Bộ đề câu hỏi trắc nghiệm môn Pháp luật đại cương

pdf 20 trang Người đăng dothuong Lượt xem 1521Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bộ đề câu hỏi trắc nghiệm môn Pháp luật đại cương", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bộ đề câu hỏi trắc nghiệm môn Pháp luật đại cương
1 
BỘ ĐỀ CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM MÔN PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG 
Câu 1: Trong xã hội cộng sản nguyên thủy phân bố dân cư theo: 
A. Tôn giáo 
B. Quan hệ huyết thống 
C. Đơn vị hành chính lãnh thổ 
D. Hội đồng thị tộc, hội đồng bộ lạc 
Câu 2: Những quy phạm xã hội tồn tại trong chế độ cộng sản 
nguyên thủy là: 
A. Đạo đức 
B. Tập quán 
C. Tín điều tôn giáo 
D. Cả A, B, C đều đúng 
Câu 3: Nguyên nhân chủ yếu làm xuất hiện Nhà nước là: 
A. Do có sự phân công lao động trong xã hội 
B. Do có sự phân hóa giai cấp và đấu tranh giai cấp trong xã hội 
C. Do con người trong xã hội phải hợp sức lại để đắp đê chống 
bão lụt, đào kênh làm thủy lợi hay chống giặc ngoại xâm 
D. Do ý chí của con người trong xã hội 
Câu 4: Hình thái kinh tế - xã hội nào là chưa có Nhà nước? 
A. Hình thái KT – XH cộng sản chủ nghĩa 
B. Hình thái KT – XH cộng sản nguyên thủy 
C. Hình thái KT – XH tư bản chủ nghĩa 
D. Hình thái KT – XH chiếm hữu nô lệ 
Câu 5: Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin thì: 
A. Nhà nước là hiện tượng tự nhiên 
B. Nhà nước là hiện tượng xã hội mang tính lịch sử 
C. Nhà nước là hiện tượng vĩnh cửu, bất biến 
D. Nhà nước là hiện tượng xuất hiện và tồn tại cùng với sự xuất 
hiện, tồn tại của lịch sử xã hội loài người 
Câu 6: Trong các quan điểm phi Marxit về nguồn gốc Nhà nước 
thì quan điểm nào được coi là tiến bộ nhất: 
A. Quan điểm của những nhà nghiên cứu theo thuyết thần học 
B. Quan điểm của những nhà nghiên cứu theo thuyết gia trưởng 
C. Quan điểm của những nhà nghiên cứu theo thuyết khế ước xã 
hội 
D. Quan điểm của những nhà nghiên cứu theo thuyết bạo lực 
Câu 7: Bản chất Nhà nước được thể hiện: 
A. Bất cứ nhà nước nào cũng thể hiện bản chất giai cấp rõ nét 
hơn bản chất xã hội 
B. Bất cứ nhà nước nào cũng chỉ là bộ máy dùng để duy trì sự 
thống trị của giai cấp này đối với giai cấp khác 
C. Bất cứ nhà nước nào cũng thể hiện bản chất xã hội rõ nét hơn 
bản chất giai cấp 
D. Bất cứ nhà nước nào cũng đều mang bản chất giai cấp và bản 
chất xã hội 
Câu 8: Bản chất giai cấp của nhà nước được thể hiện: 
A. Nhà nước là công cụ sắc bén nhất để quản lý mọi mặt đời 
sống xã hội 
B. Nhà nước là một bộ máy trân áp đặc biệt của giai cấp này đối 
với giai cấp khác 
C. Nhà nước là công cụ để bảo vệ an ninh chính trị, trật tự an 
toàn xã hội 
D. Cả A, B, C đều đúng 
Câu 9: Bản chất xã hội của nhà nước được thể hiện: 
A. Nhà nước là công cụ sắc bén để duy trì sự thống trị giai cấp 
B. Nhà nước là công cụ của đa số nhân dân lao động sử dụng để 
trấn áp lại thiểu số giai cấp bóc lột đã bị lật đổ cùng với bọn 
tội phạm phản động 
C. Nhà nước là bộ máy nhằm bảo đảm trật tự an toàn xã hội và 
đảm đương các công việc chung của xã hội 
D. Nhà nước là một bộ máy cưỡng chế đặc biệt nằm trong tay 
giai cấp cầm quyền 
Câu 10: Nhà nước có mấy thuộc tính 
A. 2 
B. 3 
C. 4 
D. 5 
Câu 11: Thuộc tính của Nhà nước được thể hiện: 
A. Nhà nước thiết lập một quyền lực xã hội 
B. Nhà nước có quyền ban hành những nội quy, điều lệ 
C. Nhà nước có lãnh thổ và thực hiện sự phân chia dân cư thành 
các đơn vị hành chính lãnh thổ 
D. Nhà nước có quyền quản lý mọi mặt đời sống xã hội 
2 
Câu 12: Nhà nước nào cũng có chức năng: 
A. Bảo đảm trật tự an toàn xã hội 
B. Tổ chức và quản lý nền kinh tế 
C. Đối nội và đối ngoại 
D. Thiết lập mối quan hệ ngoại giao 
Câu 13: Khi nghiên cứu về chức năng của nhà nước, thì khẳng 
định nào sau đây là sai? 
