Bài tập trắc nghiệm môn vật lý 11 - Phần định luật Cu-lông

doc 2 trang Người đăng TRANG HA Lượt xem 1797Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài tập trắc nghiệm môn vật lý 11 - Phần định luật Cu-lông", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài tập trắc nghiệm môn vật lý 11 - Phần định luật Cu-lông
Câu 1: Chọn phát biểu ĐÚNG khi nói về đường sức điện.
A. nơi nào điện trường mạnh thì nơi đó đường sức được vẽ thưa hơn.
B. các đường sức xuất phát từ các điện tích âm.
C. mỗi điểm trong điện trường ta có thể vẽ ít nhất hai đường sức điện.
D. các đường sức điện không thể cắt nhau.
Câu 2: Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Nguồn điện hoá học có cấu tạo gồm hai điện cực nhúng vào dung dịch điện phân, trong đó hai điện cực đều là vật cách điện.
B. Nguồn điện hoá học có cấu tạo gồm hai điện cực nhúng vào dung dịch điện phân, trong đó hai điện cực đều là hai vật dẫn điện cùng chất.
C. Nguồn điện hoá học có cấu tạo gồm hai điện cực nhúng vào dung dịch điện phân, trong đó hai điện cực đều là hai vật dẫn điện khác chất .
D. Nguồn điện hoá học có cấu tạo gồm hai điện cực nhúng vào dung dịch điện phân, trong đó một điên cực là vật dẫn điện, điện cực còn lại là vật cách điện.
Câu 3: Một hạt bụi nằm lơ lửng trong điện trường đều của một tụ điện, hiệu điện thế giữa hai bản là 100V, hai bản cách nhau 10cm, cho điện tích của nó là 1,44C, lấy g = 9,8 m/s2, tìm khối lượng của hạt bụi:
A. 147 kg.	B. 0,25 g.	C. 8,67 kg	D. 0,15 g.
Câu 4: Cho hai điện tích bằng nhau, chúng đẩy nhau một lực là 0,05N. Tăng khoảng cách gấp đôi và đặt chúng trong dầu hỏa, lực tương tác là bao nhiêu? Cho hằng số điện môi của dầu hỏa là 2.
A. 0,05 N.	B. 6,25.10-3N.	C. 0,1 N.	D. 0,025 N.
Câu 5: Điện tích của electron là - 1,6.10-19 (C), điện lượng chuyển qua tiết diện thẳng của dây dẫn trong 30 (s) là 25 (C). Số êlectron chuyển qua tiết diện thẳng của dây dẫn trong thời gian một giây là:
A. 5,2.1018.	B. 2,54.1020.	C. 1,56.1020	D. 3,67. 1018
Câu 6: Cho một electron dịch chuyển trong điện trường dọc theo một tam giác vuông ABC vuông tại A, có AB = 8 cm, AC = 6 cm. Cường độ điện trường là 350V/m và véc-tơ cường độ điện trường song song BC hướng từ B đến C. Công của lực điện làm electron dịch chuyển từ B đến A là:
A. 5,6. 10-18J.	B. 3,6.10-18J.	C. -5,6.10-18J.	D. -3,6.10-18J.
Câu 7: Suất phản điện của máy thu đặc trưng cho sự
A. chuyển hoá nhiệt năng thành điện năng của máy thu.
B. chuyển hoá điện năng thành dạng năng lượng khác, không phải là nhiệt của máy thu
C. chuyển hoá điện năng thành nhiệt năng của máy thu.
D. chuyển hoá cơ năng thành điện năng của máy thu.
Câu 8: Chọn phát biểu ĐÚNG.
A. tụ điện không cho dòng điện không đổi đi qua.
B. giữa tụ điện người ta thường đặt một vật dẫn điện.
C. điện tích hai bản tụ luôn khác nhau cả về dấu và độ lớn.
D. hai bản tụ điện phải luôn có kích thước giống nhau.
Câu 9: Chọn phát biểu ĐÚNG:
A. một vật nhiễm điện âm do tiếp xúc là do điện tích âm dịch chuyển khỏi nó sang một vật khác.
B. khi cho thanh thủy tinh và lụa cọ xát nhau thanh thủy tinh nhiễm điện âm, lụa nhiễm điện dương.
C. một vật nhiễm điện dương là do nó thiếu electron.
D. một vật có thể nhiễm điện do hưởng ứng là do nó nhận thêm electron.
Câu 10: Hai bóng đèn Đ1( 220V – 50W), Đ2 (110V – 25W) khi sáng bình thường thì
A. cường độ dòng điện qua bóng đèn Đ2 bằng cường độ dòng điện qua bóng đèn Đ1.
B. cường độ dòng điện qua bóng đèn Đ1 lớn gấp hai lần cường độ dòng điện qua bóng đèn Đ2.
C. cường độ dòng điện qua bóng đèn Đ1 lớn gấp bốn lần cường độ dòng điện qua bóng đèn Đ2.
D. Điện trở của bóng đèn Đ2 lớn gấp bốn lần điện trở của bóng đèn Đ1.
Câu 11: Cho 4 vật A, B, C, D mang điện Biết A đẩy B, B hút C và C đẩy D. Chọn phát biểu ĐÚNG .
A. A và C cùng dấu.	B. A và D cùng dấu.	C. B và D trái dấu.	D. A và B trái dấu.
Câu 12: Một tụ điện có điện dung C = 5 (F) được tích điện, điện tích của tụ điện bằng 10-3 (C). Nối tụ điện đó vào bộ acquy, bản điện tích dương nối với cực dương, bản điện tích âm nối với cực âm của bộ acquy. Sau khi đã cân bằng điện thì năng lượng của bộ acquy tăng lên một lượng 96 (mJ). Suất điện động của nguồn điện là : 
A. 280 V	B. 40V	C. không xác định được	D. 80V
Câu 13: Một tụ điện phẳng gồm hai bản có dạng hình tròn bán kính 5 (cm), đặt cách nhau 2 (cm) trong không khí. Điện dung của tụ điện đó là:	A. C = 5 (pF).	B. C = 1,25 (pF).	C. C = 5 (nF).	D. C = 1,25 (nF).
Câu 14: Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Sau khi nạp điện, tụ điện có năng lượng, năng lượng đó tồn tại dưới dạng hoá năng.
B. Sau khi nạp điện, tụ điện có năng lượng, năng lượng đó tồn tại dưới dạng nhiệt năng.
C. Sau khi nạp điện, tụ điện có năng lượng, năng lượng đó tồn tại dưới dạng cơ năng.
D. Sau khi nạp điện, tụ điện có năng lượng, năng lượng đó là năng lượng của điện trường trong tụ điện
Câu 15: Đặt một electron vào điện trường đều giữa hai bản tụ điện có cường độ điện trường là 200V/m. Electron sẽ chuyển động thế nào?	A. chậm dần đều về phía bản âm với gia tốc 3,5. 1013m/s2.
B. chậm dần đều về phía bản âm với gia tốc 1,14. 10-9m/s2.
C. nhanh dần đều về phía bản dương với gia tốc 3,5. 1013m/s2.
D. nhanh dần đều về phía bản dương với gia tốc 1,14. 10-9m/s2.
Câu 16: Cho ba tụ có điện dung lần lượt là 6F, 5 F và 4F. Nếu ghép nối tiếp các tụ này lại thì điện dung của bộ tụ là:	A. 15F.	B. 1,62F.	C. 0,62F.	D. 20F.
