Bàn về một số phương pháp dạy thơ trung đại Việt Nam ở môn Ngữ văn 7 trong nhà trường THCS

doc 20 trang Người đăng haibmt Lượt xem 5349Lượt tải 5 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bàn về một số phương pháp dạy thơ trung đại Việt Nam ở môn Ngữ văn 7 trong nhà trường THCS", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bàn về một số phương pháp dạy thơ trung đại Việt Nam ở môn Ngữ văn 7 trong nhà trường THCS
PHÒNG GD & ĐT YÊN LẠC
TRƯỜNG THCS LIÊN CHÂU
BÀN VỀ MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP DẠY THƠ TRUNG ĐẠI VIỆT NAM Ở MÔN NGỮ VĂN 7 TRONG NHÀ TRƯỜNG THCS
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
I. Lí do chọn đề tài. 
 1.Cơ sở lí luận: 
Văn thơ trung đại Việt Nam là bộ phận văn học gắn liền với một giai đoạn cực kì quan trọng trong lịch sử đất nước - giai đoạn nhà nước phong kiến Việt Nam được xác lập, đi tới chỗ cực thịnh rồi chuyển dần tới chỗ suy vi. Giai đoạn văn học này đã để lại một di sản vô cùng quý báu, đồ sộ về khối lượng, phong phú, đa dạng về nội dung, đạt tới nhiều đỉnh cao về nghệthuật. Qua việc nghiên cứu, tìm hiểu di sản này, chúng ta càng thêm gắn bóvới truyền thống cao đẹp của dân tộc. Bởi lẽ “Mỗi tác giả với thiên tài của mình và giới hạn của thời đại, phản ánh một thời kì lịch sử, đánh dấu một  bước tiến của văn học, làm giàu thêm cho tư tưởng, tình cảm và tiếng nói Việt Nam”(Phạm Văn Đồng). Chúng ta có thể tìm thấy trong di sản này những điều giúp lại quá khứ vinh quang nhưng không ít phần gian khó của dân tộc, để rồi từ đó có thể nhìn lại hiện tại một cách thấu đáo hơn và hướng về tương lai một cách tin tưởng hơn. Đối với nhà trường THCS, di sản này đóng một vai trò rất quan trọng trongviệc giáo dục, bồi dưỡng tư tưởng, tình cảm, đạo đức, quan điểm, lí tưởng thẩm mĩ...cho học sinh, thông qua những thành quả nổi bật của người xưa trong lĩnh vực sáng tạo nghệ thuật ngôn từ, kết tinh trong các tác phẩm nghệ thuật tiêu biểu.
 Việc dạy văn học ở nhà trường nói chung và dạy thơ trữ tình trung đại theo hướng tích cực hoá hoạt động học tập của học sinh là một vấn đề đã và đang được nhiều nhà nghiên cứu về phương pháp dạy học văn cũng như nhiều giáo viên giảng dạy văn học quan tâm.
 2. Cơ sở thực tiễn: 
 Chương trình Ngữ văn 7 kì I có một số lượng tương đối lớn các văn bản thuộc thể loại thơ trữ tình trung đại. Đó là các văn bản nghệ thuật được các nhà thơ Việt Nam sáng tác trong thời kì phong kiến. Các tác giả thơ trữ tình trung đại phần nhiều là những thi nhân nổi tiếng, tâm hồn nặng những nỗi đời. Làm thơ với họ là mượn cảnh, mượn việc để kí thác tâm sự, bày tỏ nỗi lòng nhân thế...
 Qua thực tế giảng dạy thơ trữ tình trung đại Việt Nam ở trường THCS chúng tôi nhận thấy: Đây là thể loại văn học tương đối khó, hơn nữa các tác phẩm văn học trung đại được tính từ thế kỉ X đến thế kỉ XIX đã cách chúng ta hơn mười thế kỉ, đến với thế hệ trẻ dưới mái trường phổ thông thế kỉ XXI đã có khoảng cách rất xa về thời gian. Vì thế, người giảng dạy gặp khó khăn trong soạn giảng, nhiều học sinh ít hứng thú, không tích cực trong giờ học những bài văn học cổ. Vấn đề đặt ra là phải có những biện pháp tối ưu nhằm giúp giáo viên và học sinh đạt hiệu quả cao trong giảng dạy và học tập thơ trữ tình trung đại Việt Nam.