A. Chức năng đối nội và chức năng đối ngoại là quan trọng như 
nhau 
B. Chức năng đối nội của nhà nước là cơ sở cho việc thực hiện 
chức năng đối ngoại 
C. Kết quả của việc thực hiện chức năng đối ngoại có tác động 
đến việc thực hiện chức năng đối nội 
D. Chức năng đối nội có vai trò quan trọng hơn chức năng đối 
ngoại 
Câu 14: Nguyên nhân dẫn đến sự thay thế các kiểu Nhà nước 
trong lịch sử là: 
A. Do ý chí của giai cấp thống trị xã hội 
B. Do sự phát triển tự nhiên của xã hội 
C. Do mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất 
trong xã hội 
D. Do sự vận động, phát triển, thay thế các hình thái kinh tế - xã 
hội mà nhân tố làm nên sự thay thế đó là các cuộc cách mạng 
xã hội 
Câu 15: Khi nghiên cứu về các kiểu Nhà nước trong lịch sử, thì 
khẳng định nào sau đây là sai? 
A. Tương ứng với mỗi hình thái kinh tế - xã hội trong lịch sử 
B. Cơ sở để xác định kiểu Nhà nước là các yếu tố kinh tế - xã 
hội tồn tại trong một giai đoạn lịch sử nhất định 
C. Nguyên nhân dẫn đến sự thay thế các kiểu nhà nước trong 
lịch sử là do sự vận động, thay thế các hình thái kinh tế - xã 
hội 
D. Kiểu nhà nước sau bao giờ cũng tiến bộ hơn kiểu nhà nước 
trước 
Câu 16: Kiểu Nhà nước đầu tiên trong lịch sử là 
A. Nhà nước cộng sản nguyên thủy 
B. Nhà nước chủ nô 
C. Nhà nước phong kiến 
D. Nhà nước tư sản 
Câu 17: Hình thức chính thể của nhà nước bao gồm các loại: 
A. Chính thể quân chủ và cộng hòa dân chủ 
B. Chính thể quân chủ và cộng hòa 
C. Chính thể cộng hòa tổng thống và cộng hòa đại nghị 
D. Chính thể quân chủ tuyệt đối và quân chủ tương đối 
Câu 18: Chính thể quân chủ tuyệt đối thường xuất hiện ở chế độ 
xã hội nào? 
A. Cộng sản nguyên thủy 
B. Phong kiến 
C. Chiếm hữu nô lệ 
D. Tư bản chủ nghĩa 
Câu 19: Hình thức chính thể nào là phổ biến trên thế giới? 
A. Cộng hòa tổng thống 
B. Quân chủ lập hiến 
C. Cộng hòa đại nghị 
D. Cộng hòa dân chủ 
Câu 20: Hình thức nhà nước được tạo thành từ các yếu tố 
A. Hình thức kinh tế, chế độ kinh tế - chính trị, cấu trúc lãnh thổ 
B. Chế độ chính trị, chế độ kinh tế, chế độ văn hóa 
C. Hình thức chính thể, cấu trúc lãnh thổ, chế độ chính trị 
D. Hình thức cấu trúc, hình thức chính thể, chế độ kinh tế - 
chính trị 
Câu 21: Khi nghiên cứu về bộ máy nhà nước Việt Nam thì khẳng 
định nào sau đây là đúng? 
