Bài tập về Con lắc lò xo Vật lí lớp 12 - Năm học 2016-2017 - Nguyễn Thị Hường

docx 1 trang Người đăng dothuong Lượt xem 678Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài tập về Con lắc lò xo Vật lí lớp 12 - Năm học 2016-2017 - Nguyễn Thị Hường", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài tập về Con lắc lò xo Vật lí lớp 12 - Năm học 2016-2017 - Nguyễn Thị Hường
TỰ LUẬN
Bài 1: 	Một con lắc lò xo thẳng đứng gồm vật nặng M và lò xo có độ dài tự nhiên l0 = 35 cm. Khi ở vị trí cân bằng lò xo có chiều dài l = 39cm. Đưa vật tới vị trí lò xo bị nén 4cm rồi thả cho vật dao động điều hòa. Chọn gốc thời gian là lúc thả vật, chiều dương hướng xuống dưới. Lấy g = 10m/s2
 	1) Viết phương trình dao động của con lắc lò xo.
 	2) Khi lò xo có chiều dài l1 = 42 cm thì động năng của vật là E1 = 0,3J. Hỏi lò xo có chiều dài l2 bằng bao nhiêu thì động năng của vật là E2 = 0,1J.
 3) Tìm thời điểm vật qua vị trí có động năng bằng 3 thế năng lần thứ 19?
TRẮC NGHIỆM 
Câu 1. Một vật nặng 200g treo vào lò xo làm nó dãn ra 2cm. Trong quá trình vật dao động thì chiều dài của lò xo biến thiên từ 26cm đến 34cm. Lấy g = 10m/s². Thời điểm vật qua vị trí có thế năng bằng 3 động năng lần thứ 20 kể từ khi vật qua VTCB theo chiều dương là.. .. 
Câu 2. Gắn một vật nặng vào lò xo được treo thẳng đứng làm lò xo dãn ra 6,4cm khi vật nặng ở VTCB. Cho g = π² = 10m/s². Chu kỳ vật nặng khi dao động là A. 0,50 s	 B. 0,16 s 	C. 5,00 s	 D. 0,20 s
Câu 3. Con lắc lò xo gồm một lò xo có độ cứng k = 1,0 N/cm và một quả cầu có khối lượng m. Con lắc thực hiện 100 dao động hết 31,41s. Vậy khối lượng của vật treo vào lò xo là	A. 200 g. B. 62,5g. C. 312,5g.	D. 250 g.
Câu 4. Con lắc lò xo gồm một lò xo và quả cầu có khối lượng m = 400g, con lắc dao động 50 chu kỳ hết 15,7s. Vậy lò xo có độ cứng k bằng A. k = 160 N/m.	B. k = 64 N/m.	C. k = 1600 N/m.	 D. k = 16 N/m.
Câu 5. Con lắc lò xo gồm lò xo có độ cứng k = 80 N/m, quả cầu có khối lượng m = 200gam; con lắc dao động điều hòa với vận tốc khi đi qua VTCB là v = 60 cm/s. Con lắc đó dao động với biên độ bằng A. 3,0 cm. B. 3,5 cm. C. 6,0 cm.	D. 0,3 cm.
Câu 6. Một vật có khối lượng 200g được treo vào lò xo có độ cứng 80 N/m. Vật được kéo theo phương thẳng đứng ra khỏi vị trí cân bằng một đoạn sao cho lò xo bị giãn 12,5 cm rồi thả cho dao động. Cho g = 10 m/s². Tốc độ khi qua vị trí cân bằng và gia tốc của vật ở vị trí biên là A. 0 m/s và 0 m/s²	 B. 1,4m/s và 0m/s²	C. 1m/s và 4m/s²	 D. 2m/s và 40m/s² 	 
Câu 7. Một vật nặng 200g treo vào lò xo làm nó dãn ra 2cm. Trong quá trình vật dao động thì chiều dài của lò xo biến thiên từ 25cm đến 35cm. Lấy g = 10m/s². Cơ năng của vật là A. 1250 J.	B. 0,125 J.	C. 12,5 J.D. 125 J. 
 Câu 8: Một lò xo chiều dài tự nhiên treo thẳng đứng, đầu dưới có một vật khối lượng m. Khi cân bằng lò xo dãn 10cm. Chọn trục Ox thẳng đứng, chiều dương hướng xuống, gốc toạ độ tại vị trí cân bằng. Kích thích cho quả cầu dao động với phương trình: . Chiều dài lò xo khi quả cầu dao động được một phần tư chu kỳ kể từ lúc bắt đầu dao động là: A. 50cm.	B. 40cm.	C. 42cm.	D. 48cm.
Câu 9: Một vật dao động điều hoà với phương trình: . Trong khoảng thời gian đầu tiên kể từ thời điểm t0 = 0, vật đi được 2cm. Độ cứng của lò xo là: A. .	B. .	C. .	D. .
Câu 10: Một con lắc lò xo có độ cứng , vật nặng khối lượng , dao động điều hoà với biên độ . Lấy t0 = 0 lúc vật ở vị trí biên thì quãng đường vật đi được trong thời gian đầu tiên là:
A. 12cm.	B. 8cm.	C. 16cm.	D. 24cm.
Câu 11: Một lò xo treo thẳng đứng, đầu trên cố định, đầu dưới có vật nặng , độ cứng . Lấy . Chọn trục Ox thẳng đứng, chiều dương hướng xuống. Vật dao động với phương trình: . Thời điểm lúc vật qua vị trí lò xo bị dãn 2cm lần đầu tiên là: A. 1/10(s) B. 1/15(s) C. 1/20(s) D. 1/30(s)
Câu 12*: Một con lắc lò xo mà quả cầu nhỏ có khối lượng 500 g dao động điều hoà với cơ năng 10 (mJ). Khi quả cầu có vận tốc 0,1 m/s thì gia tốc của nó là m/s2. Độ cứng của lò xo là:
A. 80 N/m	B. 100 N/m	 C. 10 N/m	 D. 50 N/m
Câu 13*.Một con lắc bố trí nằm ngang , vật nặng dao động điều hòa với biên độ A=8cm .Biết trong một chu kì khoảng thời gian để độ lớn gia tốc của vật không lớn hơn 250 cm /s2 là T/3 .tần số dao động là.
A.1.15 Hz B.1,94 Hz C.1.25 Hz D.1,35 Hz

Tài liệu đính kèm:

  • docxCon_lac_lo_xo_co_banThu_nghiem_day_HS_sinh_2000.docx