 	Đó là lí do thôi thúc tôi lựa chọn đề tài “Bàn về  một số phương pháp giảng dạy thơ trung đại Việt Nam ở Môn Ngữ văn 7 trong nhà trường THCS” với mong muốn có thể ứng dụng hiệu quả hơn trong giảng dạy để dạy tốt các bài thơ trữ tình trung đại trong chương trình Ngữ văn 7, nhằm góp phần nâng cao hiệu quả dạy, học môn ngữ văn ở trường THCS.
II. Mục đích nghiên cứu:
 - Thuận lợi và khó khăn trong việc dạy, học thơ trữ tình trung đại Việt Nam.
 - Đề xuất những biện pháp phát huy tính tích cực của học sinh trong dạy, học thơ trữ tình trung đại Việt Nam.
III. Đối tượng nghiên cứu:
 Hoạt động dạy và học các bài thơ trữ tình trung đại Việt Nam của giáo viên và học sinh lớp 7.
IV. Nhiệm vụ nghiên cứu:
 	- Khảo sát việc dạy và học các bài thơ trữ tình trung đại Việt Nam ở lớp 7 để nắm bắt hiện trạng một cách chính xác.
- Xây dựng cơ sở lí luận của phương pháp phát huy tính tích cực
- Bước đầu đề xuất một số biện pháp trong dạy học thơ trữ tình trung đại Việt Nam ở lớp 7 theo hướng tích cực hoá hoạt động học tập của học sinh.
PHẦN II :NỘI DUNG.
 I. Thống kê các văn bản thơ trữ tình trung đại lớp 7:
Dạy đọc hiểu thơ trữ tình, đặc biệt thơ trữ tình trung đại đòi hỏi một cách tiếp cận riêng khác với dạy các văn bản tự sự, miêu tả hay nghị luận. Cho nên, trước khi dạy, người thầy cần nắm được hệ thống các văn bản thơ trữ tình trung đại trong chương trình Ngữ văn 7 để từ đó có định hướng, cách khai thác riêng cho từng cụm bài, từng bài. Ta có thể theo dõi các tác phẩm thơ trữ tình trung đại lớp 7 qua bảng hệ thống sau: 
STT
Tác phẩm
Tác giả
Thể loại
1
Sông núi nước Nam
Lý Thường Kiệt
Thất ngôn tứ tuyệt
2
Phò giá về kinh
Trần Quang Khải
Ngũ ngôn tứ tuyệt
3
Côn Sơn ca
Nguyễn Trãi
Lục bát
4
Buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường trông ra
Trần Nhân Tông
Thất ngôn tứ tuyệt
5
Bánh trôi nước
Hồ Xuân Hương
Tứ tuyệt
6
Sau phút chia li
Đặng Trần Côn (Đoàn Thị Điểm dịch)
Song thất lục bát
7
Qua đèo Ngang
Bà Huyện Thanh Quan
Thất ngôn bát cú đường luật
8
Bạn đến chơi nhà
Nguyễn Khuyến
Thất ngôn bát cú Đường luật
Như vậy, phần phần lớn các bài thơ Trung Đại Việt Nam thời kì này chịu ảnh hưởng mạnh mẽ bởi phong cách thơ Đường của Trung Quốc. Chính vì vậy, trong qúa trình dạy, cần bám sát đặc trưng thể loại, các tín hiệu nghệ thuật (chủ yếu là các thể thơ cổ điển, nghệ thuật đối, ước lệ, cách sử dụng từ ngữ) để trên cơ sở đó, dẫn dắt HS đi tìm cái hay, cái đẹp trong tư tưởng, nghệ thuật của tác phẩm. 
