Bộ đề kiểm tra học kì II Ngữ văn lớp 7

doc 8 trang Người đăng dothuong Lượt xem 469Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bộ đề kiểm tra học kì II Ngữ văn lớp 7", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bộ đề kiểm tra học kì II Ngữ văn lớp 7
Đề kiểm tra hk2
Đề 1
Câu 1: ( 2,0 điểm)
Cho đoạn văn sau:
“Con người của Bác, đời sống của Bác giản dị như thế nào, mọi người chúng ta đều biết: bữa cơm, đồ dùng, cái nhà, lối sống. Bữa cơm chỉ có vài ba món rất giản đơn, lúc ăn Bác không để rơi vãi một hột cơm, ăn xong, cái bát bao giờ cũng sạch và thức ăn còn lại thì được sắp xếp tươm tất. Ở việc làm nhỏ đó, chúng ta càng thấy Bác quý trọng biết bao kết quả sản xuất của con người và kính trọng như thế nào người  phục vụ”
(Ngữ văn 7 – Tập 2, NXB Giáo dục)
a) Đoạn văn trên được trích trong văn bản nào? Tác giả là ai?
b) Tìm, phân tích cấu tạo cụm chủ – vị mở rộng trong câu: “Ở việc làm nhỏ đó, chúng ta càng thấy Bác quý trọng biết bao kết quả sản xuất của con người và kính trọng như thế nào người phục vụ”
c) Chỉ ra và nêu tác dụng của phép liệt kê trong câu: “Con người của Bác, đời sống của Bác giản dị như  thế nào, mọi người chúng ta đều biết: bữa cơm, đồ dùng, cái nhà, lối sống” .
d) Viết một câu văn nêu nội dung chính của đoạn văn trên.
Câu 2: (3,0 điểm)
Từ văn bản “Ý nghĩa văn chương” của Hoài Thanh, em hãy viết đoạn văn từ 5-7 câu nêu lên công dụng của văn chương, trong đoạn văn có sử dụng câu rút gọn.(Chỉ rõ câu rút gọn đó).
Câu 3: (5,0 điểm)
Mùa xuân là tết trồng cây
Làm cho đất nước càng ngày càng xuân.
Em hiểu như thế nào về lời dạy của Bác Hồ đối với chúng ta qua hai dòng thơ trên?
Đề 2
Câu 1: ( 2 điểm)
a) Nêu giá trị nội dung và nghệ thuật văn bản: ” Sống chết mặc bay” của Phạm Duy Tốn?
b) Qua văn bản: “Sống chết mặc bay“ em hiểu thêm được điều gì về cuộc sống của người dân lúc bấy giờ ?
Câu 2: ( 2 điểm)
a) Thế nào là câu đặc biệt?
b) Xác định câu đặc biệt trong đoạn trích sau và nêu tác dụng của câu đặc biệt vừa tìm.
” Sóng ầm ầm đập vào những tảng đá lớn ven bờ. Gió biển thổi lồng lộng. Ngoài kia là ánh đèn sáng rọi của một con tàu. Một hồi còi.”
II. Làm văn: (6 điểm).
Hiện nay, một số bạn trong lớp có phần lơ là học tập. Em hãy viết một bài văn để thuyết phục bạn: Nếu khi còn trẻ ta không chịu khó học tập thì lớn lên sẽ chẳng làm được việc gì có ích!
Đề 3
Phần 1: (3 điểm)
Hãy đọc hai khổ thơ sau và trả lời các câu hỏi nêu ở dưới.
         Chưa chữ viết đã vẹn tròn tiếng nói
         Vầng trăng cao đêm cá lặn sao mờ
         Ôi tiếng Việt như đất cày, như lụa
         Óng tre ngà và mềm mại như tơ.
    Tiếng tha thiết nói thường nghe như hát
    Kể mọi điều bằng ríu rít âm thanh
    Như gió nước không thể nào nắm bắt
    Dấu huyền trầm, dấu ngã chênh vênh.
                                       (Trích Tiếng Việt, Lưu Quang Vũ).