Câu 17: Bộ tụ điện gồm hai tụ điện: C1 = 20 (F), C2 = 30 (F) mắc nối tiếp với nhau, rồi mắc vào hai cực của nguồn điện có hiệu điện thế U = 30 (V). Hiệu điện thế trên mỗi tụ điện là:
A. U1 = 36 (V) và U2 = 24 (V).	B. U1 = 18 (V) và U2 = 12 (V).
C. U1 = 15 (V) và U2 = 45 (V).	D. U1 = 30 (V) và U2 = 30 (V).
Câu 18: Có 3 quả cầu giống nhau, ban đầu tích điện cho quả cầu thứ nhất điện tích – 3,2.10-18C, quả cầu thứ hai là 6,4. 10-17C. Sau đó cho 3 quả cầu chạm vào nhau. Tính điện tích của 3 quả cầu sau khi rời nhau:
A. cùng bằng 2,02. 10-17C.	B. cùng bằng 2,24.10-17C.
C. quả cầu thứ 3 có điện tích bằng 0, hai quả cầu còn lại bằng 3,04.10-17C.
D. quả cầu thứ 3 có điện tích bằng 0, hai quả cầu còn lại bằng 3,36. 10-17C.
Câu 19: Một tụ điện phẳng được mắc vào hai cực của một nguồn điện có hiệu điện thế 50 (V). Ngắt tụ điện ra khỏi nguồn rồi kéo cho khoảng cách giữa hai bản tụ tăng gấp hai lần thì
A. Điện dung của tụ điện tăng lên bốn lần.	B. Điện dung của tụ điện không thay đổi..
C. Điện dung của tụ điện tăng lên hai lần.	D. Điện dung của tụ điện giảm đi hai lần
Câu 20: Cho một tụ điện phẳng không khí có điện dung C. Nếu tăng khoảng cách hai bản lên gấp đôi và giảm diện tích hai bản xuống phân nửa thì điện dung của tụ lúc này là:
A. C/4.	B. 2 C	C. 4C.	D. C
Câu 21: Chọn phát biểu SAI.
A. điện tích của vật dẫn tập trung nhiều ở mũi nhọn.
B. điện trường trên mặt vật dẫn luôn vuông góc mặt vật.
C. điện thế tại mọi điểm trên vật dẫn luôn khác nhau.
D. điện trường bên trong vật dẫn điện bằng 0.
Câu 22: Cho đoạn mạch gồm điện trở R1 = 100 (V), mắc nối tiếp với điện trở R2 = 200 (V), hiệu điên thế giữa hai đầu đoạn mạch là 12 (V). Hiệu điện thế giữa hai đầu điện trở R1 là
A. U1 = 8 (V).	B. U1 = 1 (V).	C. U1 = 4 (V).	D. U1 = 6 (V).
Câu 23: Chọn phát biểu ĐÚNG.
A. điện thế tại một điểm phải luôn dương.	B. công của lực điện luôn phụ thuộc vào đường đi của điện tích.
C. hiệu điện thế có giá trị phụ thuộc cách chọn gốc điện thế.
D. véc-tơ cường độ điện trường luôn đi từ nơi có điện thế cao đến nơi có điện thế thấp.
R1
R2
R3
C
E, r
R4
Câu 24: Có hai tụ điện: tụ điện 1 có điện dung C1 = 3 (F) tích điện đến hiệu điện thế U1 = 400 (V), tụ điện 2 có điện dung C2 = 2 (F) tích điện đến hiệu điện thế U2 = 200 (V). Nối các bản mang điện tích cùng tên của hai tụ điện đó với nhau. Nhiệt lượng toả ra sau khi nối là:
A. 246 (mJ).	B. 24 (mJ).	C. 6 (mJ).	D. 0(J).
B. TỰ LUẬN.( 2 điểm)
Cho mạch điện như hình. Nguồn điện có điện trở trong 1, suất điện động 18V. Các điện trở R1 = R2 = R3 = 6, R4 = 18. Tụ điện có điện dung 8F.
Tìm cường độ dòng điện qua các điện trở.
Tìm điện tích của tụ điện.
c)Thay R3 bằng một bóng đèn có điện trở bằng R3. Tính công suất tỏa nhiệt của bóng đèn?
-----------------------------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docdinh_luat_cu_long.doc