Bộ đề ôn tập Tiếng Việt Lớp 2

doc 43 trang Người đăng duyenlinhkn2 Ngày đăng 20/07/2022 Lượt xem 356Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bộ đề ôn tập Tiếng Việt Lớp 2", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bộ đề ôn tập Tiếng Việt Lớp 2
Họ và tờn: ..	 Lớp 2A
Bộ đề ôn tập tiếng việt lớp 2
ôN tiếNG VIệT LớP 2 Đề 1
A/ đọc hiểu: 
I.Đọc bài văn sau: TRạI NUÔI HƯƠU
	Trại nuôi hươu Hương Sơn kề bên núi Dứa, ven bãi sông Ngàn Phố. ở đây có hàng trăm con hươu đã thuần hoá. Chúng gần gũi với con người. Hằng ngày chúng chạy chơi loăng quăng khắp trại. Thấy cô kĩ sư chăn nuôi bước tới, chúng chạy ùa ra đón. Có con dụi cái mõm vào cánh tay hoặc bàn tay cô. Có con hé cái miệng xinh xinh đớp thức ăn từ miệng giỏ.
	Hằng năm, hươu cho người những cặp gạc non của mình. Đó là một thứ thuốc rất quý.
II. Dựa vào nội dung bài đọc, em hãy khoanh vào chữ cái trước ý trả lời đúng nhất:
Câu 1. Trại nuôi hươu Hương Sơn nằm ở đâu?
 	A. Bên núi Dứa 	B. Ven bãi sông Ngàn Phố 
 	C. Bên núi Dứa, ven bãi sông Ngàn Phố
Câu 2. Trại Hương Sơn có bao nhiêu con hươu?
 	A. Một trại	B. Hàng trăm con 	C. Hàng ngàn con
Câu 3. Hươu ở trại Hương Sơn có đặc điểm gì?
 	A. Đã được thuần hoá	 	B. Rất gần gũi với con người
 	C. Cả hai đặc điểm trên
Câu 4. Chi tiết nào cho thấy hươu rất gắn bó với người?
 	A. Chạy ùa ra đón cô kĩ sư	 	B.Hé cái miệng xinh xinh đớp thức ăn
 	C. Chạy loăng quăng khắp trại
Câu 5. Trại nuôi hươu để làm gì?
A. Để lấy thịt.	B. Để lấy một thứ thuốc rất quý.	C. Để lấy những cặp gạc non.
Câu 6. Bộ phận in đậm trong câu “ Người ta nuôi hươu để lấy gạc làm thuốc” trả lời cho câu hỏi nào?
 	A. Vì sao?	 	B. Để làm gì?	 	C. Khi nào?	
Câu 7. Từ trái nghĩa với từ chạy ùa ra là:
 	A. đứng im	 	B. chạy ào ra	 	C. chạy đuổi nhau
Câu 8. Trong câu “ Thấy cô kĩ sư chăn nuôi bước tới, chúng chạy ùa ra đón” có:
 A. 1 từ chỉ hoạt động.	 B. 2 từ chỉ hoạt động.	 	C. 3 từ chỉ hoạt động.
Đó là : . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 
b. luyện tập:
Bài 1: a/ Điền l hay n : 	.......ời ........ói chẳng mất tiền mua
	.......ựa ....... ời mà nói cho vừa ......òng nhau.
 b/ Điền ch hay tr : Nói ........ uyện, đọc ........uyện, kể ..........uyện, ....... uyện làm ăn.
c/ Dòng nào viết đúng chính tả?	 A. Đôi mắt của bé long lanh.	
B. Mặt nước nung ninh. 	 C. Trời hôm nay sám xịt.
Bài 2: a) Tìm từ trái nghĩa với mỗi từ sau: lười biếng, tốt, hiền, khỏe. .................................................................................................... ..................................................
Tìm 4 từ có hai tiếng nói về tình cảm yêu thương giữa mọi người trong gia đình. .................................................................................................... ..................................................
Bài 3: a) Gạch chân dưới những từ chỉ họat động trong đoạn văn sau:
Mới sớm tinh mơ, chú gà trống đã chạy ra giữa sân. Chú vươn mình, dang đôi cánh to và khỏe như hai chiếc quạt vỗ phành phạch. Chú rướn cổ lên gáy.
b) Viết một câu theo mẫu: Ai làm gì? (hoặc thế nào) để nói về một học sinh ngoan
.................................................................................................... ..................................................
c) Điền vào chỗ trống dấu phẩy hay dấu chấm.
Mùa nàyă người làng tôi gọi là mùa nước nổi ă không gọi là mùa nước lũ ă vì nước lên hiền hòa ă nước mỗi ngày một dâng lên ă
Bài 4: Viết 5 - 6 câu kể về đàn gà con mới nở của gia đình em (hoặc gia đình bạn em).
.................................................................................................... ..................................................
.................................................................................................... ..................................................
.................................................................................................... ..................................................
ôN tiếNG VIệT LớP 2 - Đề 2
A/ đọc hiểu: 
I.Đọc bài văn sau: Món quà quý nhất
	Ngày xưa, ở một gia đình kia có ba anh em trai. Vâng lời cha mẹ, họ ra đi tự kiếm sống trong một thời gian. Sau một năm họ trở về. Ai cũng mang về một món quà quý. Người anh thứ hai và người em út biếu cha mẹ nhiều ngọc ngà, châu báu. Người anh cả khoác về một tay nải nặng, không biết ở trong đựng những gì.
	Sau bữa cơm vui vẻ, người cha hỏi người con cả:
	- Bấy lâu nay con đi đâu, làm gì?
	- Thưa cha, con đi tìm thầy học những điều hay lẽ phải để dùng trong việc làm ăn hàng ngày.
	Nói rồi, anh xin phép cha mở tay nải ra. Mọi người ngạc nhiên: ở trong toàn là sách. Người cha vuốt râu khen:
	- Con đã làm đúng. Con người ta, ai cũng phải học. Quà của con mang về cho cha là món quà quý nhất.
II. Dựa vào nội dung bài đọc, em hãy đánh dấu vào ô trước ý trả lời đúng nhất:
Câu 1:Ai biếu cha mẹ nhiều ngọc ngà châu báu?
	ă Người anh cả và người em út.	ă Người anh cả và người anh thứ hai.
ă Người anh thứ hai và người em út.
Câu 2: a/ Người cha quý nhất món quà của ai?
	ă Quà của người con cả.	ă Quà của người con thứ hai.
ă Quà của người con út.
 	 b/ Vì sao ?	A. Vì con người ta, ai cũng phải học.	
B. Vì cần học những điều hay lẽ phải.	C. Cả hai ý trên.
Câu 3: Câu chuyện muốn khuyên ta điều gì?
	ă Cần biếu cha mẹ nhiều ngọc ngà, châu báu để cha mẹ vui lòng..
ă Cần học nhiều điều hay lẽ phải trong sách để phục vụ cuộc sống.
ă Cần đọc nhiều sách báo để thoả trí tò mò của bản thân mình.
Câu 4: Câu: “Ai cũng mang về một món quà quý.” Thuộc kiểu câu nào đã học?
	ă Ai làm gì?	ă Ai thế nào?	ă Ai là gì?
b. luyện tập:
Bài 1 : Tìm những tiếng có thể ghép với mỗi tiếng sau :
- riêng 	- giêng 	- dơi 	 - rơi 	- dạ 	 - rạ 
.................................................................................................... ..................................................
.................................................................................................... ..................................................
.................................................................................................... ..................................................
Bài 2 : Tìm 6 từ chứa tiếng bắt đầu bằng r , d , gi ( mỗi trường hợp hai từ )
.................................................................................................... ..................................................
.................................................................................................... ..................................................
.................................................................................................... ..................................................
.................................................................................................... ..................................................
.................................................................................................... ..................................................
.................................................................................................... ..................................................
