CỘNG HÒA Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc Phú Quốc , ngày tháng 05 năm 2016 BÁO CÁO GIẢI PHÁP TÁC NGHIỆP - Họ và tên: PHẠM THỊ NHÀN - Chức danh: Giáo viên Ngữ văn - Đơn vị công tác: Trường TH – THCS Bãi Thơm 1. Tên giải pháp Dạy học một số văn bản truyện hiện đại Việt Nam (chương trình Ngữ văn 9 – THCS) theo đặc trưng bộ môn. 2. Căn cứ - §Þnh híng ®æi míi ph¬ng ph¸p d¹y vµ häc ®· ®îc x¸c ®Þnh trong nghÞ quyÕt TW2 kho¸ VIII (12/1998) vµ ®îc thÓ chÕ ho¸ trong luËt gi¸o dôc (12/1998). - LuËt gi¸o dôc c«ng bè n¨m 2005, ®iÒu 28.2 cã ghi “Ph¬ng ph¸p gi¸o dôc phæ th«ng ph¶i ph¸t huy tÝnh tÝch cùc, tù gi¸c, chñ ®éng, s¸ng t¹o cña häc sinh phï hîp víi ®Æc ®iÓm tõng líp häc, m«n häc, båi dìng ph¬ng ph¸p tù häc, rÌn luyÖn kÜ n¨ng vËn dông kiÕn thøc vµo thùc tiÔn, t¸c ®éng ®Õn t×nh c¶m, ®em l¹i niÒm vui, høng thó häc tËp cho häc sinh”. 3.Thực trạng tình hình 3.1.Thuận lợi: - Lớp tôi giảng dạy gồm 19 em. Trong có 8 em nam và 11 em nữ, dân tộc 1 em. - Trường đóng trên địa bàn xã Bãi Thơm được phụ huynh quan tâm tới con em mình. - Ban Giám hiệu nhà trường luôn quan tâm chú trọng đến chất lượng giảng dạy của từng khối lớp, đặc biệt là khối lớp 9. 3.2. Khó khăn: - Trường TH - THCS Bãi Thơm là một trường có ba cấp học (Mẫu giáo, Tiểu học, Trung học cơ sở), thuộc trường vùng sâu, vùng xa và đặc biệt khó khăn của huyện Phú Quốc. - Nhiều học sinh còn ham chơi, chưa có nề nếp và tinh thần trách nhiệm trong học tập. - Trình độ các em không đều nhau. Một số em chưa có phương pháp học tập, bị hổng kiến thức nên sinh ra chán học. - Gia đình một số em học sinh có hoàn cảnh khó khăn về kinh tế, mải lo việc làm ăn nên ít quan tâm đến việc học của con em mình và hầu như đều phó thác cho giáo viên. - Cảm nhận và chiêm nghiệm một văn bản truyện là điều khó khăn đối với học sinh trung học cơ sở. 4. Các nội dung chính của giải pháp 4.1. Nhiệm vụ chính của giải pháp Với đề tài: “Dạy học một số văn bản truyện hiện đại Việt Nam (chương trình Ngữ văn 9 – THCS) theo đặc trưng bộ môn” người viết hướng đến các nhiệm vụ chính như sau: - Tìm hiểu cơ sở lý luận liên quan đến phương pháp dạy học văn theo đặc trưng bộ môn. - Khảo sát thực trạng dạy học văn theo đặc trưng bộ môn qua các giờ dạy văn bản truyện hiện đại Việt Nam trong chương trình Ngữ văn 9. - Đề xuất một số biện pháp và vận dụng các biện pháp vào việc thiết kế và thể nghiệm một số bài dạy học văn bản truyện hiện đại Việt Nam trong chương trình Ngữ văn 9. Trên cơ sở đó rút ra các kết luận sư phạm cần thiết. 