BÁO CÁO KẾT QUẢ TẬP HUẤN BÀI 1: Một số vấn đề chung về mô hình trường học mới cấp THCS I. Thông tin chung 1. Phòng GDĐT: 2. Môn học: 3. Thông tin nhóm (Bao gồm những thành viên tham gia qua mạng) STT Họ và tên Đơn vị Điện thoại/email Ghi chú 1 Lê Kiều Trang THCS Nguyễn Văn Trỗi 01698741773/ kieutrangnvt@gmail.com Nhóm trưởng 2 3 II. Nội dung: 1. Đặc điểm nổi bật của mô hình trường học mới cấp trung học cơ sở là gì? 2. Điểm quan trọng nhất của mỗi hoạt động học (Hoạt động khởi động; Hoạt động hình thành kiến thức; Hoạt động luyện tập; Hoạt động vận dụng; Hoạt động tìm tòi, mở rộng) trong bài học theo mô hình trường học mới là gì? 3. Hội đồng tự quản học sinh có vai trò gì trong hoạt động học của học sinh trong/ngoài giờ học trên lớp? 4. Thầy/cô hãy đề xuất giải pháp huy động sự tham gia của cha mẹ học sinh và cộng đồng trong việc giáo dục học sinh. 5. Thầy/cô hãy trình bày những thuận lợi và khó khăn khi triển khai mô hình trường học mới tại trường mình đang công tác. 6. Đề xuất, kiến nghị với Trường, Phòng, Sở, Bộ. Câu 1. Đặc điểm nổi bật của mô hình trường học mới cấp trung học cơ sở là: HĐH của HS được coi là trung tâm của quá trình dạy học. Tài liệu HDH được thiết kế cho HS hoạt động, học nhóm, tự học; dùng chung cho GV, HS và CMHS. Môi trường học tập cởi mở, thân thiện, hiệu quả; GV với vai trò là người hướng dẫn học, quan tâm đến sự khác biệt trong việc tiếp thu kiến thức của HS. Nhà trường thiết lập MLH chặt chẽ với CMHS, cộng đồng. Đánh giá HS thường xuyên theo quá trình học tập nhằm kiểm tra và hướng dẫn PP học tập có hiệu quả cho HS. GV có vị trí mới, được bồi dưỡng thường xuyên để nâng cao trình độ tác nghiệp, đáp ứng vai trò là người hướng dẫn, tổ chức hoạt động học tập, giáo dục, đánh giá học sinh và phối hợp với cha mẹ học sinh và cộng đồng. Câu 2. Điểm quan trọng nhất của mỗi hoạt động học (Hoạt động khởi động; Hoạt động hình thành kiến thức; Hoạt động luyện tập; Hoạt động vận dụng; Hoạt động tìm tòi, mở rộng) trong bài học theo mô hình trường học mới là: - Hoạt động khởi động: tạo được tình huống/vấn đề học tập nhằm huy động kiến thức, kinh nghiệm hiện có của học sinh và nhu cầu tìm hiểu kiến thức mới liên quan đến tình huống/vấn đề học tập. - Hoạt động hình thành kiến thức: trang bị cho học sinh những kiến thức mới liên quan đến tình huống/vấn đề học tập nêu ra ở hoạt động khởi động. - Hoạt động luyện tập: giúp học sinh hoàn thiện kiến thức vừa chiếm lĩnh được. - Hoạt động vận dụng: giúp học sinh vận dụng được các kiến thức kĩ năng trong cuộc sống, tương tự tình huống/vấn đề đã học. - Hoạt động tìm tòi, mở rộng: giúp học sinh tìm tòi, mở rộng thêm những gì đã được học, dần hình thành nhu cầu học tập suốt đời.
Tài liệu đính kèm: