Bộ đề ôn luyện Tin học lớp 6

doc 8 trang Người đăng dothuong Lượt xem 682Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bộ đề ôn luyện Tin học lớp 6", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bộ đề ôn luyện Tin học lớp 6
ĐỀ THI TIN HỌC – TIN HỌC TRẺ
 Câu 1. Dãy số đối xứng: 
 Dãy số được gọi là dãy số đối xứng nếu đọc các phần tử của dãy số này từ trái sang phải hay đọc ngược lại đều được cùng kết qủa.
 Ví dụ: 11, 25, 11; 3, 24, 24, 3 là các dãy số đối xứng.
 Dãy số P được gọi là dãy số con của dãy số A nếu các phần tử thuộc P có mặt liên tiếp trong dãy số A với thứ tự không đổi.
 Ví dụ: 2, 1, 3 là dãy số con của 1, 2, 2, 1, 3;
 Cho dãy số tự nhiên A gồm n phần tử a1, a2, a3an (ai <35000, 5<n<100)
 Yêu cầu: Hãy viết phương trình tìm dãy số P là dãy số con đối xứng dài nhất của dãy số A
 Dữ liệu vào: Nhập vào số tự nhiên n và n phần tử của dãy số A.
 Kết quả: Xuất ra màn hình kết quả vừa tìm được
 Ví dụ:
 Dữ liệu vào: (nhập từ bàn phím) Kết quả: (xuất ra màn hình)
 N=5	11 5 5 11
 A: 11 5 5 11 28
Câu 2 Xâu con chung dài nhất
 Xâu s1 có dộ dài m và s2 có độ dài n ( m,n là hai số tự nhiên; n,m<250)
Biết rằng s1,s2 chỉ chứa các kí tự ‘A’’Z’.
 Yêu cầu: Hãy viết phương trình tìm xâu con chung dài nhất của xâu s1 và s2.
 Dữ liệu vào: Nhập từ bàn phím 2 xâu s1 và s2.
 Kết quả: Xuất ra màn hình xâu con chung của 2 xâ s1 và s2.
 Ví dụ:
 Dữ liệu vào:	kết quả: ABBA
 S1:ABBABC
 S2:ABABBA
Câu 3: Cho xâu S có độ dài N9N<100). Xâu S chỉ chứa các k‎ tự số ‘0’’9’.
 Yêu cầu: Hãy viết chương trình tìm xâu S1 bằng cách hoán vị các k‎ tự số trong xâu S sao cho xâu S1 có giá trị nhỏ nhất lớn hơn S.
 Đữ liệu vào: Cho trong tệp tin so.inp, gồm 1 dòng ghi xâu S.
 Kết quả: Ghi trong tập tin so.out, gồm 1 dòng ghi kết quả vừa tìm được.
 Ví dụ:
 Dữ liệu vào: (So.inp)	Kết quả: (so.out)
 ‘1234’	‘1324’
Câu 4. Nhập vào n số tự nhiên. Tìm các cặp số có tổng bằng nhau.
 Ví dụ: n=4
 3 4 7 8
 3 8
 4 7
Câu 5. Nhập vào 1 số có nhiều chữ số hiện lên số có 5 chử có giá trị lớn nhất. 
VD 7657937654
Kết quả: 93765.
Câu 3. Số hoàn mỹ là số có các chủ số khác nhau và có giá trị lớn nhất
VD: 7365876
Kết quả: 87653
Câu 6: tập hợp hình vuông 
	Gọi S là tập hợp các điểm P(x,y), trong đó x,y là các số nguyên không âm nhỏ hơn hay bằng số nguyên dương N cho trước. Một tập hợp 4 điểm thuộc S là {P1,P2,P3,P4} đuợc gọi là tập hợp hình vuông nếu các điểm P1, P2, P3, P4 là 4 đỉnh của một hình vuông. Hãy đếm số tập hợp hình vuông là tập con của S.
DL vào: THHV.INP
 N (<=250)
DL ra: THHV.OUT
 M là số tập hợp con của S tìm được.
Câu 7. Cho phương trình ẩn x: ax2 + (b-m)x + c = 0. Viết chương trình:
a. Giải phương trình với hệ số a=0.
b. Biện luận nghiệm của phương trình theo tham số m.
