SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO QUẢNG NGÃIQuảng Ngãi, ngày 30 tháng 7 năm 2014Một số quan điểm chỉ đạo đổi mới giáo dục trung học1- Luật Giáo dục số 38/2005/QH11, Điều 28 “Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, khả năng làm việc theo nhóm; rèn ký năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh”2- Báo cáo chính trị Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI “Đổi mới chương trình, nội dung, phương pháp dạy và học, phương pháp thi, kiểm tra theo hướng hiện đại; nâng cao chất lượng toàn diện, đặc biệt coi trọng giáo dục lý tưởng, giáo dục truyền thống lịch sử cách mạng, đạo đức, lối sống, năng lực sáng tạo, kỹ năng thực hành, tác phong công nghiệp, ý thức trách nhiệm xã hội”.3- Chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2011-2020 của Thủ tướng Chính phủ “Tiếp tục đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá kết quả học tập, rèn luyện theo hướng phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo và năng lực tự học của người học”Những định hướng đổi mới chương trình giáo dục phổ thông1- Chuyển từ chương trình định hướng nội dung dạy học sang chương trình định hướng năng lực. 1.1- Chương trình định hướng nội dung dạy học Đó là chương trình dạy học truyền thống, “định hướng đầu vào”. Đặc điểm cơ bản của chương trình này là chú trọng việc truyền thụ hệ thống tri thức khoa học theo các môn học đã qui định trong chương trình dạy học. Những nội dung của các môn học này dựa trên các khoa học chuyên ngành tương ứng. Người ta chú trọng trang bị cho người học hệ thống tri thức khoa học khách quan về nhiều lĩnh vực khác nhau. Chương trình dạy học định hướng nội dung dẫn đến xu hướng việc kiểm tra, đánh giá chủ yếu dựa trên việc kiểm tra khả năng tái hiện tri thức mà không định hướng vào khả năng vận dụng tri thức trong những tình huống thực tiễn. 1.2. Chương trình giáo dục định hướng năng lực - Chương trình giáo dục đinh hướng năng lực (định hướng phát triển năng lực) nay còn gọi là dạy học định hướng kết quả đầu ra đã được bàn đến nhiều từ những năm 90 của thế kỷ 20 và nay đã trở thành xu hướng giáo dục quốc tế. Giáo dục định hướng năng lực nhằm mục tiêu phát triển năng lực người học. - Giáo dục định hướng năng lực nhằm đảm bảo chất lượng đầu ra của việc dạy học; thực hiện mục tiêu phát triển nhân cách của người học. Chú trọng năng lực vận dụng tri thức trong những tình huống thực tiễn nhằm chuẩn bị cho con người năng lực giải quyết các tình huống của cuộc sống và nghề nghiệp. - Chương trình dạy học định hướng năng lực không qui định những nội dung dạy học chi tiết mà qui định những kết quả đầu ra mong muốn của quá trình giáo dục; trên cơ sở đó đưa ra những hướng dẫn chung về việc lựa chọn nội dung, phương pháp, tổ chức và đánh giá kết quả dạy học nhằm đảm bảo thực hiện được mục tiêu dạy học, tức là đạt được kết quả đầu ra mong muốn.Thế nào là năng lực ?2. Cần giáo dục cho học sinh những năng lực nào ?Năng lực là “khả năng vận dụng những kiến thức, kinh nghiệm, kỹ năng, thái độ và hứng thú để hành động một cách phù hợp và có hiệu quả trong các tình huống đa dạng của cuộc sống”Năng lực là khả năng làm chủ những hệ thống kiến thức, kỹ năng, thái độ và vận hành (kết nối) chúng một cách hợp lý vào thực hiện thành công nhiệm vụ hoặc giải quyết hiệu quả vấn đề đặt ra của cuộc sống.Có 9 năng lực chung + Năng lực tự học + Năng lực giải quyết vấn đề + Năng lực sáng tạo + Năng lực tự quản lý + Năng lực giao tiếp + Năng lực hợp tác + Năng lực sử dụng ngôn ngữ + Năng lực tính toán + Năng lực sử dụng công nghệ thông tin và truyền thôngMối quan hệ giữa năng lực, kiến thức, kỹ năng và thái độNăng lực được thể hiện thông qua việc thực hiện nhiệm vụ nên người học cần chuyển hóa những kiến thức, kĩ năng, thái độ có được vào giải quyết những tình huống mới và xảy ra trong môi trường mới. Việc hình thành và rèn luyện năng lực theo hình xoáy trôn ốc, trong đó năng lực có trước được sử dụng để kiến tạo kiến thức mới; và đến lượt mình, kiến thức mới lại đặt cơ sở để hình thành những năng lực mới.Kỹ năng (theo nghĩa hẹp) là những thao tác, những cách thức thực hành, vận dụng kiến thức, kinh nghiệm đã có để thực hiện một hoạt động nào đó trong một môi trường quen thuộc. Như vậy có thể nói kiến thức, kỹ năng là cơ sở để hình thành năng lực, là nguồn lực để người học tìm các giải pháp tối ưu để thực hiện nhiệm vụ.Tuy nhiên, nếu chỉ có kiến thức, kỹ năng trong một lĩnh vực nào đó thì chưa chắc đã coi là có năng lực, mà cần đến việc sử dụng có hiệu quả nguồn kiến thức, kỹ năng cùng với thái độ giá trị, trách nhiệm của bản thân để thực hiện nhiệm vụ thì kết quả đầu ra mới hoàn thiện và có giá trị sử dụng cao.Trên cơ sở nhận thức về quan điểm và năng lực như đã trình bày thì việc đổi mới công tác giáo dục được thực hiện như thế nào ? Chương trình dạy học định hướng năng lực không qui định những nội dung dạy học chi tiết mà qui định những kết quả đầu ra mong muốn của quá trình giáo dục, trên cơ sở đó đưa ra những hướng dẫn chung về việc lựa chọn nội dung, phương pháp và tổ chức đánh giá kết quả dạy học nhằm đảm bảo thực hiện được mục tiêu dạy học.Như vậy, trước tiên phải đổi mới nội dung, trên cơ sở đó đổi mới phương pháp dạy học và đổi mới kiểm tra, đánh giá kết quả học tập theo định hướng phát triển năng lựcĐể thực hiện nội dung mới chúng ta cần nhận thức và làm gì ?1- Nghiên cứu, thực hiện đổi mới phương pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực2- Nghiên cứu, thực hiện đổi mới kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh theo định hướng phát triển năng lực.3- Tiếp tục thực hiện sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học; dạy học theo chủ đề tích hợp; hướng dẫn học sinh nghiên cứu khoa học kỹ thuật và vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết vấn đề trong cuộc sống.Sinh hoạt tổ chuyên môntheoNghiên cứu bài họcCÁC BƯỚC TIẾN HÀNH NGHIÊN CỨU BÀI HỌC1- Yêu cầu đối với giáo viên: Khi tham gia nghiên cứu bài học cần có một nhóm giáo viên có thể khác nhau về trình độ chuyên môn, khác nhau về chuyên ngành giảng dạy hoặc thậm chí có thể là khác trường. Tuy nhiên, để thuận lợi cho quá trình thực hiện bài học thì thông thường các nhóm nghiên cứu bài học là các giáo viên cùng trường và có cùng chuyên môn. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH NGHIÊN CỨU BÀI HỌC2- Chu trình nghiên cứu bài học: - Bước 1: Xác định mục tiêu bài học được nghiên cứu. - Bước 2: Xây dựng kế hoạch bài học. - Bước 3: Dạy và thảo luận về bài học nghiên cứu. - Bước 4: Suy ngẫm và tiếp tục dạy hay đặt kế hoạch điều chỉnh tiếp theo. CHU TRÌNH NGHIÊN CỨU BÀI HỌC1- Xác định mục tiêu, xây dựng kế hoạch bài học nghiên cứu. Các giáo viên sẽ có một cuộc thảo luận chi tiết, cụ thể bài học được tiến hành nghiên cứu như: - Đặt câu hỏi: xem đây là loại bài học gì ? (hình thành kiến thức mới hay ôn tập, luyện tập, thực hành,). - Cách giới thiệu bài học này như thế nào ? (vào bài trực tiếp hay gián tiếp ? Làm thế nào để vào bài học tự nhiên nhất ?). - Có sử dụng tình huống có vấn đề để giới thiệu bài học này không ? (tình huống như thế nào ? Dự kiến cách giải quyết vấn đề ra sao ?,..)CHU TRÌNH NGHIÊN CỨU BÀI HỌC1- Xác định mục tiêu, xây dựng kế hoạch bài học nghiên cứu. - Việc sử dụng các phương pháp dạy học và các phương tiện dạy học thế nào cho đạt hiệu quả ? - Nội dung bài học chia ra những đơn vị kiến thức nào ? - Dự kiến tổ chức những hoạt động dạy học nào tương ứng ? Giáo viên sẽ sử dụng những câu hỏi để thúc đẩy khả năng tư duy sáng tạo của học sinh như thế nào ? Cụ thể: + Hình thức tổ chức lớp học như thế nào là phù hợp ? Cần chú ý những kỹ thuật dạy học nào được vận dụng ở đây ? + Lới nói, hành động, thao tác cụ thể của giáo viên là gì ? CHU TRÌNH NGHIÊN CỨU BÀI HỌC1- Xác định mục tiêu, xây dựng kế hoạch bài học nghiên cứu. + Giáo viên trình bày bảng những nội dung nào ? + Dự kiến tích hợp nội dung giáo dục liên quan nào là phù hợp ? Điều đó tác động đến việc học của học sinh ra sao ? Dự kiến lời nói, hành động, thao tác của học sinh khi học ? Sản phẩm học tập của học sinh trong bài học này là gì ? Dự kiến những thuận lợi, khó khăn của học sinh khi tham gia các hoạt động học tập. Kết thúc bài học như thế nào ? Đánh giá kết quả học tập của học sinh qua tiết giảng bằng cách nào ? CHU TRÌNH NGHIÊN CỨU BÀI HỌC1- Xác định mục tiêu, xây dựng kế hoạch bài học nghiên cứu. Ngoài ra, giáo viên còn thảo luận về một số vấn đề khác như: làm thế nào để khắc phục được sự chênh lệch về trình độ của các học sinh trong lớp để bảo đảm tất cả học sinh sau mỗi bài học đều đạt chuẩn kiến thức, kỹ năng ? Làm thế nào để thúc đẩy quá trình hình thành các kỹ năng khác nhau ở học sinh ? Sau