Bài 3: Tả một con chim mà em đã có lần ngắm nó.
.................................................................................................... ..................................................
.................................................................................................... ..................................................
.................................................................................................... ..................................................
ôN tiếNG VIệT LớP 2 Đề 3
A/ đọc hiểu: 
I.Đọc bài văn sau: Suối vui
Bạn có biết không?Suối rất hay cười. Vừa đi vừa cười. Vừa chạy vừa cười. Cả lúc nhảy cũng cười. Dường như suối không biết buồn là gì.
Từ trong khe đá chảy ra, suối khúc khích, nhí nhảnh. Thoạt tiên chỉ là cái lạch nhỏ, mong manh, trong veo. Róc rách! Róc rách!
Đàn bướm dập dờn quanh sợi nước tựa những dải lụa mềm vấn vít đan vào nhau, tìm đến nhau rồi chảy vào một nơi, hợp thành một vùng nước. Sóng sánh trong hang động. Lóng lánh gương giếng đá. Ăm ắp. Từ đấy, nước khơi mạch tìm ra, chảy thành dòng suối.
Tung tăng! Tung tăng! Róc rách! Róc rách! Như câu hát. Như tiếng cười...
II. Dựa vào nội dung bài đọc, em hãy đánh dấu vào ô trước ý trả lời đúng nhất:
Câu1: Bài văn trên tả sự vật nào là chính?
a) Khe đá
b) Dòng suối
c) Đàn bướm
Câu 2: Những từ nào trong bài tả âm thanh của tiếng suối?
a) khúc khích
b) nhí nhảnh
c. róc rách
d. tung tăng 
c. réo rắt
	Câu 3: Xếp các từ có trong bài Suối vui dưới đây vào nhóm thích hợp:
suối, khúc khích, chảy, hang động, cười, trong veo, cái lạch, róc rách, tìm, mỏng manh
Từ chỉ sự vật
Từ chỉ hoạt động
Từ chỉ đặc điểm
..................................................
.................................................. ..................................................
..................................................
.................................................. ..................................................
..................................................
.................................................. ..................................................
Câu 4: Vì sao tác giả gọi dòng suối là suối vui?
......................................................................................................................................................................
b. luyện tập:
Bài 1: a) Tìm các từ ngữ có tiếng “biển”
	 b) Đặt một câu với một trong những từ em vừa tìm được, trong câu đó em có dùng hình ảnh so sánh.
Bài 2: Đọc câu văn sau: 
Giữa cánh đồng lúa chín vàng ươm, một chú cò trắng muốt đang bay lượn.
Câu văn trên thuộc kiểu câu nào em đã học?
Hãy đặt câu hỏi cho từng bộ phận được gạch chân ở câu văn trên?
......................................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................................
Bài 3: (1,5đ) Điền dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong các câu văn sau: 
	Sáo chào mào liếu điếu giẻ quạt... vui vẻ bay đi kiếm ăn. Chúng gọi nhau chào nhau ríu rít đủ mọi chuyện.
Bài 4: ( 2 đ) Em sẽ nói gì trong các trường hợp sau: 
Em vô ý làm giơ sách của Hà xuống đất.: .
Em hỏi mượn quyển truyện của Hưng, Hưng nói: Cậu cầm đọc đi! Nhưng nhớ là ngày mai trả tớ nhé!: .................................................................................................................................................
Bài 5: (7đ) Mỗi mùa trong năm đều có vẻ đẹp và đặc trưng riêng. Hãy viết một đoạn văn ngắn ( khoảng 7 - 8 câu) nói về một mùa em yêu thích nhất.
......................................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................................
ôN tiếNG VIệT LớP 2 Đề 3
A/ đọc hiểu: 	
I.Đọc bài văn sau: Hoạ mi hót
 Mùa xuân! Mỗi khi Hoạ Mi tung ra những tiếng hót vang lừng, mọi vật như có sự thay đổi kì diệu!
 Trời bỗng sáng thêm ra. Những luồng ánh sáng chiếu qua các chùm lộc mới hoá rực rỡ hơn. Những gợn sóng trên hồ hoà nhịp với tiếng Hoạ Mi hót, lấp lánh thêm. Da trời bỗng xanh cao. Những làn mây trắng trắng hơn, xốp hơn, trôi nhẹ nhàng hơn. Các loài hoa nghe tiếng hót trong suốt của Hoạ Mi chợt bừng giấc, xoè những cánh hoa đẹp, bày đủ các màu sắc xanh tươi. Tiếng hót dìu dặt của Hoạ Mi giục các loài chim dạo lên những khúc nhạc tưng bừng, ca ngợi núi sông đang đổi mới.
 Chim, Mây, Nước và Hoa đều cho rằng tiếng hót kì diệu của Hoạ Mi đã làm cho tất cả bừng giấc Hoạ Mi thấy lòng vui sướng, cố hót hay hơn nữa.
Võ Quảng 
II. Dựa vào nội dung bài đọc, em hãy đánh dấu vào ô trước ý trả lời đúng nhất:
Câu 1: Đoạn văn nói về tiếng hót của Hoạ Mi vào thời gian nào?
 A. Mùa xuân B. Mùa hè c . Mùa thu d . Mùa đông 
Câu 2 : Tiếng hót của Hoạ Mi như thế nào?
A. vang lừng	B. có sự thay đổi kì diệu	C. vui sướng
Câu 3 : Tiếng hót của Hoạ Mi có tác dụng gì?
A. Hoạ Mi hót báo hiệu mùa xuân đến. 
B.Tiếng hót của Hoạ Mi giục các loài chim dạo lên những khúc nhạc tưng bừng. 
C.Tiếng hót của Hoạ Mi làm cho mọi vật bừng giấc.
D. Tiếng hót của Hoạ Mi ca ngợi núi sông đang đổi mới. 
b. luyện tập:
 Câu 1: Câu: “ Da trời bỗng xanh cao.”thuộc mẫu câu nào đã học?
A. Ai- là gì? B.Ai-làm gì? C. Ai- thế nào? D.Không thuộc mẫu câu nào?
Câu 2 :Câu: “ Những làn mây trắng trắng hơn, xốp hơn, trôi nhẹ nhàng hơn.” có mấy từ chỉ đặc điểm?
A. 1 từ B. 2 từ C. 3 từ D. 4 từ
Đó là : . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 
Câu 3 : Dòng nào chỉ gồm các từ chỉ đặc điểm.
 A. rực rỡ, xanh tươi, kì diệu, hay. C. rực rỡ, xanh tươi, trôi, hót. 
 B. xanh tươi, kì diệu, sóng, bừng giấc. D. xanh tươi, trôi, rực rỡ, bừng giấc.
Câu 4: Trái nghĩa với từ sáng là: 
 A. Đen B. Tối C. Trắng D. Xám
Câu 5: Bộ phận gạch chân trong câu: “Trời bỗng sáng thêm ra.” trả lời cho câu hỏi nào? 
A. là gì? B. Ai (cái gì)? C. Làm gì D. thế nào?
Câu 6: Từ điền thích hợp nhất vào chỗ chấm trong câu: “ Tiếng kêu da diết, ở bụi, ở bờ, báo mùa hè tới là con chim.” là:
A. sáo B. tu hú C. cuốc D. khách 
Câu 7: Có thể thay từ “ cố” trong câu văn: “Hoạ Mi thấy lòng vui sướng, cố hót hay hơn nữa.” bằng từ nào dưới đây để nghĩa của câu văn không thay đổi?
A. gắng B. phải C. cần D. thấy
Câu 8: Em hiểu câu tục ngữ : “Bạn bè sum họp.” là thế nào?
A. Bạn bè đông vui. B. Bạn bè quây quần.
C.Bạn bè ở khắp nơi trở về quây quần họp mặt. 	 D. Bạn bè vui vẻ. 
ôN tiếNG VIệT LớP 2 Đề 5
A/ đọc hiểu: 
I.Đọc bài văn sau: Cây thông
Những cây thông dáng thẳng tắp, hiên ngang giữa trời đất, không sợ nắng. Lá thông trông như một chiếc kim dài và xanh bóng. Mỗi khi gió thổi, cả hàng thông vi vu reo trong gió làm cho ta không khỏi mê say.
Thông thường mọc trên đồi, ở những nơi đất đai khô cằn, thông vẫn xanh như thường. Người ta trồng thông chủ yếu để lấy nhựa và gỗ. Đó là nguồn tài nguyên thiên nhiên vô cùng quý báu. (Trong “Thế giới cây xanh”)
II. Dựa vào nội dung bài đọc, em hãy đánh dấu vào ô trước ý trả lời đúng nhất:
1/ Từ ngữ nào trong đoạn văn tả hình dáng của cây thông?
Cao vút	B.Thẳng tắp.	C.Xanh bóng
 2/ Bộ phận nào của cây thông giống như chiếc kim dài?
 Lá cây.	B. Thân cây	C. Rễ cây
3/ ở nơi khô cằn cây thông như thế nào?
 Khô héo.	
 Khẳng khiu.
C. Xanh tốt.
 4/ Vì sao nói cây thông là nguồn tài nguyên thiên nhiên quý?
A.Vì cây chô bóng mát.
B.Vì cây cho gỗ và nhựa.
C.Vì cây cho quả thơm.
b. luyện tập:
5/ Dòng nào dưới đây gồm những từ chỉ sự vật ( đồ vật cây cối)?
Cây thông, gỗ.	B. Gió, xanh tốt.	C. Thổi, reo lên.
 6/ Câu nào dưới đây được cấu tạo theo mẫu “Ai là gì”?
A. Thông mọc trên đồi.	B.Lá thông nhọn, xanh bóng.
 C.Thông là nguồn tài nguyên thiên nhiên quý.
 7/ Diền dấu chấm hoặc dấu phẩy thích hợp vào câu văn sau:
 Sáo chào mào liếu điếu giẻ quạt vui vẻ bay đi kiếm ăn chúng gọi nhau chào nhau ríu rít đủ mọi chuyện 
 8/ Điền c hoặc k vào chỗ trống
 Giữa trưa hè, trời nóng như thiêu. Dưới những lùm .ây dại, đàn iến vẫn nhanh nhẹn, vui vẻ và iên nhẫn với công việc iếm ăn. 
 9/ Tìm từ chỉ sự vật, hoạt động trong các dòng sau: 
 Bầy ong giữ hộ cho người
 Những mùa hoa đã tàn phai tháng ngày.
- Từ chỉ sự vật: .......................................................................................................................................
- Từ chỉ hoạt động: .......................................................................................................................................
10/ Hãy viết 4-5 câu tả về người thân của em.
ôN tiếNG VIệT LớP 2 Đề 6
A/ đọc hiểu: 
I.Đọc bài văn sau: Đổi giày
 Một anh đi nhầm giày, chiếc cao chiếc thấp. Ra đường, thấy bước khó khăn, anh ta phàn nàn :
 - Quái, sao chân mình hôm nay bên dài bên ngắn thế nhỉ? Hay là đường cái khấp khểnh?
 Một người qua đường nghe thấy bảo :
 - Không phải, ông đi nhầm giày, chiếc cao chiếc thấp đấy !
 Anh ta vội về đổi lấy đôi giày kia. Cầm hai chiếc giày kia lên, anh xem một lúc rồi lắc đầu:
 - Sao vẫn chiếc thấp chiếc cao thế nhỉ ?
II. Dựa vào nội dung bài đọc, em hãy đánh dấu vào ô trước ý trả lời đúng nhất:
Câu 1. Tại sao anh chàng thấy bước thấp bước cao ?
 a. Vì đường cái khấp khểnh.	 b. Vì một bên chân dài, một bên chân ngắn .
 	c. Vì anh chàng đi nhầm giày.
Câu 2. Vì sao đổi giày mà vẫn bị chiếc cao chiếc thấp?
a. Vì anh ta ngốc nghếch.	b. Vì anh ta cầm hai chiếc kia lên.	C. Vì anh ta vội.
Câu 3. Theo em nội dung câu chuyện nói về điều gì ?
Nói về những đôi giày.	c. Kể về anh chàng đi nhầm giày.
Chê anh chàng ngốc nghếch.
b. luyện tập:
Bài 1: Viết lại cho đúng chính tả các tên sau:
Nhà trẻ hoạ mi, hồ hoàn kiếm, sông hồng, núi trường sơn, thành phố hải phòng, đất rừng u minh, đồng bằng cửu long, trường tiểu học võ thị sáu.
........................
........................
........................
Bài 2: Đặt câu hỏi cho bộ phận câu được in đậm
a. Hôm nay, Tình là người đến lớp sớm nhất.
........................
b. Người bạn em quý nhất là Nhung.
........................
c. Phần thưởng của Lan là một chiếc hộp bút. 
........................
d. Mít là một cậu bé sinh ra ở thành phố Tí Hon.
........................
Bài 3: Khoanh tròn vào chữ cái trước kiểu câu Ai là gì?
a. Thế là mùa xuân mong ước đã đến c. Ngày 2 tháng 9 là ngày Quốc khánh của nước ta.
b. mẹ là ngọn gió của con suốt đời.	 d. Em cứ tưởng là bạn ấy đã đến rồi.
e. Đó là quyển sách mẹ tặng em hôm sinh nhật.
Bài 4: Gạch một gạch dưới các từ chỉ hoạt động, gạch hai gạch dưới các từ chỉ trạng thái trong bài thơ sau:	Mẹ và cô
Buổi sáng bé chào mẹ
Chạy tới ôm cổ cô,
Buổi chiều bé chào cô,
Rồi sà vào lòng mẹ.
Mặt trời mọc rồi lặn
Trên đôi chân lon ton
Hai chân trời của con
Là mẹ và cô giáo.
Bài 5: Bộ phận gạch chân trong câu:“ Không được bơi trên đoạn sông này vì có nước xoáy.” trả lời cho câu hỏi nào ?
 a. Vì sao ?	 b. Khi nào?	 c. Như thế nào ?
Bài 6: Đặt câu hỏi cho bộ phận in đậm trong câu “Mùa hè, hoa phượng vĩ nở đỏ rực.”
........................
ôN tiếNG VIệT LớP 2 Đề 7
A/ đọc hiểu: 
I.Đọc bài văn sau: Cá sấu sợ cá mập
 Có một khu du lịch ven biển mở khá đông khách. Khách sạn nào cũng hết sạch cả phòng. Bỗng xuất hiện một tin đồn làm cho mọi người sợ hết hồn: hình như ở bãi tắm có cá sấu.
 Một ông khách đem ngay chuyện này ra hỏi chủ khách sạn:
 - Ông chủ ơi ! Chúng tôi nghe nói bãi tắm này có cá sấu. Có phải vậy không, Ông?
 Chủ khách sạn quả quyết:
 - Không ! ở đây làm gì có cá sấu !
 - Vì sao vậy ?
 Vì những vùng biển sâu như thế này nhiều cá mập lắm. Mà cá sấu thì rất sợ cá mập. Các vị khách nghe xong, khiếp đảm, mặt cắt không còn một giọt máu.
 Truyện vui nước ngoài
II. Dựa vào nội dung bài đọc, em hãy đánh dấu vào ô trước ý trả lời đúng nhất:
1. Khách tắm biển lo lắng điều gì?
a. Khách tắm biển lo có cá sấu.	 b. Khách tắm biển lo nước biển lạnh.
	 c. Khách tắm biển lo bị dám nắng.
2. Loài các trên có nhiều ở đâu? 
a. ở khách sạn. b. ở khu 

Tài liệu đính kèm:

  • docbo_de_on_tap_tieng_viet_lop_2.doc