Câu 8. Viết chương trình tạo ra N số nguyên dương trong khoảng [2..2011] 
- Xuất ra màn hình các số đã tạo
- Xuất ra màn hình các số đã tạo sau khi đã sắp xếp các số đó theo thứ tự tăng dần theo số lượng ước dương của chúng. Nếu có nhiều số có cùng số lượng ước dương, thì số nào nhập trước được viết ra trước.
Ví dụ:
HSG2.INP
HSG2.OUT
11; 47; 26; 32; 72; 111; 100; 3; 18; 8
Cac so da tao:
11; 47; 26; 32; 72; 111; 100; 3; 18; 8
Cac so sau khi da sap xep theo yeu cau:
11; 47; 3; 26; 111; 32; 8; 18; 100; 72
Câu 9 Trò chơi bốc sỏi là trò chơi dành cho 2 đối thủ. Người ta xếp N hộp sỏi vòng quanh một chiếc bàn tròn và đánh số liên tiếp theo chiều kim đồng hồ từ 1 đến N bắt đầu từ một hộp sỏi bất kỳ. Hộp sỏi thứ i có ai viên sỏi. Hai đối thủ luân phiên thực hiện nước đi, mỗi nước đi phải lấy 1 hộp sỏi. Đối thủ thứ nhất, là người thực hiện nước đi đầu tiên, được chọn và lấy 1 trong N hộp sỏi. Tiếp theo, đối thủ đến lượt thực hiện nước đi phải chọn hộp sỏi ở sát cạnh vị trí hộp sỏi mà đối thủ thực hiện nước đi ngay trước đó vừa lấy. Trò chơi kết thúc khi trên mặt bàn không còn hộp sỏi nào cả.
Yêu cầu: Cho biết chỉ số của hộp sỏi mà đối thủ thứ nhất lấy trong nước đi đầu tiên. Hãy tính tổng số viên sỏi lớn nhất mà đối thủ thứ hai có thể lấy được khi tham gia trò chơi này. Dữ liệu vào từ file văn bản HSG3.INP
	Dòng đầu tiên chứa số lượng hộp sỏi N (1 £ N £ 2011).
	Dòng thứ hai chứa số nguyên dương k là chỉ số của hộp sỏi mà đối thủ thứ nhất chọn và lấy trong nước đi đầu tiên.
	Dòng thứ i trong số N dòng tiếp theo chứa số nguyên dương ai (ai £ 32767), i = 1, 2, ..N.
Kết quả: Ghi ra file văn bản HSG3.OUT tổng số viên sỏi lớn nhất tìm được.
Ví dụ:
HSG3.INP
HSG3.OUT
5
1
2
2
3
9
5
11
Câu 10. Người ta định nghĩa, một hằng số được coi là số thực nếu ngoài các số chữ số ra nó còn có dấu chấm ( . ) hoặc một số mũ ( bắt đầu bởi e hay E thường được gọi là số luỹ thừa ) hoặc cả hai. Nếu có dấu chấm ( . ) thì mỗi bên của dấu chấm phải có ít nhất một chữ số. Ngoài ra, ở trước số và trong số mũ còn có thể có một dấu cộng ( + ) hoặc trừ ( - ). Phần số luỹ thừa phải là số nguyên. Số thực có thể có các khoảng trống ở trước hoặc sau nhưng bên trong thì không. Hằng số thực không có giới hạn về giá trị.
Viết chương trình kiểm tra xem các chuỗi kí tự cho trước có phải là những số thực theo định nghĩa trên đây hay không?
Dữ liệu vào:
Dữ liệu vào cho trong tập tin văn bản HSG4.INP gồm nhiều dòng cho nhiều trường hợp cần kiểm tra. Mỗi dòng chứa một chuỗi kí thự Si là chuỗi cần kiểm tra. Dòng cuối cùng chứa kí tự ' * ', dòng này không được xét trong chương trình.
Mỗi dòng tối đa 255 kí tự.
Dữ liệu ra:
Kết quả ghi trong tập tin văn bản HSG4.OUT gồm nhiều dòng. Mỗi dòng chứa câu trả lời là "DUNG" hoặc "SAI" tương ứng với một dòng trong tập tin HSG4.INP.
Ví dụ:
HSG4.INP
HSG4.OUT
1.2	
5.300	
1	
1.0e55	
+1e-12	
2011	
e-12	
*.
DUNG 
DUNG
SAI
DUNG
DUNG
SAI
SAI
Câu 11
a. Nhập một dãy số nguyên có n phần tử (0< n £ 100)
b. Sắp xếp dãy vừa nhập theo thứ tự tăng dần, in ra màn hình dãy đã sắp thứ tự
c. Tìm trên dãy đã sắp xếp có phần tử x hay không, với x được nhập từ bàn phím.
Câu 12. Viết chương trình: Nhập vào số tự nhiên n (0 < n < 10) và hai mảng số nguyên A, B có n phần tử đại diện cho hai tập hợp theo yêu cầu không có hai phần tử trùng nhau trong cùng một tập hợp. (Do đó, trong quá trình nhập nếu phần tử vừa nhập vào đã có trong mảng thì không bổ sung vào mảng). In ra màn hình tập hợp A, tập hợp B và các phần tử là giao của hai tập hợp A và B.
Câu 13. Ứng với mỗi số tự nhiên x, ta có số tự nhiên f(x) bằng tổng bình phương các chữ số của x. Từ x ta xây dựng dãy (Xn) như sau:
	X1 = x ; X2 = f(X1) ; X3 = f(X2) ; ; Xi = f(Xi - 1) với 1 <= I <= n
Ví dụ: 
	x = 12 ta có dãy: 12; 5; 25; 29; 85; 89; 145; 42; 20; 4; 16; 37; 58; 89
	x = 4 ta có dãy: 4; 16; 37; 58; 89; 145; 42; 20; 4
Viết chương trình nhập vào từ bàn phím số tự nhiên x và in ra màn hình dãy (Xn)
Dữ liệu vào: Số tự nhiên x.
Dữ liệu ra: In ra màn hình dãy (Xn)
Câu 14 Tạo một dãy gồm n (3 < n < 20) số nguyên nhận các giá trị ngẫu nhiên từ 1 đến 99. Xuất dãy và xuất ra vị trí các số nguyên tố của dãy.
Dữ liệu vào: Số nguyên n có giới hạn theo đề.
Kết quả ra: Mảng a ngẫu nhiên và vị trí các số nguyên tố trong mảng.
Ví dụ:
Dữ liệu vào
Dữ liệu ra
19
So phan tu cua mang: 19
Mang a la:
 74 98 69 94 5 11 11 50 21 61 89 73 14 19 55 31 71 50 1 
Vi tri cac so nguyen to co trong a la: 5 6 7 10 11 12 14 16 17
Lưu ý: số 1 không phải là số nguyên tố
Câu 15 Viết chương trình in ra màn hình các số từ x đến y là số chẵn và chia hết cho 3. với x, y nhập từ bàn phím? Đếm xem có tất cả bao nhiêu số?
Dữ liệu vào: Số nguyên x và y (x < y).
Kết quả ra: Các số chẵn chia hết cho 3 trong phạm vi từ x đến y và đếm có bao nhiêu số.
Ví dụ:
Dữ liệu vào
Dữ liệu ra
3
40
12 18 24 30 36
Co tat ca: 6 so
Câu 16.  Cho dãy số nguyên            a1, a2, ..., an (n Î1000).
Hãy tìm cách thực hiện một số ít nhất phép đổi chỗ hai số hạng bất kỳ của dãy để thu được dãy số mà số lẻ đứng ở vị trí lẻ, số chẵn đứng ở vị trí chẵn.
 Dữ liệu: Vào từ file văn bản DAYSO.INP:
·          Dòng đầu tiên chứa số nguyên dương n;
·          Dòng thứ i trong số n dòng tiếp theo chứa số hạng ai của dãy đã cho (-32767 ≤ ai ≤ 32767, i = 1, 2, ..., n).
Kết quả: ghi ra file văn bản DAYSO.OUT:
·          Dòng đầu tiên ghi số lượng phép đổi chỗ cần thực hiện k (qui ước k = -1, nếu không thể biến đổi được dãy đã cho thành dãy thoả mãn yêu cầu đầu bài);
·          Nếu k > 0, thì dòng thứ j trong số k dòng tiếp theo ghi chỉ số của hai số hạng cần đổi chỗ cho nhau ở lần đổi chỗ thứ j  ( j =1, 2, ..., k).
Ví dụ:
 DAYSO.INP
DAYSO.OUT
DAYSO.INP
DAYSO.OUT
6
1
2
3
4
6
5
1
5 6
4
1
3
2
5
-1
 Câu 17. Thời điểm gặp mặt                              
Một nhóm gồm n bạn học sinh của một lớp tham gia một câu lạc bộ tin học vào dịp nghỉ hè. Biết rằng khoảng thời gian mà bạn thứ i có mặt tại câu lạc bộ là [ai, bi] (ai<bi tương ứng là các thời điểm đến và rời khỏi câu lạc bộ). Cô giáo chủ nhiệm lớp muốn tới thăm các bạn trong nhóm này. Hãy giúp cô giáo chủ nhiệm xác định thời điểm đến câu lạc bộ sao cho tại thời điểm đó cô giáo có thể gặp được nhiều bạn trong nhóm nhất. 
 Dữ liệu: Vào từ file văn bản MEETING.INP:
·          Dòng đầu tiên ghi số nguyên dương n (n £ 1000);
·          Dòng thứ i trong số n dòng tiếp theo ghi 2 số nguyên không âm ai, bi , i = 1, 2, ..., n.
Kết quả: Ghi ra file văn bản MEETING.OUT:
·          Dòng đầu tiên ghi số nguyên dương k là số lượng bạn đang có mặt ở câu lạc bộ tại thời điểm cô giáo đến;
·          Trong k dòng tiếp theo ghi chỉ số của k bạn có mặt ở câu lạc bộ tại thời điểm cô giáo đến, mỗi dòng ghi một chỉ số của một bạn.
Ví dụ:
 MEETING.INP
MEETING.OUT
MEETING.INP
MEETING.OUT
6
1  2
2  3
2  5
5  7
6  7
9 11
3
1
2
3
5
1 2
3 5
7 9
11 15
17 21
1
1
Câu 18. Tại buổi sinh nhật của Tuấn có một cái bánh gatô hình tròn. Bánh được viền quanh bởi một loạt các quả dâu và nho. Một bạn gái bỗng đề xuất một câu hỏi: “Đố các bạn có thể cắt bánh bằng một nhát dao thành hai phần sao cho số lượng quả dâu trong phần bánh này bằng số lượng quả dâu trong phần bánh kia và số lượng quả nho trong phần bánh này cũng bằng số lượng quả nho trong phần bánh kia.”
Bạn hãy lập trình để trả lời câu đố nói trên.
Câu 19. Ốc Sên.
	Con ốc sên đang ở gốc của một cái cây cao v mét tính từ gốc. Ốc sên muốn bò lên ngọn cây để ăn những lá non trên đó. Ban ngày ốc sên bò được a mét lên trên, nhưng ban đêm, khi ngủ nó bị trôi xuống dưới b mét.
	Yêu cầu: Cho các số nguyên v, a và b (1 ≤ b < a ≤ v ≤ 109). Hãy xác định số ngày cần thiết để ốc sên lên tới ngọn cây.
Dữ liệu: Vào từ file văn bản snail.inp gồm một dòng chứa 3 số nguyên a, b và v.
Kết quả: Đưa ra file văn bản snail.out một số nguyên – kết quả tìm được.
Ví dụ:
snail.inp
snail.out
2 1 5
3
Câu 20.. Dãy số.
	Bạn Huy không tập trung tư tưởng trong giờ toán vì vậy thầy giáo cho thêm bài tập về nhà rèn luyện khả năng tập trung tư tưởng và tính cẩn thận chu đáo. Nội dung bài tập là cho n xâu chỉ bao gồm các ký tự la tinh thường và chữ số. Đoạn các ký tự số liên tục tạo thành một số nguyên. Ở mỗi đoạn ký tự số liên tục Huy phải trích ra số lớn nhất có thể, sắp xếp các số nhận được từ các xâu đã cho và đưa ra theo thứ tự không giảm, mỗi số được đưa ra dưới dạng không có các số 0 không có nghĩa.
Ví dụ, với n = 1 và xâu là 01a2b3456cde478 dãy số cần đưa ra là 1, 2, 478, 3456.
Yêu cầu: Cho số nguyên n (1 ≤ n ≤ 100) và n xâu, mỗi xâu có độ dài không quá 100. Hãy đưa ra dãy số nhận được đã sắp xếp theo thứ tự không giảm, mỗi số trên một dòng.
Dữ liệu: Vào từ file văn bản numbers.inp:
Dòng đầu tiên chứa số nguyên n,
Mỗi dòng trong n dòng sau chứa một xâu chỉ gồm các ký tự la tinh thường và số.
Dữ liệu đảm bảo có không quá 500 số được tách ra.
Kết quả: Đưa ra file văn bản NUMBERS.OUT dãy số nhận được đã sắp xếp theo thứ tự không giảm, mỗi số trên một dòng.
Ví dụ:
numbers.inp
numbers.out
4
43silos0
zita002
le2sim
231233
0
2
2
43
231233
Câu 21. Nhập vào 1 số tự nhiên N với (0 < N ≤ 65535).
Hãy cho biết chữ số lớn nhất của số tự nhiên vừa nhập.
Hãy in đảo ngược số N.
Ví dụ: N=6548
	Chữ số lớn nhất là: 8
	Số in ngược là: 8456
Câu 22. Nhập vào 1 số tự nhiên N với (0 < N ≤ 65535), phân tích số vừa nhập thành các thừa số nguyên tố, nếu số vừa nhập là số nguyên tố thì chỉ thông báo ra màn hình đây là số nguyên tố.
Ví dụ: 
- Nếu số vừa nhập là 300, thì in ra màn hình 300 = 2. 2. 3. 5. 5
- Nếu số vừa nhập là 307, thì in ra màn hình “307 là số nguyên tố”
Câu 23. Tìm tất cả các số nguyên dương x, y, z thỏa mãn phương trình: ax + by + cz = n; trong đó a, b, c, n là các số nguyên dương (a, b, c £ 65535; n £ 2.147.483.647)
Yêu cầu kỹ thuật:
1. Kiểm tra việc nhập dữ liệu thỏa mãn yêu cầu của đề bài. Nếu người sử dụng nhập sai thì thông báo nhập sai và hỏi người dùng có muốn nhập lại hay không, nếu không thì kết thúc chương trình.
2. Không được dùng quá 2 vòng lặp lồng nhau và điều kiện dừng của mỗi vòng lặp không được vượt quá ngưỡng mà từ đó ta biết chắc chắn phương trình không có nghiệm.
3. Nếu phương trình có nghiệm thì liệt kê có thứ tự các bộ nghiệm của phương trình theo dạng sau:
Giả sử phương trình có dạng 15x + 28y + 24z = 454, ta in ra màn hình như sau:
	STT	x	y	x
	1	10	10	1
	2	14	7	2
Ngược lại không thì thông báo phương trình không có nghiệm.
Câu 24. Một số tự nhiên n được gọi là số phản nguyên tố nếu nó có nhiều ước số nhất trong n số tự nhiên đầu tiên
Yêu cầu: Cho số K (K<=10000) ghi ra số phản nguyên tố lớn nhất nhỏ hơn hoặc bằng K.
Dữ liệu vào : Đọc từ file văn bản SOPNT.INP có cấu trúc như sau: Dòng đầu tiên là số M(1<M<=100): số các số cần tìm số phản nguyên tố lớn nhất của nó. M dòng tiếp theo là các số K1,K2,..KM
Dữ liệu ra: Ghi ra file văn bản SOPNT.OUT có cấu trúc như sau: Gồm M dòng, Dòng thứ i (1<=i<=M) là số phản nguyên tố lớn nhất nhỏ hơn hoặc bằng Ki.
Ví dụ
SOPNT.	INPSOPNT.OUT
1	840
1000 
7
Câu 125. Số nguyên tố tương đương
Hai số tự nhiên được gọi là Nguyên tố tương đương nếu chúng có chung các ước số nguyên tố. 
 Ví dụ: Các số 75 và 15 là nguyên tố tương đương vì cùng có các ước nguyên tố là 3 và 5. 
 Yêu cầu: Cho trước hai số tự nhiên N, M. Hãy viết chương trình kiểm tra xem các số này có là nguyên tố tương đương với nhau hay không?
 Dữ liệu vào: Cho trong file văn bản PRIME.INP gồm một dòng duy nhất chứa hai số nguyên N và M, mỗi số cách nhau ít nhất một dấu cách( 2 ≤ M ≤ N ≤ 300000000000000000).
 Dữ liệu ra: Xuất ra file văn bản PRIME.OUT, nếu chúng là nguyên tố tương đương ghi YES, ngược lại: ghi NO.
 Ví dụ:
PRIME.INP
PRIME.OUT
75 15
YES
Câu 26.. Cộng số lớn
 Tại một trường nọ, có hai bạn Tâm và Tài là đôi bạn thân và hay giúp đỡ lẫn nhau trong học tập. Sắp tới, nhà trường tổ chức thi học kỳ II, hai bạn đã có kế hoạch ôn luyện để có kết quả tốt nhất. 
 Một hôm, Tâm nói với Tài: “Người ta bảo là, máy tính còn hạn chế trong tính toán, nó chỉ có thể cộng các số nguyên cho kết quả lớn tới khoảng 2 tỷ, điều này có đúng không? Tớ muốn cộng các số nguyên lớn hơn nữa thì phải làm sao? Máy tính bó tay à?”
 Tài đang tham gia lớp “Ai Ti - I Tờ” của nhà trường tổ chức. Với chiếc máy tính “còi” của mình, Tài đã ngay lập tức trình bày cho Tâm cách cộng hai số nguyên có nhiều chữ số. Kết quả thật bất ngờ: HOÀN TOÀN CHÍNH XÁC. Tâm hết nghi ngờ khả năng tính toán của máy tính.
 Nào, các bạn đang học lớp chuyên TIN, hãy lập chương trình để cộng các số nguyên có nhiều chữ số nhé để xem bạn giỏi hơn hay bạn Tài giỏi hơn!
 Dữ liệu vào: Cho bởi file văn bản CONGSL.INP gồm 2 dòng, mỗi dòng ghi một số nguyên lớn có nhiều chữ số, số các chữ số của mỗi dòng bằng nhau và nhỏ hơn 250.
 Dữ liệu ra: Xuất ra file văn bản CONGSL.OUT gồm 3 dòng, hai dòng đầu ghi hai số hạng cần cộng, dòng thứ hai ghi kết quả.
Ví dụ:
CONGSL.INP
CONGSL.OUT
11111111
99999999
11111111
99999999
111111110
Câu 127. Đối xứng
 Xét tập các chữ cái La tinh in hoa sau:
A B C D E F G H I J K L M N O P Q R S T U V W X Y Z
 Một số chữ cái có các tính chất đặc biệt như sau:
Đối xứng gương qua trục đối xứng đứng, ví dụ chữ cái A có tính chất như vậy. Ngoài chữ A còn có các ký tự "H","I","M","O","T","U","V","W","X","Y".
Đối xứng gương qua trục đối xứng ngang, ví dụ chữ cái B có tính chất như vậy. Cùng với B còn có các ký tự "C","D","E","H","I", "K","O","X".
Không đổi khi xoay ký tự 1800, ví dụ chữ S. Các ký tự "H","I","N","O","X","Z" cũng có tính chất này.
 Một xâu có tính chất đặc biệt nếu như mỗi ký tự của xâu đều có tính chất đặc biệt đó.
 Yêu cầu: Với xâu cho trước không quá 250 ký tự, hãy xác định xâu có tính chất a), b) hay c) hay không?
 Dữ liệu vào: Cho trong file DOIXUNG.INP, gồm một dòng chứa một xâu kí tự.
 Dữ liệu ra: Xuất ra file văn bản DOIXUNG.OUT theo định dạng sau: Nếu xâu đã cho không có tính chất đặc biệt, ghi NO. Nếu xâu đã cho có tính chất đặc biệt, thì:
Dòng đầu ghi YES
Dòng thứ hai ghi số 1 nếu xâu đã cho có tính chất a); ghi số 2 nếu xâu đã cho có tính chất b); ghi số 3 nếu xâu đã cho có tính chất c); ghi số 0 nếu xâu đã cho có cả 3 tính chất trên. 
 Ví dụ:
DOIXUNG.INP
DOIXUNG.OUT
DOIXUNG.INP
DOIXUNG.OUT
HELLO
NO
OTO
YES
1
Câu 28. Dãy con
 Cho một dãy con gồm n (n <= 1000) số nguyên dương A1, A2,...,An và số nguyên dương K (k <=50). Hãy tìm dãy con gồm nhiều phần tử nhất của dãy đã cho sao cho tổng các phần tử của dãy con này chia hết cho k.
 Dữ liệu vào: File văn bản DAYCON.INP:
Dòng đầu tiên chứa hai số n, k ghi cách nhau bởi ít nhất một dấu trống.
Các dòng tiếp theo chứa các số A1, A2,...,An được ghi theo đúng thứ tự cách nhau ít nhất một dấu trống.
 Dữ liệu ra: Ghi ra file văn bản DAYCON.OUT
Dòng đầu tiên ghi số m là số phần tử của dãy con tìm được
Các dòng tiếp theo ghi dãy m chỉ số các phần tử của dãy đã cho có mặt trong dãy con tìm được. Các chỉ số ghi cách nhau ít nhất một dấu trắng.
 Ví dụ:
DAYCON.INP
DAYCON.OUT
10 3
2 3 5 7
9 6 12 7
11 15
9
1 3 2 4 5
6 7 10 8
Câu 29.: Hãy viết chương trình đổi tờ giấy bạc có mệnh giá n (Việt Nam đồng) ra ba loại giấy bạc có mệnh giá 500, 200, 100 (Việt Nam đồng) sao cho số tờ gấy bạc phải sử dụng là ít nhất (n được nhập từ bàn phím).
Câu 30.: Tuổi của cha hiện nay là b tuổi, tuổi của con là c tuổi (b-c > 0 và b, c là các số nguyên dương). Hãy viết chương trình (với b, c được nhập từ bàn phím) để kiểm tra xem tuổi cha có gấp đôi tuổi con hay không? Nếu đúng thì đưa ra màn hình thông báo “hiện nay tuổi cha gấp đôi tuổi con”; trường hợp ngược lại, hãy tính số năm n (trước đó hoặc sau đó) tuổi cha gấp đôi tuổi con và đưa ra màn hình thông báo “n năm trước đây tuổi cha gấp đôi tuổi con” hay “sau n năm tuổi cha sẽ gấp đôi tuổi con”.
Câu 31: Hàng tháng, các hộ dân sử dụng điện đều nhận được một hóa đơn thanh toán tiền điện. Giá tiền điện phải trả được tính như sau:
	+ 100 số đầu tiên, mỗi số phải trả 550 đồng,
	+ Từ số 101 đến số 150, mỗi số phải trả 1100 đồng, 
	+ Từ số 151 đến số 200, mỗi số phải trả 1470 đồng,
	+ Từ số 201 trở đi, mỗi số phải trả 1600 đồng.
	Số tiền điện mà mỗi hộ dân phải trả ở hóa đơn là tổng số tiền điện mà người đó đã sử dụng với 10% thuế VAT.
	Hãy viết chương trình tính số tiền điện mà người tiêu dùng phải trả trong tháng với a là số KW điện mà người tiêu dùng đã sử dụng và được nhập từ bàn phím.
Câu 32: Viết chương trình nhập vào ngày, tháng, năm. Máy sẽ hiện lên ngày, tháng, năm hôm sau.
Gợi ý:
	Biện luận theo tháng. Gom tháng thành 3 nhóm: tháng có 31 ngày (1,3,5,7,8,10,12), tháng có 30 ngày (4,6,9,11) và tháng 2 (có 28 hoặc 29 ngày tùy theo năm nhuận).
	Dùng lệnh lựa chọn: 
	CASE thang OF
	1,3,5,7,8,10,12: ..........
	4,6,9,11: .....................
	2: ................................
	END;
Câu 33. Cho một mảng số nguyên gồm n phần tử. Tìm dãy con gồm m phần tử (m£n) sao cho dãy con này có tổng lớn nhất. (Dãy con là dãy các phần tử liên tiếp nhau trong mảng).
Câu 34: Viết chương trình in ra màn hình tam giác Pascal. Ví dụ, với n=4 sẽ in ra hình sau:
1
1	1
1	2	1
1	3	3	1
1	4	6	4	1
Câu 35: Viết chương trình nhập vào 2 dãy số nguyên (a)n và (b)m, m£n. Kiểm tra xem dãy {b} có phải là dãy con của dãy {a} không?
Bài tập 5.18: Viết chương trình nhập vào một dãy số nguyên a1, a2, ..., an. Tìm trong dãy {a} một dãy con tăng dần dài nhất (có số phần tử lớn nhất) và in ra màn hình dãy con đó. 
Câu 36: Cho mảng 2 chiều A cấp mxn. Viết chương trình sắp xếp lại mảng A theo yêu cầu sau:
	a/ Các p

Tài liệu đính kèm:

  • docBo_de_thi_on_luyen_Tin_Hoc_Tre.doc