khi kết thúc cuộc họp này, một giáo viên trong nhóm sẽ nhận nhiệm vụ phát triển đề cương thành giáo án bài học nghiên cứu. Mục tiêu, nội dung và phương pháp của giờ học do giáo viên dạy minh họa chủ động lựa chọn. Các ý kiến góp ý của tổ chuyên môn là để tham khảo.CHU TRÌNH NGHIÊN CỨU BÀI HỌC1- Xác định mục tiêu, xây dựng kế hoạch bài học nghiên cứu. Các thành viên khác có nhiệm vụ nêu kế hoạch chi tiết cho việc quan sát và thảo luận sau khi tiến hành dạy bài học nghiên cứu. CHU TRÌNH NGHIÊN CỨU BÀI HỌC2- Tiến hành bài học và dự giờ. Sau khi hoàn thành kế hoạch dạy học chi tiết, một giáo viên sẽ dạy minh họa bài học nghiên cứu ở một lớp học cụ thể, các giáo viên còn lại trong nhóm (tổ) tiến hành dự giờ và ghi chép thu thập dữ kiện về bài học. TỔ CHỨC DỰ GIỜ NHƯ THẾ NÀO ?TỔ CHỨC DỰ GIỜ NHƯ THẾ NÀO ?Việc bố trí dự giờ là khâu quan trọng của sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học, là cơ sở để giáo viên có cách nhìn mới, nhận ra các vấn đề liên quan đến công việc của bản thân và của đồng nghiệp. Để bảo đảm việc dự giờ thành công cần lưu ý thực hiện tốt các bước chuẩn bị bài học minh họa, tổ chức dự giờ theo cách quan sát mới và có thể quay video bài học. Các yêu cầu cụ thể của việc dự giờ như sau:TỔ CHỨC DỰ GIỜ NHƯ THẾ NÀO ? * Các yêu cầu cụ thể của việc dự giờ. - Chuẩn bị lớp dạy minh họa, bố trí lớp có đủ chỗ ngồi quan sát thuận lợi cho người dự. - Điều chỉnh số lượng người dự ở mức vừa phải, không quá đông: vì sẽ gây khó khăn cho việc quan sát diễn biến bài học; không có đủ thời gian để chia sẻ tất cả các ý kiến. - Việc dự giờ cần bảo đảm không ảnh hưởng đến việc học của học sinh, không gây khó khăn cho người dạy minh họa. - Vị trí quan sát của người dự giờ: Do trọng tâm quan sát là việc học của học sinh cho nên người dự không ngồi ở phía sau lớp như cách dự giờ truyền thống.VỊ TRÍ NGƯỜI DỰ GIỜVỊ TRÍ DỰ GIỜBẢNGVỊ TRÍ DỰ GIỜVỊ TRÍ DỰ GIỜVỊ TRÍ DỰ GIỜHỌC SINHHỌC SINHHỌC SINHHỌC SINHHỌC SINHHỌC SINHHỌC SINHHỌC SINHTỔ CHỨC DỰ GIỜ NHƯ THẾ NÀO ? * Các yêu cầu cụ thể của giáo viên dự giờ. Giáo viên dự giờ cần quan sát cách học sinh học, cách phản ứng của học sinh trong giờ học, cách học sinh làm việc nhóm, những sai lầm học sinh mắc phải trong quá trình học. Sự quan sát hướng tới tất cả học sinh trong lớp chứ không riêng những học sinh nổi bật. Khi dự giờ, giáo viên có thể đứng hoặc ngồi nhưng sao cho quan sát được nét mặt và hành động của tất cả học sinh trong lớp. Việc hiểu học sinh học như thế nào là một vấn đề khó khăn cho người dự giờ. Năng lực quan sát việc học của học sinh chỉ hình thành sau nhiều lần dự giờ theo nghiên cứu bài học. * Các yêu cầu cụ thể của giáo viên dự giờ. Hành vi, nét mặt, cử chi, lời nói của học sinh cần được quan sát để tìm mối liên hệ giữa việc học của học sinh với tác động của phương pháp, nội dung dạy học. Từ bỏ thói quen quan sát, đánh giá việc dạy của giáo viên: do việc dự giờ dạy minh họa là cơ hội để phát triển chuyên môn cho tất cả giáo viên cho nên trong sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học thì người dự không nhằm mục đích đánh giá, xếp loại giáo viên. Người dự cần hiểu và đặt mình vào vị trí người dạy để phát hiện những khó khăn trong việc học của học sinh và tìm cách giải quyết.TỔ CHỨC DỰ GIỜ NHƯ THẾ NÀO ?CHU TRÌNH NGHIÊN CỨU BÀI HỌC3- Suy ngẫm, thảo luận về bài học nghiên cứu. Suy ngẫm và chia sẻ ý kiến của các giáo viên về bài học sau khi dự giờ là đặt biệt quan trọng, là công việc có ý nghĩa nhất trong sinh hoạt chuyên môn, là yếu tố quyết định chất lượng và hiệu quả của sinh hoạt chuyên môn. Vì suy ngẫm gắn liền với thảo luận và chia sẻ ý kiến; các ý kiến đưa ra nhiều hay ít, tinh tế, sâu sắc hay hời hợt, nông cạn sẽ quyết định hiệu quả học tập, phát triển năng lực của tất cả cán bộ, giáo viên tham gia vào sinh hoạt chuyên môn. Đây là khâu khó và phức tạp nhất nhưng đặt biệt thú vị, rất cần có tinh thần cộng tác, xây dựng của người tham gia và đặc biệt là vai trò, năng lực của người chủ trì (tổ trưởng chuyên môn). CHU TRÌNH NGHIÊN CỨU BÀI HỌC3- Suy ngẫm, thảo luận về bài học nghiên cứu. Khi thảo luận, nội dung trao đổi cần tập trung vào việc nhận xét các hoạt động học tập của học sinh: Hoạt động nào có hiệu quả, hoạt động nào chưa hiệu quả ? Câu hỏi nào hay, tình huống học tập nào đáng lưu ý ? Học sinh nào, nhóm nào hoạt động có hiệu quả, lý do ? Nên tránh cách nói: “theo tôi phải thế này, thế kia”; “Nếu tôi dạy bài này thì tôi sẽ làm thế này, thế kia” bởi mỗi giờ học có rất nhiều cách dạy. Khi chia sẻ, cần bảo đảm ai cũng có ý kiến riêng, ý kiến phải cụ thể, tỉ mỉ; lắng nghe và tôn trọng các ý kiến khác nhau; không xếp loại giờ dạy, không phê bình giáo viên hay học sinh. CHU TRÌNH NGHIÊN CỨU BÀI HỌC3- Suy ngẫm, thảo luận về bài học nghiên cứu. Cần chú ý: - Sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học là một việc làm nhằm cung cấp công cụ về nghiệp vụ cho mỗi cán bộ, giáo viên tham khảo để vận dụng chứ không phải là nơi để chỉ trích giáo viên, học sinh hoặc xem là nơi để giáo viên giỏi dạy giáo viên yếu. - Thực tế không có giờ dạy nào là hoàn hảo và việc phát triển năng lực giáo viên qua nghiên cứu bài học cần một quá trình lâu dài. - Không tổng kết buổi thảo luận mà khuyến khích mỗi giáo viên tự phát triển khả năng tổng kết của mình.CHU TRÌNH NGHIÊN CỨU BÀI HỌC3- Suy ngẫm, thảo luận về bài học nghiên cứu. Khi thảo luận, nội dung trao đổi cần tập trung vào việc nhận xét các hoạt động học tập của học sinh: Hoạt động nào có hiệu quả, hoạt động nào chưa hiệu quả ? Câu hỏi nào hay, tình huống học tập nào đáng lưu ý ? Học sinh nào, nhóm nào hoạt động có hiệu quả, lý do ? Nên tránh cách nói: “theo tôi phải thế này, thế kia”; “Nếu tôi dạy bài này thì tôi sẽ làm thế này, thế kia” bởi mỗi giờ học có rất nhiều cách dạy. Khi chia sẻ, cần bảo đảm ai cũng có ý kiến riêng, ý kiến phải cụ thể, tỉ mỉ; lắng nghe và tôn trọng các ý kiến khác nhau; không xếp loại giờ dạy, không phê bình giáo viên hay học sinh. CHU TRÌNH NGHIÊN CỨU BÀI HỌC4- Áp dụng cho thực tiễn dạy hàng ngày. Sau khi thảo luận về tiết dạy, tất cả cùng suy ngẫm xem như vậy có đạt yêu cầu chưa ? Nếu chưa đạt thì cần thay đổi, chỉnh sửa những nội dung nào ? Chỗ nào được, chỗ nào chưa được ? Tất cả những câu hỏi đó phải được tất cả giáo viên trong tổ đóng góp hiệu chỉnh để tiết dạy các lớp sau hoàn thiện hơn. Những điểm được sửa có thể là: cách nêu vấn đề; câu hỏi; phương pháp; phương tiện dạy học; hình thức tổ chức lớp học; hoạt động của học sinh; TỔ CHỨC THỰC HIỆN SINH HOẠT CHUYÊN MÔN THEO NGHIÊN CỨU BÀI HỌC 1- Điều kiện để thực hiện nghiên cứu bài học. - Nhóm giáo viên hợp tác xây dựng giáo án. - Tiết học minh họa là tiết học như bình thường hàng ngày (không sắp đặt). - Phát giáo án của tiết học cho các giáo viên dự giờ. - Vị trí của giáo viên dự giờ có thể quan sát được nét mặt của học sinh. - Các giáo viên dự giờ tập trung vào nét mặt, hành động, lới nói của học sinh, - Nêu lại được những ấn tượng của mình khi quan sát học sinh học. - Không đánh giá cách dạy của giáo viên. - Sự ủng hộ từ phía lãnh đạo: quyết tâm, thuyết phục giáo viên.TỔ CHỨC THỰC HIỆN SINH HOẠT CHUYÊN MÔN THEO NGHIÊN CỨU BÀI HỌC 2- Tổ chức sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học. Giai đoạn 1: Hình thành cách dự giờ, suy ngẫm mới, xây dựng quan hệ đồng nghiệp mới. - Luyện tập cách quan sát và suy nghĩ về việc học của học sinh trong giờ học, từ đó giáo viên sẽ hình thành được kỹ năng quan sát nhạy cảm, tinh tế về học sinh trong việc học tập hàng ngày. - Hình thành thói quen lắng nghe nhau; rèn luyện cách chia sẻ ý kiến từ đó hình thành mối quan hệ đồng nghiệp thân thiện, cộng tác và học tập lẫn nhau.TỔ CHỨC THỰC HIỆN SINH HOẠT CHUYÊN MÔN THEO NGHIÊN CỨU BÀI HỌC 2- Tổ chức sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học. Giai đoạn 2: Tập trung phân tích các nguyên nhân, các mối quan hệ trong giờ học và tìm biện pháp cải tiến, nâng cao chất lượng bài học. - Đi sâu nghiên cứu, phân tích các phương án dạy học đáp ứng tốt việc học của học sinh; các kỹ năng cần thiết để nâng cao chất lượng việc học của học sinh. - Tăng cường vận dụng, thử nghiệm những ý tưởng sáng tạo khi dạy minh họa. Tất cả những ý tưởng sáng tạo, những hiểu biết mới về :phương pháp tích cực” đều được vận dụng, trải nghiệm trong sinh hoạt chuyên môn.TỔ CHỨC THỰC HIỆN SINH HOẠT CHUYÊN MÔN THEO NGHIÊN CỨU BÀI HỌC 2- Tổ chức sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học. Từ đó hình thành, củng cố và phát triển các năng lực, kỹ năng nghề nghiệp của giáo viên. Mỗi buổi sinh hoạt chuyên môn là một bài học thực tế cho tất cả giáo viên và kết quả sinh hoạt chuyên môn sẽ thay đổi từ từ theo quá trình, thường không dễ nhận thấy ngay, nhưng toàn diện và bền vững. Vì vậy sinh hoạt chuyên môn nên tổ chức càng nhiều lần và liên tục càng tốt.Quan sát hành vi học sinh của người MỹQuan sát hành vi học sinh của người HànQuan sát hành vi học sinh của người NhậtQuan sát hành vi học sinh của người Singapore Quan sát hành vi học sinh của chúng taBài toán PISATÀU CHỞ HÀNG DÙNG BUỒM Trong thương mại quốc tế thì khoảng 95% hàng hóa được vận chuyển bằng đường thủy, với số lượng khoảng 50.000 tàu, gồm các loại như: tàu chở dầu, tàu chở hàng, tàu chở công-ten-nơ, Phần lớn trong số các loại tàu này đều sử dụng động cơ chạy bằng dầu diezen. Nhiều kỹ sư có ý định thiết kế một hệ thống sử dụng sức gió nhằm hỗ trợ sức đẩy cho các tàu hàng. Họ đưa ra ý tưởng: gắn thêm một chiếc diều vào tàu, đóng vai trò như một cánh buồm, để có thể sử dụng sức gió nhằm giảm thiểu việc tiêu thụ nhiên liệu cũng như giảm thiểu tác hại với môi trường.TÀU CHỞ HÀNG DÙNG BUỒMCÂU HỎI 1. Biết rằng chiếc diều sẽ bay ở độ cao 150m so với boong tàu. Ở độ cao này tốc độ gió có thể cao hơn khoảng 20% so với tốc độ gió ở boong tàu. Khi biết tốc độ gió ở boong tàu là 24km/h, tính (gần đúng) và cho biết tốc độ gió thổi vào chiếc diều ? A. 6km/h B. 18km/h C. 25km/h D. 30km/hHƯỚNG DẪN CHẤMHọc sinh được điểm tối đa nếu chúng chỉ ra được phương án đúng là D hay 30km/hKhông được điểm nếu học sinh đưa ra các câu trả lời khác.CÂU HỎI 2 Để tính lực kéo F của chiếc diều tác động vào một tàu chở hàng, ta có thể dúng công thức c: hệ số nâng của diều d: Mật độ không khí S: diện tích bề mặt của diều v: Vận tốc gió lên cánh diều Lực kéo của cánh diều sẽ biến đổi như thế nào nếu biết tốc độ gió sẽ được tăng lên gấp đôi : A. F tăng gấp đôi B. F tăng gấp ba lần C. F tăng gấp bốn lần D. F tăng gấp năm lầnTÀU CHỞ HÀNG DÙNG BUỒMHƯỚNG DẪN CHẤMHọc sinh được điểm tối đa nếu chúng chỉ ra được phương án đúng là C hay F tăng lên bốn lần.Không được điểm nếu học sinh đưa ra các câu trả lời khác.TÀU CHỞ HÀNG DÙNG BUỒMCÂU HỎI 3. Độ dài của dây buộc diều là bao nhiêu để nó có thể kéo một tàu chở hàng theo góc 450 và diều đang ở độ cao 150m theo phương thẳng đứng (so với nặt nước) như trong hình vẽ A. 173m B. 212m C. 285m D. 300mHƯỚNG DẪN CHẤMHọc sinh sẽ đạt điểm tối đa nếu chỉ ra được phương án đúng là B, hay 212m.Không được điểm nếu học sinh đưa ra các câu trả lời khácTÀU CHỞ HÀNG DÙNG BUỒMCÂU HỎI 4. Một chiếc tàu chở hàng của hãng Làn sóng mới, chiều dài 117m, chiều rộng 18m, tải trọng 12 tấn, tốc độ tối đa 19 hải lý. Mức tiêu thụ dầu diezen hàng năm nếu không có diều kéo khoảng 3.500.000 lít. Vì giá dầu quá đắt (0,42 zed một lít) nên chủ tàu quyết định trang bị cho tàu một chiếc diều. Theo họ, một chiếc diều kiểu này sẽ giảm sự tiêu thụ dầu khoảng 20%. Biết rằng chi phí để lắp đặt một chiếc diều cho con tàu là 2.500.000 zed. Sau bao nhiêu năm thì khoản tiết kiệm từ dầu diezen có thể bù đủ cho việc lắp diều kéo ?
Tài liệu đính kèm: