Bộ đề kiểm tra 1 tiết chương I - Hình học 8

docx 3 trang Người đăng nguyenlan45 Lượt xem 1360Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bộ đề kiểm tra 1 tiết chương I - Hình học 8", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bộ đề kiểm tra 1 tiết chương I - Hình học 8
BỘ ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT CHƯƠNG I - HÌNH HỌC 8
CÁC TRƯỜNG THCS TPHCM
ĐỀ SỐ 1: LÊ LỢI, QUẬN 3, ĐỀ A, NĂM 2014 – 2015
Thời gian: 45 phút
Bài 1: (4 điểm) Cho tam giác ABC vuông tại A. Gọi D, E, F lần lượt là trung điểm của AB, AC, BC.
Chứng minh DE là đường trung bình của tam giác ABC.
Tính độ dài DE và AF cho biết BC = 12cm.
So sánh DE và AF.
Bài 2: (6 điểm) Cho tam giác ABC cân tại B. Gọi M, N lần lượt là trung điểm BA, BC; đoạn thẳng AN và CM cắt nhau tại G.
Chứng minh: MN là đường trung bình của tam giác ABC, G là điểm đặc biệt gì của tam giác ABC? Vì sao?
Chứng minh tứ giác AMNC là hình thang cân.
BG cắt AC tại K. Tứ giác AMNK là hình gì? Vì sao?
Tìm điều kiện của tam giác ABC để tứ giác AMNK là hình thoi.
ĐỀ SỐ 2: LÊ LỢI, QUẬN 3, ĐỀ B, NĂM 2014 – 2015
Thời gian: 45 phút
Bài 1: (4 điểm) Cho tam giác PMN vuông tại P, có PH là trung tuyến, cho biết PM = 9cm, PN = 12cm.
Tính độ dài MN và PH.
Từ H vẽ các đường thẳng song song PN và PM cắt PM tại E và PN tại F. Tính độ dài EF.
So sánh EF và PH.
Bài 2: (6 điểm) Cho tam giác ABC cân tại A, AH là đường trung tuyến. Gọi O là trung điểm AC, K là điểm đối xứng của H qua O.
Chứng minh: tứ giác AOHB là hình thang.
Chứng minh: tứ giác AHCK là hình chữ nhật.
Chứng minh: tứ giác AKHB là hình bình hành.
Tìm điều kiện của tam giác cân ABC để tứ giác AHCK là hình bình vuông.
ĐỀ SỐ 3: ĐOÀN THỊ ĐIỂM, QUẬN 3, NĂM 2014 – 2015
Thời gian: 45 phút
Bài 1: (1,5 điểm) Cho tứ giác ABCD có . Tính số đo góc C (Học sinh không cần vẽ hình)
Bài 2: (3 điểm) Cho tam giác như hình vẽ. Biết M là trung điểm của AB và MN // BC. Tính x, y (Học sinh vẽ lại hình khi làm bài).
Bài 3: (3,5 điểm) Cho ABC nhọn (AB < AC) có đường cao AH. Gọi D, E, F lần lượt là trung điểm của AB, AC, BC. Vẽ K đối xứng với H qua D.
Chứng minh: AKBH là hình chữ nhật.
Chứng minh:DECF là hình bình hành.
Chứng minh: DEFH là hình thang cân.
Chứng minh: EK = EB.
ĐỀ SỐ 4: TÂN BÌNH, QUẬN TÂN BÌNH, NĂM 2014 – 2015
Thời gian: 45 phút
Bài 1: (4 điểm) Cho MNC vuông tại M có NC = 10cm, MN = 8cm. Gọi A, B lần lượt là trung điểm của MC, MN.
Tính độ dài MA.
Tính độ dài AB.
Bài 2: (6 điểm) Cho ABC vuông tại A có AC > AB. Gọi M là trung điểm của cạnh BC. Trên tia đối của tia MA lấy điểm E sao cho M là trung điểm của cạnh AE.
Chứng minh tứ giác ABEC là hình chữ nhật.
Gọi F là điểm đối xứng của E qua C. Chứng minh tứ giác ABCF là hình bình hành.
Gọi K là trung điểm của AF. Chứng minh: AMCK là hình thoi.
Từ trung điểm D của BE và DI vuông góc với BC tại E. Vẽ đường thẳng vuông góc với EF tại F, đường thẳng này cắt tia DI tại H. Chứng minh điểm H cách đều hai điểm B và F.
ĐỀ SỐ 5: TÂN BÌNH, QUẬN TÂN BÌNH, NĂM 2012 – 2013
Thời gian: 45 phút
Bài 1: (4 điểm) Cho MBC vuông tại M có MB = 12cm, MC = 16cm. Gọi A, N lần lượt là trung điểm của BC, MC.
Tính độ dài AN?
Tính độ dài MA?
Bài 2: (6 điểm) Cho hình chữ nhật ABCD. Gọi F là trung điểm của DC. Từ F vẽ đường thẳng vuông góc với DC cắt AB tại E.
Chứng minh tứ giác FEAD là hình chữ nhật.
Chứng minh tứ giác BEDF là hình bình hành.
Gọi I là giao điểm của EC và BF. Lấy M là điểm đối xứng của I qua BE. Chứng minh tứ giác MEIB là hình thoi.
Vẽ FHDE tại H. Gọi L là trung điểm của FH và gọi Q là giao điểm của EL và CH. Tính FB biết IQ = 6cm.
ĐỀ SỐ 6: NGÔ SĨ LIÊN, QUẬN TÂN BÌNH, NĂM 2012 – 2013
Thời gian: 45 phút
Bài 1: (6 điểm) Cho ABC nhọn có E, F, G lần lượt là trung điểm của AB, AC, BC. AH là đường cao.
Chứng minh: tứ giác FEDC là hình thang.
Chứng minh: tứ giác GEFC là hình bình hành.
Chứng minh: tứ giác EFGH là hình thang cân.
Bài 2: (4 điểm) Cho ABC vuông tại C có AB = 13cm, BC = 12cm. CM là đường trung tuyến.
Tính AC, CM.
Gọi N là điểm đối xứng của M qua AC. Chứng minh: tứ giác AMCN là hình thoi.
K là điểm đối xứng của B qua C. Chứng minh: A, N, K thẳng hàng và N là trung điểm của AK.
ĐỀ SỐ 7: NGUYỄN HIỀN, QUẬN 12, NĂM 2012 – 2013
Thời gian: 45 phút
Bài 1: (4 điểm) Cho ABC có M, N lần lượt là trung điểm của BC, AC.
Biết MN = 3cm, tính AB?
Biết . Tính số đo góc ?
Biết . Tính số đo góc ?
Bài 2: (6 điểm) Cho hình chữ nhật ABCD. Gọi M là trung điểm của DC. Từ F vẽ đường thẳng vuông góc với DC cắt AB tại N.
Chứng minh tứ giác AMCN là hình bình hành.
Gọi E, F lần lượt là trung điểm của AD, BC. Chứng minh tứ giác AFCE là hình bình hành rồi suy ra rằng EF, MN, AC cùng đi qua một điểm.
Vẽ CHAB tại H. Gọi I là điểm đối xứng với A qua điểm h và J là điểm đối xứng với A qua đường thẳng DC. Chứng minh ba điểm I, C, J thẳng hàng.
ĐỀ SỐ 8: NGUYỄN HIỀN, QUẬN 12, NĂM 2012 – 2013
Thời gian: 45 phút
Bài 1: (4 điểm)
Phát biểu các dấu hiện nhận biết hình bình hành?
Áp dụng: Cho ABC. Gọi D, E, F lần lượt là trung điểm của AB, AC, BC. Chứng minh: tứ giác BDEF là hình bình hành.
Bài 2: (6 điểm) Cho ABC vuông tại A có AB = 6cm, AC = 8cm., M là trung điểm của BC. Từ M kẻ MEAB, MFAC (E thuộc AB, F thuộc AC).
Chứng minh: tứ giác AEMF là hình chữ nhật.
Tính BC, AM, EF.
Trên tia đối của tia MF lấy điểm K sao cho M là trung điểm của FK. Chứng minh: tứ giác BKCF là hình bình hành.
Gọi O là trung điểm của ME. Chứng minh: BEFM là hình bình hành. Từ đó suy ra: B, O, F thẳng hàng.

Tài liệu đính kèm:

  • docxKIEM_TRA_HINH_HOC_8_CHUONG_1_TP_HCM.docx