ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 6 HUYỆN TAM DƯƠNG NĂM HỌC 2010-2011 MÔN NGỮ VĂN 6 Thời gian: 120 phút (không kể thời gian giao đề) Câu 1: (2 điểm) a)Xác định và nói rõ tác dụng của phép tu từ so sánh, nhân hoá trong đoạn thơ sau: “ Lúc vui biển hát, lúc buồn biển lặng, lúc suy nghĩ biển mơ mộng và dịu hiền. Biển như người khổng lồ, nóng nảy, quái dị, gọi sấm, gọi chớp. Biển như trẻ con, nũng nịu, dỗ dành, khi đùa, khi khóc.” (Khánh Chi, “Biển”) b)Chỉ ra và nêu tác dụng của phép nhân hóa trong đoạn văn sau: “Bến cảng lúc nào cũng đông vui. Tàu mẹ, tàu con đậu đầy mặt nước. Xe anh, xe em tíu tít nhận hàng v ề và chở hàng ra. Tất cả đều bận rộn.” Câu 2: (3 điểm) Cho hai nhân vật là một giọt nước mưa còn đọng trên lá non và một vũng nước đục ngầu trong vườn. Hãy hình dung cuộc trò chuyện lí thú giữa hai nhân vật và kể lại bằng một bài văn ngắn không quá một trang giấy thi. Câu 3: (5 điểm) Một buổi tối, sau khi đã học bài xong, em bước ra sân, hít thở không khí trong lành của màn đêm yên tĩnh. Hãy tả lại khung cảnh quanh em lúc đó. -------------------------------------------------------------------- PHÒNG GD&ĐT BẮC NINH ĐỀ THI CHỌN HSG TRƯỜNG THCS ĐÁP CẦU Năm học 2013-2014 Môn thi: Ngữ văn 6 Thời gian làm bài :120 phút Câu 1: ( 3 điểm) Trong văn bản Bài học đường đời đầu tiên ( trích Dế mèn phiêu lưu ký) của nhà văn Tô Hoài có đoạn: “ Chưa nghe hết câu, tôi đã hếch răng lên, xì một hơi rõ dài. Rồi, với điệu bộ khinh khỉnh, tôi mắng: - Hức! Thông ngách sang nhà ta? Dễ nghe nhỉ! Chú mày hôi như cú mèo thế này, ta nào chịu được. Thôi, im cái điệu hát mưa dầm sùi sụt ấy đi. Đào tổ nông thì cho chết! Tôi về, không một chút bận tâm.” ( Ngữ văn 6, tập 2, NXBGD-2008) a. Đoạn văn trên có bao nhiêu câu? Ghi lại mỗi câu thành một dòng độc lập. b. Căn cứ vào dấu câu và dựa vào phân loại câu theo mục đích nói thì mỗi câu trong đoạn văn trên thuộc kiểu câu gì? Câu 2: ( 3 điểm ) Sau khi bài thơ Đêm nay Bác không ngủ ra đời và được đưa vào chương trình sách Giáo khoa Ngữ văn 6 tập 1, nhà thơ Minh Huệ có ý định sửa lại hai câu thơ: Mái lều tranh xơ xác thành Lều tranh sương phủ bạc; Manh áo phủ làm chăn thành Manh áo cũ là chăn. Theo em tại sao nhà thơ lại không sửa nữa? Câu 3: ( 6 điểm ) “Tre xanh Xanh tự bao giờ Chuyện ngày xưa đã có bờ tre xanh Thân gầy guộc, lá mong manh Mà sao nên lũy nên thành tre ơi ? Ở đâu tre cũng xanh tươi Cho dù đất sỏi đất vôi bạc màu !” (Trích bài thơ “Tre Việt Nam” - Nguyễn Duy) Em hãy trình bày cảm nhận của mình về những dòng thơ trên. Câu 4: ( 8 điểm) Từ những cuộc vận động “ ủng hộ đồng bào bị lũ lụt”, “ Giúp đỡ nạn nhân chất độc da cam”, “ ủng hộ nhân dan Nhật Bản” và những chương trình truyền hình “ Trái tim cho em”, “ Thắp sáng ước mơ”. Em hãy phát biểu cảm nghĩ của mình bằng bài văn ngắn với nội dung: Sự sẻ chia và tình yêu thương là điều quý giá nhất trên đời. ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI MÔN NGỮ VĂN 6 NĂM HỌC 2012 - 2013 Thời gian : 120 phút (không kể thời gian ra đề) Câu 1: ( 1,5 điểm): Gạch chân dưới chủ ngữ và vị ngữ của các câu sau rồi phân chúng thành 2 nhóm: nhóm câu trần thuật có từ “là” và nhóm câu trần thuật đơn không có từ “là”. a. Ông già và cả dân làng gọi cây ấy là cây Thiên Hương. ( Ngữ Văn Nghệ An) b. Trông thấy tôi, Dế Choắt khóc thảm thiết. ( Tô Hoài) c. “ Đêm nay Bác không ngủ” là một bài thơ hay của Minh Huệ. Câu 2: ( 2,5 điểm): Viết một đoạn văn ngắn nói lên suy nghĩ của em về nhân vật Kiều Phương trong “ Bức tranh của em gái tôi” - Tạ Duy Anh. Câu 3: (1 điểm) :Văn bản “ Bức thư của thủ lĩnh da đỏ” đã đặt ra một vấn đề cho toàn nhân loại đó là vấn đề gì? Câu 4: (5 điểm) : Sau khi về đến nhà, ông lão ( trong truyện Ông lão đánh cá và con cá vàng – Ngữ văn 6, tập một) sửng sốt, lâu đài, cung điện biến mất ; trước mặt ông lão lại thấy túp lều nát ngày xưa và trên bậc cửa, mụ vợ đang ngồi trước cái máng lợn sứt mẻ. Ông lão tâm sự với vợ. Em hãy tưởng tượng và kể lại những lời tâm sự đó. ...........................................................Hết................................................................ ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 6 HUYỆN SA PA MÔN NGỮ VĂN 6 Thời gian: 120 phút (không kể thời gian giao đề) Câu 1: ( 3 điểm ) Chỉ ra phép so sánh trong khổ thơ dưới đây. Cho biết chúng thuộc kiểu so sánh nào. Nêu tác dụng gợi hình, gợi cảm của phép so sánh đó? " Quê hương tôi có con sông xanh biếc Nước gương trong soi tóc những hàng tre Tâm hồn tôi là một buổi trưa hè Toả nắng xuống lòng sông lấp loáng " (Nhớ con sông quê hương - Tế Hanh) Câu 2: ( 3 điểm) Tìm những ẩn dụ chuyển đổi cảm giác trong các câu thơ dưới đây và nêu tác dụng của những ẩn dụ ấy trong việc miêu tả sự vật, hiện tượng? a. Cha lại dắt con đi trên cát mịn Ánh nắng chảy đầy vai ( Hoàng Trung Thông) b. Ngoài thềm rơi chiếc lá đa Tiếng rơi rất mỏng như là rơi nghiêng. ( Trần Đăng Khoa) Câu 3: ( 14 điểm) Dựa vào bài thơ “ Đêm nay Bác không ngủ” của nhà thơ Minh Huệ ( Sách Ngữ văn 6 - Tập hai), em hãy viết bài văn bằng lời của người chiến sĩ kể về kỉ niệm một đêm được ở bên Bác Hồ khi đi chiến dịch. --------------------------------------------------------------------------- KỲ THI HỌC SINH GIỎI LỚP 6 HUYỄN HOÀNG HÓA NĂM HỌC: 2013 -2014 Môn thi: Ngữ văn Thời gian làm bài: 120 phút ( không kể thời gian giao đề) Câu 1: (2,0 điểm) Từ mắt trong các câu sau được dùng theo nghĩa gốc hay nghĩa chuyển? Hãy giải thích nghĩa của từ mắt. - Thương ai con mắt lá răm Lông mày lá liễu thương năm nhớ mười. (Ca dao) - Cây này nhiều mắt quá. Câu 2: (3,0 điểm) Sau đây là đoạn văn trích trong văn bản Cô Tô: Sau trận bão, chân trời, ngấn bể sạch như tấm kính lau hết mây hết bụi. Mặt trời nhú lên dần dần, rồi lên cho kỳ hết. Tròn trĩnh phúc hậu như lòng đỏ một quả trứng thiên nhiên đầy đặn. Quả trứng hồng hào thăm thẳm và đường bệ đặt lên một mâm bạc đường kính mâm rộng bằng cả một cái chân trời màu ngọc trai nước biển ửng hồng. Y như một mâm lễ phẩm tiến ra từ trong bình minh để mừng cho sự trường thọ của tất cả những người chài lưới trên muôn thuở biển Đông. ( Nguyễn Tuân) Em hãy viết một văn bản ngắn (khoảng 1 trang giấy thi) nói về cái hay của đoạn trích trên. Câu 3: (5,0 điểm) Dựa vào văn bản Sông nước Cà Mau của nhà văn Đoàn Giỏi, bằng trí tưởng tượng và sự kết hợp hài hòa giữa phương thức tự sự và miêu tả, em hãy kể lại chuyến du lịch kì thú của mình khi đến với vùng sông nước có vẻ đẹp rộng lớn, hùng vĩ, đầy sức sống hoang dã ấy và cuộc sống tấp nập, trù phú, độc đáo của vùng tận cùng phía Nam Tổ quốc. ------------------ Hết -------------------------- ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 6 HUYỆN VIỆT YÊN NĂM HỌC 2013-2014 MÔN NGỮ VĂN 6 Thời gian: 120 phút (không kể thời gian giao đề) Câu 1. (2.0 điểm) Xác định cấu tạo của câu in đậm dưới đây và cho biết chúng là kiểu câu gì? a. Đẹp vô cùng, Tổ quốc ta ơi! b. Dưới gốc tre, tua tủa những mầm măng. Câu 2. (2.0 điểm) Chỉ ra các biện pháp tu từ trong những câu thơ dưới đây: Mặt trời xuống biển như hòn lửa. Sóng đã cài then đêm sập cửa. ( Huy Cận, Đoàn thuyền đánh cá) Câu 3. (6.0 điểm) Trong bài thơ “Mẹ ốm”, nhà thơ Trần Đăng Khoa viết: “Nắng mưa từ những ngày xưa Lặn trong đời mẹ bây giờ chưa tan” a) Em hiểu nghĩa của từ "nắng mưa" trong câu thơ trên như thế nào ? b) Hãy viết một đoạn văn nêu nét đặc sắc về nghệ thuật sử dụng từ "lặn" trong câu thơ thứ hai . Câu 4. (10.0 điểm) "Nhạc của trúc, nhạc của tre là khúc nhạc của đồng quê. Nhớ một buổi trưa nào, nồm nam cơn gió thổi, khóm tre làng rung lên man mác khúc nhạc của đồng quê..." ( Thép Mới, Cây tre Việt Nam) Hãy tả lại buổi trưa ấy theo tưởng tượng của em. --------------------------------------------------------------------------- ĐỀ THI OLYMPIC LỚP 6 TRƯỜNG XUÂN DƯƠNG NĂM HỌC 2013-2014 MÔN NGỮ VĂN 6 Thời gian: 120 phút (không kể thời gian giao đề) Câu 1(4 điểm): Xác định và nói rõ tác dụng của phép so sánh,nhân hóa trong các câu sau: “ Lúc vui vẻ biển hát, lúc buồn biển lặng, lúc suy nghĩ biển mơ mộng và dịu hiền. Biển như người khổng lồ, nóng nảy, quái dị, gọi sấm, gọi chớp. Biển như trẻ con, nũng nịu, dỗ dành, khi đùa, khi khóc.” (“Biển”-Khánh Chi) Câu 1(6 điểm): Từ nội dung câu chuyện sau, hãy trình bày suy nghĩ của em về việc cho và nhận trong cuộc sống. Người ăn xin Một người ăn xin đã già. Đôi mắt ông đỏ hoe, nước mắt ông giàn giụa, đôi môi tái nhợt, áo quần tả tơi. Ông chìa tay xin tôi. Tôi lục hết túi nọ đến túi kia, không có lấy một xu, không có cả khăn tay, chẳng có gì hết. Ông vẫn đợi tôi. Tôi chẳng biết làm thế nào. Bàn tay tôi run run nắm chặt lấy bàn tay run rẩy của ông: - Xin ông đừng giận cháu! Cháu không có gì cho ông cả. Ông nhìn tôi chăm chăm, đôi môi nở nụ cười: - Cháu ơi, cảm ơn cháu! Như vậy là cháu đã cho lão rồi. Khi ấy tôi chợt hiểu ra: cả tôi nữa, tôi cũng vừa nhận được một cái gì đó của ông. (Theo Tuốc-ghê-nhép ) Câu 3 (10 điểm): Sau một thời gian phiêu lưu, nhân vật Dế Mèn trong tác phẩm “Dế Mèn phiêu lưu kí” của Tô Hoài đã có dịp trở lại thăm mộ của Dế Choắt. Trong vai Dế Mèn, em hãy kể lại câu chuyện đó. ---------------------------------------------------------------------------
Tài liệu đính kèm: