Bài tập về Di truyền quần thể Sinh học lớp 12

doc 2 trang Người đăng dothuong Lượt xem 1009Lượt tải 5 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài tập về Di truyền quần thể Sinh học lớp 12", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài tập về Di truyền quần thể Sinh học lớp 12
Bài tập di truyền quần thể.
Bài 1: Một quần thể có x cá thể có kiểu gen AA, y cá thể có kiểu gen Aa và z cá thể có kiểu gen aa. Xác định
1. Tần số tương đối của các kiểu gen? 2. Cấu trúc di truyền của quần thể ở thế hệ đang xét?
3. Cấu trúc di truyền của quần thể qua n thế hệ tự phối?
4. Tần số tương đối của các alen A, a ở thế hệ đang xét và thế hệ thứ n qua ngẫu phối và tự phối. Biết không có đột biến. Khả năng sống và sinh sản của các cá thể ngang nhau.
Bài 2: Một quần thể thực vật xét về màu sắc hoa do một gen có 2 alen quy định. Trong đó hoa màu đỏ là trội so với hoa màu trắng. Quần thể có 200 cây trong đó có 100 cây hoa trắng thuần chủng, 50 cây hoa đỏ thuần chủng. Xác định
1. Cấu trúc di truyền của quần thể đang xét?
2. Tần số alen quy định hoa trắng?
3. Cấu trúc di truyền của quần thể sau 3 thể hệ tự thụ phấn?
4. Cấu trúc di truyền của quần thể khi đạt trạng thái cân bằng? 
Bài 3: Một quần thể đạt cấu trúc cân bằng có 1000 cá thể trong đó có 40 cá thể chân cao. Biết chân cao là tính trạng lặn. Tính trạng trội tương ứng là chân thấp. Xác định
1. Cấu trúc di truyền của quần thể? 2. Xác suất gặp cá thể chân thấp thuần chủng trong quần thể?
3. Xác suất cho cá thể chân thấp lai với nhau mà F1 xuất hiện chân thấp?
4. Xác suất cho 2 cá thể chân thấp lai với nhau F1 thu được 5 cá thể trong đó có 1 chân cao?
Bài 4: Bài 4. P83- SGK NC. Bài 5: Bài 5. P83- SGK NC. Bài 6: Bài 4. P87- SGK NC. Bài 7: Bài 5. P87- SGK NC.
Bài 8: Bệnh bạch tạng ở người do gen lặn trên NST thường chi phối. Alen trội tương ứng lấn át hoàn toàn quy định màu da bình thường. Giả sử trên một hòn đảo có 20000 người. Trong đó tỷ lệ người mắc bạch tạng là 4%. Xác định
1. Xác suất gặp người mang gen bệnh?
2. Cấu trúc di truyền của quần thể người trên hòn đảo đó về tính trạng đang xét? Số lượng từng: kiểu hình? kiểu gen?
3. Xác suất để một cặp vợ chồng bình thường trên hòn đảo đó có con bị bạch tạng là bao nhiêu?
4. Xác suất để 1 cặp vợ chồng trong đó 1 bình thường, một bạch tạng có con bình thường là bao nhiêu?
Bài 9: Xét về bệnh pheenyl keto niệu. Bệnh này do gen lặn trên NST thường gây ra. Alen trội lấn át hoàn toàn. Giả sử một huyện đảo không xảy ra di- nhập cư có tỷ lệ người mắc bệnh này là 0,0001. Xác định
1. Tỷ lệ người bình thường mang gen bệnh trong quần thể?
2. Tỷ lệ người bình thường mang gen bệnh trong số người bình thường.
3. Xác suất một cặp vợ chồng bình thường có 2 con trong đó 1 con bị bệnh?
4. Xác suất một cặp vợ chồng bình thường có 2 con 1 gái bình thường và một trai bị bệnh này là bao nhiêu?
Bài 10: Xét về tính trạng nhóm máu ở người, giả sử quần thể đạt trạng thái cân bằng trong đó tần số các nhóm máu như sau: nhóm máu A là 0,36; nhóm máu AB là 0,08; nhóm máu B là 0,23 và nhóm máu O là 0,33. 
1. Xác định tần số tương đối của các alen quy định nhóm máu ở người?
2. Xác suất để bố có nhóm máu A, mẹ có nhóm máu B trong quần thể có con nhóm máu O là bao nhiêu?
3. Xác suất để 1 cặp vợ chồng trong quần thể trên trong đó chồng có nhóm máu A, vợ có nhóm máu B có 3 con trong đó có 1 con nhóm máu O, 2 con nhóm máu A là bao nhiêu?
4. Xác suất để 1 cặp vợ chồng trong quần thể trên trong đó chồng có nhóm máu A, vợ có nhóm máu B có 3 con trong đó có 1 con gái nhóm máu O, 2 con trai nhóm máu A là bao nhiêu?
5. Tỷ lệ người mang kiểu gen đồng hợp trong quần thể đang xét?	
Bài 11: Một quần thể thực vật có cấu trúc di truyền: 0,2 BB + 0,6Bb + 0,2bb = 1. Qua một thế hệ ngẫu phối quần thể lại tiếp tục ngẫu phối nhưng trong lần này kiểu gen bb không có khả năng sinh sản. Xác định
1. Xác định cấu trúc di truyền của quần thể sau thế hệ ngẫu phối thứ nhất nêu trên?
2. Xác định cấu trúc di truyền của quần thể sau thế hệ ngẫu phối thứ 2 như đã nêu trên.
3. Nếu qua 5 thế hệ ngẫu phối tiếp kể từ sau lần ngẫu phối thứ nhất thì cấu trúc di truyền của quần thể như thế nào?
Bài 12: Một quần thể động vật xét 1 gen trên NST thường gồm 2 alen là A và a. Tần số tương đối của alen A ở giới đực là 0,6; tần số alen A ở giới cái là 0,4. 
1. Xác định cấu trúc di truyền của quần thể ngay sau xảy ra ngẫu phối lần thứ nhất (F1).
2. Tần số tương đối của các alen ở thế hệ F1 đó.
3. Cấu trúc di truyền của quần thể khi đạt trạng thái cân bằng?
4. Nếu ở F2 các cá thể có cùng kiểu hình giao phối với nhau thì cấu trúc di truyền ở F3 như thế nào? 
Bài 13: Một loài thực vật xét 1 gen có 2 alen A và a trên NST thường. Trong đó A quy định thân cao trội hoàn toàn với a quy định thân thấp. Quần thể ban đầu có tỷ lệ kiểu hình thấp là 25%. Sau 1 thế hệ ngẫu phối không chịu tác động của các nhân tố tiến hóa thì tỷ lệ kiểu hình thấp chiếm 16%. Theo lí thuyết hãy xác định
1. Cấu trúc di truyền của quần thể ở thế hệ xuất phát? 2. Tỷ lệ có thể mang alen quy định thân thấp ở F1?
3. Tỷ lệ cơ thể có thể được dùng làm giống ở F1?
4. Lấy 2 cây thân cao F1 đem lai với nhau. Xác xuất để F2
a. xuất hiện cây thân cao? b. xuất hiện cây thân thấp? c. xuất hiện 3 cây trong đó 2 cây thân thấp và 1 cây thân cao?
5. Lấy 2 cây F1 đem lai với nhau, xác suất xuất hiện cây thân cao ở F2?
Bài 14: Xét 1 loài có 2 quần thể là quần thể A và quần thể B. Xét 1 gen trong loài có 2 alen A và a. Các quần thể đang xét đạt trạng thái cân bằng di truyền. Trong đó quần thể A có tần số tương đối của alen A là 0,2; quần thể B có 300 cá thể, tần số tương đối của alen a là 0,2. Quần thể A có tổng số 200 cá thể đã di cư đến quần thể B 20 cá thể. 
1. Xác định cấu trúc di truyền của quàn thể B ngay sau khi nhập cư?
2. Quần thể B ngay sau khi nhập cư đã xảy ra ngẫu phối. Cấu trúc di truyền của quần thể như thế nào?
3. Quần thể A sau xuất cư cũng xảy ra ngẫu phối nhưng kiểu gen aa không có khả năng sinh sản. Cấu trúc di truyền của quần thể sau 6 thế hệ ngẫu phối?
Bài 15: Nếu kiểu gen AA trong quần thể A không có khẳ năng sinh sản thì cấu trúc di truyền của quần thể như thế nào? 
Xét 3 quần thể động vật giao phối của một loài. Quần thể 1 có 100 cá thể, quần thể 2 có 200 cá thể, quần thể 3 có 300 cá thể. Xét về màu lông của loài động vật này do 1 gen trên NST thường chi phối trong đó tính trạng lông đen là trội so với tính trạng lông trắng. Ban đầu: quần thể 1 có 4% số cá thể lông trắng; quần thể 2 có 16% cá thể lông trắng; quần thể 3 có 75% số cá thể lông đen. Sau đó có hiện tượng di cư của các cá thể trong các quần thể như sau: quần thể 3 có 20% số cá thể ban đầu di cư đến quần thể 1; Quần thể 2 có 10% số cá thể ban đầu di cư đến quần thể 1; quần thể 1 có 2% số cá thể ban đầu di cư đến quần thể 3. Sau khi di cư, các cá thể đều sinh sống bình thường, xảy ra ngẫu phối, không có đột biến.
1. Xác định tần số alen và cấu trúc di truyền của các quần thể ban đầu.
2. Xác định tần số alen và cấu trúc di truyền ở mỗi quần thể sau khi di cư? Sau khi ngẫu phối?
Bài 16: Một quần thể có cấu trúc di truyền: 0,4 AABb + 0,4 AaBb + 0,2 aabb = 1. 
1. Xác định tần số tương đối của các alen đang xét trong quần thể trên?
2. Qua 1 thế hệ ngẫu phối và khi quần thể đạt trạng thái cân bằng hãy xác định
a. Tần số tương đối của kiểu gen đồng hợp mang toàn alen lặn? c. Tần số tương đối của kiểu gen AaBb?
b. Tần số tương đối của kiểu gen đồng hợp mang toàn alen trội? d. Tần số tương đối của kiểu gen dị hợp?
3. Cho quần thể trên tự phối qua 1 thế hệ hãy xác định
a. Tỷ lệ cơ thể mang kiểu gen đồng hợp trội?	b. Tỷ lệ cơ thể mang kiểu gen AaBb? 	
4. Cho quần thể trên tự phối qua 3 thế hệ hãy xác định
a. Tỷ lệ cơ thể mang kiểu gen đồng hợp trội?	b. Tỷ lệ cơ thể mang kiểu gen AaBb? 	
Bài 17: Xét về bệnh máu khó đông ở người do gen lặn trên NST giới tính X ở vùng không tương đồng gây ra, alen trội tương ứng lấn át hoàn toàn alen lặn. Giả sử một quần thể người đang xét có 2000 người trong đó số nam bị bệnh này là 80 người. Hãy xác định
1. Tần số tương đối các alen quy định tính trạng đang xét? Tần số alen A chung cho 2 giới?
2. Cấu trúc di truyền của quần thể ở giới nữ? 3. Cấu trúc di truyền của quần thể?
4. Trong số nữ hãy cho biết: a. số người mang alen bệnh? b. tỷ lệ người mang gen bệnh trong số người bình thường?
5. Xác suất để 1 cặp vợ chồng trong quần thể không bị bệnh mà họ có con bị bệnh là bao nhiêu?
Bài 18: Xét về bệnh mù màu ở người, một quần thể tỷ lệ mù màu ở nam trong quần thể đang xét là 5%. Quần thể đạt trạng thái cân bằng di truyền với 20000 người. 
1. Số lượng từng kiểu hình trong quần thể? 2. Tỷ lệ nữ mang gen bệnh trong số nữ bình thường?
3. Xác suất để 1 cặp vợ chồng bình thường có 3 con trong đó có 2 con bình thường?
Bài 19: Xét về tính trạng chiều cao cây, quần thể ở thế hệ xuất phát có tần số tương đối của alen quy định cây thân cao A là 0,6. Xác định
1. Cấu trúc di truyền của quần thể ngay sau 1 thế hệ ngẫu phối? Nếu các cây thân thấp bị chết ở giai đoạn phôi thì F1 có cấu trúc di truyền như thế nào?
2. Ngay thế hệ ngẫu phối đó quần thể có 100 cá thể, xác suất để quần thể có toàn cây thân thấp là bao nhiêu?
3. Nếu từ thế hệ xuất phát quần thể xảy ra 1 lần tự phối, số cá thể thu được là 100. Xác suất để quần thể có toàn cây thân cao? 
Bài 20: Một quần thể thực vật giao phấn sau thu hoạch người ta xác định được có: 56,25% cây thân cao, hạt dài: 18,75 %cây thân cao, hạt tròn: 18,75% cây thân thấp, hạt dài: 6,25% cây thân thấp, hạt tròn. Biết tính trạng thân cao, hạt dài là trội, các tính trạng đang xét di truyền độc lập nhau. Xác định
1. Tần số tương đối của các alen?
2. Tần số của kiểu gen quy định kiểu hình thân cao, hạt dài thuần chủng?
Bài 21: Một loài động vật xét A1 quy định lông đen, A2 quy định lông nâu, A3 quy định lông trắng. Trong đó A1>A2>A3. Trong quần thể có 100 cá thể trong đó có 4 cá thể lông trắng; 21 cá thể lông nâu còn lại là lông đen. Xác định
1. Tần số tương đối của các alen? Nếu các cá thể có cùng kiểu hình giao phối với nhau thì F1 như thế nào về KH và KG?
2. Tỷ lệ cá thể lông đen dị hợp trong quần thể?
3. Tỷ lệ cá thể lông đen dị hợp trong số cá thể lông đen?
4. Xác suất cho 2 cá thể lông đen lai với nhau thế hệ lai F1 thu được cá thể lông trắng?
5. Xác suất cho 2 cá thể lông đen lai với nhau thế hệ lai F1 thu được cá thể lông đen?
Bài 22: Hói đầu là tính trạng biểu hiện tuỳ thuộc giới tính. Gen quy định bị hói là trội ở đàn ông nhưng lặn ở đàn bà. Một quần thể người đạt trạng thái cân bằng di truyền gồm 2000 người, trong đó ở nam giới có 840 nam bị hói. Xác định
1. Tần số tương đối các alen quy định tính trạng đang xét?
2. Số lượng từng kiểu hình, kiểu gen ở mỗi giới?
3. Xác suất 1 cặp vợ chồng: vợ bình thường, chồng bị hói sinh con bình thường là bao nhiêu?
Bài 23: Một quần thể ngẫu phối xét 1 gen có 2 alen A và a, ở thế hệ xuất phát có tần số A= 0,6. Qua một thế hệ ngẫu phối cấu trúc di truyền của quần thể như thế nào cho rằng khả năng sống sót của các hợp tử AA, Aa, aa lần lượt là: 1; 0,9; 0,8.
Bài 24: Một quần thể xét 3 locus gen. Số alen ở mỗi locus lần lượt là: 2, 2, 2 alen. 
1. Số kiểu gen bình thường trong quần thể biết các gen đang xét di truyền độc lập nhau, gen trên NST thường?
2. Số kiểu gen bình thường trong quần thể biết các gen đang xét di truyền độc lập nhau, gen 3 trên NST giới tính?
3. Số kiểu gen bình thường trong quần thể biết các gen đang xét cùng trên NST?
4. Số kiểu gen bình thường tối đa trong quần thể?
5. Các câu hỏi 1à 4 với số alen lần lượt là 5,6,4?
6. Nếu trong quần thể có dạng đột biến về thể 3 ở 1 NST trong số các NST mang gen đang xét, xác định số kiểu gen trong quần thể biết các gen di truyền độc lập nhau?

Tài liệu đính kèm:

  • docbai_tap_DTQT.doc