Bài viết số 2 – Môn Ngữ văn 11 - Năm học 2015 – 2016

doc 3 trang Người đăng haibmt Lượt xem 1312Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài viết số 2 – Môn Ngữ văn 11 - Năm học 2015 – 2016", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài viết số 2 – Môn Ngữ văn 11 - Năm học 2015 – 2016
BÀI VIẾT SỐ 2 – Môn Ngữ Văn 11
Năm học 2015 – 2016 - Thời gian: 90’
I.Đọc - hiểu: (4 điểm)
 1.Đọc văn bản và trả lời câu hỏi từ 1 đến 3: (2 điểm)
 “Đêm khuya văng vẳng trống canh dồn,
 Trơ cái hồng nhan với nước non.
 Chén rượu hương đưa say lại tỉnh,
 Vầng trăng bóng xế khuyết chưa tròn.
 Xiên ngang mặt đất, rêu từng đám,
 Đâm toạc chân mây, đá mấy hòn”
(1).Văn bản trên được trích từ tác phẩm nào? Tác giả? (0.5 đ)
(2). Chỉ ra biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong hai câu thơ sau và nêu hiệu quả nghệ thuật của chúng? (1 điểm)
 Xiên ngang mặt đất, rêu từng đám,
 Đâm toạc chân mây, đá mấy hòn.
(3).Xác định nghĩa của từ " trơ" trong câu thơ sau (0.5 điểm ):
 Trơ cái hồng nhan với nước non
2.Đọc văn bản và trả lời câu hỏi từ 4 đến 6: (2 điểm)
“Từng nghe nói rằng: Người hiền xuất hiện ở đời, thì như ngôi sao sáng trên trời cao. Sao sáng ắt chầu về ngôi Bắc Thần, người hiền ắt làm sứ giả cho thiên tử.Nếu như che mất ánh sáng, giấu đi vẻ đẹp, có tài mà không được đời dùng, thì đó không phải là ý trời sinh ra người hiền vậy?”
	 	(Trích Chiếu cầu hiền – Ngô Thì Nhậm)
(4). Nêu phong cách ngôn ngữ của văn bản? (0.5 điểm)
(5). Xác định biện pháp tu từ được sử dụng trong văn bản trên và nêu hiệu quả nghệ thuật của biện pháp tu từ đó? ( 0.5 điểm)
(6) Viết đoạn văn (7 dòng) trình bày suy nghĩ của anh (chị) về vai trò của nhân tài đối với sự nghiệp phát triển đất nước hiện nay. (1 điểm)
II. Làm văn: (6 điểm)
“Khá thương thay 
Vốn chẳng phải quân cơ, quân vệ, theo dòng ở lính diễn binh; chẳng qua là dân ấp, dân lân, mến nghĩa làm quân chiêu mộ. 
Mười tám ban võ nghệ, nào đợi tập rèn; chín chục trận binh thư, không chờ bày bố. 
Ngoài cật có một manh áo vải, nào đợi mang bao tấu, bầu ngòi; trong tay cầm một ngọn tầm vông, chi nài sắm dao tu, nón gõ. 
Hỏa mai đánh bằng rơm con cúi, cũng đốt xong nhà dạy đạo kia; gươm đeo dùng bằng lưỡi dao phay, cũng chém rớt đầu quan hai nọ. 
Chi nhọc quan quản gióng trống kỳ, trống giục, đạp rào lướt tới, coi giặc cũng như không; nào sợ thằng Tây bắn đạn nhỏ đạn to, xô cửa xông vào, liều mình như chẳng có. 
Kẻ đâm ngang, người chém ngược, làm cho mã tà, ma ní hồn kinh; bọn hè trước, lũ ó sau, trối kệ tàu sắt tàu đồng súng nổ.”
	(Trích Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc – Nguyễn Đình Chiểu)
Anh (chị) hãy phân tích hình tượng người nghĩa sĩ Cần Giuộc trong đoạn văn trên.
-------------------Hết----------------------
HƯỚNG DẪN CHẤM BÀI VIẾT SỐ 2 – Môn Ngữ Văn 11
Phần
Câu
Yêu cầu cần đạt
Điểm
I
1
Tự tình 
Hồ Xuân Hương
0,25
0,25
2
- Biện pháp: đảo ngữ 
- Tác dụng: Tạo âm hưởng thơ và nhấn mạnh hình tượng thơ: cảnh vật trở nên sinh động, đầy sức sống, mạnh mẽ; cá tính, thách thức, sức sống của nữ sĩ. 
0,5 
0,5
3
-Nghĩa của từ trơ:
Nghĩa gốc: trơ trọi, cô độc.
Nghĩa chuyển: sự chai sạn, thách thức,...
0,25
0,25
4
Phong cách ngôn ngữ chính luận
0,5
5
-BPTT so sánh:
Người hiền – ngôi sao sáng.
 Thiên tử- sao Bắc Thần(tức Bắc Đẩu)
Từ quy luật tự nhiên: Sao sáng ắt chầu về ngôi Bắc Thần (ngôi vua).
→ Dùng hình ảnh so sánh, lấy từ luận ngữ tạo nên tính chính danh cho ‘ chiếu cầu hiền’ vừa đánh trúng vào tâm lí của nho sĩ Băc Hà. Cho ta thấy Quang Trung là người có học, biết lễ nghĩa
0,25
0,25
6
Viết một đoạn văn:
-Nội dung: vai trò của nhân tài đối với sự nghiệp phát triển đất nước hiện nay.
- Hình thức: Viết đúng cấu trúc một đoạn văn: có câu mở đoạn, các câu thân đoạn và câu kết đoạn. Các phần liên kết chặt chẽ, văn có cảm xúc, diễn đạt tốt.
1.0
II
1.Yêu cầu về hình thức, kĩ năng: 
Biết cách làm bài văn nghị luận xã hội. Bố cục và hệ thống ý sáng rõ. Biết vận dụng phối hợp nhiều thao tác nghị luận. Hành văn trôi chảy. Lập luận chặt chẽ. Dẫn chứng chọn lọc, thuyết phục. Không mắc các lỗi diễn đạt, dùng từ, ngữ pháp, chính tả.
 2. Yêu cầu về nội dung, kiến thức: 
Thí sinh có thể trình bày theo các cách khác nhau nhưng phải đảm bảo được những nội dung cơ bản sau:
-Vẻ đẹp hào hùng của người nông dân nghĩa sĩ trong trận nghĩa đánh Tây.
- Những đặc sắc về nghệ thuật của đoạn văn.
MB
(1 đ)
-Giới thiệu được tác giả, tác phẩm.
-Giới thiệu được đoạn văn cần phân tích.
- Nêu được luận đề: hình tượng người nghĩa sĩ Cần Giuộc trong trận nghĩa đánh Tây
0.25
0.25
0.5
TB
(4 đ)
-Luận điểm 1: Vẻ đẹp của người nghĩa sĩ:
+ Xem thường những thiếu thốn, khó khăn
+ Tinh thần chiến đấu: oai phong, tự tin, đầy ý chí quyết thắng.
- Luận điểm 2: Những đặc sắc về nghệ thuật:
+ Nghệ thuật xây dựng nhân vật: bút pháp tả thực với những chi tiết chân thực, sống động, mang tính khái quát, đặc trưng cao (manh áo vải, ngọn tầm vông, rơm con cúi, lưỡi dao phay,)
+Ngôn ngữ: nhiều khẩu ngữ nông thôn, phương ngữ Nam Bộ, nhiều biện pháp tu từ,
2.5
1.5
1.0
1.5 (Nếu chỉ phân tích sâu sắc 1 ý của nghệ thuật đạt 1.0 đ)
KB 
(1 đ)
-Đánh giá về nội dung:vẻ đẹp hình tượng người nông dân nghĩa sĩ mang vẻ đẹp bi tráng, oai phong lẫm liệt,..
- Đánh giá về nghệ thuật: từ ngữ bình dị mà tinh tế, chính xác, gợi cảm thể hiện sự cảm phục, tự hào của tác giả đối với người nghĩa sĩ Cần Giuộc.
0.5
0.5

Tài liệu đính kèm:

  • docBai_viet_so_2_Ngu_van_11_Nam_hoc_2015_2016.doc