1. Cho biết phương thức biểu đạt của hai khổ thơ trên? Nhà thơ muốn nói đến đặc điểm nào của tiếng Việt trong hai câu thơ sau: (1 điểm)
Tiếng tha thiết nói thường nghe như hát
Kể mọi điều bằng ríu rít âm thanh
 2. Hai khổ thơ gợi nhăc một văn bản cùng đề tài tiêgn Việt mà em đã học. Đó là văn bản nào của ai? Từ hai khổ thơ và văn bản đã học, em nghĩ gì về tiếng Việt? (1 điểm)
3. Dùng cụm chủ vị để mở rộng câu sau: (0,5 điểm)
Tiếng tha thiết nói thường nghe như hát.
4. Tìm một câu rút gọn có trong hai khổ thơ trên. Khôi phục thành phần câu được rút gọn.   (0,5 điểm)
Phần 2: (7 điểm)
1. Hiện nay một bộ phận giới trẻ đang làm tiếng Việt mất dần sự trong sáng vốn có. Là học sinh, em sẽ làm gì để góp phần giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt. Hãy nêu suy nghĩ của em bằng một đoạn văn ngắn từ 6 – 8 câu. (3 điểm)
2. Đọc câu chuyện sau:
Một người cha dắt đứa con 6 tuổi đi sở thú chơi. Đến quầy bán vé người cha dừng lại đọc bảng giá:
Người lớn: 10.000. Trẻ em trên 5 tuổi: 5.000 đồng. Trẻ em dưới 5 tuổi: “Miễn phí”
 Đọc xong ông nói với người bán vé:
– Cho tôi một vé người lớn và một vé trẻ em trên 5 tuổi.
– Con ông trên năm tuổi à? – Người bán vé tò mò hỏi lại.
– Vâng.
– Nếu ông không nói cho tôi biết thì thằng bé được miễn phí rồi.
– Vâng, có thể không ai biết nhưng con tôi tự nó biết.
Em suy nghĩ gì về vấn đề gợi ra từ câu chuyện trên. Hãy trình bày suy nghĩ của em bằng một bài văn nghị luận. (4 điểm)
Đề 4
Câu 1: (2,0 điểm)
a) Cho biết nội dung và nghệ thuật của câu tục ngữ “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”
b) Tìm thêm ít nhất một câu tục ngữ cùng chủ đề.
Câu 2: (3,0 điểm)
Viết đoạn văn (từ 6-8 câu) kể về hoạt động giữ gìn vệ sinh trường lớp, trong đó có sử dụng một phép liệt kê và một câu đặc biệt.
Câu 3: (5,0 điểm)
Nhân dân ta muốn nhắn nhủ điều gì qua câu ca dao:
“Nhiễu điều phủ lấy giá gương
Người trong một nước phải thương nhau cùng”
Hãy viết bài văn giải thích những điều em hiểu được trong câu ca dao trên.
Đề 5
Câu 1: (2 điểm)
Câu tục ngữ Ăn quả nhớ kẻ trồng cây được rút gọn thành phần nào? Mục đích của việc rút gọn câu trên là gì?
Câu 2: ( 2 điểm)
Sau khi học văn bản Ca Huế trên sông Hương, em có nhận xét gì về giá trị nội dung của văn bản? 
PHẦN II: TẬP LÀM VĂN (6 điểm)
Câu 1: (2 điểm)
Cho tình huống sau: Ở địa phương em có một di tích lịch sử có liên quan đến nội dung bài học sắp tới. Cả lớp em muốn đến tham quan.
Em hãy thay mặt lớp viết một văn bản đề nghị với thầy cô giáo chủ nhiệm nguyện vọng trên.  (Học sinh lưu ý không ghi họ tên thật )
Câu 2: ( 4 điểm)
Viết bài văn ngắn giải thích câu tục ngữ:
Một cây làm chẳng nên non
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao
Đề 6
Câu 1 (2 điểm): Thế nào là câu đặc biệt?
a. Trình bày tác dụng của câu đặc biệt?
b. Xác định câu đặc biệt trong trường hợp sau:
Chim sâu hỏi chiếc lá:
– Lá ơi! Hãy kể chuyện cuộc đời bạn cho tôi nghe đi!
– Bình thường lắm, chẳng có gì đáng kể đâu.
