Bộ đề thi chọn học sinh giỏi Sinh học 8 (Có đáp án) - UBND huyện Thủy Nguyên

doc 101 trang Người đăng dothuong Lượt xem 770Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bộ đề thi chọn học sinh giỏi Sinh học 8 (Có đáp án) - UBND huyện Thủy Nguyên", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bộ đề thi chọn học sinh giỏi Sinh học 8 (Có đáp án) - UBND huyện Thủy Nguyên
ĐỀ SỐ 1:
UBND HUYỆN THUỶ NGUYÊN
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI 
MÔN: SINH 8
Thời gian: 90 phút (Không kể thời gian giao đề)
Câu 1: ( 2,0 điểm)
 Phân tích những đặc điểm tiến hoá của hệ cơ người so với hệ cơ thú?
Câu 2 : (3 điểm)
Cho biết tâm thất trái mỗi lần co bóp đẩy đi 70 ml máu và trong một ngày đêm đã đẩy đi được 7560 lít máu. Thời gian của pha dãn chung bằng 1/2 chu kỳ tim, thời gian pha co tâm nhĩ bằng 1/3 thời gian pha co tâm thất. Hỏi:
1. Số lần mạch đập trong một phút?
2. Thời gian hoạt động của một chu kỳ tim?
3. Thời gian của mỗi pha: co tâm nhĩ, co tâm thất, dãn chung?
Câu 3 : (1 điểm)Hãy giải thích nghĩa đen về mặt sinh học câu thành ngữ “ nhai kĩ no lâu”
1. Có ý kiến cho rằng “Thức ăn chỉ thực sự được tiêu hoá ở ruột non”. Em hãy nhận xét ý kiến trên . 
2. Hãy giải thích nghĩa đen về mặt sinh học câu thành ngữ “ nhai kĩ no lâu”
Câu 4 : (2 điểm)
1. Bản chất của sự hô hấp ngoài và hô hấp trong là gì?
2. Giải thích cơ sở sinh lý của tiếng khóc chào đời?
Câu 5 : (2 điểm)
1. Chứng minh rằng đồng hoá và dị hoá là hai quá trình mâu thuẫn nhưng thống nhất trong cùng một cơ thể sống?
--------------- HẾT ---------------
UBND HUYỆN THUỶ NGUYÊN
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
HƯỚNG DẪN CHẤM THI CHỌN HSG
MÔN: SINH 8
Câu
Nội dung
Điểm
1
(2đ)
Những đặc điểm tiến hoá:
+ Thể hiện qua sự phân hóa ở chi trên và tập trung ở chi dưới
- cơ chi trên phân hóa thành các nhón cơ phụ trách những cử động linh hoạt của bàn tay, ngón tay đặc biệt là cơ ngón cái rất phát triển.
- Cơ chi dưới có xu hướng tập trung thành nhóm cơ lớn, khỏe ( như cơ mông, cơ đùi...)
Giúp cho sự vận động di chuyển ( chạy, nhảy...) linh hoạt và giữ cho cơ thể có tư thế thăng bằng trong dáng đứng thẳng.
- Ngoài ra, ở người còn có cơ vận động lưỡi phát triển giúp cho vận động ngôn ngữ nói.
- Cơ nét mặt phân hóa giúp biểu hiện tình cảm qua nét mặt.
0,5 đ
0,5 đ
0,5 đ
0,5 đ
2
3đ
1.
- Trong một phút tâm thất trái đã co và đẩy : 
	7560 : (24. 60) = 5,25 lít.
- Số lần tâm thất trái co trong một phút là : 
	(5,25. 1000) : 70 = 75 ( lần)
Vậy số lần mạch đập trong một phút là : 75 lần.
0,5đ
0,5đ
2.
- Thời gian hoạt động của một chu kỳ tim là :
( 1 phút = 60 giây) à ta có : 60 : 75 = 0,8 giây.
	Đáp số : 0,8 giây.
0,5đ
3. Thời gian của các pha :
- Thời gian của pha dãn chung là : 0,8 : 2 = 0,4 (giây)
- Gọi thời gian pha nhĩ co là x giây -> thời gian pha thất co là 3x . 
	 Ta 	 có x + 3x = 0,8 – 0,4 = 0,4 
 x = 0,1 giây. 
Vậy trong một chu kỳ co dãn của tim: 
Tâm nhĩ co hết : 0,1 giây.