A. Chính phủ có quyền giám sát toàn bộ hoạt động của Nhà 
nước 
B. Quốc hội là cơ quan nắm giữ và thực hiện cả ba quyền lập 
pháp, hành pháp, tư pháp 
C. Hội đồng nhân dân do nhân dân trực tiếp bầu ra 
D. Ủy ban nhân dân do nhân dân trực tiếp bầu ra 
Câu 22: Trrong bộ máy nhà nước Việt Nam thì: 
A. Quốc hội có quyền ban hành tất cả các văn bản quy phạm 
pháp luật 
3 
B. Chính phủ là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất 
C. Chính phủ là cơ quan chấp hành và điều hành 
D. Hội đồng nhân dân là cơ quan hành chính nhà nước ở địa 
phương, đại diện cho nhân dân ở địa phương 
Câu 23: Việc thực hiện quyền lực trong nhà nước cộng hòa xã 
hội chủ nghĩa Việt Nam có sự: 
A. Phân chia quyền lực 
B. Phân công, phân nhiệm và phối hợp trong việc thực hiện 
quyền lực nhà nước 
C. Ba quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp được giao tách 
bạch cho 3 cơ quan Quốc hội, Chính phủ và Tòa án 
D. Tập trung quyền lực vào Quốc hội và Chính phủ 
Câu 24: Cơ quan thường trực của Quốc hội nước ta là: 
A. Ủy ban Quốc hội 
B. Ủy ban thường vụ Quốc hội 
C. Ủy ban kinh tế và ngân sách 
D. Ủy ban đối nội và đối ngoại 
Câu 25: Việc tổ chức, thực hiện quyền lực nhà nước ở nước ta 
được thể hiện: 
A. Quyền lực Nhà nước thuộc về cơ quan cấp cao, do nhân dân 
bầu ra theo nhiệm kỳ 
B. Quyền lực nhà nước thuộc về người đứng đầu nhà nước 
C. Quyền lực nhà nước tập trung toàn bộ hay một phần nào 
trong tay người đứng đầu nhà nước 
D. Cả A, B, C đều đúng 
Câu 26: Bộ máy Nhà nước nói chung thường có mấy hệ thống cơ 
quan 
A. Một 
B. Hai 
C. Ba 
D. Bốn 
Câu 27: Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa có chủ quyền 
quốc gia khi nào? 
A. Năm 1930 
B. Năm 1945 
C. Năm 1954 
D. Năm 1975 
Câu 28: Việc tổ chức, thực hiện quyền lực nhà nước cộng hòa 
XHCN Việt Nam theo nguyên tắc nào? 
A. Phân quyền 
B. Tập quyền XHCN 
C. Tam quyền phân lập 
D. Quyền lực Nhà nước tập trung thống nhất vào Quốc hội và 
Chính phủ 
Câu 29: Bản chất Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam được thể 
hiện: 
A. Tất cả quyền lực Nhà nước thuộc về nhân dân 
B. Là Nàh nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân 
C. Nhân dân được kiểm tra, giám sát hoạt động của các cơ quan 
Nhà nước 
D. Cả A, B, C đều đúng 
Câu 30: Chức năng đối nội của Nhà nước Việt Nam được thể 
hiện: 
A. Gia nhập các tổ chức quốc tế và khu vực 
B. Tổ chức và quản lý nền kinh tế, thiết lập quan hệ đối ngoại 
C. Tổ chức và quản lý các mặt kinh tế, văn hóa, giáo dục, khoa 
học – công nghệ, bảo đảm trật tự an toàn xã hội và các 
quyền, lợi ích hợp pháp của công dân 
D. Bao gồm cả A, B, C 
Câu 31: Bộ máy Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam gồm có 
mấy loại cơ quan? 
A. Cơ quan lập pháp, cơ quan hành pháp, cơ quan tư pháp 
B. Cơ quan Quốc hội, cơ quan Chính phủ, cơ quan xét xử 
C. Cơ quan quyền lực, cơ quan quản lý Nhà nước, cơ quan xét 
xử, cơ quan kiểm sát 
D. Cả A, B, C đều đúng 
Câu 32: Trong bộ máy Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam thì 
Quốc hội là: 
A. Cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất 
B. Cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân 
C. Cơ quan có quyền lập hiến, lập pháp 
4 
D. Cả A, B, C đều đúng 
Câu 33: Hình thức cấu trúc lãnh thổ của Nhà nước Cộng hòa 
XHCN Việt Nam là: 
A. Nhà nước đơn nhất 
B. Nhà nước liên bang 
C. Nhà nước liên minh 
D. Nhà nước tự trị 
E. 
Câu 34: Hình thức chính thể của Nhà nước Cộng hòa XHCN 
Việt Nam là: 
A. Quân chủ 
B. Cộng hòa 
C. Cộng hòa dân chủ 
D. Quân chủ đại nghị 
Câu 35: Chủ tịch nước ta có quyền 
A. Quyết định mọi vấn đề quan trọng của đất nước 
B. Lập hiến và lập pháp 
C. Thay mặt Nhà nước để quyết định mọi vấn đề đối nội và đối 
ngoại 
D. Công bố Hiến pháp, luật và pháp lệnh 
Câu 36: Hội đồng nhân dân các cấp là: 
A. Do Quốc hội bầu ra 
B. Cơ quan hành chính Nhà nước ở địa phương 
C. Cơ quan quyền lực Nhà nước ở địa phương 
D. Cơ quan chấp hành Hiến pháp, luật, các văn bản của các cơ 
quan Nhà nước cấp trên 
Câu 37: Khi nghiên cứu về chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan 
trong bộ máy Nhà nước Việt Nam, thì khẳng định nào sau đây là 
sai? 
A. Quốc hội là cơ quan duy nhất có quyền lập pháp 
B. Chính phủ là cơ quan hành pháp 
C. Viện kiểm sát là cơ quan duy nhất có quyền truy tố người 
phạm tội 
D. Tòa án là cơ quan duy nhất có quyền xét xử và thi hành án 
Câu 38: Khi nghiên cứu về nguồn gốc của Nhà nước và Pháp 
luật, thì khẳng định nào sau đây là sai? 
A. Nhà nước và pháp luật cùng phát sinh, tồn tại trong xã hội có 
giai cấp 
B. Nhà nước và pháp luật ra đời và tồn tại cùng với sự xuất hiện, 
tồn tại của lịch sử xã hội loài người 
C. Nhà nước và Pháp luật có cùng lịch sử ra đời, tồn tại, phát 
triển và tiêu vong 
D. Nhà nước và Pháp luật là hiện tượng xã hội mang tính lịch sử 
Câu 39: Nguyên nhân ra đời của Nhà nước và Pháp luật là: 
A. Hoàn toàn giống nhau 
B. Hoàn toàn khác nhau 
C. Do nhu cầu chủ quan của xã hội 
D. Do nhu cầu khách quan của xã hội 
Câu 40: Pháp luật không tồn tại trong xã hội nào 
A. Xã hội không có tư hữu 
B. Xã hội không có giai cấp 
C. Xã hội không có Nhà nước 
D. Cả A, B, C đều đúng 
Câu 41: Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin về Pháp 
luật thì: 
A. Pháp luật là một hiện tượng xã hội mang tính lịch sử 
B. Pháp luật là một hiện tượng xã hội 
C. Pháp luật là một hiện tượng tự nhiên 
D. Pháp luật là một hiện tượng tồn tại mãi mãi cùng với sự tồn 
tại của lịch sử xã hội loài người 
Câu 42: Con đường hình thành pháp luật là do: 
A. Giai cấp thống trị lập ra 
B. Có sự vận động, thay đổi, phát triển của xã hội chuyển từ nền 
kinh tế tự nhiên sang nền kinh tế sản xuất 
C. Nhà nước đặt ra hoặc thừa nhận 
D. Xuất phát từ những phong tục, tập quán, tín điều tôn giáo 
trong xã hội 
Câu 43: Pháp luật là: 
A. Những quy định mang tính chất bắt buộc chung cho mọi 
người trong xã hội 
5 
B. Những quy định mang tính cưỡng chế đối với các cơ quan, tổ 
chức trong xã hội 
C. Những quy định do cơ quan Nhà nước ban hành theo trình tự, 
thủ tục nhất định 
D. Những quy tắc xử sự mang tính chất bắt buộc chung do Nhà 
nước đặt ra hoặc thừa nhận, được Nhà nước bảo đảm thực 
hiện 
Câu 44: Khi nghiên cứu về bản chất của Pháp luật, thì khẳng 
định nào sau đây là sai? 
A. Pháp luật là ý chí giai cấp thống trị được đề lên thành luật 
B. Pháp luật bao giờ cũng thể hiện bản chất giai cấp rõ nét hơn 
bản chất xã hội 
C. Pháp luật là hiện tượng vừa mang tính giai cấp, vừa mang 
tính xã hội 
D. Pháp luật vừa mang tính chủ quan lại vừa mang tính khách 
quan 
Câu 45: Bản chất giai cấp của Pháp luật được thể hiện: 
A. Pháp luật là ý chí của giai cấp thống trị được đề lên thành 
pháp luật 
B. Pháp luật chính là sự phản chiếu thực tại khách quan 
C. Pháp luật là công cụ hữu hiệu để tổ chức quản lý xã hội 
D. Cả A, B, C đều đúng 
Câu 46: Pháp luật có mấy thuộc tính? 
A. 2 
B. 3 
C. 4 
D. 5 
Câu 47: Chọn phương án đúng nhất điền vào chỗ trống: Xuất 
phát từ, cho nên bất cứ Nhà nước nào cũng dùng pháp 
luật làm phương tiện chủ yếu để quản lý mọi mặt đời sống xã 
hội. 
A. Tính cưỡng chế của pháp luật 
B. Tính quy phạm và phổ biến của pháp luật 
C. Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức của pháp luật 
D. Những thuộc tính cơ bản của pháp luật 
Câu 48: Việc thực hiện pháp luật được đảm bảo bằng: 
A. Đường lối, chính sách của Nhà nước 
B. Hệ thống các cơ quan bảo vệ Pháp luật của Nhà nước 
C. Cưỡng chế Nhà nước 
D. Cả A, B, C đều đúng 
Câu 49: Khi nghiên cứu về chức năng của Pháp luật, thì khẳng 
định nào sau đây là đúng? 
A. Pháp luật điều chỉnh tất cả các mối quan hệ nảy sinh trong xã 
hội 
B. Pháp luật là công cụ hữu hiệu để bảo vệ lợi ích của mọi giai 
cấp, tầng lớp và mọi cá nhân trong xã hội 
C. Pháp luật sinh ra là nhằm cưỡng chế đối với con người 
D. Pháp luật điều chỉnh những mối quan hệ xã hội mang tính 
chất phổ biến, điển hình và ổn định 
Câu 50: Pháp luật có chức năng 
A. Là phương tiện chủ yếu để quản lý mọi mặt đời sống xã hội 
B. Điều chỉnh và bảo vệ các quan hệ xã hội chủ yếu 
C. Là cơ sở để hoàn thiện bộ máy nhà nước 
D. Cả A, B, C đều đúng 
Câu 51: Vai trò của pháp luật được thể hiện: 
A. Là công cụ để nhà nước thực hiện sự cưỡng chế đối với 
những cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân trong xã hội. 
B. Là phương tiện chủ yếu để nhà nước quản lý xã hội. 
C. Là phương tiện chủ yếu để nhà nước quản lý mọi mặt đời 
sống xã hội và bảo vệ các quyền, lợi ích hợp pháp của công 
dân. 
D. Là công cụ để nhà nước thực hiện sự cưỡng chế đối với 
những hành vi vi phạm pháp luật và tội phạm. 
Câu 52: Pháp luật là phương tiện để: 
A. Bảo vệ các quyền, lợi ích hợp pháp của công dân 
B. Nhà nước sử dụng làm công cụ chủ yếu quản lý mọi mặt đời 
sống xã hội 
C. Hoàn thiện bộ máy nhà nước và tạo lập mỗi quan hệ ngoại 
giao 
D. Cả A, B, C đều đúng 
6 
Câu 53: Pháp luật không tồn tại trong xã hội nào? 
A. Xã hội không có tư hữu 
B. Xã hội không có giai cấp 
C. Xã hội không có nhà nước 
D. Cả A, B, C đều đúng 
Câu 54: Đáp án nào sau đây thể hiện thuộc tính của pháp luật? 
A. Tính chính xác 
B. Tính quy phạm và phổ biến 
C. Tính minh bạch 
D. Cả A, B, C đều đúng 
Câu 55: Khi nghiên cứu về các thuộc tính của pháp luật, thì 
khẳng định nào sau đây là sai? 
A. Bất kỳ cá nhân, tổ chức nào khi vi phạm pháp luật đều có thể 
bị áp dụng biện pháp chế tài 
B. Việc tuân theo pháp luật thường phụ thuộc vào ý muốn chủ 
quan của con người 
C. Pháp luật là thước đo cho hành vi xử sự của con người 
D. Pháp luật và đạo đức đều mang tính quy phạm 
Câu 56: Quy phạm pháp luật và quy phạm xã hội: 
A. Hoàn toàn giống nhau 
B. Hoàn toàn khác nhau 
C. Có điểm giống nhau và khác nhau 
D. Chỉ có điểm khác nhau, không có điểm giống nhau 
Câu 57: Khi nghiên cứu về chức năng của pháp luật thì khẳng 
định nào sau đây là đúng? 
A. Pháp luật là công cụ bảo vệ tất cả các mỗi quan hệ nảy sinh 
trong đời sống xã hội 
B. Pháp luật điều chỉnh tất cả các mỗi quan hệ nảy sinh trong 
đời sống xã hội 
C. Pháp luật nghiêm cấm những hành vi xâm hại, làm ảnh 
hưởng đến các quan hệ xã hội mà nó điều chỉnh 
D. Cả A, B, C đều đúng 
Câu 58: Khi nghiên cứu về kiểu pháp luật thì khẳng định nào 
sau đây là đúng? 
A. Tương ứng với 5 hình thái KT – XH, thì có 5 kiểu pháp luật 
B. Tương ứng với mỗi chế độ xã hội thì có một kiểu pháp luật 
C. Tương ứng với mỗi kiểu nhà nước thì có một kiểu pháp luật 
D. Tương ứng với mỗi hình thái KT – XH, thì có một kiểu pháp 
luật 
Câu 59: Điểm giống nhau của các kiểu pháp luật trong lịch sử là: 
A. Đều mang tính đồng bộ 
B. Đều mang tính khách quan 
C. Đều thể hiện ý chí của giai cấp thống trị 
D. Đều thể hiện ý chí của nhân dân trong xã hội 
Câu 60: Các hình thức pháp luật bao gồm: 
A. Tập quán pháp, tiền lệ pháp, văn bản pháp luật 
B. Tập quán pháp, tiền lệ pháp, văn bản quy phạm pháp luật 
C. Tập quán pháp, án lệ pháp, văn bản pháp luật 
D. Tập quán pháp, điều lệ pháp,văn bản quy phạm pháp luật. 
Câu 61: Các hình thức Pháp luật bao gồm: 
A. Tập quán pháp, tiền lệ pháp, văn bản pháp luật 
B. Tập quán pháp, tiền lệ pháp, văn bản quy phạp pháp luật 
C. Tập quán pháp, án lệ pháp, văn bản pháp luật 
D. Tập quán pháp, điều lệ pháp, văn bản quy phạm pháp luật 
Câu 62: Khi nghiên cứu mối quan hệ giữa Nhà nước và Pháp 
luật thì khẳng định nào sau đây là sai? 