Câu 2 (5 điểm): Hãy giải thích câu tục ngữ: “Thất bại là mẹ thành công”.
Câu 3: Hãy xác định câu rút gọn có trong mỗi đoạn trích sau và khôi phục lại thành phần được rút gọn trong câu tìm được. (2, 0 điểm)
a)  Con cá trả lời:
     – Thôi đừng lo lắng. Cứ về đi. Trời phù hộ lão. Mụ già sẽ là nữ hoàng.
(Ông lão đánh cá và con cá vàng – A.Pu-skin)
b) Quan lớn đỏ mặt tía tai, quay ra quát rằng:
     – Đê vỡ rồi! Đê vỡ rồi, thời ông cách cổ chúng mày, thời ông bỏ tù chúng mày! Có biết không? Lính đâu? Sao bay dám để cho nó chạy xồng xộc vào đây như vậy? Không còn phép tắc gì nữa à?
(Sống chết mặc bay – Phạm Duy Tốn)
Câu 4: Thế nào là câu đặc biệt? (0,5 điểm)
Câu 5: Hãy tìm và nêu tác dụng của câu đặc biệt có trong các đoạn trích sau: (2.5 điểm)
a) Đêm. Thành phố lên đèn như sao sa. Màn sương dày dần lên, cảnh vật mờ đi trong một màu trắng đục.
(Ca Huế trên sông Hương – Hà Ánh Minh)
b) Mẹ ơi! Con khổ quá mẹ ơi! Sao mẹ đi lâu thế? Mãi không về!
c) Than ôi! Sức người khó địch nổi với sức trời! Thế đê không sao cự được lại với thế nước! Lo thay! Nguy thay! Khúc đê này hỏng mất.
(Sống chết mặc bay – Phạm Duy Tốn)
Câu 6: Hãy tìm và nêu ý nghĩa của trạng ngữ trong mỗi câu sau: (2,5 điểm)
a) Để thỏa mãn nhu cầu hưởng thụ và phát triển cho tâm hồn, trí tuệ, không có gì thay thế được việc đọc sách.
b) Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và cướp nước.
(Tinh thần yêu nước của nhân dân ta – Hồ Chí Minh)
c) Trong khoang thuyền, dàn nhạc gồm đàn tranh, đàn nguyệt, tì bà, nhị, đàn tam. Ngoài ra còn có đàn bầu, sáo và cặp sanh để gõ nhịp.
(Ca Huế trên sông Hương – Hà Ánh Minh)
d) – Hôm nay, anh làm gì thế?
     – Tôi đọc báo hôm qua.
Câu 7: Hãy viết đoạn văn ngắn trong đó có sử dụng câu rút gọn, câu đặc biệt và trạng ngữ. (2.0 điểm)
Đề 7
 Phần I:(2 điểm) Mức độ nhận biết:
Đọc kĩ các câu tục ngữ sau và trả lời câu hỏi :
– Một mặt người bằng mười mặt của.
– Đói cho sạch, rách cho thơm.
                        – Thương người như thể thương thân.
– Ăn quả nhớ kẻ trồng cây.
Câu 1.(1 điểm)
Các câu tục ngữ trên thuộc dòng văn học nào ? Viết theo chủ đề gì ?
– Dòng văn học: 
– Chủ đề:..
Câu 2.(1 điểm)
Những phép tu từ nào được sử dụng trong các câu tục ngữ trên ?.
Phần  II: (2 điểm) Mức độ thông hiểu:
Câu 1.(1 điểm)
Giải thích nghĩa câu tục ngữ:“Đói cho sạch, rách cho thơm”
Câu 2.(1 điểm)
Tìm một câu tục ngữ có ý nghĩa tương tự với câu vừa được giải thích ở trên.
Phần III:(2 điểm) Mức độ vận dụng thấp:
Mượn câu  tục ngữ “Thương người như thể thương thân”,  người xưa muốn  khuyên bảo chúng ta điều gì ? Hãy nêu những biểu hiện (hành động) của học sinh  trong việc thực hiện ý nghĩa câu tục ngữ trên.
Phần  IV: (4 điểm) Mức độ vận dụng cao:
Viết một đoạn văn ngắn(từ 6 đến 8 câu)trình bày những hiểu biết của em về sự giản dị của Bác Hồ qua bài viết “Đức tính giản dị của Bác Hồ” của tác giả Phạm Văn Đồng.
Đề 8
Câu 1 
Chép lại 4 câu tục ngữ về con người xã hội mà em yêu thích nhất ?
Câu 2 
Thế nào là câu đặc biệt ? Cho ví dụ minh hoạ .
Câu 3 
Giá trị nghệ thuật truyện ngắn :Sống chết mặc bay - Của Phạm Duy Tốn
Câu 4 Chứng minh nét đẹp văn hoá của con người và dân tộc việt nam qua câu tục ngữ :
 Ăn quả nhớ kẻ trồng cây 
Câu 5: Nêu nội dung và nghệ thuật tiêu biểu trong văn bản "Bánh trôi nước" của tác giả Hồ Xuân Hương?
Câu 6: Viết một đoạn văn ngắn (khoảng 8 đến 10 câu) phát biểu cảm nghĩ của em về thái độ của bố trước lỗi lầm của con trai trong văn bản "Mẹ tôi" – Ét-môn-đô-đờ A-mi-xi
Đề 9
Câu 1:
a) Thế nào là câu đặc biệt ?
b) Hãy xác định câu đặc biệt trong đoạn văn  sau và nêu tác dụng của câu đặc biệt vừa tìm được.
“ Ôi! Trăm hai mươi lá bài đen đỏ, có cái ma lực gì mà run rủi cho quan mê được như thế ?”
                             (Phạm Duy Tốn)
Câu 2 :
Dân gian có câu tục ngữ Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng. Nhưng có bạn lại bảo: Gần mực chưa chắc đã đen, gần đèn chưa chắc đã rạng.
Hãy giải thích và chứng minh vấn đề trên.
Câu 3 a) Thế nào là câu chủ động, câu bị động?
b) Cho câu chủ động sau, hãy chuyển thành hai câu bị động tương ứng theo hai cách đã học?
Một hoạ sĩ nổi tiếng đã vẽ bức tranh này vào thế kỉ XV.
Câu 4 Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:
“Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước”...
                                            (SGK Ngữ Văn 7, tập 2, trang 24)
a) Đoạn văn trên trích trong văn bản nào? Ai là tác giả?
b) Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn trên?
c) Nêu nội dung chính của đoạn văn trên? Nội dung đó được thể hiện rõ nhất qua câu văn nào?
Câu 5 
Giải thích ý nghĩa câu tục ngữ: “Lá lành đùm lá rách”.
Đề 10
Câu 1. Truyện ngắn “Sống chết mặc bay” của Phạm Duy Tốn đã 
phản ánh cuộc sống khổ cực của người dân, đồng thời lên án thói 
vô trách nhiệm của bọn quan lại phong kiến.
 Hãy chứng minh nhận định trên.
Câu 2. Nhân dân ta có câu: “Đói cho sạch, rách cho thơm”. Hãy làm 
rõ ý của người xưa qua câu tục ngữ này.
Câu 3: 
Viết đoạn văn ngắn chứng minh đức tính giản dị của Bác Hồ trong đời sống sinh hoạt hàng ngày (có sử dụng dẫn chứng)
Câu 4 Xác định và gọi tên trạng ngữ trong đoạn văn sau:
a. Những buổi sáng, chú chích chòe lông đen xen lông trắng nhún nhảy trên đọt chuối non vút lên hình bao gươm, cất tiếng hót líu lo.Thỉnh thoảng từ chân trời phía xa, một vài đàn chim bay xiên góc thành hình chữ V qua bầu trời ngoài cửa sổ về phương Nam. Bố bảo đấy là đàn chim di cư theo mùa như vịt trời, ngỗng trời, le le, giang, sếu,...mà người ta gọi là loài chim giang hồ.
b. Vì tương lai, các em cố gắng học tốt.
Câu 5 :Em hãy chứng minh câu tục ngữ :
“Có công mài sắt có ngày nên kim”
. 

Tài liệu đính kèm:

  • docDe_kiem_tra_van_7_hk2.doc