Tâm thất co hết : 0,1 . 3 = 0,3 giây.
( HS giải cách khác nếu đúng cho điểm tối đa)
1,5đ
3
1đ
1. Thức ăn chỉ thực sự tiêu hoá ở ruột non vì:
- Ở ruột non có đầy đủ các loại enzim tiêu hoá các loại thức ăn.
- Tại đây các loại thức ăn được tiêu hoá các loại thức ăn : Pr, G, Li, Axit Nucleic đến sản phẩm cuối cùng mà cơ thể hấp thu được.
0,5đ
- Nghĩa đen về mặt sinh học của câu thành ngữ này là khi ta nhai kĩ thì hiệu suất tiêu hóa càng cao, cơ thể hấp thụ được nhiều dinh dưỡng hơn nên no lâu hơn
0,5đ
4
2đ
1. 
- Hô hấp ngoài:
+ Sự thở ra và hít vào ( thông khí ở phổi)
+ Trao đổi khí ở phổi: O2 khuếch tán từ phế nang vào máu.
 CO2 khuếch tán từ máu vào phế nang.
- Hô hấp trong
+ Trao đổi khí ở tế bào: CO2 khuếch tán từ tế bào vào máu.
 O2 khuếch tán từ máu vào tế bào.
0,25
0,25đ
0,5 đ
2. Cơ sở sinh lí của tiếng khóc chào đời.
- Đứa trẻ khi chào đời bị cắt bỏ dây rốn lượng CO2 thừa ngày càng nhiều trong máu sẽ kết hợp với nước tạo thành H2CO3 => I on H+ tăng => Kích thích trung khu hô hấp hoạt động, tạo ra động tác hít vào, thở ra. Không khí đi ra tràn qua thanh quản tạo nên tiếng khóc chào đời.
1đ
5
2đ
1.
- Mâu thuẫn:
	+ Đồng hoá tổng hợp chất hữu cơ, dị hoá phân huỷ chất hữu cơ
	+ Đồng hoá tích luỹ năng lượng, dị hoá giải phóng năng lượng.
- Thống nhất: 
	+ Đồng hoá cung cấp nguyên liệu cho dị hoá, dị hoá cung cấp năng lượng cho đồng hóa.
	+ Đồng hoá và dị hoá cùng tồn tại trong một cơ thể sống, nếu thiếu một trong hai quá trình thì sự sống không tồn tại.
0,5đ
0,5đ
0,5đ
0,5đ
TỔNG
10đ
Lưu ý:- HS trả lời đúng bản chất cho điểm tối đa.
- Bài tập làm cách khác mà đúng cho điểm tối đa.
--------------- HẾT ---------------
ĐỀ SỐ 2:
UBND HUYỆN THUỶ NGUYÊN
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI 
MÔN: SINH HỌC 8
Thời gian: 90 phút (Không kể thời gian giao đề)
Câu 1 (1.5 điểm)
	Tế bào động vật và tế bào thực vật giống và khác nhau về cấu tạo ở những đặc điểm nào ? 
Câu 2 (2.0 điểm)
	1- Xương có tính chất và thành phần hóa học như thế nào ? Nêu thí nghiệm để chứng minh thành phần hóa học có trong xương .
	2- Giải thích nguyên nhân có hiện tượng “Chuột rút” ở các cầu thủ bóng đá.
Câu 3 (1.5 điểm)
	1- Huyết áp là gì? Nguyên nhân làm thay đổi huyết áp ?
	2 Tại sao trong cùng một loài những động vật có kích thước càng nhỏ thì tim đập càng nhanh?
Câu 4 (1.5 điểm)
	1- Nêu đặc điểm cấu tạo phù hợp với chức năng của phổi.
	2- Khi con người hoạt động mạnh thì nhịp hô hấp thay đổi như thế nào ? Giải thích 
Câu 5 (1.5 điểm)
	1- Cho các sơ đồ chuyển hóa sau.
a- Tinh bột à Mantôzơ b- Mantôzơ à Glucôzơ 
c- Prôtêin chuỗi dài à Prôtêin chuỗi ngắn d- Lipit à Glyxêrin và axit béo .
	Em hãy cho biết các sơ đồ chuyển hóa trên xẩy ra ở những bộ phận nào trong ống tiêu hóa .
	2- Ruột non có cấu tạo như thế nào để phù hợp với chức năng tiêu hóa và hấp thụ thức ăn.
Câu 6 (2.0 điểm)
	 1- Khi nghiên cứu về chức năng của tủy sống trên một con ếch tủy, một bạn học sinh vô tình đã làm đứt một số rễ tủy, bằng cách nào em có thể phát hiện được rễ nào còn, rễ nào bị đứt. Hãy giải thích.
	2- Tại sao nói dây thần kinh tủy là dây pha?
--------------- HẾT ---------------
UBND HUYỆN THUỶ NGUYÊN
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
HƯỚNG DẪN CHẤM THI CHỌN HSG
MÔN: SINH HỌC 8
Câu
Đáp án
Điểm
1
	Tế bào động vật và tế bào thực vật giống và khác nhau về cấu tạo cơ bản ở những đặc điểm nào ?
 * Giống nhau:
- Đều có màng 
- Tế bào chất với các bào quan: Ty thể, thể gôngi, lưới nội chất, ribôxôm
- Nhân: có nhân con và chất nhiễm sắc.
* Khác nhau: 
Tế bào thực vật
Tế bào động vật
- Có mạng xelulôzơ 
- Có diệp lục 
- Không có trung thể 
- Có không bào lớn, có vai trò quan trọng trong đời sống của tế bào thực vật. 
- Không có mạng xelulôzơ 
- Không có diệp lục (trừ Trùng roi xanh)
- Có trung thể.
- Có không bào nhỏ không có vai trò quan trọng trong đời sống của tế bào .
0,5
0,5 
0,5 
 2
1- Xương có tính chất và thành phần hóa học như sau:
* Xương có 2 tính chất 
- Đàn hồi
- Rắn chắc
* Thành phần hóa học của xương.
- Chất hữu cơ (chất cốt giao) đảm bảo cho xương có tính đàn hồi 
- Chất vô cơ chủ yếu là các muối canxi lam cho xương có tính rắn chắc.
* Thí nghiệm chứng minh thành phần hóa học c ủa xương.
- Lấy một xương đùi ếch trưởng thành ngâm trong cốc đựng dung dịch axitclohiđric 10% sau 10 – 15 phút lấy ra thấy phần còn lại của xương rất mềm và có thể uốn cong dễ dàng à Xương chứa chất hữu cơ.
- Lấy một xương đùi ếch trưởng thành khác đốt trên ngọn lửa đèn cồn cho đến khi xương không cháy nữa, không còn khói bay lên, bóp nhẹ phần xương đã đốt thấy xương vỡ vụn ra đó là các chất khoáng à Xương chứa chất vô cơ 
2- Giải thích nguyên nhân có hiện tượng “Chuột rút” ở các cầu thủ bóng đá.
- Hiện tượng “Chuột rút” là hiện tượng bắp cơ bị co cứng không hoạt động được.
- Nguyên nhân do các cầu thủ bóng đá vận động quá nhiều, ra mồ hôi dẫn đến mất nước, mất muối khoáng, thiếu oxi. Các tế bào cơ hoạt động trong điều kiện thiếu oxi sẽ giải phóng nhiều axit lactic tích tụ trong cơ à ảnh hưởng đến sự co và duỗi của cơ à Hiện tượng co cơ cứng hay “Chuột rút” 
0.25
0.25
0.25
0.25
0,5
0,5
 3
1- Huyết áp là gì? Nguyên nhân làm thay đổi huyết áp ?
- Huyết áp là áp lực của dòng máu lên thành mạch khi di chuyển 
* Nguyên nhân làm thay đổi huyết áp 
- Nguyên nhân thuộc về tim: khi cơ thể hoạt động, các cảm xúc mạnh, một số hóa chất  làm cho huyết áp tăng.
- Nguyên nhân thuộc về mạch: khi mạch kém đàn hồi thì huyết áp tăng.
- Nguyên nhân thuộc về máu: máu càng đặc huyết áp tăng 
2Trong cúng một loài những động vật có kích thước càng nhỏ thì tim đập càng nhanh vì:
- Cường độ trao đổi chất mạnh, nhu cầu đòi hỏi nhiều ô xi. 
- Cường độ trao đổi chất mạnh vì diện tích tiếp xúc của bề mặt cơ thể với môi trường lớn so với khối lượng cơ thể, nên có sự mất nhiệt nhiều.
0.25
0.25
0.25
0.25
0,5
 4
1- Nêu đặc điểm cấu tạo phù hợp với chức năng của phổi.
- Phổi là bộ phận quan trọng nhất của hệ hô hấp nơi diễn ra sự trao đổi khí giữa cơ thể với môi trường bên ngoài. 
- Bao ngoài hai lá phổi có hai lớp màng, lớp màng ngoài dính với lồng ngực, lớp trong dính với phổi, giữa hai lớp có chất dịch giúp cho phổi phồng lên, xẹp xuống khi hít vào và thở ra.
- Đơn vị cấu tạo của phổi là phế nang tập hợp thành từng cụm và được bao bởi màng mao mạch dày đặc tạo điều kiện cho sự trao đổi khí giữa phế nang và máu đến phổi được dễ dàng.
- Số lượng phế nang lớn có tới 700 – 800 triệu phế nang làm tăng bề mặt trao đổi khí của phổi.
2- Khi con người hoạt động mạnh thì nhịp hô hấp thay đổi như thế nào ? Giải thích ?
- Khi con người hoạt động mạnh thì nhịp hô hấp tăng.
- Giái thích: 
Khi con người hoạt động mạnh cơ thể cần nhiều năng lượng -à Hô hấp tế bào tăng à Tế bào cần nhiều oxi và thải ra nhiều khí cacbonic à Nông dộ cacbonic trong máu tăng đã kích thích trung khu hô hấp ở hành tủy điều khiển làm tăng nhịp hô hấp.
0.25
0.25
0.25
0.25
0,5
 5
1
a- Xẩy ra ở miệng, dạ dày thời gian đầu và ruột non 
b- Xẩy ra ở ruột non 
c- Xẩy ra ở dạ dày 
d- Xẩy ra ở ruột non
2- Ruột non có cấu tạo như thế nào để phù hợp với chức năng tiêu hóa và hấp thụ thức ăn.
- Ruột non rất dài ở người trưởng thành từ 2,8 – 3m à Tổng diện tích bề mặt rất lớn (400 – 500 m2). Ruột non có cấu tạo gồm 4 lớp (lớp màng bọc ngoài, lớp cơ, lớp dưới niêm mạc và lớp niêm mạc).
- Ruột non có tuyến ruột tiết ra nhiều enzim giúp cho tiêu hóa các loại thức ăn thành các chất đơn giản glucozơ, axit amin, glyxerin và axit béo được hấp thụ qua thành ruột vào máu để đến các tế bào.
- Lớp niêm mạc có các nếp gấp với các lông ruột và lông cực nhỏ làm cho diện tích bề mặt bên trong rất lớn (gấp 600 lần so với diện tích mặt ngoài)
- Có hệ thống mao mạch máu và mạch bạch huyết dày đặc phân bố tới từng lông ruột.
0.25
0.25
0.25
0.25
0.25
0.25
 6
1/
- Kích thích rất mạnh lần lượt các chi (bằng dd HCl 3% )
+ Nếu chi đó không co, các chi còn lại co chứng tỏ rễ trước bên đó bị đứt, rễ trước bên còn lại và rễ sau còn.
+ Nếu chi đó co các chi còn lại không co chứng tỏ rễ trước các bên còn lại bị đứt.
+ Nếu không chi nào co cả chứng tỏ rễ sau bên đó bị đứt.
* Giải thích:
-Rễ trước dẫn truyền xung thần kinh vận động từ trung ương thần kinh đi qua cơ quan phản ứng (cơ chi)
- Rễ sau dẫn truyền xung thần kinh cảm giác từ các cơ quan về trung ương thần kinh.
2- Tại sao nói dây thần tủy là dây pha.
- Dây thần kinh tủy gồm một rễ trước và một rễ sau 
+ Rễ trước gồm các sợi thần kinh vận động đi ra từ tủy sống tới các cơ quan 
+ Rễ sau gồm các sợi thần kinh cảm giác nối các cơ quan với tủy sống.
- Hai rễ chập lại tại lỗ gian đốt tạo thành dây thần kinh tủy à Dây thần kinh tủy là dây pha.
0.25
0.25
0.25
0.25
0.25
0.25
0.25
0.25
--------------- HẾT ---------------
ĐỀ SỐ 3:
UBND HUYỆN THỦY NGUYÊN ĐỀ KIỂM THI HỌC SINH GIỎI
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO 
 MÔN: SINH HỌC LỚP 8 
Thời gian: 90 phút (Không kể thời gian giao đề)
Câu 1 (1.0điểm):
 Hãy chứng minh tế bào là đơn vị chức năng của cơ thể?
Câu 2 ( 2,5 điểm)
Nêu cấu tạo và chức năng sinh lí các thành phần của máu?
Giải thích vì sao tim đập lien tục suốt đời mà không mệt mỏi?
Câu 3 ( 2điểm):
 a- Trình bày các đặc điểm cấu tạo chủ yếu của dạ dày?
 b- Vì sao prôtêinthức ăn trong bị dịch vị phân hủy nhưng p rôt ê in của lớp niêm mạc dạ dày lại được bảo vệ và không bị phân hủy?
Câu 4 : ( 2.0 điểm)
 a- Bản chất của sự hô hấp ngoài và hô hấp trong là gì?
 b-Giải thích cơ sở sinh lý của tiếng khóc chào đời?
Câu 5: ( 2,5 điểm)
 a- Cơ chế điều hoà lượng đường trong máu của các hoóc môn tuyến tuỵ xảy ra như thế nào?
 b- Giải thích nguyên nhân của bệnh tiểu đường?
 ------------------------Hết-----------------------------
UBND HUYỆN THỦY NGUYÊN HƯỚNG DẪN CHẤM THI HỌC SINH GIỎI
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO MÔN : SINH HỌC 8
Câu
Đáp án
Điểm
Câu 1
(1 điểm)
- Chức năng của tế bào là thực hiện trao đổi chất và năng lượng cung cấp mọi hoạt động sống cho tế bàocủa cơ thể. Ngoài ra sự phân chia tế bào giúp cơ thể lớn lên tới giai đoạn trưởng thành có thể tham gia vào quá trình sinnh sản của cơ thể. Như vậy mọi hoạt động sống của cơ thể đều liên quan đến hoạt động sống của tế bào còn là đơn vị chức năng của cơ thể. 
1,0
Câu 2
(2,5 điểm)
a- Cấu tạo và chức năng sinh lí của các thành phần máu:
* Hồng cầu:
- Cấu tạo: là những tế bào màu đỏ không có nhân, hình đĩa lõm 2 mặt
- Chức năng sinh lí:
 + Vận chuyển các chất khí , vận chuyển O2 từ phổi đến các mô và CO2 từ các mô đến phổi để thải ra ngoài.
 + Tham gia vào hệ đệm Prôtêin để điều hòa độ pH trong máu
* Bach cầu:
- Cấu tạo:
+ Tế bào bạch cầu có hình dạng và kích thước khác nhau, chia làm 2 nhóm Bạch cầu đơn nhân và Bạch cầu đa nhân.
+ Bạch cầu có số lượng ít hơn hồng cầu.
- Chức năng sinh lý:
+ Thực bào là ăn các chất lạ hoặc vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể.
+ Đáp ứng miễn dịch: Là khả năng sinh ra các kháng thể tương ứng đặc hiệu với kháng nguyên để bảo vệ cơ thể.
+ Tạo Interferon được sản sinh ra khi có có kháng nguyên xâm nhập vào cơ thể, Interferon sẽ ức chế sự nhân lên của virut, hạn chế TB ung thư.
* Tiểu cầu: 
- Cấu tạo: Kích thước nhỏ, hình dạng không ổn định, không nhân, không có khả năng phân chia.
- Chức năng sinh lý:
 + Tham gia vào quá trình đông máu: Bằng cách giải phóng ra chất tham gia vào quá trình đông máu.
 + Làm co các mạch máu
 + Làm co cục máu.
* Huyết tương:
- Cấu tạo: Là một dịch thể lỏng, trong, màu vàng nhạt, vị hơi mặn, 90% là nước, 10% là vật chất khô, chứa các hữu cơ và vô cơ ngoài ra còn có các loại enzim, hoocmon, vitamin
- Chức năng sinh lý: 
 + Là môi trường diễn ra các hoạt động sinh lý của cơ thể
 + Cung cấp vật chất cho tế bào cơ thể
b- Tim đập liên tục suốt đời không mệt mỏi là vì:
Vì thời gian làm việc “Tim đập” và thời gian nghỉ ngơi là bằng nhau: 
+ Thời gian nghỉ ngơi 0,4s: pha giãn chung 0,4s 
+ Thời gian làm việc 0,4s bằng pha nhĩ co(0,1s) cộng pha thất co (0,3s)
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
Câu 3
(2 điểm)
a- Cấu tạo:
- Dạ dày hình túi, dung tích 3l
- Thành gồm 4 lớp: + lớp màng ngoài
 + Lớp cơ dày khỏe gồm cơ vòng, cơ dọc và cơ chéo
 + Lớp dưới niêm mạc
 + Lớp niêm mạc có nhiều tuyến tiết dịch vị
0,25
0,25
0,25
0,25
b- Giải thích
- Prôtêin trong thức ăn bị dịch vị phân hủy nhưng prôtêin của lớp niêm mạc dạ dày lại được bảo vệ và không bị phân hủy là:
- Do chất nhày có trong dịch vị phủ lên bề mặt niêm mạc, ngăn cách tế bào niêm mạc với pépsin và HCl
1.0
Câu 4
(2 điểm )
a- Bản chất
- Hô hấp ngoài:
+ Sự thở ra và hít vào ( thông khí ở phổi)
+ Trao đổi khí ở phổi: O2 khuếch tán từ phế nang vào máu.
 CO2 khuếch tán từ máu vào phế nang.
- Hô hấp trong
+ Trao đổi khí ở tế bào: CO2 khuếch tán từ tế bào vào máu.
 O2 khuếch tán từ máu vào tế bào.
0,5
0,5
b. Cơ sở sinh lí của tiếng khóc chào đời.
- Đứa trẻ khi chào đời bị cắt bỏ dây rốn lượng CO2 thừa ngày càng nhiều trong máu sẽ kết hợp với nước tạo thành H2CO3 => I on H+ tăng => Kích thích trung khu hô hấp hoạt động, tạo ra động tác hít vào, thở ra. Không khí đi ra tràn qua thanh quản tạo nên tiếng khóc chào đời.
1,0
Câu 5
( 2,5 điểm)
a- Cơ chế:
- Trong đảo tụy có hai loại tế bào: tế bào tiết hoóc môn insulin và tế bào tiết hoóc môn glucagôn 
 - Khi lượng đường trong máu tăng( thường sau bữa ăn) sẽ kích thích các tế bào của đảo tuỵ tiết insulin để biến đổi glucôzơ thành glycôgen(dự trữ trong gan và cơ) 
 - Khi lượng đường trong máu thấp( xa bữa ăn)sẽ kích thích các tế bào của đảo tuỵ tiết glucagôn gây nên sự chuyển hoá glicôgen thành glucôzơ nhờ đó mà lượng glucôzơ trong máu luôn giữ được ổn định 
0,5
0,5
0,5
b- Giải thích
 Bệnh tiểu đường thường xẩy ra khi : Tỉ lệ đường trong máu liên tục vượt mức bình thường ,quá ngưỡng thận nên bị lọc thải ra ngoài theo nước tiểu 
 - Nguyên nhân: 
+ Do các tế bào của đảt tuỵ tiết không đủ lượng insulin cần thiết đã hạn chế quá trình chuyển hoá glucozơ thành glycôgen làm lượng đường huyết tăng cao(thường gặp ở trẻ nhỏ) 
+ Do các tế bào không tiếp nhận insulin, mặc dù các tế bào của đảo tuỵ vẫn hoạt động bình thường làm cản trở sự hấp thụ glucôzơ để chuyển hoá thành glicôgen trong tế bào cũng làm lượng đường huyết tăng cao bị thải ra ngoài theo nước tiểu(thường gặp ở người lớn tuổi).
0,5
0,25
0,25
Tổng
10.0 đ
ĐỀ SỐ 4:
ĐỀ CHÍNH THỨC
PHÒNG GD&ĐT TAM DƯƠNG
ĐỀ THI GIAO LƯU HỌC SINH GIỎI LỚP 8
Năm học: 2012-2013
Môn: Sinh học
Thời gian làm bài: 120 phút 
Đề thi này gồm 01 trang
Câu 1. (1,5 điểm)
	a. Tế bào trong cơ thể có những hình dạng nào? Vì sao tế bào có nhiều hình dạng và kích thước khác nhau? Tính chất sống của tế bào thể hiện như thế nào?
b. Phân tích những đặc điểm tiến hoá của hệ cơ người so với hệ cơ thú?