II. Một số nét khái quát về thơ trữ tình Trung đại Việt nam .
 1. Đặc trưng thi pháp của thơ trung đại
Văn học Trung đại Việt Nam nói chung và Thơ trữ tình Trung đại nói riêng được ra đời trong bối cảnh xã hội phongkiến phát triển. Nó phản ánh thực tế lịch sử xã hội phong kiến từ thế kỷ X đến hết thế kỷ XIX. Đặc biệt là những biến động của xã hội và thân phận con người. Chủ đề xuyên suốt như sợi chỉ đỏ của thơ Trung đại Việt Nam là cảm hứng yêu nước và cảm hứng nhân đạo. Các tác giả thơ Trung đại Việt Nam chủ yếu là những người có địa vị xã hội, có những ảnh hưởng quan trọng cho sự phát triển của xã hộiChính vì thế khi giảng dạy hoặc phân tích, bình giảng cần phải chú ý đến các đặc điểm cơ bản sau :
* Quan niệm “Văn dĩ tải đạo” : Vănchương phải chuyên chở đạo lý.
*Tính ước lệ, tượng trưng, quy phạm: Đây là đặc điểm nổi bật của văn thơ Trung đại. Khi sáng tác, các tác giả thường vay mượn văn thi liệu điển cố, điển tích lấy từ sách vở Thánh Hiền và kinh sách của các tôn giáo. Chẳng hạn nói đến cây và hoa thì tùng, trúc, cúc, mai, senbởi chúng là những biểu tượng để chỉ những phẩm chất cốt cách, khí tiết của người quân tử, của bậctrượng phu; nói đến con vật thì phải long, ly, quy, phượng ; nói đến người thì ngư, tiều, canh, mục; nói đến hoa bốn mùa thì phải là xuân lan, thu cúc, hạ sen,đông sen; tả mỹ nhân thì làn thu thủy, nét xuân sơn, tóc như mây, da như tuyết 
* Tính giáo huấn, bác học,cao quý, trang nhã: Đối tượng, mục đích của văn thơ chủ yếu là đề cao thần quyền, cường quyền mang tính giáo hóa, giáohuấn con người với khuôn phép định sẵn. Ngôn từ diễn đạt diễm lệ, tránh nói thô tục, nếu có thì dùng ngụ ý, ám chỉ chứ ít khi nói thẳng
* Cảm thức về thế giới con người thời Trung đại Việt Nam: Con người thấy mình trong tự nhiên, với suy nghĩ trong vũ trụ có ta và trong ta có cả vũ trụ Vì thế khi nói về trời đất, về không gian, thời gian với nhiều cách thể hiện bằng nhiều sắc thái biểu cảm khác nhau như thời gian chu kỳ tuần hoàn,thời gian tuyến tính, thời gian vĩnh cửu, thời gian không gian được cảm nhận bằng nhiều giác quan khác nhauCho nên con người khi bất đắc chí tìm về thiên nhiên, vũ trụ như tìm về cội nguồn. Khi ngắm cảnh trời mây, họ cũng như mơ về nguồn cội. Người Trung Quốc ý thức gia tộc, gia hương rất mạnh mẽ như Lý Bạch nhìn trăng mà nhớ đến quê nhà (Tĩnh dạ tứ), cũng như trong thơ Đường luật của Việt Nam, Bà Huyện Thanh Quan nhìn cảnh đèo Ngang mà nhớ về quê cũ; với Bác Hồ trong bài : “Tức cảnh Pác Bó” thì đó là không gian bờ suối, hang đá  
 * Cách biểu hiện: Cái tôi trữ tình hoà lẫn vào trong thiên nhiên ngoại cảnh, nó tỉnh lượt chủ ngữ, nó tan trong cảm xúc, cái tôi nó đạt tính phổ quát .
 * Cách diễn đạt: Gợi mà không tả, hoà quyện giữa thi, nhạc và hoạ.
 * Ngôn ngữ: Từ ngữ sử dụng ở thơ Đường là những từ ngữ quen thuộc nhưng lại có khả năng diễn đạt vô cùng tinh tế, phong phú. Sở dĩ đạt được như thế là vì công phu tinh luyện của các nhà thơ. Vì thế, học thơ Đường là học tinh thần lao động và sáng tạo của nhà thơ với vốn từ hữu hạn.
* Đề tài: Đề tài trong thơ Đường không lấy gì làm phong phú nhưng không hề trùng lặp vì những mối quan hệ từ ngữ. Vì thế phải hướng dẫn học sinh chú ý những từ ngữ đắc giá( nhãn tự) vì đó là những từ có tính khái quát cao.
 * Tứ thơ: Cái quan trọng nhất trong thơ Đường là tứ thơ. Tư duy thơ Đường là kiểu tư duy quan hệ, học sinh phải cảm nhận mối quan hệ giữa các sự vật trong không gian, quan hệ giữa con người với vũ trụ và quan hệ giữa con người với con người. Thơ ca nói chung cũng như thơ Đường nói riêng, nó không nói hết, không nói trực tiếp ý mình muốn nói mà để cho người đọc cùng suy nghĩ, cùng sáng tạo. Chính đặc điểm này đã tạo nên cái gọi là “ý tại ngôn ngoại”, “ngôn tận ý bất tận”. Nói gọn lại: chính đặc điểm này mà thơ Đường cô đọng, súc tích, giàu tính biểu tượng. Nó gợi mà không tả để tạo nên một môi trường liên tưởng rộng. Vậy, ta giúp học sinh tham gia đồng sáng tạo cùng tác giả, học sinh cảm nhận được cái mạch ngầm của những tác phẩm thơ ca.
 2. Đặc điểm hình thức .
 Ở bậc Trung học cơ sở, thơ Đường luật các em được học một số thể thơ như: ngũ ngôn, thất ngôn với số dòng là tứ tuyệt, bát cú. Vậy, trước hết ta phải hướng dẫn học sinh nắm được đặc điểm hình thức của thể thơ này.
 a. Ngũ ngôn tứ tuyệt Đường luật:
 - Thể thơ này, bài thơ có bốn dòng, mỗi dòng có năm chữ, vần ở cuối các câu một, hai, bốn hoặc cuối câu hai, bốn. 
 - Xét về thanh điệu: tiếng thứ hai với thứ tư trong mỗi câu phải đối nhau và tiếng thứ hai, thứ tư trong mỗi cặp câu cũng phải đối nhau. Nghĩa là trong một dòng, nếu tiếng thứ hai là tiếng bằng thì tiếng thứ tư phải là tiếng trắc, và ngược lại nếu tiếng thứ hai là tiếng trắc thì tiếng thứ tư phải là tiếng bằng.
 b. Thể thơ thất ngôn bát cú:
 - Về số chữ trong câu, số câu trong bài: Bài thơ có tám câu, mỗi câu có bảy chữ.
 - Về vần: Độc vận, vần chân ở cuối câu một và các câu chẵn và là vần bằng.
 - Về đối: Hai câu thực và hai câu luận thường đối nhau. Có khi đối ngay ở hai câu đề và trốn đối ở hai câu thực và hai câu luận.
 - Về niêm: Niêm nghĩa là dính. Câu một niêm với câu tám, câu hai niêm với câu ba, câu bốn niêm với câu năm, câu sáu niêm với câu bảy.
 - Về luật: Theo hệ thống thanh ngang. Cho phép: “ Nhất tam ngũ bất luận” và buộc phải: “ Nhị tứ lục phân minh”. Có luật bằng vần bằng và luật trắc vần bằng.
 c. Thất ngôn tứ tuyệt: 
 - Là dạng rút gọn của thể thơ thất ngôn bát cú: gồm bốn câu, mỗi câu bảy chữ. 
 - Vần: Vần bằng và là vần chân ở câu một, hai, bốn; có khi chỉ ở câu hai và câu bốn.
KẾT CẤU CỦA CÁC THỂ THẤT NGÔN TỨ TUYỆT VÀ THẤT NGÔN BÁT CÚ
Thất ngôn tứ tuyệt
Thất ngôn bát cú
Mục đích
Phần 1
Khai
Đề
Giới thiệu tựa đề
Phần 2
Thừa
Thực
Giải thích, triển khai tự đề
Phần 3
Chuyển
Luận
Bàn luận ý nghĩa của bài
Phần 4
Hợp
Kết
Tóm tắt ý nghĩa, bày tỏ thái độ, tình cảm
III. Thực trạng việc giảng- dạy các tác phẩm văn học trung đại ViệtNam trong nhà trường THCS hiện nay.
 1.Về việc dạy của giáo viên :
Chúng ta đều biết rằng văn học Trung đại là bộ phận văn học đồng hành với sự phát triển của xã hội phong kiến. Trong các tác phẩm đều viết bằng ngôn ngữ Hán văn cổ hay chữ Nôm có phần xa lạ với ngôn ngữ Tiếng Việt hiện đại ngày nay. Vì vậy tìm hiểu, phân tích một tác phẩm văn học Trung đại là việc làm không đơn giản. Trong những năm vừa qua đội ngũ giáo viên dạy văn nói riêng đã được trang bị nhiều phương pháp, kỹ thuật dạy học tích cực đã thực sự mang lại hiệu quả tốt. Mặc dù vậy vẫn còn những hạn chế trong cách vận dụng phương pháp từ đội ngũ. Bản thân những người dạy văn về cơ bản đã tận tâm tận lực với nghề, tích cực nghiên cứu tìm hiểu các kiến thức. Tuy nhiên với sự đa dạng và phức tạp của văn học Trung đại thì hiệu quả dạy phần văn học này vẫn không tránh khỏi những hạn chế. Các điển tích, điển cố của văn học trung đại là phức tạp và đa nghĩa. Vì vậy đòi hỏi phải có một tư duy hết sức khoa học, hết sức sáng tạo đối với đội ngũ giáo viên khi thực hiện phần văn học quan trọng này.
 2.Việc học của học sinh:
Thể loại, thi pháp văn học cổ có nhiều xa lạ với thi pháp văn học đương đại nên đó là điều khó khăn cho học sinh tiếp nhận.Vốn sống kinh nghiệm thực tế học sinh còn ít, học sinh khó khăn khi tái hiện hoàn cảnh xã hội, hiểu các điển tích, điển cố được sử dụng trong tác phẩm văn học cổ. Bên cạnh đó, trong quá trình phát triển đi lên của đât nước, chúng ta có những thành tựu quan trong về lĩnh vực kinh tế. Tuy nhiên với cơ chế nền kinh tế thị trường đã tạo ra những phức tạp và những ảnh hưởng không lành mạnh đối với đời sống con người, nhất là thế hệ trẻ. Đặc biệt là đối tượng học sinh, trong đó có học sinh bậc trung học cơ sở. Một bộ phận lớn học sinh chịu ảnh hưởng của các yếu tố tiêu cực của XH chi phối nên ý thức học tập không cao, thiếu tự giác. Trong khi đó, phần văn học trung đại là phần văn học khó nhất. Vì thế, chất lượng học sinh thuyên giảm. Ngoài ra, sự quan tâm, cách nhìn nhận của phụ huynh học sinh là sính học các môn Khoa học tự nhiên cũng có những ảnh hưởng không tích cực đến việc nỗ lực phấn đấu của học sinh đối với môn Ngữ văn. Điều đó càng đòi hỏi phải có những giải pháp tích cực để nâng cao chất lượng học bộ môn ngữ văn của học sinh, trong đó có phần văn học trung đại Việt Nam.
 IV. Một số phương pháp dạy thơ trữ tình trung đại lớp 7	
 1. Đối với khâu chuẩn bị
- Về phía giáo viên: tìm hiểu bài kĩ lưỡng nhuần nhuyễn đến mức thuộc thơ, sống với bài thơ, tìm hiểu tác giả, hoàn cảnh ra đời của tác phẩm để hiểu được thấu đáo nội dung tư tưởng của tác phẩm. Hướng dẫn HS soạn kĩ ở nhà, kiểm tra kĩ bài soạn của HS, có biện pháp nhắc nhở, phê bình hay báo với giáo viên chủ nhiệm nếu HS có biểu hiện soạn chống đối như: soạn sơ sài, soạn nhưng chỉ là chép lại mà không hiểu, không nhớ. 
- Về phía học sinh: cần chuẩn bị bài soạn chu đáo trên cơ sở hướng dẫn của hệ thống câu hỏi trong sách giáo khoa và sự hướng dẫn của giáo viên. Với HS học tốt, cần đọc thêm tư liệu để bước đầu hiểu được tác phẩm, sưu tầm các câu thơ, bài thơ có nét tương đồng với tác phẩm sắp học hay các nhận định về tác phẩm. 
 2. Đối với hoạt động dạy học trên lớp lớp:
Bước 1: Giáo viên nên hết sức coi trọng khâu kiểm tra sự chuẩn bị của HS, bởi đây chính là tiền đề quan trọng để HS cảm thụ được tác phẩm ngay trên lớp.
Bước 2: Giáo viên cần chú ý khâu vào bài để tạo không khí phù hợp với
 bài học. Có thể là một bài hát, một bản nhạc, một bức tranh... mang nội dung tư tưởng tương đồng với tác phẩm chuẩn bị học. 
Bước 3: Với phần đọc văn bản: 
- Đọc thơ: Đọc thơ là để tạo tâm thế ban đầu cần thiết cho học sinh cũng chính là bước đầu tiếp cận hình tượng thơ. Cần đọc cả bản phiên âm, dịch nghĩa (nếu có), dịch thơ 
- Đọc diễn cảm là tạo điều kiện cho cảm xúc của học sinh được khởi động theo âm- vang của ngôn ngữ, nhất là ngôn ngữ thơ, và ngôn ngữ nhân vật trữ tình, cái mà đọc bằng mắt nhiều khi không đạt được. Đọc chính là tạo lên rung động thơ, tạo lên sự đồng điệu về tâm hồn để rồi tiến tới sự đồng tình và đồng ý với tác giả
 	Bước 4: Với phần phân tích: 
* Cho học sinh tìm hiểu kĩ về tác giả, về hoàn cảnh ra đời của tác phẩm:
Dạy thơ trung đại, cần lưu ý xác lập một cái nhìn biện chứng và lịchsử. Các tác phẩm văn học trung đại được sáng tạo và truyền bá trong những hoàn cảnh lịch sử nhất định. Tựu chung những truyền thống tốt đẹp, những tinh hoa của cuộc sống văn hoá, tinh thần của dân tộc đã in đậm dấu ấn trên những tác phẩm này. Nếu không đặt tác phẩm trong mối liên hệ với hoàn cảnh lịch sử, bản thân tác giả.... nhiều khi chúng ta không thể hiểu, lí giải chính xác và thấu đáo những vấn đề trong tác phẩm. 
* Chú ý đến đặc trưng thể loại:
Cho học sinh tìm hiểu về thể loại và đặc trưng của từng thể loại. Mỗi thể loại văn học trung đại nói chung, Thơ trung đại nói riêng có dạng thức tồn tại và phương thức biểu đạt nhất định. Phân tích tác phẩm theo đặc trưng thể loại là đi vào thi pháp- đi lại con đường của người sáng tác để có thể thâm nhập và hiểu tác phẩm được dễ dàng. Cho học sinh nắm được thi pháp của thơ trung đại. Thơ Đường luật gồm có các thể thơ: Tứ tuyệt, Thất ngôn bát cú...Dạy thơ Đường luật thất ngôn bát cú ( thể thơ được học nhiều ở THCS)cần chú ý các đặc điểm về vần, niêm luật, đối và kết cấu, ngôn ngữ. 
Ví dụ: Khi dạy bài thơ “Qua Đèo Ngang” (Bà huyện Thanh Quan), đây là một bài thơ tuân theo các quy định nghiêm ngặt của phong cách thơ Đường. Vì vậy, giáo viên có thể hướng dẫn HS khai thác theo bố cục của bài thất ngôn bát cú, gồm 4 phần đề - thực – luận – kết. Ở mỗi phần luôn có sự song hành bức tranh cảnh và bức tranh tâm trạng, giáo viên cần chú ý hướng dẫn HS khai thác tìm hiểu.
Hoặc chia bài bát cú thành 2 phần: bốn câu đầu gọi là “nửa trên” thì nặng cảnh nhẹ tình ; bốn câu sau gọi là “nửa dưới” thì nặng tình nhẹ cảnh. 
Nhưng với bài thơ “Bạn đến chơi nhà” (Nguyễn Khuyến), vẫn là đề - thực - luận-kết với niêm, luật, vần, đối rất chuẩn như luật thơ Đường quy định nhưng phá cách ở ý tưởng, ở cấu tứ bài thơ. Vì thế, khi dạy bài thơ này nên đi theo diễn biến tự nhiên quá trình cảm xúc của nhân vật trữ tình, nên chia bài thơ theo 3 ý như sau: 1-Cảm xúc khi bạn tới chơi (câu 1); 2-Cảm xúc về gia cảnh (câu 2 đến câu 7); 3-Cảm xúc về tình bạn (câu 8) 
* Suy ngẫm để thấy các tầng ý nghĩa sau những ngôn từ hàm súc.
