Bài tập trắc nghiệm trong sách bài tập Vật lí lớp 9 (Có đáp án)

doc 57 trang Người đăng dothuong Lượt xem 1045Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài tập trắc nghiệm trong sách bài tập Vật lí lớp 9 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài tập trắc nghiệm trong sách bài tập Vật lí lớp 9 (Có đáp án)
	BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM TRONG SÁCH BÀI TẬP
Câu1. Khi đặt hiệu điện thế 12V vào hai đầu một dây dẫn thì dòng điện chạy qua nó có cường độ 6mA. Muốn dòng điện chạy qua dây dẫn đó có cường độ giảm đi 4mA thì hiệu điện thế là:
A. 3V                   B. 8V                   C. 5V                    D. 4V
Đáp án: D
Giải thích
1.5 Cường độ dòng điện chạy qua một dây dẫn phụ thuộc như thế nào vào hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn đó.
A. Không thay đổi khi thay đổi thiệu điện thế.
B. Tỉ lệ nghịch với hiệu điện thế.
C. Tỉ lệ thuận với hiệu điện thế.
D. Giảm khi hiệu điện thế tăng.
Đáp án: C
Giải thích
1.6 Nếu tăng hiệu điện thế giữa hai đầu một dây dẫn lên 4 lần thì cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn này thay đổi như thế nào?
A. Tăng 4 lần.
B. Giảm 4 lần.
C. Tăng 2 lần.
D. Giảm 2 lần.
Đáp án: A
Giải thích
1.7 Đồ thị nào dưới đây biểu diễn sự phụ thuộc của cường độ dòng điện chạy qua một dây dẫn vào hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn đó.
Đáp án: B
Giải thích
1.8 Dòng điện đi qua một dây dẫn có cường độ I1 khi hiệu điện thế giữa hai đầu dây là 12V. Để dòng điện này có cường độ I2 nhỏ hơn I1 một lượng là 0,6I1 thì phải đặt giữa hai đầu dây này một hiệu điện thế là bao nhiêu?
A. 7,2 V
B. 4,8 V
C. 11,4V
D. 19,2 V
2.5 Điện trở của một dây dẫn nhất định có mối quan hệ phụ thuộc nào dưới đây?
A. Tỉ lệ thuận với hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây dẫn.
B. Tỉ lệ nghịch với cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn.
C. Không phụ thuộc vào hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây dẫn.
D. Giảm khi cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn giảm.
Đáp án: C
Giải thích
2.6 Khi đặt một hiệu điện thế U vào hai đầu một điện trở R thì dòng điện chạy qua nó có cường độ là I. Hệ thức nào dưới đây biểu thị định luật Ôm?
A. U=I/R	B. I=U/R	C. I=R/U	D. R=U/I
Đáp án: B
Giải thích
2.7 Đơn vị nào dưới đây là đơn vị đo điện trở?
A. Ôm (Ω)	B. Oát (W)	C. Ampe (A)	D. Vôn (V)
Đáp án: A
Giải thích
2.8 Trong thí nghiệm khảo sát định luật Ôm, có thể làm thay đổi đại lượng nào trong số các đại lượng gồm hiệu điện thế, cường độ dòng điện, điện trở dây dẫn?
A. Chỉ thay đổi hiệu điện thế.
B. Chỉ thay đổi cường độ dòng điện.
C. Chỉ thay đổi điện trở dây dẫn.
D. Cả ba đại lượng trên.
Đáp án: A
5.7 Hai điện trở R1và R2=4R1 được mắc song song với nhau. Khi tính theo R1 thì điện trở tương đương của đoạn mạch này có kết quả nào dưới đây?
A. 5R1	B. 4R1	C. 0,8R1	D. 1,25R1
Đáp án: C
Giải thích
5.8 Điện trở tương đương của đoạn mạch gồm hai điện trở R1=4Ω và R2=12Ω mắc song song có giá trị nào dưới đây?
A.16Ω B.48Ω C.0,33Ω D.3Ω
Đáp án: D
Giải thích
5.9 Trong mạch điện có sơ đồ như hình 5.5, hiệu điện thế U và điện trở R1 được giữ không đổi. Hỏi khi giảm dần điện trở R2 thì cường độ I của mạch điện chính sẽ thay đổi như thế nào?
A. Tăng.
B. Không thay đổi.
C. Giảm.
D. Lúc đầu tăng, sau đó giảm.
Đáp án: A
5.10 Ba điện trở R1=5Ω, R2=10Ω và R3=30Ω được mắc song song với nhau. Điện trở tương đương của đoạn mạch song song này là bao nhiêu?
A. 0,33Ω B. 3Ω C. 33,3Ω D. 45Ω
4.6 Cho hai điện trở, R1=20Ω chịu được dòng điện có cường độ tối đa 2A và R2=40Ω chịu được dòng điện có cường độ tối đa 1,5A. Hiệu điện thế tối đa có thể đặt vào hai đầu đoạn mạch gồm R1 nối tiếp với R2 là:
A. 210V               B. 120V               C. 90V                 D. 100V
4.8 Đặt hiệu điện thế U=12V vào hai đầu đoạn mạch gồm điện trở R1=40Ω và R2=80Ω mắc nối tiếp. Hỏi cường độ dòng điện chạy qua đoạn mạch này là bao nhiêu?
A. 0,1A	B. 0,15A	C. 0,45A	D. 0,3A
Đáp án: A
Hướng dẫn giải
Tóm tắt:
+ Đoạn mạch mắc nối tiếp: U=12V, R1 =40Ω và R2 =80Ω
+ Tìm I=?
Giải
+ Điện trở tương đương của đoạn mạch là: Rtđ=R1+R2=40+80=120Ω.
+ Cường độ dòng điện chạy trong mạch chính là: I=U/Rtđ=12/120=0,1A
+ Chọn đáp án A
4.9 Một đoạn mạch gồm hai điện trở R1 và R2=1,5R1 mắc nối tiếp với nhau. Cho dòng điện chạy qua đoạn mạch này thì thấy hiệu điện thế R1 là 3V. Hỏi hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch là bao nhiêu?
A. 1,5V	B. 3V	C. 4,5V	D. 7,5V
Đáp án: D
Giải thích
4.10 Phát biểu nào dưới đây không đúng đối với đoạn mạch gồm các điện trở mắc nối tiếp?
A. Cường độ dòng điện là như nhau tại mọi vị trí của đoạn mạch.
B. Hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch bằng tổng các hiệu điện thế giữa hai đầu mỗi điện trở mắc trong đoạn mạch.
C. Hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch bằng hiệu điện thế giữa hai đầu mỗi điện trở mắc trong đoạn mạch.
D. Hiệu điện thế giữa hai đầu mỗi điện trở mắc trong đoạn mạch tỉ lệ thuận với điện trở đó.
Đáp án: C
Giải thích
4.11 Đoạn mạch gồm các điện trở mắc nối tiếp là đoạn mạch không có đặc điểm nào dưới đây?
A. Đoạn mạch có những điểm nối chung của nhiều điện trở.
B. Đoạn mạch có những điểm nối chung chỉ của hai điện trở.
C. Dòng điện chạy qua các điện trở của đoạn mạch có cùng cường độ.
D. Đoạn mạch có những điện trở mắc liên tiếp với nhau và không có mạch rẽ.
Đáp án: A
4.12 Đặt một hiệu điện thế UAB vào hai đầu đoạn mạch gồm hai điện trở R1 và R2 mắc nối tiếp. Hiệu điện thế giữa hai đầu mỗi điện trở tương ứng là U1, U2. Hệ thức nào dưới đây là không đúng?
A. RAB=R1 + R2.
B. IAB=I1=I2.
C. U1/U2=R2/R1.
D. UAB=U1 + U2.
Đáp án: C
4.13 Đặt một hiệu điện thế U vào hai đầu một đoạn mạch có sơ đồ như trên hình 4.3 trong đó các điện trở R1=3Ω, R2=6Ω. Hỏi số chỉ ampe kế khi công tắc K đóng lớn hơn hay nhỏ hơn bao nhiêu lần so với khi công tắc K mở?
A. Nhỏ hơn 2 lần.
B. Lớn hơn 2 lần.
C. Nhỏ hơn 3 lần.
D. Lớn hơn 3 lần.
Đáp án: D
6.6 Cho mạch điện AB có sơ đồ như hình 6.2, trong đó điện trở R1=3r; R2=r; R3=6r; điện trở tương đương của đoạn mạch này có giá trị nào dưới đây?
A. 0,75r	B. 3r	C.2,1r	D. 10r
Đáp án: C
6.7 Các điện trở R là như nhau trong các đoạn mạch có sơ đồ trong hình 6.3 dưới đây. Hỏi điện trở tương đương của đoạn mạch nào là nhỏ nhất?
Đáp án: D.
6.8 điện trở tương đương của đoạn mạch AB có sơ đồ như trên hình 6.4 là RAB=10Ω, trong đó các điện trở R1=7Ω; R2=12Ω. Hỏi điện trở Rx có giá trị nào dưới đây?
A. 9Ω	B. 5Ω	C. 4Ω	D. 15Ω
Đáp án: C
Giải thích
6.9 Điện trở R1=6Ω; R2=9Ω; R3=15Ω chịu được dòng điện có cường độ lớn nhất tương ứng là I1=5A, I2=2A, I3=3A. Hỏi có thể đặt một hiệu điện thế lớn nhất bao nhiêu vào ha đầu đoạn mạch gồm 3 điện trở mắc nối tiếp với nhau?
A. 45V	B. 60V	C. 93V	D.150V.
7.4 Một đoạn dây dẫn bằng đồng dài l1=10m có điện trở R1 và một dây dẫn bằng nhôm dài l2=5m có điện trở R2. Câu trả lời nào dưới đây là đúng khi so sánh R1 và R2?
A. R1=2R2            B. R1<2R2            
C. R1>2R2            D. Không đủ điều kiện để so sánh R1 với R2.
Đáp án: D
7.5 Điện trở của dây dẫn không phụ thuộc vào yếu tố nào dưới đây?
A. Vật liệu làm dây dẫn.                             B. Khối lượng của dây dẫn.
C. Chiều dài của dây dẫn.                          D. Tiết diện của dây dẫn.
Đáp án: B
Giải thích
7.6 Để tìm hiểu sự phụ thuộc của điện trở dây dẫn vào chiều dài dây dẫn, cần phải xác định và so sánh điện trở của các dây dẫn có những đặc điểm nào?
A. Các dây dẫn này phải có cùng tiết diện, được làm từ cùng một vật liệu, nhưng có chiều dài khác nhau.
B. Các dây dẫn này phải có cùng chiều dài, được làm từ cùng một vật liệu, nhưng có tiết diện khác nhau.
C. Các dây dẫn này phải có cùng chiều dài, cùng tiết diện, nhưng được làm bằng các vật liệu khác nhau.
D. Các dây dẫn này phải được làm từ cùng một vật liệu, nhưng có chiều dài và tiết diện khác nhau.
8.1. Hai đoạn dây bằng đồng, cùng chiều dài, có tiết diện và điện trở tương ứng là S1, R1 và S2, R2. Hệ thức nào dưới đây là đúng?
A. S1R1=S2R2                 B. S1/R1=S2/R2      
C. R1R2=S1S2                 D. Cả ba hệ thức trên đều sai.
Đáp án: A
8.2. Hai dây dẫn bằng nhôm có chiều dài, tiết diện và điện trở tương ứng là l1, S1, R1 và l2, S2, R2. Biết l1=4l2 và S1=2S2. Lập luận nào sau đây về mối quan hệ giữa các điện trở R1 và R2 của hai dây dẫn này là đúng?
A. Chiều dài lớn gấp 4, tiết diện lớn gấp 2 thì điện trở lớn gấp 4.2=8 lần, vậy R1=8R2.
B. Chiều dài lớn gấp 4 thì điện trở nhỏ hơn 4 lần, tiết diện lớn gấp 2 thì điện trở lớn gấp 2 lần, vậy R1=R2/2.
C. Chiều dài lớn gấp 4 thì điện trở lớn gấp 4 lần, tiết diện lớn gấp 2 thì điện trở nhỏ hơn 2 lần, vậy R1=2R2.
D. Chiều dài lớn gấp 4, tiết diện lớn gấp 2 thì điện trở nhỏ hơn 4.2=8 lần, vậy R1=R2/8
8.6 Để tìm hiểu sự phụ thuộc của điện trở dây dẫn vào tiết diện dây dẫn, cần phải xác định và so sánh điện trở của các dây dẫn có những đặc điểm nào?
A. Các dây dẫn này phải có cùng tiết diện, được làm từ cùng một vật liệu, nhưng có chiều dài khác nhau.
B. Các dây dẫn này phải có cùng chiều dài, được làm từ cùng một vật liệu, nhưng có tiết diện khác nhau.
C. Các dây dẫn này phải có cùng chiều dài, cùng tiết diện, nhưng được làm bằng các vật liệu khác nhau.
D. Các dây dẫn này phải được làm từ cùng một vật liệu, nhưng có chiều dài và tiết diện khác nhau.
Đáp án: B
8.7 Một dây dẫn đồng chất có chiều dài l, tiết diện đều S có điện trở là 8Ω được gập đôi thành một dây dẫn mới có chiều dài l/2. Điện trở của dây dẫn mới này là bao nhiêu?
A. 4Ω	B. 6Ω	C. 8Ω	D. 2Ω
Hướng dẫn giải:
+ Do gập đôi lại nên chiều dài giảm đi 2 lần và tiết diện tăng gấp 2 lần. Chiều dài giảm 2 lần nên điện trở giảm hai lần, tiết diện tăng 2 lần nên điện trở giảm thêm 2 lần kết quả giảm 4 lần. Vì vậy điện trở dây dẫn mới là 8:4=2Ω
Đáp án: D
8.8 Hai dây dẫn được làm cùng một vật liệu, dây thứ nhất dài hơn dây thứ hai 8 lần và có tiết diện lớn gấp 2 lần so với dây thứ hai. Hỏi dây thứ nhất có điện trở gấp mấy lần dây thứ hai?
A. 8 lần	B. 10 lần	C. 4 lần	D. 16 lần
Đáp án: C
Giải thích
8.9 Một dây đồng dài 100m, có tiết diện 1mm2 thì có điện trở là 1,7Ω. Một dây đồng khác có chiều dài 200m, có điện trở 17Ω thì tiết diện là bao nhiêu?
A. 5mm2	B.0,2mm2	C. 0,05mm2	D. 20mm2
Hướng dẫn giải:
+ Nếu dây đồng thứ hai có S2’=1mm2, có chiều dài l2=200m thì điện trở của dây đồng thứ hai sẽ bằng R2’=2R1=2.1,7=3,4Ω.
+ Do điện trở của dây đồng thứ hai là R2=17Ω nên ta có mối quan hệ sau: S2’/S2=R2/R2’, suy ra: S2=(S2’.R2’)/R2=0,2mm2
Đáp án: B
8.10 Hai dây dẫn được làm từ cùng một loại vật liệu, có điện trở, chiều dài và tiết diện tương ứng là R1, l1, S1 và R2, l2, S2. Hệ thức nào dưới đây là đúng?
A. R1. l1. S1 = R2. l2. S2
B. (R1. l1)/ S1=(R2. l2)/ S2
C. (R1. l1)/ S1=(S2. l2)/ R2
D. l1/(R1.S1)= l2/(R2.S2)
Đáp án: D
9.1. Trong các kim loại đồng, nhôm, sắt và bạc, kim loại nào dẫn điện tốt nhất?
A. Sắt                            B. Nhôm              C. Bạc                  D. Đồng
Đáp án: C
Giải thích
9.2. Trong số các kim loại là đồng, sắt, nhôm và vonfram, kim loại nào dẫn điện kém nhất?
A. Vonfram                   B. Sắt                             C. Nhôm              D. Đồng
Đáp án: B
9.3 Có ba dây dẫn với chiều dài và tiết diện như nhau. Dây thứ nhất bằng bạc có điện trở R1, dây thứ hai bằng đồng có điện trở R2 và dây thứ ba bằng nhôm có điện trở R3. Khi so sánh các điện trở này, ta có:
A. R1>R2>R3                  B. R1>R3>R2                  
C. R2>R1>R3                  D. R3>R2>R1
Hướng dẫn giải:
+ Để làm bài này các bạn tra bảng điện trở suất của Bạc, Đồng và Nhôm, nếu điện trở suất của chất nào lớn thì điện trở lớn.
Đáp án: D
9.6 Để tìm hiểu sự phụ thuộc của điện trở dây dẫn vào vật liệu làm dây dẫn, cần xác định và so sánh điện trở của các dây dẫn có những đặc điểm nào dưới đây?
A. Các dây dẫn có chiều dài, tiết diện khác nhau và được làm từ các vật liệu khác nhau.
B. Các dây dẫn có chiều dài, tiết diện khác nhau và được làm từ cùng một loại vật liệu.
C. Các dây dẫn có chiều dài khác nhau, có tiết diện như nhau và được làm từ cùng một loại vật liệu.
D. Các dây dẫn có chiều dài, tiết diện như nhau và được làm từ các vật liệu khác nhau.
Đáp án: D
9.7 Biết điện trở suất của nhôm là 2,8.10-8Ωm, của vônfram là 5,5.10-8Ωm, của sắt là 12,0.10-8Ωm. Sự so sánh nào dưới đây là đúng?
A. Sắt dẫn điện tốt hơn vonfram và vonfram dẫn điện tốt hơn nhôm.
B. Vonfram dẫn điện tốt hơn sắt và sắt dẫn điện tốt hơn nhôm.
C. Nhôm dẫn điện tốt hơn vonfram và vonfram dẫn điện tốt hơn sắt.
D. Nhôm dẫn điện tốt hơn sắt và sắt dẫn điện tốt hơn vonfram.
Đáp án: C
9.8 Dây dẫn bằng đồng được sử dụng rất phổ biến. Điều này không phải vì lí do nào dưới đây?
A. Dây bằng đồng chịu được lực kéo căng tốt hơn dây bằng nhôm.
B. Đồng là kim loại có trọng lượng riêng nhỏ hơn nhôm.
C. Đồng là chất dẫn điện vào loại tốt nhất trong số các kim loại và tốt hơn nhôm.
D. Đồng là vật liệu không quá đắt so với nhôm và dễ kiếm.
Đáp án: C
9.9 Hệ thức nào dưới đây biểu thị mối liên hệ giữa điện trở R của dây dẫn với chiều dài l, tiết diện S của dây dẫn và với điện trở suất ρ của vật liệu làm dây dẫn.
A. R=(ρ.S)/l
B. R=l/(ρ.S)
C. R=(l.S)/ρ
D. R=(ρ.l)/S
Đáp án: D
10.4 Cho mạch điện có sơ đồ như hình 10.1, trong đó hiệu điện thế giữa hai điểm A và B được giữ không đổi và đèn sáng bình thường khi biến trở có điện trở bằng 0. Câu phát biểu nào dưới đây là đúng?
A. Đèn sáng mạnh lên khi di chuyển con chạy của biến trở về đầu M.
B. Đèn sáng yếu đi khi di chuyển con chạy của biến trở về đầu M.
C. Đèn sáng mạnh lên khi di chuyển con chạy của biến trở về đầu N.
D. Cả ba câu trên đều không đúng.
10.7 Hiệu điện thế U trong mạch điện có sơ đồ như hình 10.3 được giữ không đổi. Khi dịch chuyển con chạy của biến trở tiến dần về phía đầu N thì chỉ số ampe kế sẽ thay đổi như thế nào?
A. Giảm dần đi.
B. Tăng dần lên.
C. Không thay đổi.
D. Lúc đầu giảm dần đi, sau đó tăng dần.
Đáp án: A
10.8 Biến trở không có kí hiệu nào dưới đây?
Đáp án: B
10.9 Câu phát biểu nào dưới đây về biến trở là không đúng?
A. Biến trở là điện trở có thể thay đổi trị số.
B. Biến trở là dụng cụ có thể được dùng để thay đổi cường độ dòng điện.
C. Biến trở là dụng cụ có thể được dùng để thay đổi hiệu điện thế giữa hai đầu dụng cụ điện.
D. Biến trở là dụng cụ có thể được dùng để đổi chiều dòng điện trong mạch.
Đáp án: D
Giải thích
10.10 Trước khi mắc biến trở vào mạch để điều chỉnh cường độ dòng điện thì cần điều chỉnh biến trở có giá trị nào dưới đây?
A. Có giá trị O
B. Có giá trị nhỏ.
C. Có giá trị lớn.
D. Có giá trị lớn nhất.
Đáp án: D
Giải thích
10.11 Trên một biến trở có ghi 30Ω-2,5A. Các số ghi này có ý nghĩa nào dưới đây?
A. Biến trở có điện trở nhỏ nhất là 30Ω và chịu được dòng điện có cường độ nhỏ nhất là 2,5A.
B. Biến trở có điện trở nhỏ nhất là 30Ω và chịu được dòng điện có cường độ lớn nhất là 2,5A.
C. Biến trở có điện trở lớn nhất là 30Ω và chịu được dòng điện có cường độ lớn nhất là 2,5A.
D. Biến trở có điện trở lớn nhất là 30Ω và chịu được dòng điện có cường độ nhỏ nhất là 2,5A.
Đáp án: C
11.5 Xét các dây dẫn được làm từ cùng một loại vật liệu, nếu chiều dài dây dẫn giảm đi 5 lần và tiết diện tăng 2 lần thì điện trở của dây dẫn thay đổi như thế nào?
A. Điện trở của dây dẫn tăng lên 10 lần.
B. Điện trở của dây dẫn giảm đi 10 lần.
C. Điện trở của dây dẫn tăng lên 2,5 lần.
D. Điện trở của dây dẫn giảm đi 2,5 lần.
Đáp án: B
11.6 Câu phát biểu nào dưới đây về mối quan hệ giữa hiệu điện thế U giữa hai đầu một đoạn mạch có điện trở R và cường độ dòng điện I chạy qua đoạn mạch là không đúng?
A. Hiệu điện thế U bằng tích số giữa cường độ dòng điện I và điện trở R của đoạn mạch.
B. Điện trở R của đoạn mạch không phụ thuộc vào hiệu điện thế U giữa hai đầu đoạn mạch và cường độ dòng điện chạy qua đoạn mạch đó.
C. Cường độ dòng điện I tỉ lệ thuận với hiệu điện thế U và tỉ lệ nghịch với điện trở R của đoạn mạch.
D. Điện trở R tỉ lệ thuận với hiệu điện thế U và tỉ lệ nghịch với cường độ dòng điện I chạy qua đoạn mạch.
Đáp án: D
11.7 Hãy ghép mỗi đoạn câu ở phần a, b, c, d với một đoạn câu ở phần 1, 2, 3, 4, 5 để được một câu hoàn chỉnh và có nội dung đúng.
a. Hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch
b. Điện trở của dây dẫn
c. Đối với đoạn mạch nối tiếp, hiệu điện thế giữa hai đầu mỗi điện trở
d. Đối với đoạn mạch song song, cường độ dòng điện chạy qua mỗi điện trở mạch rẽ
1. tỉ lệ thuận với các điện trở.
2. tỉ lệ nghịch với các điện trở.
3. tỉ lệ thuận với chiều dài, tỉ lệ nghịch với tiết diện của dây và phụ thuộc vào vật liệu làm dây.
4. bằng tích giữa cường độ dòng điện chạy qua đoạn mạch và điện trở của đoạn mạch.
5. tỉ lệ thuận với hiệu điện thế giữa hai đầu dây và tỉ lệ nghịch với cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn đó.
Đáp án: a-4, b-3, c-1, d-2
12.7 Ở công trường xây dựng có sử dụng một máy nâng để nâng khối vật liệu có trọng lượng 2000N lên tới độ cao 15m trong thời gian 40 giây. Phải dùng động cơ điện có công suất nào dưới đây là thích hợp cho máy nâng này?
A. 120kW            B. 0,8kW              C. 75W                 D. 7,5kW 
Đáp án: B (Công suất của máy nâng là P = A/t = 2000.15/40 = 750 W = 0,75 kW)
12.8 Công suất điện của một đoạn mạch có ý nghĩa gì?
A. Là năng lượng của dòng điện chạy qua đoạn mạch đó.
B. Là điện năng mà đoạn mạch đó tiêu thụ trong một đơn vị thời gian.
C. Là mức độ mạnh yếu của dòng điện chạy qua đoạn mạch đó.
D. Là các loại tác dụng mà dòng điện gây ra ở đoạn mạch.
Đáp án: B
Giải thích
12.9 Một bếp điện có điện trở R được mắc vào hiệu điện thế U thì dòng điện chạy qua nó có cường độ I. Khi đó công suất của bếp là P. Công thức P nào dưới đây không đúng?
A. P=U2R	B. P=U2/R	C. P=I2R	D. P=U.I
Đáp án: A
12.10 Có hai điện trở R1 và R2=2R1 được mắc song song vào một hiệu điện thế không đổi. Công suất điện P1, P2 tương ứng trên hai điện trở này có mối quan hệ nào dưới đây?
A. P1=P2	B. P2=2P1	C. P1=2P2	D. P1=4P2
Đáp án: C
12.11 Trên nhiều dụng cụ điện trong gia đình thường có ghi 220V và số oát(W), số oát này có ý nghĩa là
A. Công suất tiêu thụ điện của dụng cụ khi nó được sử dụng với những hiệu điện thế nhỏ hơn 220V.
B. Công suất tiêu thụ điện của dụng cụ khi nó được sử dụng với đúng hiệu điện thế 220V.
C. Công mà dòng điện thực hiện trong một phút khi dụng cụ này được sử dụng với đúng hiệu điện thế 220V.
D. Điện năng mà dụng cụ tiêu thụ trong một giờ khi nó được sử dụng với đúng hiệu điện thế 220V.
Đáp án: B
12.12 Trên bóng đèn có ghi 6V-3W. Khi đèn sáng bình thường thì dòng điện chạy qua đèn có cường độ là bao nhiêu?
A. 18A	B.3A	C. 2A	D. 0,5A
Đáp án: D
12.13 Trên bàn là có ghi 220V-1100W. Khi bàn là này hoạt động bình thường thì nó có điện trở là bao nhiêu?
A. 0,2Ω	B. 5Ω	C. 44Ω	D. 5500Ω
Đáp án: C
12.14 Trên bóng đèn Đ1 có ghi 220V-100W, Trên bóng đèn Đ2 có ghi 220V-25W. Khi đèn sáng bình thường, điện trở tương ứng R1 và R2 của dây tóc các bóng đèn này có mối quan hệ với nhau như thế nào?
A. R1=4R2	B. 4R1=R2	C. R1=16R2	D. 16R1=R2
Đáp án: B
13.2 Số đếm công tơ điện ở gia đình cho biết:
A. Thời gian sử dụng điện của gia đình.
B. Công suất điện mà gia đình sử dụng.
C. Điện năng mà gia đình đã sử dụng.
D. Số dụng cụ và thiết bị điện đang được sử dụng.
13.7 Điện năng được đo bằng dụng cụ nào dưới đây?
A. Ampe kế	B. Công tơ điện.	C. Vôn kế	D. Đồng hồ đo điện vạn năng
13.8 Một đoạn mạch có điện trở R được mắc vào hiệu điện thế U thì dòng điện chạy qua nó có cường độ I và công suất điện của nó là P. Điện năng mà đoạn mạch này tiêu thụ trong thời gian t được tính theo công thức nào dưới đây?
A. A=(P.t)/R	B. A=RIt	C. A=P2/R	D. A=UIt
Đáp án: D
13.9 Một bóng đèn điện có ghi 220V-100W được mắc vào hiệu điện thế 220V. Biết đèn này được sử dụng trung bình 4 giờ trong 1 ngày. Điện năng tiêu thụ của bóng đèn này trong 30 ngày là bao nhiêu?
A. 12 kW.h	B. 400kW.h	C. 1440kW.h	D. 43200kW.h
Đáp án: A
14.1 Điện năng không thể biến đổi thành:
A. Cơ năng           B. Nhiệt năng                 C. Hóa năng                   D. Năng lượng nguyên tử.
Đáp án: D
Giải thích
14.2 Công suất điện cho biết:
A. Khả năng thực hiện công của dòng điện.
B. Năng lượng của dòng điện.
C. Lượng điện năng sử dụng trong một đơn vị thời gian.
D. Mức độ mạnh, yếu của dòng điện.
16-17.1 Định luật Jun – Lenxơ cho biết điện năng biến đổi thành:
A. Cơ năng.                             B. Năng lượng ánh sáng.
C. Hóa năng                            D. Nhiệt năng
16-17.8 Mắc các dây dẫn vào hiệu điện thế không đổi. Trong cùng một thời gian thì nhiệt lượng toả ra trên dây dẫn phụ thuộc như thế nào vào điện trở dây dẫn?
A. Tăng gấp đôi khi điện trở của dâ

Tài liệu đính kèm:

  • docTrac_nghiem_cho_HS_9.doc