Bài tập Tiếng Việt Lớp 4 nâng cao (Bồi dưỡng học sinh giỏi)

doc 11 trang Người đăng duyenlinhkn2 Lượt xem 1918Lượt tải 5 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài tập Tiếng Việt Lớp 4 nâng cao (Bồi dưỡng học sinh giỏi)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài tập Tiếng Việt Lớp 4 nâng cao (Bồi dưỡng học sinh giỏi)
Bài tập Tiếng Việt lớp 4 nõng cao tổng hợp 33 cõu luyện HSG mụn Tiếng Việt lớp 4, giỳp thầy cụ cú thờm tư liệu dạy học, giỳp cỏc em học sinh cú thờm đề luyện tập, nõng cao kiến thức. Mời quý thầy cụ và cỏc em cựng tham khảo.
BÀI TẬP TIẾNG VIỆT LỚP 4 NÂNG CAO (BỒI DƯỠNG HSG)
Câu1: Gạch dưới các câu kể Ai làm gì ? trong đoạn văn sau :
 Hai con cò ngậm vào đầu gậy. Rùa ngậm chặt vào giữa gậy. Cò vỗ cánh bay lên không trung. Rùa bám vào gậy cũng bay được theo. Ba con bay qua một cái chợ. Người đi chợ hò theo ầm ĩ.
Câu2: Xác định chủ ngữ trong các câu vừa tìm được:
Câu 3: Đặt 3 câu theo kiểu câu Ai làm gì ? (với chủ ngữ chỉ người, con vật hay đồ vật, cây cối đươc nhân hoá) :
Câu 4: Tìm 5 từ chứa tiếng tài (với ý nghĩa: có khả năng hơn người bình thường):
M : tài giỏi, 
 Câu 5: Tìm 5 từ có chứa tiếng tài (với ý nghĩa : tài sản, tiền của..) :
M : tài trợ, 
Câu 6: Tìm 3 thành ngữ, tuc ngữ nói về sức mạnh, tài trí con người :
Câu 8: Gạch dưới các câu kể Ai làm gì ? trong đoạn văn sau:
 Bà nội tháo giỏ cua rồi chạy vào giường. Thằng Linh đặt tay nó lên trán bà. Nó đI tìm bác Ký Gai, u tôi, chị Điệp, cô Toàn, cô Nụ. Cô Toàn thay áo cho bà Cô Nụ đốt chổi xể dưới gầm giường. Chị Điệp hái lá đun nước xông. Thầy tôi đánh gió cho bà bằng gừng nướng và rượu.
Câu 9: Ghi các câu vừa tìm được vào chô trống. Gạch dưới bộ phận chủ ngữ của mỗi câu :
Câu 10: Viết một đoạn văn khoảng 5 -7 câu kể về công việc giúp đỡ gia đình của em, trong đó có dùng kiểu câu Ai làm gì đó ?
Câu 11:Đọc đoạn văn sau và ghi vào chỗ trống cấc câu kể Ai thế nào ? có trong đoạn văn; gạch1 gạch dưới chủ ngữ, gạch 2 gạch dưới vị ngữ của câu .
 Cây bưởi đang ở thời kì phát triển . Thân cây rắn chắc, to khoẻ. Vỏ cây màu xam xám, loang lổ những đốm trắng. Các cành cây vươn dài xoè ra mọi phía thành những tán nhỏ. Lá bưởi khá dày, màu xanh đậm.
Câu 12: Viết 5 – 7 câu kể về các thành viên trong gia đình em, trong lời kể có sử dụng câu Ai thế nào ? 
Câu 13: Đọc đoạn văn sau, gạch 1 gạch dưới chủ ngữ, gạch 2 gạch dưới vị ngữ trong mỗi câu kể Ai thế nào ?
 Mặt ao trường vẵn lặng thinh không một gợn sóng. Mặt nước trong veo soi bóng những cây xoan, cây phượng và mái trường đã già nua theo năm tháng. Những cánh bèo ong thỉnh thoảng lay động bởi một con chuồn chuồn ớt đỏ chót.
Câu 14: Vị ngữ trong mỗi câu biểu thị nội dung gì ? Do từ ngữ nào tạo thành ? Ghi câu trả lời vào ô trống sau :
- Câu 1 : + Vị ngữ trong câu biểu thị :
 + Từ ngữ tạo thành vị ngữ : 
- Câu 2 : + Vị ngữ trong câu biểu thị : .
 + Từ ngữ tạo thành vị ngữ : 
 - Câu 3 : + Vị ngữ trong câu biểu thị : .
 + Từ ngữ tạo thành vị ngữ : .