 	Ngắn gọn, hàm súc vốn là những tiêu chuẩn của cái hay, cái đẹp trong hoạt động nghệ thuật ngôn từ thuở trước. Bởi vậy nếu chỉ đọc và suy diễn qua loa sẽ không thể hiểu, cảm thụ hết giá trị của tác phẩm. Cần đọc chậm, đi sâu từng bước và thường xuyên đọc đi đọc lại để suy ngẫm.
   VD: Nếu không tìm hiểu kĩ, ta chỉ thấy được nội dung tả cảnh đèo núi lúc chiều tà trong 4 câu thơ sau:
“ Bước tới đèo Ngang bóng xế tà,
Cỏ cây chen đá, lá chen hoa.
Lom khom dưới núi, tiều vài chú,
Lác đác bên sông chợ mấy nhà.”
 ( “Qua đèo Ngang”- Bà Huyện Thanh Quan)
Thực ra 4 câu thơ tả ít mà gợi nhiều. Tả cảnh đèo Ngang hoang vắng trong buổi hoàng hôn, qua đó mà gửi gắm tâm trạng, tình cảm cô đơn, buồn nhớ dằng dặc trong lòng người lữ khách. Đó chính là bút pháp tả cảnh ngụ tình đặc sắc, là tính hàm súc “ý tại ngôn ngoại” thường thấy trong thơ văn trung đại.
* Khai thác đặc trưng về ngôn từ, hình ảnh trong tác phẩm trung đại.
- Về ngôn ngữ thơ đã là thơ thì ngôn ngữ phải cô đọng, hàm súc, giàuhình tượng, cảm xúc... Ngôn ngữ thơ Trung đại ảnh hưởng ngôn ngữ của Đường thi càng như thế. Đặc biệt các bài thơ tuyệt cú, bát cú dùng rất ít chữ. Cho nên người làm thơ Đường coi trọng từng chữ một. Ngôn ngữ thơ Đường bao giờ cũng súc tích, công phu, điêu luyện. Thơ Đường nói riêng và thơ nói chung thường có “nhãn tự” hoặc “thi nhãn” (những chữ mà thơ dùng hay nhất, khéo nhất, thể hiện rõ nhất cái “thần” của câu thơ). Một bài thơ có thể có một, hai “nhãn tự” cũng có thể không có “nhãn tự” . 
VD: ở bài “Nam quốc sơn hà”, chữ “Nam quốc”, “Nam đế”; trong “Truyện Kiều”những chữ như “tót” trong câu “Ghế trên ngồi tót sỗ sàng”, “lẻn” trong “ Đẩy song đã thấy Sở Khanh lẻn vào”, hay “ngây” trong câu “Lạ cho mặt sắt cũngngây vì tình”...đều có thể coi là “nhãn tự”; Với bài thơ “ Qua đèo Ngang ” cụm từ “Ta với ta” là nhãn tự . tác giả sử dụng nghệ thuật điệp đại từ “ta” sáng tạo để cho thấy nữ thi sỹ Bà Huyện thanh quan đang đối diện với chính nỗi buồn, cô đơn, nỗi nhớ của mình đã cực tả nỗi cô đơn đến mức tuyệt đối.
 - Khi khai thác bài, giáo viên cần chú ý đến hệ thống từ ngữ được sử dụng, đó là các tính từ, các từ láy gợi hình gợi cảm, các động từ, các hình ảnh thơ... để thể hiện sâu sắc, rõ nét bức tranh cảnh và bức tranh tâm trạng của nhân vật trữ tình. 
VD: Trong bài “Qua Đèo Ngang, đó là hệ thống các từ láy mang giá trị gợi hình gợi cảm: “lom khom”, gợi lên hình ảnh những tiều phu bóng dáng nhỏ bé, nhạt nhòa như muốn chìm lắng vào trong không gian núi rừng hiu hắt, vắng lặng; “lác đác” gợi lên sự thưa thớt, vắng vẻ của những ngôi nhà chợ ven sông...Tất cả đều nhằm làm nổi bật lên bức tranh thiê

Tài liệu đính kèm:

  • docChuyen_de_day_tho_Trung_dai.doc