Trường: ........................................... ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I Họ và tên: ........................................ MÔN: TIẾNG VIỆT 1 CNGD Lớp: ................................................. Năm học: 2014-2015. Thời gian: 60 phút. Điểm ngữ âm: ............... Điểm đọc: ............... Điểm viết: .............. Nhận xét: Người coi KT: .................................. Người chấm KT: .............................. ĐỀ CHẴN: I. Đo nghiệm năng lực phân tích ngữ âm: Giáo viên chọn một số câu thành ngữ, tục ngữ đơn giản, lần lượt đặt câu hỏi, yêu cầu học sinh trả lời từng câu. Ví dụ: - Câu 1: Thành ngữ "Ăn no ngủ kỹ" có mấy tiếng ? - Câu 2: Tiếng ngủ có thanh gì ? - Câu 3: Phần đầu tiếng ngủ là âm gì, phần vần tiếng ngủ là âm gì ? - Câu 4: Trong tiếng ngủ, âm nào là phụ âm, âm nào là nguyên âm ? - Câu 5: Em vẽ mô hình tiếng kỹ vào bảng con ? - Câu 6: Tại sao em viết như vậy ? II. Kiểm tra năng lực đọc (10 điểm): Giáo viên lần lượt gọi học sinh bốc thăm và đọc một trong hai bài (bài đọc 1 hoặc bài đọc 2). Bài đọc 1: Nhà mợ Lí ở thị xã. Nhà mợ ở kề ga. Nhà mợ có đủ thứ: na, khế, nho, lê, ... Bài đọc 2: Nghỉ hè, bố mẹ cho Nga đi nghỉ ở Sa Pa. Ở đó, có đủ bò, bê và gà gô. III. Kiểm tra kĩ năng viết và năng lực phân tích ngữ âm (10 điểm): Nghe- viết (10 điểm): Giáo viên đọc cho học sinh viết bài: “Nghỉ lễ" (SGK Tiếng Việt công nghệ giáo dục, tập 1, trang 53). Trường: ........................................... ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I Họ và tên: ........................................ MÔN: TIẾNG VIỆT 1 CNGD Lớp: ................................................. Năm học: 2014-2015. Thời gian: 60 phút. Điểm ngữ âm: ............... Điểm đọc:............... Điểm viết- ngữ âm:........ Nhận xét: Người coi KT: .................................. Người chấm KT: .............................. ĐỀ LẺ: I. Đo nghiệm năng lực phân tích ngữ âm: Giáo viên chọn một số câu thành ngữ, tục ngữ đơn giản, lần lượt đặt câu hỏi, yêu cầu học sinh trả lời từng câu. Ví dụ: - Câu 1: Thành ngữ "Tan đàn xẻ nghé" có mấy tiếng ? - Câu 2: Tiếng xẻ có thanh gì ? - Câu 3: Phần đầu tiếng xẻ là âm gì, phần vần tiếng xẻ là âm gì ? - Câu 4: Trong tiếng xẻ, âm nào là phụ âm, âm nào là nguyên âm ? - Câu 5: Em vẽ mô hình tiếng nghé vào bảng con ? - Câu 6: Tại sao em viết như vậy ? II. Kiểm tra năng lực đọc (10 điểm): Giáo viên lần lượt gọi học sinh bốc thăm và đọc một trong hai bài (bài đọc 1 hoặc bài đọc 2). Bài đọc 1: Nhà mợ Lí ở thị xã. Nhà mợ ở kề ga. Nhà mợ có đủ thứ: na, khế, nho, lê, ... Bài đọc 2: Nghỉ hè, bố mẹ cho Nga đi nghỉ ở Sa Pa. Ở đó, có đủ bò, bê và gà gô. III. Kiểm tra kĩ năng viết và năng lực phân tích ngữ âm (10 điểm): Nghe- viết (10 điểm): Giáo viên đọc cho học sinh viết bài: “Nghỉ lễ" (SGK Tiếng Việt công nghệ giáo dục, tập 1, trang 53). ĐÁP ÁN MÔN TIẾNG VIỆT 1 CNGD – GIỮA HỌC KÌ I. Năm học: 2014 - 2015. I. Đo nghiệm năng lực phân tích ngữ âm:(10 điểm) - Mỗi câu đúng 1,5 điểm. - 1 điểm trình bày (HS trả lời đúng, đủ câu, nói to, rõ ràng, ...) 1. Đề chẳn: - Câu 1: 4 tiếng. - Câu 2: Thanh hỏi. - Câu 3: Phần đầu: âm ng , phần vần: âm u. - Câu 4: Phụ âm ng, nguyên âm u. - Câu 5: HS vẽ mô hình hai phần của tiếng, đưa tiếng kỹ vào mô hình. - Câu 6: HS nhắc lại luật chính tả: âm c đứng trước e, ê, i thì phải viết bằng con chữ k. 2. Đề lẻ: - Câu 1: 4 tiếng. - Câu 2: Thanh hỏi. - Câu 3: Phần đầu: âm x , phần vần: âm e. - Câu 4: Phụ âm x, nguyên âm e. - Câu 5: HS vẽ mô hình hai phần của tiếng, đưa tiếng nghé vào mô hình. - Câu 6: HS nhắc lại luật chính tả: âm ng đứng trước e, ê, i thì phải viết bằng con chữ ngh. II. Kiểm tra năng lực đọc (10 điểm ) - Điểm 10 (xuất sắc): Đọc đúng, to, rõ ràng, thời gian đọc dưới 2 phút. - Điểm 9 (giỏi): Đọc đúng, to, rõ ràng, thời gian đọc dưới 2,5 phút. - Điểm 7- 8 (khá): Đọc đúng, to, rõ ràng, thời gian đọc từ 2,5 đến 3 phút. - Điểm 5- 6 (trung bình): Thời gian đọc từ 3 đến 4 phút. - Điểm dưới 5 (kém): Thời gian đọc trên 4 phút. III. Kiểm tra kĩ năng viết và năng lực phân tích ngữ âm (10 điểm): - Không lỗi: 10 điểm. - Mỗi lỗi sai trừ 1 điểm.
Tài liệu đính kèm: