Bộ câu hỏi và đáp án môn Tiếng việt dành cho học sinh dân tộc lớp 3, 4

doc 9 trang Người đăng dothuong Lượt xem 587Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bộ câu hỏi và đáp án môn Tiếng việt dành cho học sinh dân tộc lớp 3, 4", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bộ câu hỏi và đáp án môn Tiếng việt dành cho học sinh dân tộc lớp 3, 4
Câu hỏi tiếng việt dành cho học sinh dân tộc
khối 4
===============================
Câu 1: Câu tục ngữ : “ Lá lành đùm lá rách” khuyên con người ta điều gì ?
Câu2: Câu tục ngữ “ Cây ngay không sợ chết đứng ” ý nói gì ?
Câu 3: Hãy cho biết nghĩa của câu tục ngữ sau:
 “ Đi một ngày đàng học một sàng khôn .”
Câu 4: Câu tục ngữ sau khuyên con người ta điều gì ?
 “ Đói cho sạch, rách cho thơm .”
Câu 5: Câu tục ngữ sau khuyên con người ta điều gì ?
 “ Học thầy không tày học bạn.”
Câu 6: Em hiểu thế nào là “ Du lịch”. Đặt một câu với từ đó.
Câu 7: Điền từ còn thiếu vào câu tục ngữ sau:
 “ Môi hở, răng.”
Câu 8: Em hiểu thế nào là “ Dân tộc ” . Đặt một câu với từ đó.
Câu 9: Nêu 3 từ gần nghĩa với từ : “ dũng cảm ”.
Câu 10: Nêu tên 3 trò chơi dân gian mà em biết.
Câu 11: Nêu tên 5 danh lam thắng cảnh nổi tiếng mà em biết.
Câu 12: Tìm 2 từ ghép phân loại và 2 từ ghép tổng hợp.
Câu 13: Tìm 1 từ láy, 1 từ ghép có tiếng “đỏ”. đặt câu với mỗi từ tìm được.
Câu 14: Điền từ còn thiếu vào câu thành ngữ sau:
 “ Học hay”
Câu 15: 
Làng quan họ có con sông
Hỏi dòng sông ấy tên là sông gì?
đáp án khối 4
=============================
Câu 1: Khuyên con người ta phải biết đùm bọc, cưu mang, giúp đỡ lẫn nhau khi gặp khó khăn, hoạn nạn.
Câu 2: Người sống ngay thẳng, trung thực thì không sợ bất cứ điều gì.
Câu3 : Vào đời hoà nhập với xã hội thì học được nhiều điều hay làm cho ta thêm khôn lớn , mở mang được trí óc.
Câu 4:Dù phải sống khó khăn, thiếu thốn, con người ta luôn giữ được phẩm chất đạo đức trong sáng đẹp đẽ.
Câu 5: Học nhiều điều do thầy cô giáo dạy bảo là quan trọng, nhưng học ở bạn bè cũng rất cần thiết. Vì bạn bè giúp ta biết được nhiều điều bổ ích đôi khi không có trong bài học của thầy cô.
Câu 6: Du lịch : là đi chơi xa để nghỉ ngơi , ngắm cảnh.
Câu 7: Môi hở, răng lạnh.
Câu 8: Dân tộc là khối người sống chung trên một vùng đất đai , chung tiếng nói, có những điều giống nhau về văn hoá, liên quan đến nhau về kinh tế, được hình thành trong một quá trình lịch sử.
Câu 9: Các từ gần nghĩa với từ dũng cảm là: gan dạ, anh hùng, anh dũng
Câu 10: Bịt mắt bắt dê, chơi ô ăn quan, kéo co, rồng rắn lên mây..
Câu 11: Đồ Sơn , Hạ Long, Cửa Lò, Nha Trang, Sầm Sơn
Câu 12: 
 Từ ghép phân loại : bánh trưng, cái đàn, xe đạp..
 Từ ghép tổng hợp : bàn ghế, sách vở, quần áo
Câu 13: Từ láy: đo đỏ
 Từ ghép: đỏ tươi..
Câu 14: Học hay, cày giỏi.
Câu 15: Sông Cầu.
Câu hỏi dành cho học sinh khối 3
===============================
Câu 1: Trái nghĩa với từ chia rẽ là từ nào?
Câu 2: Từ nào dưới đay viết đúng chính tả?
 a. vỏ trấu b. võ trấu c. vỏ chấu.
Câu 3:Tìm một từ chỉ hoạt động ?
Câu 4: Cùng nghĩa với từ xây dựng là từ nào?
Câu 5: Phương tiện giao thông chạy trên đường ray , có nhiều toa là phương tiện giao thông gì?
Câu 6: Nếu em mắc lỗi cần sử dụng từ nào?
Câu 7: Trái nghĩa với từ trung thực là từ nào?
Câu 8: 
 Toàn thân đày những mắt
Chuyên đẻ bắt cá tươi
Bắt cá song phơi nắng.
 Là cái gì?
Câu 9: 
Trùng trục như con chó thui
Chín mắt, chín mũi, chín đuôi, chín đầu.
 Là con gì?
Câu 10: Vừa bằng hạt đỗ ăn giỗ cả làng 
Là con gì ?
Câu 11: Từ nào sau đay viết sai lỗi chính tả:
- kín nước, gọng kính, thành kính.
Câu 12: Em cần làm gì để có sức khoẻ tốt ?
Câu 13: Sông Thao nước đục lờ lờ
Có hai thằng bé đành cờ giữa sông.
 Là những gì ?
Câu 14: Vừa bằng hạt lạc. trong nạc ngoài xương ?
Là con gì ?
Câu 15 : Tìm từ trái nghĩa với từ thông minh ?
Đáp án khối 3
====================================
Câu 1: Đoàn kết
Câu 2: Vỏ chấu
Câu 3: Chạy
Câu 4: Gây dựng
Câu 5: Tàu hoả
Câu 6: Xin lỗi
Câu7: Gian dối
Câu 8: Cái lưới bắt cá
Câu 9: Là con chó thui
Câu 10: Con ruồi
Câu 11: Kín nước , thành kính.
Câu 12: Ăn uống tốt , tập thể dục thường xuyên, làm việc điều độ.
Câu 13: Nồi cơm đang ghế
Câu 14: Con ốc vặn 
Câu 15: Chậm hiểu, dốt nát
Câu hỏi dành cho khối 1
============================
Câu 1: Câu đố
Con gì học nói tiếng người 
Con gì mến khách chào mời ngó nghiêng .
 Là con gì?
Câu 2: Con vẹt dân tộc gọi là gì ?
Câu 3: Con chim khách tiếng dân tộc gọi là gì ?
Câu 4: Trong bài “Trường em” thì trường học được gọi là gì?
Câu 5: Hồ Gươm là cảnh dẹp ở đâu ?
Câu 6: Trong bài thơ “ Tặng cháu” Bác Hồ tặng vở cho ai?
Câu 7: Trong chuyện Rùa và Thỏ ai là người thắng cuộc ?
Câu 8: Kể tên một số con vật có ích ?
Câu 9: Hoa Ngọc Lan có mùi thơm như thế nào?
Câu 10: Kể tên một số con vật có hại ?
Câu 11: Kể tên một số cây rau ?
Câu 12: Kể tên một số loài hoa?
Câu 13: Em cần chuẩn bị những gì trước khi đi học ?
Câu 14: Khi được người khác quan tâm giúp đỡ em cần nói gì?
Câu1 5: Em hãy đọc một bài thơ hoặc một bài hát mà em thích.
đáp án khối 1
Câu 1: Con yểng, con chim khách
Câu 2: Học sinh trả lời
Câu 3 : Học sinh trả lời
Câu 4:Trường học được gọinlà ngôi nhà thứ hai
Câu 5: Hồ Gươm là cảnh đẹp ở thủ đô Hà Nội.
Câu 6: Bác hồ tặng vở cho các cháu thiếu niên – nhi đồng.
Câu 7: Rùa 
Câu 8: Mùi thơm ngan ngát
Câu 9: Chó , mèo ,lợn ,gà
Câu 10: chuột , gián , ruồi , muỗi..
Câu 11: Cây rau cải , rau muống, mướp, rau đay 
Câu 12: Hoa hồng, cúc ,huệ ,lan.
Câu 13: Sách vở , quần áo
Câu 14: Nói lời cảm ơn
Câu 15: Học sinh tự trình bày.
Câu hỏi dành cho khối 2
===================================
Câu 1: Điền từ còn thiếu vào câu ca dao sau:
Công lênh chẳng quản bao lâu
Ngày nay nước bạc, ngày sau cơm .
Râu tôm nấu với ruột bầu
Chồng chan vợ húp.đầu khên ngon.
Câu 2:Kể tên 11 nguyên âm đơn ( ghi bắng một chữ cái) của Tiếng Việt ?
Câu 3: Kể tên 3 nguyên âm đôi ( ghi bằng hai chữ cái ) của Tiếng Việt ?
Câu 4:Kể tên 8 phụ âm vừa làm âm đầu vừa kàm âm cuối ?
Câu 5: Tiếng thường có mấy bộ phận ?
Câu 6: Trong tiếng Việt, tiếng nào được ghi bằng nhiều chữ cái nhất?
Câu 7: Tìm từ trái nghĩa và nối theo cặp
to ngắn
béo chậm
cao nhỏ
dài gầy
nhanh thấp
Câu 8 :Trả lời câu hỏi sau
- Ngày tháng năm sinh của em là..
- Ngày Quốc khánh của nước ta là..
Câu 9: Câu : “ Mai là một cô bé tốt bụng” thuộc mầu câu nào?
a. Ai là gì?
b. Con gì,là gì
c. Cài gì, là gì?
Câu 10:Bài hát em thường hát vào buổi chào cờ là bài hát nào?
Câu 11: Vật treo tường dùng đẻ xem ngày , tháng , năm là vật gì?
Câu 12: Âm thanh báo hiệu giờ ra chơi là âm thanh nào?
Câu 13: Loài chim giục hè đến mau là chim gì?
Câu 14: Loài thú to lớn thích ăn mật ong là con gì?
Câu 15: Người ta trồng cây bạch đàn để làm gì?
Câu hỏi dành cho khối 5
Câu 1: Em hiểu câu tục ngữ sau như thế nào?
Trai mà chi , gái mà chi
Sinh con có nghĩa , có nghì là hơn.
Câu 2: Nêu những phẩm chất quan trọng của nam giới ?
Câu 3: Nêu những phẩm chất quan trọng của nữ giới ?
Câu 4: Câu ghép là gì ? Đặt một câu ghép ?
Câu 5: Một bài văn có mấy phần ? Là những phần nào?
Câu 6: Công dân là gì?
A. Người làm việc trong cơ quan nhà nước
B. Người dân của một nước, có quyền lợi và nghĩa vụ với đất nước.
C. Người lao động chân tay làm công ăn lương.
Câu 7:Thêm một vế để tạo thành câu ghép:
- Vì bạn Dũng không thuộc bài
Câu 8: Trật tự là gì ?
A. Trạng thái bình yên, không có chiến tranh.
B. Trạng thái yên ổn , bình lặng, không ồn ào.
C. Trạng thái ổn định, có tổ chức, có kỉ luật.
Câu 9:Tìm từ trái nghĩa với mỗi từ sau: đoàn kết , thương yêu.
Câu 10: Hoà bình là gì ?
A. Trạng thái bình thản.
B. Trạng thái không có chiến tranh.
C. Trạng thái hiền hoà, yên ả.
Câu 11: Lấy ví dụ về từ đồng âm
Câu 12: Điền tiếng còn thiếu trong những câu thầnh ngữ sau:
1.Đông như
2. Gan như cóc
3. Ngọt như.lùi.
Câu 13:Tìm 3 từ láy âm đầu là phụ âm l ?
Câu 14: Đọc thuộc lòng 4 khổ thơ đầu trong bài “Hạt gạo làng ta” của nhà thơ Trần Đăng Khoa ?
Câu 15: Tìm 1 từ đồng nghĩa và một từ trái nghĩa vơúi từ hạnh phúc .
Đáp án khối 5
=====================================
Câu1 : Sinh con trai hay con gái đều quý miễn là có tình nghĩa và hiếu thảo với cha mẹ.
Câu 2: dũng cảm , cao thượng..
Câu 3:dịu dàng , khoan dung , nhân hậu , đảm đang..
Câu 4: Câu do nhiều vế ghép lại
Câu 5: 3 phần ( mở bài – thân bài – kết luận )
Câu 6: B
Câu 7: Học sinh tự đặt câu 
Câu 8: C
Câu 9: chia rẽ mghét bỏ
Câu 10: B
Câu 11: Ví dụ hòn đá - đá bóng; câu văn – câu cá
Câu 12: 
1. kiến
2. tía
3. mía
Câu 13 : ví dụ long lanh, lóng lánh, lấp lánh.
Câu 14: Học đọc thuộc
Câu 15 : Dùng để thúc câu hỏi.

Tài liệu đính kèm:

  • doc[tailieu] - de-tieng-viet-cua-chung-em.doc