Bộ đề luyện tập Ngữ văn lớp 12 - Năm học 2015-2016

pdf 8 trang Người đăng dothuong Lượt xem 670Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bộ đề luyện tập Ngữ văn lớp 12 - Năm học 2015-2016", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bộ đề luyện tập Ngữ văn lớp 12 - Năm học 2015-2016
ĐỀ 1 
I.PHẦN ĐỌC-HIỂU: 
 “Hiện nay, công tác bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa cũng còn nhiều bất cập. Nguy cơ thất truyền, mai 
một của nhiều loại hình di sản văn hóa phi vật thể và sự xuống cấp của các di tích lịch sử vẫn còn ở mức báo động; việc 
phát huy giá trị các lễ hội truyền thống còn nhiều hạn chế, hiện tượng thương mại hóa trong lễ hội chưa được ngăn chặn 
một cách hiệu quả; sự hạn hẹp về kinh phí để bổ sung hiện vật cho bảo tàng; nạn trộm cắp buôn bán cổ vật vẫn diễn ra 
phức tạp; tình trạng lấn chiếm di tích, danh lam thắng cảnh; hiện tượng xây dựng trái phép, tu bổ di tích sai nguyên tắc 
chưa có biện pháp ngăn chặn kịp thời...” (Giáo dục ý thức bảo vệ di sản văn hóa cho thế hệ trẻ - Nguyễn Bá Khiêm) 
Câu 1: Hãy ghi lại câu văn nêu chủ đề của đoạn trích. 
Câu 2: Đoạn trích sử dụng thao tác lập luận chính nào? 
Câu 3: Nêu một biểu hiện của hiện tượng thương mại hóa trong lễ hội? 
Câu 4: Theo anh/chị, cần làm gì để bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa dân tộc? Trả lời trong khoảng 5-7 dòng. 
II.PHẦN LÀM VĂN 
Câu 1. Nhà thơ Robert Frost (1874 - 1963) từng nói: "Trong rừng có nhiều lối đi. Và tôi chọn lối đi không có dấu chân 
người". 
Nhà văn Lỗ Tấn (1881 - 1936) lại nói: "Kì thực trên mặt đất vốn làm gì có đường, người ta đi mãi thì thành 
đường thôi". 
Anh/chị sẽ chọn lối đi chưa có dấu chân người hay lối đi đã được người ta đi mãi thành đường? Hãy viết bài văn 
nghị luận bày tỏ ý kiến của bản thân. 
Câu 2. Sức thu hút của thơ Tố Hữu với những thế hệ người đọc mấy chục năm qua chủ yếu là ở (...) tính dân tộc đậm đà". 
(Ngữ văn 12 Nâng cao, Tập 2, NXB Giáo dục, 2008, tr 100) 
Cảm nhận của anh/chị về tính dân tộc trong đoạn trích Việt Bắc của nhà thơ Tố Hữu (Ngữ văn 12, Tập một). Từ 
đó, anh/chị suy nghĩ gì về trách nhiệm của bản thân trong việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc? 
ĐỀ 2 
I.PHẦN ĐỌC-HIỂU: 
Chẳng ai muốn làm hành khất 
Tội trời đày ở nhân gian 
Con không được cười giễu họ 
Dù họ hôi hám úa tàn 
Nhà mình sát đường, họ đến 
Có cho thì có là bao 
Con không bao giờ được hỏi 
Quê hương họ ở nơi nào 
Con chó nhà mình rất hư 
Cứ thấy ăn mày là cắn 
Con phải răn dạy nó đi 
Nếu không thì con đem bán 
Mình tạm gọi là no ấm 
Ai biết cơ trời vần xoay 
Lòng tốt gửi vào thiên hạ 
Biết đâu nuôi bố sau này 
(Dặn con - Trần Nhuận Minh, Nhà thơ và hoa cỏ) 
Câu 1. Trong bài thơ, người cha dặn con điều gì? 
Câu 2. Chỉ ra các từ ngữ được dùng theo nghĩa chuyển trong khổ thơ thứ nhất và giải thích ngắn gọn ý nghĩa của từ ngữ 
đó trong ngữ cảnh khổ thơ? 
Câu 3. Tại sao tác giả lại dặn: "Con không bao giờ được hỏi/Quê hương họ ở nơi nào"? 
Câu 4. Bài thơ gợi cho anh chị suy nghĩ gì về thái độ và cách ứng xử đối với những người hành khất? Trả lời bằng đoạn 
văn 5- 7 dòng. 
II.PHẦN LÀM VĂN 
Câu 1. Gốc của sự học là học làm người (Rabindrath Tagore). 
Suy nghĩ của anh chị về câu nói trên? 
Câu 2 
“Bà lão cúi đầu nín lặng. Bà lão hiểu rồi. Lòng người mẹ nghèo khổ ấy còn hiểu ra biết bao nhiêu cơ sự, vừa ai 
oán vừa xót thương cho số kiếp đứa con mình. Chao ôi, người ta dựng vợ gả chồng cho con là lúc trong nhà ăn nên làm 
nổi, những mong sinh con đẻ cái mở mặt sau này. Còn mình thì... Trong kẽ mắt kèm nhèm của bà rỉ xuống hai dòng nước 
mắt... Biết rằng chúng nó có nuôi nổi nhau sống qua được cơn đói khát này không. 
Bà lão khẽ thở dài ngửng lên, đăm đăm nhìn người đàn bà. Thị cúi mặt xuống, tay vân vê tà áo đã rách bợt. Bà lão nhìn 
thị và bà nghĩ: Người ta có gặp bước khó khăn, đói khổ này, người ta mới lấy đến con mình. Mà con mình mới có được 
vợ... Thôi thì bổn phận bà là mẹ, bà đã chẳng lo lắng được cho con... May ra mà qua khỏi được cái tao đoạn này thì 
thằng con bà cũng có vợ, nó yên bề nó, chẳng may ra ông giời bắt chết cũng phải chịu chết chứ biết thế nào mà lo cho hết 
được? 
Bà lão khẽ dặng hắng một tiếng, nhẹ nhàng nói với "nàng dâu mới": 
- Ừ, thôi thì các con đã phải duyên phải kiếp với nhau, u cũng mừng lòng... 
Tràng thở đánh phào một cái, ngực nhẹ hẳn đi. Hắn ho khẽ một tiếng, bước từng bước dài ra sân. Bà cụ Tứ vẫn từ tốn 
tiếp lời: 
- Nhà ta thì nghèo con ạ. Vợ chồng chúng mày liệu mà bảo nhau làm ăn. Rồi ra may mà ông giời cho khá... Biết thế nào 
hở con, ai giàu ba họ, ai khó ba đời? Có ra thì rồi con cái chúng mày về sau. 
Bà lão đăm đăm nhìn ra ngoài. Bóng tối trùm lấy hai con mắt. Ngoài xa dòng sông sáng trắng uốn khúc trong cánh đồng 
tối. Mùi đốt đống rấm ở những nhà có người chết theo gió thoảng vào khét lẹt. Bà lão thở nhẹ ra một hơi dài. Bà lão nghĩ 
đến ông lão, nghĩ đến đứa con gái út. Bà lão nghĩ đến cuộc đời cực khổ dài dằng dặc của mình. Vợ chồng chúng nó lấy 
nhau, cuộc đời chúng nó liệu có hơn bố mẹ trước kia không?... 
- Con ngồi xuống đây. Ngồi xuống đây cho đỡ mỏi chân. 
Bà lão nhìn người đàn bà, lòng đầy thương xót. Nó bây giờ là dâu là con trong nhà rồi. Người đàn bà khẽ nhúc nhích, thị 
vẫn khép nép đứng nguyên chỗ cũ. Bà lão hạ thấp giọng xuống thân mật: 
- Kể có ra làm được dăm ba mâm thì phải đấy, nhưng nhà mình nghèo, cũng chả ai người ta chấp nhặt chi cái lúc này. 
Cốt làm sao chúng mày hòa thuận là u mừng rồi. Năm nay thì đói to đấy. Chúng mày lấy nhau lúc này, u thương quá... 
Bà cụ nghẹn lời không nói được nữa, nước mắt cứ chảy xuống ròng ròng.” 
(Trích Vợ nhặt - Kim Lân, Ngữ văn 12, Tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2015, tr.28-29) 
Cảm nhận của anh/chị về nhân vật bà cụ Tứ trong đoạn trích trên. Từ đó, nhận xét về tư tưởng nhân đạo của nhà 
văn Kim Lân trong tác phẩm Vợ nhặt. 
ĐỀ 3 
I.PHẦN ĐỌC-HIỂU: 
Bao giờ cho tới mùa thu 
trái hồng trái bưởi đánh đu giữa rằm 
bao giờ cho tới tháng năm 
mẹ ra trải chiếu ta nằm đếm sao 
Ngân Hà chảy ngược lên cao 
quạt mo vỗ khúc nghêu ngao thằng Bờm... 
bờ ao đom đóm chập chờn 
trong leo lẻo những vui buồn xa xôi 
Mẹ ru cái lẽ ở đời 
sữa nuôi phần xác hát nuôi phần hồn 
bà ru mẹ ... mẹ ru con 
liệu mai sau các con còn nhớ chăng 
(Trích Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa - Thơ Nguyễn Duy) 
Câu 1. Nêu cảm xúc chủ đạo của đoạn thơ ? 
Câu 2..Hai câu thơ in đậm gợi lên những kỉ niệm nào thời thơ ấu? 
Câu 3. Xác định hai biện pháp tu từ được sử dụng trong bốn dòng đầu? 
Câu 4. Vì sao tác giả lại cho rằng: Mẹ ru cái lẽ ở đời / sữa nuôi phần xác hát ru phần hồn 
II.PHẦN LÀM VĂN 
Câu 1. Nhà bác học L. Pasteur từng nói: "Học vấn không có quê hương nhưng người có học vấn phải có Tổ quốc" 
Câu nói trên gợi cho anh/chị suy nghĩ gì? 
Câu 2 
“Khi ta lớn lên Đất Nước đã có rồi 
Đất Nước có trong những cái "ngày xửa ngày xưa"...mẹ thường hay kể. 
Đất Nước bắt đầu với miếng trầu bây giờ bà ăn 
Đất Nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre mà đánh giặc 
Tóc mẹ thì bới sau đầu 
Cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn 
Cái kèo, cái cột thành tên 
Hạt gạo phải một nắng hai sương xay, giã, giần, sàng 
Đất Nước có từ ngày đó...” 
(Đất Nước-Trích trường ca Mặt đường khát vọng, Nguyễn Khoa Điềm) 
Bàn về đoạn thơ trên, có ý kiến cho rằng: Trong đoạn thơ Nguyễn Khoa Điềm đã cố gắng thể hiện hình ảnh Đất 
nước gần gũi, giản dị. Đó là cách để đi vào lòng người, cũng là cách nhà thơ đi con đường riêng của mình không lặp lại 
người khác. 
Ý kiến của anh (chị)? 
ĐỀ 4 
I.PHẦN ĐỌC-HIỂU: 
“Lũ chúng tôi từ tay mẹ lớn lên 
Còn những bí và bầu thì lớn xuống 
Chúng mang dáng giọt mồ hôi mặn 
Rỏ xuống lòng thầm lặng mẹ tôi.” 
(Trích từ bài thơ Mẹ và quả – Nguyễn Khoa Điềm) 
“Thời gian chạy qua tóc mẹ 
Một màu trắng đến nôn nao 
Lưng mẹ cứ còng dần xuống 
Cho con ngày một thêm cao.” 
(Trích từ bài thơ Trong lời mẹ hát – Trương Nam Hương) 
Câu 1. Nêu ý chung của hai đoạn thơ? 
Câu 2. Xác định nghệ thuật tương phản trong từng đoạn thơ. 
Câu 3. Tìm và nêu tác dụng của biện pháp tu từ trong câu thơ "Thời gian chạy qua tóc mẹ". (0,5 điểm) 
Câu 4. Từ nội dung của hai đoạn thơ trên, hãy phát biểu suy nghĩ của anh/chị về tình mẹ và bổn phận của những người 
làm con. Trả lời trong khoảng 6-8 dòng. (0,5 điểm) 
II.PHẦN LÀM VĂN 
Câu 1. "Đừng cố gắng trở thành người nổi tiếng mà trước hết hãy là người có ích". 
Hãy viết một bài văn ngắn (khoảng 400 từ) trình bày suy nghĩ của anh (chị) về ý kiến trên. 
Câu 2. Về hình tượng sông Hương trong bút kí Ai đã đặt tên cho dòng sông của Hoàng Phủ Ngọc Tường, có ý kiến cho 
rằng: Sông Hương mang vẻ đẹp đầy nữ tính và rất mực đa tình. 
Bằng hiểu biết về tác phẩm, anh (chị) hãy làm sáng tỏ nhận xét trên. 
ĐỀ 5 
I.PHẦN ĐỌC-HIỂU: 
“Cuối năm nay, Cộng đồng kinh tế ASEAN sẽ chính thức được thành lập, theo đó các quốc gia thành viên phải 
thực hiện cam kết về tự do luân chuyển lao động. Việc lưu chuyển lao động trong khu vực là một yêu cầu tất yếu để tạo 
điều kiện thúc đẩy cho quá trình hợp tác và lưu thông thương mại giữa các nước. 
Như vậy, trong một cộng đồng gồm 660 triệu dân, các nhân sự có chuyên môn cao có thể tự do luân chuyển công việc từ 
quốc gia này tới bất kỳ quốc gia nào khác trong khối. Đây vừa tạo ra cơ hội lớn nhưng cũng đặt ra không ít thách thức 
cho lực lượng lao động Việt Nam trong công cuộc cạnh tranh khắc nghiệt với lao động trong khu vực” 
(Báo Giáo Dục và Thời Đại, số 86, ngày 10/04/2015) 
Câu 1. Văn bản nói về sự kiện gì? 
Câu 2. Đoạn văn nhắc tời cam kết gì của các quốc gia thanh viên Cộng đồng kinh tế ASEAN? 
Câu 3. Vì sao sự thành lập Cộng đồng kinh tế ASEAN lại là cơ hội và thách thức đối với lực lượng lao động Việt Nam? 
Câu 4. Theo anh/chị Nhà nước và người lao động Việt Nam phải làm gì để nắm bắt cơ hội và vượt qua những thách thức 
đó? 
II.PHẦN LÀM VĂN 
Câu 1. Viết một bài văn nghị luận nêu suy nghĩ của anh/ chị về ý kiến: Hòa nhập với thế giới là yêu cầu tất yếu của thời 
đại mới, song để vươn xa, trước tiên ta cần tư ̣nhâṇ thức về mình. 
Câu 2. Cảm nhận của anh/ chị về vẻ đẹp độc đáo của hai đoạn văn sau: 
“Hùng vĩ của Sông Đà không phải chỉ có thác đá. Mà nó còn là những cảnh đá bờ sông, dựng vách thành, mặt 
sông chỗ ấy chỉ đúng lúc ngọ mới có mặt trời. Có vách đá thành chẹt lòng Sông Đà như một cái yết hầu. Đứng bên này bờ 
nhẹ tay ném hòn đá qua bên kia vách. Có quãng con nai con hổ đã có lần vọt từ bờ này sang bờ kia. Ngồi trong khoang 
đò qua quãng ấy, đang mùa hè mà cũng thấy lạnh, cảm thấy mình như đứng ở hè một cái ngõ mà ngóng vọng lên một 
khung cửa sổ nào trên cái tầng nhà thứ mấy nào vừa tắt phụt đèn điện. 
Lại như quãng mặt ghềnh Hát Loóng, dài hàng cây số nước xô đá, đá xô sóng, sóng xô gió, cuồn cuộn luồng gió gùn ghè 
suốt năm như lúc nào cũng đòi nợ xuýt bất cứ người lái đò Sông Đà nào tóm được qua đấy. Quãng này mà khinh suất tay 
lái thì cũng dễ lật ngửa bụng thuyền ra” (Người lái đò sông Đà – Nguyễn Tuân) 
“Trong những dòng sông đẹp ở các nước mà tôi thường nghe nói đến, hình như chỉ sông Hương là thuộc về một 
thành phố duy nhất. Trước khi về đến vùng châu thổ êm đềm, nó đã là một bản trường ca của rừng già, rầm rộ giữa bóng 
cây đại ngàn, mãnh liệt qua những ghềnh thác, cuộn xoáy như cơn lốc vào những đáy vực bí ẩn, và cũng có lúc nó trở nên 
dịu dàng và say đắm giữa những dặm dài chói lọi màu đỏ của hoa đỗ quyên rừng. Giữa lòng Trường Sơn, sông Hương đã 
sống một nửa cuộc đời của mình như một cô gái Di-gan phóng khoáng và man dại. Rừng già đã hun đúc cho nó một bản 
lĩnh gan dạ, một tâm hồn tự do và trong sáng. Nhưng chính rừng già nơi đây, với cấu trúc đặc biệt có thể lí giải được về 
mặt khoa học, đã chế ngự sức mạnh bản năng ở người con gái của mình để khi ra khỏi rừng, sông Hương nhanh chóng 
mang một sắc đẹp dịu dàng và trí tuệ, trở thành người mẹ phù sa của một vùng văn hóa xứ sở.” 
(Ai đã đặt tên cho dòng sông? – Hoàng Phủ Ngọc Tường) 
ĐỀ 6 
I.PHẦN ĐỌC-HIỂU: 
(1) “Cái quý giá nhất trên đời mà mỗi người có thể góp phần mang lại cho chính mình và cho người khác đó là 
"năng lực tạo ra hạnh phúc", bao gồm năng lực làm người, năng lực làm việc và năng lực làm dân. 
(2) Năng lực làm người là có cái đầu phân biệt được thiện – ác, chân – giả, chính – tà, đúng – sai..., biết được 
mình là ai, biết sống vì cái gì, có trái tim chan chứa yêu thương và giàu lòng trắc ẩn. Năng lực làm việc là khả năng giải 
quyết được những vấn đề của cuộc sống, của công việc, của chuyên môn, và thậm chí là của xã hội. Năng lực làm dân là 
biết được làm chủ đất nước là làm chủ cái gì và có khả năng để làm được những điều đó. Khi con người có được những 
năng lực làm việc này thì sẽ thực hiện được những điều mình muốn. Khi đó mỗi người sẽ trở thành một "tế bào hạnh 
phúc", một "nhà máy hạnh phúc" và sẽ ngày ngày "sản xuất hạnh phúc" cho mình và cho mọi người. 
(3) Xã hội mở ngày nay làm cho không ai là "nhỏ bé" trên cuộc đời này, trừ khi tự mình muốn "nhỏ bé". Ai cũng 
có thể trở thành những "con người lớn" bằng hai cách, làm được những việc lớn hoặc làm được những việc nhỏ với một 
tình yêu cực lớn. Và khi biết chọn cho mình một lẽ sống phù hợp rồi sống hết mình và cháy hết mình với nó, mỗi người sẽ 
có được một hạnh phúc trọn vẹn. Khi đó, ta không chỉ có những khoảnh khắc hạnh phúc, mà còn có cả một cuộc đời hạnh 
phúc. Khi đó, tôi hạnh phúc, bạn hạnh phúc và chúng ta hạnh phúc. Đó cũng là lúc ta thực sự "chạm" vào hạnh phúc.” 
(Để chạm vào hạnh phúc - Giản Tư Trung, Thời báo Kinh tế Sài Gòn Online, 3/2/2012) 
Câu 1. Đặt tên cho văn bản. 
Câu 2. Theo văn bản, khi nào thì con người có thể có hạnh phúc? 
Câu 3. Bằng cách nào ta có thể trở thành những "con người lớn"? 
Câu 4. Anh/Chị chọn cách "chạm" vào hạnh phúc bằng việc "làm những việc lớn" hay "làm những việc nhỏ với một tình 
yêu cực lớn". Vì sao? Trình bày khoảng 5 đến 7 dòng 
II.PHẦN LÀM VĂN 
Câu 1. Trong bức thư gửi thầy giáo của con, một vị phụ huynh viết: Xin thầy hãy giúp cháu có đủ sức mạnh để không 
chạy theo đám đông khi tất cả mọi người đều chạy theo như thế. 
Anh/ chị hiểu nguyện vọng của vị phụ huynh này như thế nào? Hãy viết một bài văn ngắn khoảng 600 từ phát 
biểu suy nghĩ của mình về điều đó? 
Câu 2. Cảm nhận của anh chị về đoạn thơ: 
Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc 
Quân xanh màu lá dữ oai hùm 
Mắt trừng gửi mộng qua biên giới 
Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm 
Rải rác biên cương mồ viễn xứ 
Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh 
Áo bào thay chiếu anh về đất 
Sông Mã gầm lên khúc độc hành 
(Tây Tiến – Quang Dũng, Ngữ Văn 12, tập 1, NXBGDVN, 2012, Tr.89) 
Từ đó, anh/chị suy nghĩ gì về lý tưởng sống của thanh niên hiện nay? 
ĐỀ 7 
I.PHẦN ĐỌC-HIỂU: 
"Chưa chữ viết đã vẹn tròn tiếng nói 
Vầng trăng cao đêm cá lặn sao mờ 
Ôi tiếng Việt như đất cày, như lụa 
Ống tre ngà và mềm mại như tơ. 
Tiếng tha thiết, nói thường nghe như hát 
Kể mọi điều bằng ríu rít âm thanh 
Như gió nước không thể nào nắm bắt 
Dấu huyền trầm, dấu ngã chênh vênh." 
(Trích Tiếng Việt - Lưu Quang Vũ) 
Câu 1. Đoạn thơ bộc lộ tình cảm gì ? 
Câu 2. Đoạn thơ gợi nhắc những vẻ đẹp nào của Tiếng Việt? 
Câu 3. Nêu biện pháp tu từ được sử dụng xuyên suốt trong câu thơ và tác dụng biểu đạt của nó? 
Câu 4. Làm sao để gìn giữ, phát huy vẻ đẹp của Tiếng Việt ? . Trình bày bằng đoạn văn 5 – 7 dòng 
II.PHẦN LÀM VĂN 
Câu 1. Có ý kiến cho rằng: Giàu mà ngu dốt thì sẽ bị người ta khinh, nhưng giỏi mà nghèo túng thì cũng không được 
người đời trân trọng. 
Anh/chị hãy trao đổi về ý kiến trên và bày tỏ quan điểm sống của chính mình (bài viết khoảng 600 từ). 
Câu 2. Về hình tượng Đất nước trong trích đoạn Đất Nước của Nguyễn Khoa Điềm, có ý kiến cho rằng: “Đó là Đất Nước 
bình dị, gần gũi, thân quen hiện hữu trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày”. Ý kiến khác lại nhấn mạnh: “Đó là Đất Nước 
thiêng liêng, lớn lao, kết tinh bao vẻ đẹp của tâm hồn người Việt.” 
Từ cảm nhận của mình về hình tượng Đất nước trong đoạn thơ sau, anh/chị hãy bình luận về hai ý kiến trên. 
Khi ta lớn lên Đất Nước đã có rồi 
Đất Nước có trong những cái “ngày xửa ngày xưa” mẹ thường hay kể. 
Đất Nước bắt đầu với miếng trầu bây giờ bà ăn 
Đất Nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre mà đánh giặc Tóc mẹ thì bới sau đầu 
Cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn 
Cái kèo, cái cột thành tên 
Hạt gạo phải một nắng hai sương xay, giã, giần, sàng Đất Nước có từ ngày đó... 
(Đất Nước- Nguyễn Khoa Điềm, Ngữ Văn 12, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2013, Tr.118) 
ĐỀ 8 
I.PHẦN ĐỌC-HIỂU: 
1) “Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) vừa đưa ra dự báo, Việt Nam sẽ mất hơn 40 năm nữa để vượt 
qua mốc thu nhập trung bình. 40 năm nữa nghĩa là chúng ta, những người đang đọc bài viết này đều đã già, rất già. 
Thậm chí, có những người có thể đã ở thế giới bên kia. Nhưng điều nguy hiểm là không chỉ từng cá nhân, mà ngay cả đất 
nước này khi ấy cũng đã già nua. 
...(2) Cũng giống như một đời người, thời điểm dân số già là lúc quốc gia sẽ phải tiêu tốn tiền bạc đã tích lũy 
đươc̣ trong suốt "thời trẻ khỏe" để phuc̣ vu ̣cho giai đoaṇ không còn hoăc̣ suy giảm khả năng sản xuất. Chẳng hạn, năm 
2009 cứ hơn bảy người đi làm mới phải "nuôi" một người già. Nhưng đến năm 2049, cứ hai người làm viêc̣ đã phải gánh 
một người già (chưa kể còn trẻ em). Khi ấy, nếu chúng ta chưa tạo dựng được một nền kinh tế đủ mạnh, cùng nền tảng 
khoa học kỹ thuật phát triển thì gánh nặng an sinh xã hội cũng như nguy cơ tụt hậu là rất lớn. 
(3) Hành động vì tương lai ngay từ lúc này theo tôi, là điều cần thiết với cả xã hội. Với những người có thẩm 
quyền, cần cân nhắc và trân trọng từng đồng tiền ngân sách. Nợ công được khẳng định vẫn trong giới hạn an toàn. 
Nhưng cần tính toán trước rằng, 10 -20 năm nữa, khoản nợ ấy sẽ dồn lên vai một cộng đồng dân số đã già, chưa chắc 
nuôi nổi bản thân, huống hồ là trả nợ. Từng giọt dầu, từng mẩu tài nguyên... cũng cần được tiết kiệm. Bởi đó chính là 
"của để dành" khi đất nước về già, năng suất lao động đã sụt giảm. 
(4) Trong bối cảnh đó, tôi nhận thấy, với một bộ phận thế hệ trẻ, nỗi sợ thời gian dường như vẫn còn rất mơ hồ. 
Họ vẫn dành thì giờ buôn chuyện, chém gió thay vì tranh thủ từng phút, từng giờ để học hỏi, phấn đấu, làm việc. Tôi e, 
nếu tiếp tục lãng phí tuổi xuân, chúng ta, đất nước chúng ta có thể sẽ già trước khi kịp giàu. 
(Phan Tất Đức, Già trước khi giàu, Vn.Express,Thứ sáu, 26/9/2014 ) 
Câu 1: Đoạn văn nêu lên vấn đề gì? 
Câu 2: Theo tác giả, điều gì tạo nên gánh nặng an sinh xã hội trong tương lai? 
Câu 3: Tác giả cho rằng xã hội, đất nước chúng ta cần làm gì để không rơi vào hoàn cảnh già trước khi kịp giàu? 
Câu 4: Viết một đoạn văn (từ 5- 10 dòng) trình bày suy nghĩ của anh / chị lời cảnh báo của tác giả trong đoạn (4) 
II.PHẦN LÀM VĂN 
Câu 1. Trong bức thư của một du học sinh Nhật bàn về "văn hóa Việt" có đoạn: 
"Thật đáng tự hào vì Việt Nam có 4000 năm văn hiến. Thật xấu hổ nếu 4000 năm văn hiến chỉ là một chương 
trong sách lịch sử chứ không được thể hiện trong cách hành xử đời thường". 
Là người Việt trẻ tuổi, anh/chị suy nghĩ như thế nào về ý kiến trên? 
Câu 2. Cảm nhận vẻ đẹp của hai đoạn thơ dưới đây: 
Nhớ gì như nhớ người yêu 
Trăng lên đầu núi, nắng chiều lưng nương 
Nhớ từng bản khói cùng sương 
Sớm khuya bếp lửa người thương đi về. 
Nhớ từng rừng nứa bờ tre 
Ngòi Thia, sông Đáy, suối Lê vơi đầy. 
(Trích "Việt Bắc"- Tố Hữu) 
Con sóng dưới lòng sâu 
Con sóng trên mặt nước 
Ôi con sóng nhớ bờ 
Ngày đêm không ngủ được 
Lòng em nhớ đến anh 
Cả trong mơ còn thức. 
(Trích "Sóng" - Xuân Quỳnh) 
ĐỀ 9 
I.PHẦN ĐỌC-HIỂU: 
“Phải đâu mẹ của riêng anh 
Mẹ là mẹ của chúng mình đấy thôi. 
Mẹ tuy không đẻ không nuôi 
Mà em ơn mẹ suốt đời chưa xong. 
Ngày xưa má mẹ cũng hồng 
Bên anh mẹ thức lo từng cơn đau 
Bây giờ tóc mẹ trắng phau 
Ðể cho mái tóc trên đầu anh đen 
Ðâu con dốc nắng đường quen 
Chợ xa gánh nặng mẹ lên mấy lần 
Thương anh thương cả bước chân 
Giống bàn chân mẹ tảo tần năm nao” 
(Trích Mẹ của anh - Theo Thơ Xuân Quỳnh, NXB Tổng hợp Đồng Nai, 2000) 
Câu 1: Nhân vật trữ tình trong bài thơ là ai?. Người ấy đang giãi bày những cảm xúc gì? 
Câu 2: Xác định biện pháp tu từ và tác dụng biểu đạt trong đoạn thơ: 
Ngày xưa má mẹ cũng hồng 
Bên anh mẹ thức lo từng cơn đau 
Bây giờ tóc mẹ trắng phau 
Ðể cho mái tóc trên đầu anh đen 
Câu 3: Từ nội dung của đoạn thơ trên, hãy giải

Tài liệu đính kèm:

  • pdfBo_de_luen_tapp_Ngu_Van_12.pdf