Câu 15 : Đọc đoạn văn sau, gạch 1 gạch dưới chủ ngữ, gạch 2 gạch dưới vị ngữ trong mỗi câu kể Ai thế nào ?
Thân cọ vút thẳng trời hai ba chục mét cao, gió bão không thể quật ngã. Bút cọ vuốt dài như thanh kiếm sắc vung lên, Cây non vừa trồi lá đã xoà mặt đất. Lá cọ tròn xoè ra nhiều phiến nhọn dài, trông xa như một rừng tay vẫy, trưa hè lấp loá nắng như rừng mặt trời mọc. 
Câu 16: Chủ ngữ trong mỗi câu trên biểu thị nội dung gì ? Ghi ra những từ ngữ tạo thành chủ ngữ :
 - Câu 1 : + chủ ngữ trong câu biểu thị : 
 + Từ ngữ tạo thành chủ ngữ : 
- Câu 2 : + chủ ngữ trong câu biểu thị : ..
 + Từ ngữ tạo thành chủ ngữ : .
 - Câu 3 : + chủ ngữ trong câu biểu thị : ..
 + Từ ngữ tạo thành chủ ngữ : 
Câu 16: Sắp xếp các từ miêu tả vẻ đẹp cho trong ngoặc theo 3 cột : về con người ; về cây cối và về công trình xây dựng (nguy nga, lộng lẫy, đồ sộ, xinh xắn, đệp đẽ, duyên dáng, xanh tôt, mượt mà, xinh tươi)
 Vẻ đẹp con người
vẻ đẹp cây cối
vẻ đẹp công trình xây dựng
Câu 17 : Thành ngữ nào dưới đây nói về vẻ đẹp con người :
o Cá mè một lứa
o Thắt đáy lưng ong 
o Cố đám ăn xôi
o Tươi như hoa nở
Câu 18: Nêu tác dụng của dấu gạch ngang trong 2 đoạn văn sau :
Tùng lấy quyển ảnh lưu niệm gia đình đưa cho Vinh. Thế rồi hai đứa chúi đầu vào quyển ảnh Vinh dừng lại trước một tấm ảnh đã ngả màu vàng, liếc nhìn Tùng rồi nhìn kĩ ảnh, chỉ :
- Chụp lúc cậu lên mấy mà trông ngộ ghê .
Thằng Tùng cười :
- Ê ! Cậu Nhầm ! Tớ đau mà ! Ông tớ đấy ! 
- Ông cậu ? – Mắt Vinh tròn xoe.
- ừ ! Ông tớ ngày xưa còn bé mà 
Dưa hấu phải đủ già thì mới ngọt. Bạn nên chọn những quả dưa có các dấu hiệu sau đây :
- Cuóng dưa nhỏ, đã héo khô và teo lại .
- Núm dưa tròn đều, hơi lõm xuống.
- Vỏ dưa căng tròn, láng bóng, các sọc đen phải nổi rõ .
- Phần giáp đất của vỏ dưa càng vàng càng tốt.
Đoạn văn
Dấu gạch ngang
Tác dụng của dấu gạch ngang
a)
Dấu thứ nhất
Dấu thứ hai
Dấu thứ ba
Dấu thứ tư
b)
Các dấu gạch ngang
Câu 19 : Gạch dưới các câu kể Ai là gì ? trong đoạn vănvà nêu tác dụng của chúng:
 Đây là chú Bồ Nông. Cứ đêm đêm, khi gío gợn hiu hiu, chú Bồ Nông lại ra đồng làm việc. Bắt được con mồi nào, chú cũng cho vào cái túi gần miệng dành phần cho mẹ. Túi của Bồ Nông dùng vào nhiều việc lắm. Nó là chiếc lưới. Nó cũng là cái dậm cái nơm bắt cá. Nhưng nó còn là một kỷ niệm về tấm lòng của Bồ Nông đối với mẹ mình.
Câu 20: Viết một đoạn văn ngắn từ 5 -7 câu giới thiệu về các bạn trong tổ em (trong đó có dùng kiểu câu Ai là gì ? để giới thiệu hoặc nêu đánh giá, nhận định về các bạn):
Câu 21: Gạch dưới các câu kể Ai là gì ? trong đoạn văn sau :
 út Tư là một học sinh ngoan của trường Tiểu học xã Tà ôi. Cha mẹ mất sớm, em ở với bà nội. Nhà nghèo nhưng em học giỏi lắm. Đây là những giấy khen của em từ những năm lớp 1. Em thường nói với các bạn : “ Mình học là vì cha mẹ. Còn các giấy khen là của bà đó. Bà yếu rồi. Muốn bà vui, sống mãi với mình thì phải học hành chăm chỉ !”
 Thật là câu trả lời của một em bé hiếu thảo !
Câu 22 : Ghi lại vị ngữ của những câu tìm được .
Câu 23 : Gạch dưới các câu kể Ai là gì ? trong đoạn văn sau :
 Ngày xưa, có một người chẳng may vợ chết sớm, phải đi bước nữa. Ông sinh được hai người con. Văn Linh là con người vợ đầu. Còn Văn Lang là con người vợ sau. Lớn lên, mỗi người con theo một nghề. Nghề của Văn Lang là làm ruộng. Còn theo nghiệp đèn sách là Văn Linh.
Câu 24: Ghi các câu kể Ai là gì và xác định chủ ngữ, vị ngữ.
Câu 25: Sắp xếp các từ dưới đây thành hai nhóm.
dũng mãnh, gắn bó, dũng khí, thân ái, thân thiện, kiên cường, bất khuất, kiên nghị, hoà thuận, can đảm, đoàn kết, gan dạ, quả cảm, hữu nghị.
 Dũng cảm
 Đoàn kết
Câu 26: Nối từ ngữ ở cột A với lời giải thích ở cột B
 A B
 Gan dạ Dám đương đầu với nguy hiểm để làm việc nên làm.
 Dũng cảm Có khả năng giữ vĩng ý chí, tinh thần, không khuất phục trước khó khăn.
 Kiên cường Có tinh thần không lùi bước trước nguy hiểm.
Câu 27: Tìm 3 từ có tiếng dũng, sĩ và đặt câu với mỗi từ đó.
Câu 28: Chuyển các câu kể sau thành câu khiến.
- Cả nhà dậy sớm. ..
- Cậu bé viết chính tả nguệch ngoạc. .
- Chị ở lại chăm sóc mẹ. .
Câu 12: Thêm trạng ngữ cho câu:
- Mây đen ùn ùn kéo đến.
- Trời quang hẳn ra.
- Ve đua nhau kêu ra rả.
- Những bông hoa phượng lấp ló màu đỏ tươi.
Câu 29: Đặt câu có trạng ngữ:
a, Chỉ thời gian: 
b, Chỉ nơi chốn: 
c, Chỉ mục đích: 
Câu 30: Xác định chủ ngữ, vị ngữ, trạng ngữ (nếu có).
- Sáng sớm, trời quang hẳn ra.
- Đêm qua, một bàn tay nào đã giội rửa vòm trời sạch bóng.
- Màu mây xám đã nhường chỗ cho một màu tráng phớt xanh như màu men sứ. 
- Đằng đông, phía trên dải đê chạy dài rạch ngang tầm mắt, ngăn không cho thấy biển khơi, ai đã ném lên bốn năm mảng mây hồng to tướng, lại điểm xuyết thêm ít nét mây mỡ gà vút dài thanh mảnh.
Câu 31: Hoàn chỉnh câu dưới đây:
- Trên những thửa ruộng bậc thang,
- Dưới bóng tre xanh, 
- Trong hầm lò,
Câu 32: Gạch dưới trạng ngữ và nêu ý nghĩa của các trạng ngữ đó.
- Ngày xửa ngày xưa, có một vương quốc nọ buồn chán kinh khủng chỉ vì cư dân ở đó không ai biết cười.
- Nhờ kinh tế phát triển, đời sống người dân ở Vĩnh Sơn được cải thiện rõ rệt.
- Chính những cuốc đi bộ hàng ngày mới là vị thuốc quý vì chúng bắt buộc ngài phải vận động.
- ở một số nước, người ta đã dùng biện pháp gây cười để điều trị cho bệnh nhân.
- Muốn thăm hết khu đền chính, du khách phải đi qua ba tầng hành lang dài gần 1500mét.
- Những người chiến sĩ Việt Nam đã hi sinh đến giọt máu cuối cùng để bảo vệ nền độc lập này.
Câu 33: Gạch dưới trạng ngữ chỉ phương tiện.
- Bằng cử chỉ nhẹ nhàng, âu yếm, anh vuốt ve con cá rồi thả xuống nước.
- Cả đàn cá quay ngay lại, ngoảnh đầu về phía boong tàu nhảy vung lên như để cảm ơn rồi toả ra biển rộng bằng động tác nhẹ nhàng, thuần thục.
- Với chiếc mũ dạ trên đầu và cặp kính trắng đeo ở mắt, ông bước đi một cách oai vệ.
-----------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docbai_tap_tieng_viet_lop_4_nang_cao_boi_duong_hoc_sinh_gioi.doc