4.2. Đề xuất một số phương pháp dạy - học văn Trong quá trình nghiên cứu, tôi đề xuất một số phương pháp dạy-học văn hiệu quả nhất trong các giờ giảng văn, đặc biệt là giờ dạy văn bản truyện hiện đại Việt Nam như sau: 4.2.1. Phương pháp Đọc – sáng tạo Phương pháp đọc – sáng tạo là phương pháp tiếp nhận văn bản nghệ thuật ngôn từ một cách sáng tạo chủ yếu bằng cảm thụ trực tiếp tác phẩm. Bản chất của phương pháp đọc sáng tạo trước hết là đọc lời văn, đọc văn bản ngôn từ của tác phẩm, phải chú ý đến từng câu, nhịp điệu, âm hưởng để gây cảm xúc cho người đọc, người nghe. Để thực hiện được phương pháp này, giáo viên cần hướng dẫn giúp học sinh thâm nhập vào tác phẩm. - Hướng dẫn học sinh đọc ở nhà - Hướng dẫn học sinh đọc ở trên lớp - Hướng dẫn học sinh đọc sau giờ học Một số biện pháp đọc – sáng tạo như: - Đọc diễn cảm - là trung tâm của phương pháp đọc - sáng tạo. - Đọc nghệ thuật - là mức độ cao hơn đọc diễn cảm, thể hiện ở các hình thức biểu diễn như: Ngâm thơ, hát ru, hát quan họ, hò - Đọc phân vai - là biện pháp gây được hứng thú thể nghiệm của học sinh trong học tập. 4.2.2. Phương pháp gợi mở Gợi mở là phương pháp dẫn dắt học sinh từng bước tham gia phát hiện, phân tích và đánh giá từng bộ phận của tác phẩm bằng hệ thống câu hỏi dựa vào những vấn đề then chốt về nội dung và nghệ thuật. Khi đưa câu hỏi gợi mở, giáo viên cần: - Chuẩn bị câu hỏi phải kỹ càng - Hệ thống câu hỏi cần phong phú và đa dạng - Cần kết hợp nhịp nhàng, cân đối các loại câu hỏi tổng hợp, câu hỏi nêu vấn đề, câu hỏi sáng tạo tình huống Sau đây là những biện pháp cụ thể: - Xây dựng hệ thống câu hỏi gợi mở cho học sinh chuẩn bị bài ở nhà. - Xây dựng hệ thống câu hỏi gợi mở cho bài dạy trên lớp. 4.2.3 Phương pháp nêu vấn đề Dạy học nêu vấn là tổ chức hướng dẫn đề học sinh tìm tòi phát hiện. Day học nêu vấn đề đặt học sinh trước những “tình huống có vấn đề” liên kết với nhau và phức tạp dần lên, mà qua giải quyết các tình huống đó, học sinh với sự giúp đỡ, chỉ đạo của giáo viên sẽ nắm được các nội dung của môn học, cách thức học môn đó và phát triển cho mình những đức tính cần thiết để sáng tạo trong khoa học và cuộc sống. Để các em từng bước chiếm lĩnh văn bản, khi sử dụng phương pháp này, giáo viên cần: - Xây dựng tình huống có vấn dề - Xây dựng hệ thống câu hỏi có vấn đề 4.2.4 Phương pháp giảng bình - Bình văn chính là nói lại nội dung cảm thụ văn học của mình đến người nghe cũng cảm thụ như mình. Nhờ bình mà lời giảng thêm sâu, nhưng bình phải dựa trên giảng. Giảng không bình thì ý gọn và khô, bình không giảng thì ý đồ miên man, xa vời” Thao tác cắt nghĩa, bình giảng của giáo viên sẽ giúp học sinh xác định những thông tin mang nghĩa. Lời giảng bình của giáo viên có ý nghĩa quan trọng trực tiếp góp phần nâng cao hiệu quả đối với tình huống tiếp nhận văn học cụ thể trong giờ học. Trong giờ dạy văn bản truyện, nếu thiếu đi những lời giảng bình sâu sắc, những lời bình “đắt giá” thì bài giảng trở nên khô khan, tẻ nhạt, không lắng đọng. 4.2.5. Bản đồ tư duy Bản đồ tư duy là phương pháp dạy học chú trọng đến cơ chế ghi nhớ, dạy cách học, cách tự học nhằm tìm tòi, đào sâu, mở rộng một ý tưởng, hệ thống hóa một chủ đề hay một mạch kiến thức,...bằng cách kết hợp việc sử dụng đồng thời hình ảnh, đường nét, màu sắc, chữ viết với sự tư duy tích cực Các bước thiết kế bản đồ tư duy - Bước 1: Bắt đầu từ trung tâm với từ, cụm từ thể hiện chủ đề - Bước 2:Từ hình ảnh trung tâm (chủ đề) chúng ta xác định và phân chia những ý chính để làm rõ chủ đề. Sau đó, đặt tiêu đề các nhánh chính, nối chúng với trung tâm. - Bước 3: Ở mỗi ý chính, ta lại xác định những ý nhỏ, nối chúng vào mỗi nhánh chính. Cứ thế ta triển khai thành mạng lưới liên kết chặt chẽ. - Bước 4: Cuối cùng, ta dùng hình ảnh (vẽ hoặc chèn) để minh họa cho các ý, tạo tác động trực quan, dễ nhớ. 4.2.6 Phương pháp thảo luận nhóm Thảo luận nhóm được coi là một trong những phương pháp dạy học tích cực, đáp ứng những nhu cầu về dạy và học trong điều kiện mới của đời sống xã hội, phục vụ đắc lực cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Thảo luận là một hình thức dạy học trong đó học sinh tự học dưới sự hướng dẫn của giáo viên. Quy trình tổ chức dạy học theo nhóm bao gồm năm bước: - Bước 1: Chia nhóm - Bước 2: Giáo viên giao nhiệm vụ - Bước 3: Làm việc trong nhóm - Bước 4: Đại diện các nhóm trình bày kết quả. Các nhóm khác đóng góp ý kiến - Bước 5: Giáo viên tổng hợp và rút ra kết luận về đề tài đã đưa ra. Trong phương pháp thảo luận nhóm, có thể sử dụng một số kỹ thuật dạy học như: - Kỹ thuật mảnh ghép - Kỹ thuật khăn phủ bàn - Dạy học theo dự án 4.2.7 Phối hợp nhuần nhuyễn, hài hòa các phương pháp dạy – học văn Chúng ta có thể thấy rằng, mỗi phương pháp dạy học văn truyền thống hay hiện đại điều có những đặc điểm, ưu thế và hạn chế nhất định. Không có phương pháp dạy học văn nào là chìa khóa vạn năng, là tối ưu cho mọi trường hợp. Chính vì thế, việc nghiên cứu kỹ nội dung bài giảng, đặc điểm riêng của môn học và đối tượng người học để có sự kết hợp đa dạng các phương pháp dạy học là một yêu cầu có tính bắt buộc đối với việc đổi mới phương pháp dạy học văn nâng cao chất lượng đào tạo trong giai đoạn hiện nay. 5. Kết quả thực hiện và phạm vi áp dụng nhân rộng Chất lượng KSCL đầu năm Kết quả học kì I Kết quả cuối năm Số lượng (HS) Tỉ lệ (%) Số lượng (HS) Tỉ lệ (%) Số lượng (HS) Tỉ lệ (%) Giỏi 1 5,3 3 15,7 3 15,7 Khá 3 15,7 9 47,4 9 47,4 Trung bình 10 52,6 7 36,9 7 36,9 Yếu 5 26,4 0 0 0 0 Kém 0 0 0 0 0 0 Kết quả khảo sát : Tổng số học sinh lớp 9/2 có 19 em 6. Kiến nghị - Nhà trường tạo điều kiện thuận lợi nhất cho việc bồi dưỡng học sinh giỏi, phụ đạo học sinh yếu kém - Tổ chuyên môn tổ chức các chuyên đề, các hoạt động chuyên môn để tạo điều kiện giúp giáo viên học tập lẫn nhau và rèn luyện chuyên môn - Nhà trường bổ sung thêm tài liệu tham khảo môn Ngữ văn. - Ban giám hiệu, chính quyền địa phương quan tâm nhiều hơn nữa đối với những học sinh có hoàn cảnh khó khăn về học tập. Người báo cáo Phạm Thị Nhàn
Tài liệu đính kèm: