Bộ đề kiểm tra một tiết Vật lí lớp 10 lần 1

pdf 7 trang Người đăng dothuong Lượt xem 816Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bộ đề kiểm tra một tiết Vật lí lớp 10 lần 1", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bộ đề kiểm tra một tiết Vật lí lớp 10 lần 1
VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí
1
ĐỀ SỐ 1: TRƯỜNG NGUYỄN GIA THIỀU, ĐỀ A
Thời gian: 45 phút
Câu 1: Viết và chú thích công thức tính vận tốc. Hãy cho biết độ lớn của vận tốc
biểu thị tính chất nào của chuyển động?
Câu 2:
a) Độ lớn của vận tốc đo bằng dụng cụ nào? Đơn vị vận tốc hợp pháp là gì?
b) Hãy nêu cách biểu diễn lực.
Câu 3:
a) Vận tốc của một ô tô là 54 km/h có nghĩa là gì?
b) Hãy diễn tả bằng lời các yếu tố của lực ở hình vẽ sau:
10N
FA
Câu 4: Một vận động viên điền kinh chạy từ chân lên đỉnh một quả đồi dài 300 m
hết 1 phút. Sau đó tiếp tục chạy xuống chân đồi bên kia dài 280 m với vận
tốc 7 m/s. Tính:
a) Vận tốc trung bình của người đó khi lên đồi.
b) Thời gian để người đó chạy từ đỉnh xuống chân đồi.
c) Vận tốc trung bình của người đó trên cả đoạn đường.
Câu 5:Một vật có khối lượng 10 kg đặt nằm yên trên sàn nhà.
a) Vật chịu tác dụng của những lực nào? Hãy biểu diễn các lực đó bằng hình vẽ.
b) Để vật đó chuyển động thẳng đều trên nền nhà, phải kéo vật với một lực
theo phương ngang, chiều từ trái sang phải có độ lớn 200 N. Hãy biểu diễn
các lực tác dụng lên vật. (tỉ xích 1 cm ứng với 50 N).
c) Có các giá trị vận tốc sau: v1 = 72 km/h; v2 = 25 m/s; v3 = 54 km/h; v4 = 10
m/s. Hãy đổi đơn vị và sắp xếp độ lớn của các vận tốc đó theo thứ tự tăng
dần.
VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí
2
ĐỀ SỐ 2: TRƯỜNG NGUYỄN GIA THIỀU, ĐỀ B
Thời gian: 45 phút
Câu 1: Viết và chú thích công thức tính vận tốc. Đơn vị vận tốc hợp pháp là gì?
Câu 2:
a) Độ lớn của vận tốc đo bằng công cụ nào? Đơn vị vận tốc phụ thuộc đơn vị
của đại lượng nào?
b) Hãy nêu cách biểu diễn lực.
Câu 3:
a) Vận tốc của một ô tô là 72 km/h có nghĩa là gì?
b) Hãy diễn tả bằng lời các yếu tố của lực ở hình vẽ sau:
10N
F A
Câu 4: Một người đi xe đạp trên đoạn đường AB dài 2,5 km hết 30 phút. Sau đó
tiếp tục chạy xuống dốc BC dài 1 km với vận tốc 4/3 km/h. Tính:
a) Vận tốc trung bình của người đó trên đoạn AB.
b) Thời gian để người đó đi hết BC.
c) Vận tốc trung bình của người đó trên cả 2 đoạn đường.
Câu 5:Một vật có khối lượng 20 kg đặt nằm yên trên sàn nhà.
a) Vật chịu tác dụng của những lực nào? Hãy biểu diễn các lực đó bằng hình vẽ.
b) Để vật đó chuyển động thẳng đều trên nền nhà, phải kéo vật với một lực
theo phương ngang, chiều từ phải sang trái có độ lớn 300 N. Hãy biểu diễn
các lực tác dụng lên vật. (tỉ xích 1 cm ứng với 100 N).
c) Có các giá trị vận tốc sau: v1 = 61,2 km/h; v2 = 10 m/s; v3 = 90 km/h; v4 = 20
m/s. Hãy đổi đơn vị và sắp xếp độ lớn của các vận tốc đó theo thứ tự giảm
dần.
VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí
3
ĐỀ SỐ 3: TRƯỜNG HOÀNG HOA THÁM, ĐỀ A
Thời gian: 45 phút
Câu 1: Vì sao nói chuyển động và đứng yên có tính tương đối?
Câu 2: Chuyển động đều là gì?
Câu 3: Một quãng đường dài 800 m xe đi với vận tốc 4 m/s. Trên 200 m đầu xe đi
với vận tốc 2,5 m/s. Tính vận tốc đi trên đoạn đường sau.
Câu 4: Diễn tả bằng lời các yếu tố của lực có trong hình sau:
100N
P
300
F
Câu 5: Xe có trọng lượng 20000 N đang chuyển động đều. Biết lực ma sát bằng
0,25 lần trọng lượng của xe.
a) Kể tên các lực tác dụng lên xe.
b) Tính lực kéo của động cơ.
Câu 6: Cho biết khi lau nhà ta đi hay bị té. Trong trường hợp này lực ma sát có lợi
hay có hại?
VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí
4
ĐỀ SỐ 4: TRƯỜNG HOÀNG HOA THÁM, ĐỀ C
Thời gian: 45 phút
Câu 1: Thế nào là hai lực cân bằng? Một quả táo nằm yên trên bàn. Hãy cho biết
những lực tác dụng lên quả táo.
Câu 2:
a) Lực ma sát nghỉ xuất hiện khi nào?
b) Dùng ngón tay cái và tay trỏ giữ một vật. Hãy cho biết lực ma sát xuất hiện
khi đó là lực ma sát nào? Nếu vật có khối lượng lớn, làm thế nào để tăng lực
ma sát?
Câu 3: Thế nào là chuyển động không đều? Cho 1 ví dụ vật chuyển động không
đều?
Câu 4: Khi mở nút chai đã được vặn chặt, ta thường phải lót tay bằng vải hoặc cao
su làm như vậy để làm gì?
Câu 5: Hãy diễn tả bằng lời các yếu tố của các lực vẽ ở hình sau:
250N
450
F
P
Câu 6: Một xe ô tô đi trên đoạn đường thứ nhất với vận tốc 30 km/h trong 0,2 h,
trên đoạn đường thứ hai dài 4 km với thời gian 0,25 h. Tìm:
a) Quãng đường xe đi được trên đoạn đường thứ nhất.
b) Vận tốc trung bình của xe trên cả hai đoạn đường.
VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí
5
ĐỀ SỐ 5: TRƯỜNG NGÔ TẤT TỐ, ĐỀ C
Thời gian: 45 phút
Câu 1:
a) Thế nào là chuyển động không đều? Cho 1 ví dụ.
b) Thế nào là tốc độ?
Câu 2:
a) Hãy biểu diễn lực kéo tác dụng lên vật theo phương ngang, chiều từ trái sang
phải với độ lớn 30 N.
b) Diễn tả bằng lời các yếu tố của lực cho hình vẽ:
F
200
50N
Câu 3: Khi ô tô đang chuyển động đột ngột rẽ phải thì hành khách trên ô tô ngã về
phía nào? Tại sao?
Câu 4:
a) Khi nào xuất hiện lực ma sát lăn? Cho 1 ví dụ.
b) Người ta khuyên thường xuyên tra dầu nhớt vào bộ phận giữa xích xe và đĩa
xe đạp. Hãy giải thích lời khuyên này.
Câu 5:Một ô tô chạy trên đoạn đường thứ nhất trong 15 phút với vận tốc 36 km/h.
Nghỉ ngơi 25 phút rồi đi tiếp trên đoạn đường thứ hai dài 18 km với vận tốc
15 m/s.
a) Tính chiều dài quãng đường thứ nhất.
b) Tính thời gian ô tô đi trên đoạn đường thứ hai.
c) Tính tốc độ trung bình của ô tô đi trên cả 2 đoạn đường.
VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí
6
ĐỀ SỐ 6: TRƯỜNG TRẦN PHÚ
Thời gian: 45 phút
Câu 1: Định nghĩa chuyển động đều và chuyển động không đều. Cho ví dụ.
Câu 2: Vận tốc là gì? Nói vận tốc của xe đạp là 15 km/h có nghĩa là gì?
Câu 3: Một vật có khối lượng 4 kg đặt trên mặt bàn. Biểu diễn các lực tác dụng
vào vật.
Câu 4: Lực ma sát lăn sinh ra khi nào? Nêu ví dụ về tác dụng có lợi của ma sát lăn.
Câu 5: Một người đi xe đạp xuống một cái dốc dài 150 m hết 50 giây. Xuống hết
dốc, xe lăn tiếp quãng đường nằm ngang dài 100 m hết 40 giây.
a) Chuyển động của xe đạp là chuyển động gì? Vì sao?
b) Tính tốc độ của xe trên từng quãng đường.
c) Tính tốc độ trung bình của xe trên cả 2 quãng đường.
VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí
7
ĐỀ SỐ 7: TRƯỜNG NGUYỄN VĂN NGHI, GÒ VẤP
Thời gian: 45 phút
Câu 1: Thế nào là chuyển động không đều? Viết và chú thích công thức tính vận
tốc của chuyển động không đều?
Câu 2: Người lái xe đang lái xe chạy trên đường như hình bên. So với người bên
đường, người lái xe chuyển động hay đứng yên?
Câu 3: Kể tên các loại lực ma sát mà em đã học. Lực ma sát lăn sinh ra khi nào?
Cho 1 ví dụ minh họa về lực ma sát lăn.
Câu 4: Quả nặng 2 kg được đặt trên mặt sàn nằm ngang.
a) Quả nặng chịu tác dụng của những lực nào? Cho biết phương và chiều của
mỗi lực.
b) Hãy biểu diễn các vectơ lực tác dụng lên quả nặng (tỉ xích 1 cm ứng với 10
N).
Câu 5: Quán tính là gì? Khi ô tô đang chạy đột ngột thắng gấp, hành khách trên xe
sẽ ngã về phía nào? Vì sao?
Câu 6: Một người đi từ A đến B dài 15 km hết 20 phút. Sau đó lại tiếp tục đi từ B
đến C dài 20 km với vận tốc 40 km/h. Hãy tính:
a) Vận tốc trung bình người đó đi trên quãng đường AB.
b) Thời gian người đó đi được trên quãng đường BC.
c) Vận tốc trung bình người đó đi trên cả quãng đường AC.

Tài liệu đính kèm:

  • pdfBo_de_KTra_1_tiet_lan_1.pdf