Câu 2. (1,5 điểm) 
a. Gan đóng vai trò gì đối với tiêu hóa, hấp thụ thức ăn? Tại sao người bị bệnh gan không nên ăn mỡ động vật? 
b. Khi nuốt ta có thở không? Vì sao? Giải thích tại sao vừa ăn vừa cười nói lại bị sặc?
Câu 3. (1,5 điểm) 
Cấu tạo của đường dẫn khí phù hợp với chức năng làm ấm, ẩm và lọc sạch không khí trước khi vào phổi như thế nào? Vì sao không nên thở bằng miệng?
Câu 4. (1,0 điểm)
Khi ô xi hóa hoàn toàn hỗn hợp thức ăn cơ thể đã sử dụng hết 595,2 lít ô xi.
Biết tỉ lệ các loại thức ăn là 1: 3: 6 theo thứ tự Lipit, Protein, Gluxit (Li, Pr, G). 
	a. Tính khối lượng từng loại thức ăn trong hỗn hợp trên?
	b. Tính năng lượng sản ra khi ôxi hóa hoàn toàn hỗn hợp thức ăn trên?
 Biết để ô xi hóa hoàn toàn:
	+ 1 gam Gluxit cần 0,83 lít ôxi và giải phóng 4,3 kcal 
+ 1 gam Prôtêin cần 0,97 lít ôxi và giải phóng 4,1 kcal 
+ 1 gam Lipit cần 2,03 lít ôxi và giải phóng 9,3 kcal
Câu 5. (1.5 điểm) 
Nêu điểm khác nhau giữa nước tiểu ở nang cầu thận với nước tiểu ở bể thận? Nguyên nhân dẫn đến bệnh sỏi thận và sỏi bóng đái? Cách phòng tránh các bệnh đó.
Câu 6. (2,0 điểm) 
a. Trình bày cấu tạo và chức năng của đơn vị cấu tạo lên hệ thần kinh. Nếu phần cuối sợi trục của nơ ron bị đứt có mọc lại được không? Giải thích?
b. Phân biệt sự thụ tinh với sự thụ thai? Vì sao trong thời kì mang thai không có trứng chín, rụng và nếu trứng không được thụ tinh thì sau khoảng 14-16 ngày lại hành kinh?
Câu 7. (1,0 điểm) 
D: Động mạch
E. Mao mạch
F: Tĩnh mạch
Người ta vẽ đồ thị biểu diễn mối quan hệ giữa 3 đại lượng là: huyết áp, vận tốc máu, và đường kính chung hệ mạch (hình bên). Em hãy cho biết đồ thị A, B, C biểu diễn đại lượng nào nói trên? Vì sao?	
----------------HẾT-----------------
	Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.
	Họ tên thí sinh..........................................................................SBD:.....................
ĐỀ CHÍNH THỨC
PHÒNG GD&ĐT TAM DƯƠNG
KÌ THI GIAO LƯU HSG LỚP 6, 7, 8 NĂM HỌC 2012-2013
HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN: SINH HỌC
(HDC này gồm 02 trang)
Câu 1: (1,5 điểm)
Phần
Nội dung trình bày
Điểm
a
+ TB có nhiều hình dạng khác nhau: Hình cầu, hình đĩa, hình sao, thoi, trụ..........
+ TB có nhiều hình dạng và kích thước khác nhau để thực hiện các chức năng khác nhau.
+ Tính chất sống:
- TÕ bµo lu«n trao ®æi chÊt víi m«i trêng, nhê ®ã mµ tÕ bµo cã khả n¨ng tÝch lũy vËt chÊt, lín lªn, ph©n chia gióp c¬ thÓ lín lªn vµ sinh s¶n
 - TÕ bµo cßn cã khả n¨ng c¶m øng víi c¸c kÝch thÝch cña m«i trêng. 
0,25
0,25
0,25
b
Những đặc điểm tiến hoá của hệ cơ người so với thú là:
- Cơ chi trên phân hoá -> cử động linh hoạt, đặc biệt là cơ ngón cái rất phát triển. - Cơ chi dưới tập trung thành nhóm cơ lớn, khoẻ (cơ mông, đùi)=> di chuyển, nâng đỡ 
- Cơ vận động lưỡi phát triển giúp cho vận động ngôn ngữ nói. 
- Cơ nét mặt mặt p

Tài liệu đính kèm:

  • docBo_de_thi_hoc_sinh_gioi_sinh_hoc_8.doc