A. Nhà nước và Pháp luật có cùng lịch sử ra đời, tồn tại, phát 
triển, tiêu vong 
B. Nhà nước và Pháp luật là hai hiện tượng tồn tại mãi cùng với 
lịch sử xã hội loài người 
C. Nhà nước và pháp luật đều là phương tiện của quyền lực 
chính trị 
D. Nhà nước và Pháp luật đều thể hiện bản chất về mặt giai cấp 
và xã hội 
Câu 63: Khi nghiên cứu về mối quan hệ giữa pháp luật với kinh 
tế thì khẳng định nào sau đây là sai? 
A. Kinh tế giữ vai trò quyết định đối với pháp luật 
B. Pháp luật không bao giờ cao hơn kinh tế 
C. Pháp luật luôn có sự tác động tích cực đến sự phát triển của 
nền kinh tế 
D. Khi kinh tế có sự thay đổi sẽ kéo theo sự thay đổi của pháp 
luật 
7 
Câu 64: Pháp luật và chính trị là hai hiện tượng do: 
A. Kiến trúc thượng tầng quyết định 
B. Cơ sở hạ tầng quyết định 
C. Nhà nước quyết định 
D. Cả A, B, C đều đúng 
Câu 65: Khi nghiên cứu mối quan hệ giữa pháp luật với đạo đức 
thì khẳng định nào sau đây là sai? 
A. Pháp luật và đạo đức đều là hiện tượng thuộc kiến trúc 
thượng tầng 
B. Pháp luật và đạo đức đều được hình thành từ thực tiễn đời 
sống xã hội 
C. Pháp luật và đạo đức đều là quy phạm có tác dụng điều chỉnh 
đến hành vi xử sự của con người trong xã hội 
D. Pháp luật và đạo đức đều được nhà nước sử dụng để điều 
chỉnh tất cả các quan hệ nảy sinh trong đời sống xã hội 
Câu 66: Chọn phương án đúng nhất điền vào chỗ trống: Kiểu 
pháp luật là tổng thể các dấu hiệu đặc trưng cơ bản của pháp 
luật, thể hiện bản chất giai cấp và những điều kiện tồn tại, phát 
triển của pháp luật trong 
A. Một nhà nước nhất định 
B. Trong một giai đoạn lịch sử nhất định 
C. Một chế độ xã hội nhất định 
D. Một hình thái kinh tế - xã hội nhất định 
Câu 67: Chọn phương án đúng nhất điền vào chỗ trống: Hình 
thức.do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành 
theo trình tự thủ tục nhất định, trong đó có những quy tắc xử sự 
chung được áp dụng nhiều lần trong đời sống xã hội. 
A. Văn bản quy phạm pháp luật 
B. Tập quán pháp 
C. Tiền lệ pháp 
D. Án lệ pháp 
Câu 68: Văn bản quy phạm pháp luật là hình thức pháp luật tiến 
bộ nhất là vì: 
A. Được nhà nước thừa nhận từ một số tập quán đã lưu truyền 
trong xã hội 
B. Luôn có tính rõ ràng, cụ thể, điều chỉnh được nhiều quan hệ 
xã hội trên các lĩnh vực khác nhau 
C. Ngày càng được sử dụng rộng rãi ở nhiều quốc gia trên thế 
giới 
D. Cả A, B, C đều đúng 
Câu 69: Để bảo đảm cho pháp luật được tôn trọng và thực hiện, 
nhà nước có những biện pháp nào? 
A. Biện pháp về mặt kinh tế 
B. Biện pháp về mặt tổ chức 
C. Biện pháp cưỡng chế nhà nước 
D. Cả A, B, C đều đúng 
Câu 70: Nhà nước và Pháp luật là hai hiện tượng: 
A. Cùng phát sinh, tồn tại và tiêu vong 
B. Có nhiều nét tương đồng với nhau và có sự tác động qua lại 
với nhau 
C. Cùng thuộc kiến trúc thượng tầng 
D. Cả A, B, C đều đúng 
Câu 71: Trong mối quan hệ giữa pháp luật với kinh tế, chúng ta 
thấy rằng: 
A. Pháp luật và kinh tế đều là hiện tượng thuộc kiến trúc thượng 
tầng 
B. Pháp luật giữ vai trò chủ đạo, quyết định đối với kinh tế

Tài liệu đính kèm:

  • pdftrac_nghiem_phap_luat_dai_cuong.pdf