở những câu có hình ảnh gợi cảm ( 1 đ)
Biết lựa chọn giọng đọc phù hợp với đoạn văn ( 1 đ).
Lưu ý : căn cứ vào các yêu cầu trên , GV chiết điểm cho hợp lý bài đọc của HS. Bài 2 : Đọc hiểu ( 5 đ )
HS khoanh đúng mỗi câu cho 1 đ Bài 3 : Chính tả ( 5 điểm )
HS chép đủ số chữ trong đoạn văn ( 3 đ)
Viết đúng mẫu chữ , cỡ chữ, viết hoa đúng theo quy định ( 1 đ )
Chữ viết đẹp , rõ ràng , khoảng cách chữ phù hợp ( 1 đ ) Bài 4: Tập làm văn ( 5 đ )
HS giới thiệu được con đường quen thuộc từ nhà đến trường ( 1 đ )
Tả được con đường một cách hợp lý , bài tả có cảm xúc ( 3 đ )
Nêu được cảm nghĩ của mình về con đường ( 1 đ )
Diễn đạt trôi chảy, dùng từ chính xác , chữ viết đúng mẫu ( 1 đ ) Các mức bài làm khác khi chấm GV chiết điểm cho hợp lý.
ĐỀ THI HỌC KÌ I NĂM HỌC 2012 - 2013 LỚP 5A
MÔN TIẾNG VIỆT: A- ĐỌC HIỂU.
I/ Tự luận ( 3 điểm )
Đọc thầm bài “ Chuyện một khu vườn nhỏ” trang 102 và trả lời các câu hỏi: 1/ Bé Thu thích ra ban công để làm gì ? ( 1đ )
2/ Mỗi loài cây trên ban công nhà bé Thu có đặc điểm gì ? ( 1đ )
3/ Vì sao khi thấy có chim về đậu ở ban công, Thu muốn báo ngay cho Hằng biết ? ( 1đ )
II/ Trắc nghiệm ( 2 điểm )
4/ Chọn ý thích hợp nhất để giải nghĩa từ “ Hạnh phúc” ( 1đ )
Cảm giác dễ chịu vì được ăn ngon, ngủ yên.
Trạng thái sung sướng vì cảm thấy hoàn toàn đạt được ý nguyện.
Hồ hởi, háo hức sẵn sàng làm mọi việc.
5/ Từ “ Đỏ bừng” trong câu “ Mẹ đội chiếc nón lá gương mặt mẹ đỏ bừng” thuộc từ loại: ( 1đ )
Danh từ.
Động từ.
Tính từ.
II- Đọc thành tiếng: ( 5đ )
HS bốc thăm chọn một trong các bài sau. 1- Chuyện một khu vườn nhỏ	102.
2- Mùa thảo quả	113. 3- Buôn Chư Lênh đón cô giáo 144. 4- Thầy thuốc như mẹ hiền	153. 5- Thầy cúng đi bệnh viện	158. III- Chính tả: ( 5đ )
Bài viết: “ Mùa thảo quả” đoạn: Sự sống . vui mắt”.
Tập làm văn: ( 5đ )
Hãy tả một người thân của em hoặc một người mà em quen biết.
ĐÁP ÁN
Câu 1: Bé Thu thích ra ban công để ngắm nhìn cây và nghe ông giảng về từng loài cây. Câu 2: Cây quỳnh lá dày giữ được nước, cây hoa ti gôn thích leo trèo cứ thò cái râu ra theo gió ngọ nguậy, cây hoa giấy mọc ngay bên cạnh bị cuốn chặt một cành, cây đa Ấn Độ thì liên tục bật ra những búp đỏ hồng nhọn hoắt.
Câu 3: Vì Thu muốn Hằng công nhận ban công nhà mình là vườn. Câu 4: ý b.
Câu 5: ý c.
Trường TH Long T ân Lớp: 5........
Họ v à tên: ..................................
Thứ năm, ngày 24 tháng 10 năm 2013
KIỂM TRA GIỮA KÌ I	Năm học 2013 – 2014
Môn: Tiếng Việt ( Đọc - Hiểu)
Thời gian: 40 phút
ĐTT
Điểm
Nhận xét của giáo viên
ĐH
Đề bài: Đọc bài :

Đất Cà Mau
Cà Mau là đất mưa dông. Vào tháng ba, tháng tư, sớm nắng chiều mưa. Đang nắng đó, mưa đổ ngay xuống đó. Mưa hối hả, không kịp chạy vào nhà. Mưa rất phũ, một hồi rồi tạnh hẳn. Trong mưa thường nổi cơn dông.
Cà Mau đất xốp. Mùa nắng, đất nẻ chân chim, nền nhà cũng rạn nứt. Trên cái đất phập phều và lắm gió, dông như thế, cây đứng lẻ khó mà chống nổi với những cơn thịnh nộ của trời. Cây bình bát, cây bần cũng phải quây quần thành chòm, thành rặng; rễ phải dài, phải cắm sâu vào trong lòng đất. Nhiều nhất là đước. Đước mọc san sát đến tận mũi đất cuối cùng, thẳng đuột như hằng hà sa số cây dù xanh cắm trên bãi. Nhà cửa dựng dọc theo những bờ kênh, dưới những hàng đước xanh rì. Nhà nọ sang nhà kia phải leo trên cầu bằng thân cây đước...
Sống trên cái đất mà ngày xưa, dưới sông “sấu cản mũi thuyền”, trên cạn “hổ rình xem hát” này, con người phải thông minh và giàu nghị lực. Họ thích kể, thích nghe những huyền thoại về người vật hổ, bắt cá sấu, bắt rắn hổ mây. Tinh thần thượng võ của cha ông được nung đúc và lưu truyền để khai phá giữ gìn mũi đất tận cùng này của Tổ Quốc.
Theo Mai Văn Tạo
Khoanh vào chữ đặt trước ý đúng :
1/ Tính chất khác thường của mưa ở Cà Mau là:
Dữ dội, kéo dài.
Đột ngột, hiền hòa, chóng tạnh.
Đột ngột, dữ dội, chóng tạnh.
2/ Cà Mau mưa nhiều vào thời gian nào?
Tháng hai, tháng ba.
Tháng ba, tháng tư.
Tháng tư, tháng năm.
3/ Loài cây mọc nhiều nhất ở Cà Mau là:
a. Cây đước.	b. Cây bình bát.	c. Cây bần.
4/ Chi tiết: “ Họ thích kể, thích nghe những huyền thoại về ngườ

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_thi_GHKI.docx